T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Đỗ Xuân Tê: Thầy và Tôi

Tranh : Trần Thanh Châu

Trong các vị tu sĩ, ngươì đã để laị nhiều ấn tượng sâu sắc cho anh em chúng tôi, đặc biệt trong các trai tù miền Bắc, phaỉ nói là thầy Thích Thanh Long. Thầy là một nhân vật mà chúng tôi coi như một ngươì cha, một ngươì thầy, một ngươì bạn, không kể các anh em khác coi Thầy là ngươì lãnh đạo tinh thần theo đức tin của mình. Dưới con mắt và cảm quan của chúng tôi thì có thể xếp Thầy vào bậc chân tu và thường noí vơí nhau là cộng sản đã giam lầm ‘đối tượng’. Có sư đánh giá như vậy, một phần vì mến Thầy, phần vì Thầy tỏ được caí cốt cách của một đạo sĩ qua lôí sống an nhiên tự taị, cách cư xử nhân aí thân tình trong một hoàn cảnh chẳng dính líu gì đến chuyện tu hành đó là cảnh tù, mà chỉ trong môi trường này mơí bộc lộ hết những thầm kín riêng tư của môĩ con ngươì.

Chuyện về Thầy thì cũng có nhiều người viết, chủ ý là muốn tán tụng và nhắc nhớ đến Thầy xem như một biểu lộ tôn kính người thầy đã khuất. Tôi vốn biết Thầy trước khi cả Thầy lẫn tôi bước chân đi caỉ tạo, nên có viết về Thầy cũng chẳng ra ngoài ước lệ này. Thầy vô quân đôị là một sự đưa đẩy tình cờ. Đang trụ trì một ngôi chùa nhỏ trong con hẻm đường Trương minh Ký (Saìgòn), do đức độ và kinh nghiệm Phật học traỉ daì trên nửa thế kỷ, Thầy được Thượng Tọa Tâm Giác (vị tu sĩ đã xây ngôi chùa Vĩnh Nghiêm, một cảnh quan của thủ đô Sàigòn) tiến cử và đồng hóa cấp bậc trung tá để Thầy làm Giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo. Nể tình vị cao tăng đi trước, Thầy nhận lời nhưng xem ra không hợp lắm với cương vị này.

*

Được ít năm thì Saìgon đổi chủ, Thầy có buồn vì cảnh nhân viên tứ tán, đệ tử tha phương, nhưng trong lòng có nhẹ gánh khi cơỉ bỏ lon lá để trở về tu hành thuần túy. Thầy vốn xuất thân từ một chú tiểu, vào chùa lúc còn để chỏm, được lớn lên taị một ngôi chùa cổ trong vùng Ngũ xã ven Hồ Tây Hà nôị, Thầy chỉ tu vơí học, học vơí tu, đọc sách bằng Hán văn nhiều hơn chữ quốc ngữ. Cuộc sống của Thầy giản dị, ăn uống chay tịnh, laị quen hút thuốc lào, uống loại trà xanh. Chắc ở chùa từ nhỏ, hay vui đùa vơí các chú tiểu cùng lứa, nên Thầy không có dáng đạo mạo, nghiêm khắc như các vị sư già mà trong cách giao tiếp với tha nhân nét hóm hỉnh, dí dỏm của một ngươì thường vẫn còn đậm nét. Chính caí này nó giúp Thầy dễ tiếp cận vơí đủ hạng ngươì, bất kể già trẻ, sang hèn.

Tưởng về lại chùa được yên chuyện tu hành, nào ngờ caí căn ‘sư saĩ di cư’ với caí gốc ‘nhà binh tuyên úy’ laị đưa Thầy đến chốn lao đao. Vừa là cấp tá, laị bị xếp loaị ác ôn (Tuyên uý, Tâm lý chiến, An ninh,Tình báo…), Thầy cùng chúng tôi được chuyển ra Bắc để an tâm học tập nơi thâm sâu cùng cốc, lẽ ra nơi này chỉ hợp với các vị đạo sĩ tu thiền thuộc phái Thiếu lâm.

Đi chuyến đầu tiên bằng tàu thủy, đến cảng Vinh đoàn tù được chuyển qua xe lửa. Toa tàu bít bùng, trời tháng sáu hực lửa, thiếu nước, thiếu không khí, hai ông tá cùng toa trạc tuổi Thầy chịu không nổi, bị chết ngộp trước khi đến traị. Thầy cũng sắp ngất ngư thì may tàu đậu lại ga cuối. Xuống ga Yên Bái qua phà sông Hồng, Thầy trò tôi lạc nhau. Thanh lọc, biên chế liên tục, vaì năm sau tôi lên Lào kai, Thầy ta bà về vùng cận sơn quê “Bác “ (Nghệ tĩnh). Mấy traị này vốn khét tiếng hận thù giai cấp nên thân già có phần khốn khổ thêm.

