T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Trường Hải: Những Chiều Không Có Em

 ” . . . Trường Hải bước vào sinh hoạt âm nhạc vào thập niên 60. Ông là người miền nam (sinh quán tại Sóc Trăng). Ðóng góp của ông cho làng âm nhạc Việt Nam phong phú và đa dạng. Trường Hải khởi đầu sự nghiệp là một ca sĩ hát tại các phòng trà, Một thời gian sau ông bước vào lãnh vực sáng tác nhạc, nhiều tác phẩm của ông như “Tình Ca Người Ði Biển”, “Ai ?”, “Những Chiều Không Có Em” … rất được yêu thích một thời. . . “

Trường Hải: Những Chiều Không Có Em 

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

  Nhung chieu khong co em - 1

Nhung chieu khong co em - 2

Nhung chieu khong co em - 3

Nhung chieu khong co em - 4

 Những Chiều Không Có Em – Sáng Tác: Trường Hải

Trình bày: Duy Khánh (Pre 75) (Nguồn: Nhacso.net)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:“Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v… (T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam).

©T.Vấn 2016

Nghe Thêm: Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (49) – Trường Hải, Dzũng Chinh và Hàn Châu

Đọc Thêm:

Tiểu sử nhạc sĩ Trường Hải.

clip_image001

Nhạc sĩ Trường Hải

Trường Hải bước vào sinh hoạt âm nhạc vào thập niên 60. Ông là người miền nam (sinh quán tại Sóc Trăng). Ðóng góp của ông cho làng âm nhạc Việt Nam phong phú và đa dạng.
Trường Hải khởi đầu sự nghiệp là một ca sĩ hát tại các phòng trà, Một thời gian sau ông bước vào lãnh vực sáng tác nhạc, nhiều tác phẩm của ông như “Tình Ca Người Ði Biển”, “Ai ?”, “Những Chiều Không Có Em” … rất được yêu thích một thời.
Bài “Tình Ca Người Ði Biển” của Trường Hải đã thành công tới mức nhiều người tưởng tác giả là nhạc sĩ hải quân, thật ra trước ’75 Trường Hải phục vụ trong quân đội ở ngành Quân Cụ.
Khi phong trào làm băng nhạc thịnh hành, ông thực hiện và sản xuất loạt băng nhạc “Trường Hải” với những ca sĩ tên tuổi lẫy lừng nhất thời bấy giờ (rất may là nhiều cuộn băng còn được giữ và lưu truyền đến ngày nay) .
Sau khi sang Hoa Kỳ, ông vẫn còn tiếp tục ca hát và thực hiện thu âm những chương trình “Trường Hải” với những ca sĩ ở hải ngoại. Ngoài ra ông còn phát hành một loạt mười mấy tuyển tập “Nhạc Việt Nam”.
Gần đây nhất ông cho trình làng tập nhạc “Trường Hải Tác Giả Của 122 Ca Khúc” với một CD kèm theo với tiếng hát của chính tác giả cùng nhiều ca sĩ khác.
Những tác phẩm tiêu biểu:
– Xuân Này Anh Chưa Về
– Tình Ca Người Đi Biển
– Bên Bờ Long Beach
– Dễ Thương
– Khi Em Đến
– MiMoSa
– Những Cánh Hoa Dù
– Những Chiều Không Có Em
– Những Khoảng Trời Xanh

(Nguồn: http://www.congdonghoalan.com/)

Bài Mới Nhất
Search