Lúc này Thầy xấp xỉ sáu mươi, vẫn theo chế độ chay trường, nhưng thực đơn của traị giúp Thầy còn ‘chay’ hơn cả chùa. Thầy quen ăn một bữa, quá ngọ (trưa) là không ăn, nên không phải qua cái cầu ma đói như tụi tôi, nhưng tội Thầy thiếu thuốc lào và trà xanh vì quen cữ nên Thầy hay ngáp vặt. Thầy lao động, sinh hoạt như moị ngươì, riết rồi mọi sự cũng quen. Có điều không giống chúng tôi ở chỗ nếu được ăn tươi (thịt heo hoặc thịt trâu), mắt tuị tôi sáng lên thì Thầy vẫn dửng dưng. Có giai thoaị kể laị, cũng vì không chịu ăn thịt mà bị goị lên hạch sách taị sao hay từ chôí … đặc ân của Traị!

Cũng khổ cho Thầy vì đứng đầu một cơ quan lãnh đạo tinh thần cho binh sĩ đa phần gia đình theo đạo Phật, nên khi vào Traị, bọn cán bộ luôn o ép Thầy, sợ Thầy âm mưu, tác động gì đây. Chúng có biết đâu là Thầy thường khuyên đệ tử nín thở qua sông, đừng làm gì kinh động để còn có ngày về vơí cha mẹ, vợ con. Thầy cũng chẳng chống Cộng mạnh mẽ như nhiều vị cao tăng di cư mà Thầy thường nói là người tu hành chỉ chống caí ác mà thôi, mà cái ác thì thiên hình vạn trạng, lại hay được che dấu duới cái nhãn nhân đạo, khoan hồng. Chuyện di cư vào Nam, bỏ cái chùa nơi làng Ngũ xã, đôí vơí Thầy như lìa khúc ruột, nhưng động cơ thôi thúc cũng chỉ vì muốn tránh cái nạn ‘tam vô’ để đi tìm chỗ tu hành cho yên thân.

*

Ra Bắc được bảy năm, đưa đẩy thế nào Thầy trò tôi laị gặp nhau. Cũng là caí duyên, sau khi chuyển hết các đợt tù caỉ tạo về Nam (do áp lực bên ngoaì), những kẻ ở laị thuộc diện ác ôn trọng điểm, trong đó có Thầy và tôi, được dồn về traị Nam Hà, traị chót taị miền Bắc do công an quản lý. Biết ngày về còn xa, sợ đám tù dao động, nên chính sách có dễ thở hơn. Thơì gian giam giữ nặng về an trí hơn là cưỡng bách lao động. Thầy lúc này đã trên 65 được xếp vào đôị tăng gia làm rau, dần dần Thầy yếu quá họ cho vào đôị già bịnh miễn đi lao động. Vì chỉ quanh quẩn trong traị, Thầy tự cơỉ bỏ aó tù, mặc bộ đồ màu lam kiểu ông già Bến Tre, laị đội thêm caí mũ ni, đông cũng như hè trông Thầy laị ra dáng “sư trở về sư”. Ấy vậy mà cũng chẳng có cai tù nào kiếm chuyện, hạch sách lối ăn mặc của Thầy.

Tuy khác khu khó quan hệ, nhưng hễ có dịp tôi và các bạn khác khu vẫn lén qua thăm Thầy. Viên cán bộ trực traị có vẻ nể Thầy, chuyện tuị tôi lén sang thăm Thầy làm sao anh ta không biết, nhưng giả bộ làm ngơ. Khách của Thầy nhiều lắm, laị nữa sang Thầy là có ăn, hoặc ít ra cũng học hỏi được điều gì thêm. Có một lần, mấy thầy trò đang ngôì ăn mì ăn liền, viên trực traị xuất hiện. Tuị tôi bối rối định chạy. Thầy bảo cứ ngôì yên, chăc nó “xin” gì đây. Thầy ra gặp rôì quay laị nói nhỏ vào tai một vị sư trẻ nằm chung lán, quản lý quà cáp cho Thầy. Một lát sau, viên trực traị rút lui vơí thaí độ khá lễ phép. Chờ anh ta đi khuất,Thầy cho biết con nó đang sốt cao, nó xin Tylenol cho con nó uống. Vị sư trẻ cũng là một sĩ quan Tuyên úy “méc” tuị tôi là ông cụ hay lén cho đám cán bộ, nhiều thứ bảo để dành cho cụ khi cần, mà cụ bảo cứ cho, tuị nó cũng khổ!

Cũng cần nói thêm là lúc này Thầy đã có quà cáp tiếp tế thường xuyên do đệ tử gưỉ cho, nên sau lần đau ốm gần chết, các bạn tù khuyên Thầy nên ngả mặn, chứ chay trường không đủ sức, mà Thầy thì ngại chết trong tù tuy không nói ra. Ấy vậy mà Thầy nghe, chịu ăn chút đạm. Nhưng vốn tuôí già, quen dạ, bao tử laị yếu nên quà thì nhiều, ăn uống chẳng được bao nhiêu, Thầy đem chi viện cho mấy ông mồ côi (không có thăm nuôi) hoặc có khi cho cả mấy tay cán bộ lúc con cái họ đau ốm cần thuốc ngoaị.

Dần dần việc quan hệ có phần thoải mái, những ngày nghỉ lao động chúng tôi đi laị có phần dễ dàng hơn. Noí cho ngay, giam giữ cũng đã trên mười năm, laị có mối quan hệ trao đôỉ quà cáp thuốc men giữa cai tù và tù nhân tạo thế hai bên đều có lơị, ở đâu dưới chế độ nào thì caí bao tử vẫn là caí dễ đem con người ta đến gần nhau.

Nhờ vậy mà được nghe và tiếp xúc vơí Thầy nhiều hơn, chuyện tâm linh có, chuyện sinh hoạt có, chuyện đơì thường ngoaì xã hôị, chuyện gia đình riêng tư cũng có. Thầy xem vậy mà biết khá nhiều chuyện, có lẽ do những năm tháng trong tù Thầy đã ‘tiếp thu’ khi phải sinh hoạt chung vơí đám “phàm nhân” chúng tôi (phàm chứ không phaỉ phạm).

Một lần Thầy hỏi tôi bà cụ anh còn đi lễ chùa không, tôi đáp laị bà cụ con mất rồi.. Tiện dịp, tuy tế nhị tôi vẫn thưa vơí Thầy là gia đình con bây giờ đã theo đạo Chúa. Số là vợ tôi ở nhà khi bặt tin tôi cả năm (bị chuyển ra Bắc), bà hoang mang sợ tôi bị thủ tiêu. Đang lúc tâm linh hẫng hụt, bà được ngươì bạn cùng cư xá rủ đi nhà thờ dươí Phú nhuận, dần dần nghe chứng đạo và biết tôi còn sống, bà cho con cái theo đạo luôn. Nghe tôi thổ lộ xong, Thầy noí, “thế cũng được, giáo lý của chúa Giê su về nhân từ, bác aí cũng sâu lắm”. Rôì Thầy lái sang chuyện khác để tôi đỡ bôí rôí. Thế mơí biết vì sao anh em chúng tôi chẳng phân biệt tín ngưỡng, ai đến vơí Thầy cũng thấy gần gũi, cơỉ mở chân tình, chẳng khác gì đệ tử ruột của Thầy.

Laị nói về các môn đệ cũ của Thầy, sau này khi vào traị, qua các lần thăm nuôi, mơí biết nhiều vị sư trẻ đã có vợ ở ngoài, vào lính phục vụ trong ngành Tuyên úy cũng là để qua caí cầu động viên, quân dịch. Thầy hiểu hoàn cảnh, Thầy còn thuộc tên các bà vợ, lâu lâu còn thăm hoỉ chị X., chị Y.và mấy cháu sinh sống ra sao. Một lần có một vị được tha, đến hoỉ Thầy phaỉ làm sao khi ra traị. Thầy bảo nếu còn căn tu thì cứ vào chùa, còn nếu thấy ‘người ta’ không thể bỏ mình thì xuất tu trở về lo chuyện gia đình. Cứ ăn ở lương thiện Trời Phật chẳng phạt chuyện này. Đấy, cách Thầy dạy và khuyến dụ lòng ngươì là như thế.

*

Mười hai năm sau, cũng đến lúc người ta phải thả chúng tôi, cái trò học tập tốt, lao động tốt giống như ván bài lật ngửa. Tính ra như vậy, thời gian đi tù của Thầy gấp ba thời gian đi lính. Cầm giấy ra traị, Thầy trò chúng tôi đáp xe lửa về Nam. Tụi tôi thì mừng muốn chết, còn Cụ thì không lộ vẻ hồ hởi cho lắm. Hỏi ra ông cụ vẫn còn nhớ quê, nhớ caí làng Ngũ xã bên quận Tây Hồ.

Thầy lúc này đã trên 70, sức có yếu nhưng đầu óc còn minh mẫn. Địa chỉ cư trú về sinh sống làm ăn, Thầy khai địa chỉ chùa cũ đường Trương minh Ký. Khi về, chùa vẫn còn, nhưng Thầy trở thành kẻ tu nhờ, ở đậu. Việc quản lý và cơ sở đã giao cho các sư quốc doanh. Thầy chẳng quan tâm, miễn còn chỗ tu là được. Ít lâu sau có tin tù caỉ tạo được đi Mỹ, tưởng Thầy vui mừng nhưng dục Thầy mấy lần vẫn không chịu làm đơn.

Thực ra, Thầy có làm đơn nhưng thay vì đi Mỹ thì laị xin Nhà nước … đi Tây, tức là xin về cư trú tại đất Tây Hồ. Trùng hợp vơí thời kỳ mở cửa, laị được công an Phường chứng nhận hạnh kiểm tốt, chánh quyền cho phép Thầy trở về sống ở ngoại thành Hà nội. Lòng Thầy như toaị nguyện, được về nơi chốn cũ chùa xưa. Sống thêm ít năm, Thầy qui tiên bỏ laị đàng sau chốn trần gian khổ aỉ.

ĐỖ XUÂN TÊ

 

 

 

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2012

Bài Mới Nhất
Search