T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

T.Vấn: Từ một trận bóng . . .

image

Chỉ với một trận bóng mà nhiều vấn đề lớn hơn được nhắc tới. Vấn đề cảm thức quốc gia, vấn đề lá cờ trong bối cảnh những xung đột ý thức hệ, vấn đề mối quan hệ kẻ trong nước người ngòai nước, vấn đề trách nhiệm một chính quyền với dân tộc và mối quan hệ lịch sử v . .v. Kể cả những vấn đề thời sự như nước Nhật với những nỗ lực khắc phục hậu quả trận thiên tai thế kỷ tháng 3 năm 2011 và tác dụng thần kỳ của chiếc cúp vô địch túc cầu thế giới mà đội bóng Nữ nước họ đã đem về đúng lúc nhất, như một phép lạ.

Tôi tổng hợp hai bài viết cùng với những ý kiến của độc gỉa khắp nơi chia sẻ về những vấn đề trên ở đây với mục đích lưu trữ cho chính mình và cho những độc gỉa quan tâm .

T.Vấn

22 tháng 7 năm 2011

 

 

Mày ủng hộ đội nào?

clip_image002

Giải World Cup bóng tròn Nữ đang tới hồi chung cuộc. Đội bóng hai lần đọat giải vô địch thế giới là Mỹ sẽ thi đấu trận tranh chức vô địch World Cup 2011 với đội Nhật Bản vào trưa ngày chủ nhật 17 tháng 7 năm 2011 tại thành phố Frankfurt, Đức.

Tuy trình độ kỹ thuật bóng tròn và mức độ ưa chuộng trên thế giới của giải World Cup Nữ vẫn chưa thể sánh được với giải World Cup Nam, nhưng dù sao cũng vẫn là cuộc tranh tài ở đẳng cấp quốc tế, và vì thế, cảm thức quốc gia và truyền thống cũng vẫn giữ một vai trò quan trọng không kém so với giải Nam.

Đội bóng tròn nữ nước Mỹ đã hai lần đọat danh hiệu vô địch. Và họ tràn trề hy vọng trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới mang danh hiệu 3 lần vô địch ở môn thể thao vua này, nhưng bóng tròn lại giữ vai trò khiêm tốn trong thứ bậc các môn thể thao được ưa chuộng tại Mỹ.

Lần cuối cùng họ bước lên bục nhận huy chương vàng là năm 1999, tại sân vận động Rose Bowl của thành phố Pasadena, tiểu bang California, trước hơn 90 ngàn khán giả. Đội Mỹ đã thắng đội Trung quốc trong lọat đá Shootout sau 120 phút thi đấu không phân thắng bại.

12 năm đã trôi qua. Trong số những khán giả nữ Mỹ ham mê môn bóng tròn ở lứa tuổi 11 hoặc 12 năm 1999, đã có bao nhiêu những cô bé nhìn hình ảnh đăng quang của những Mia Hamm, Michelle Akers, Julie Foudy, Brandi Chastain . . . mà mơ ước một ngày nào đó sẽ tới phiên mình đứng ở cùng vị trí. Đó là giá trị của truyền thống. Và sự nung nấu của cảm thức dân tộc, quốc gia. Người đi trước, tạo cảm hứng, gieo cấy ý chí cho người đi sau. Mấy ai không rưng rưng nước mắt khi nhìn lá cờ đất nước, cùng với điệu nhạc bài quốc ca quen thuộc phấp phới tung bay giữa bầu trời thế giới với hàng tỉ người chứng kiến, nhất là khi biết rằng chính mình đã góp một phần công sức vinh danh lá cờ tổ quốc. Đó cũng là giây phút đất nước mở rộng vòng tay ôm lấy những đứa con đã cùng nhau đưa lá cờ lên cao, và cũng kể từ giây phút đó, những người đem vinh quang về cho đất nước, đã cùng với đất nước trở nên Một, mãi mãi trong lịch sử. Gía trị cao nhất của những cuộc thi đấu thể thao quốc tế chính là giá trị của sự thúc đẩy lòng yêu nước và lòng yêu đồng bào dân tộc mình.

Hôm trận đấu lọai quyết định đội nào sẽ vào tranh chức vô địch giữa đội Mỹ và Pháp, gia đình tôi cùng với hai cháu gái ngồi chăm chú ở phòng khách theo dõi trận đấu. Cùng lúc đó, do có hẹn từ trước, một người đại diện của hãng xây dựng sửa chữa nhà cửa đến gặp tôi để bàn về chi phí sửa mái nhà, chữa dột trên trần nhà và những thiệt hại khác gây ra bởi trận bão hồi cuối tháng 6. Thấy cả gia đình quây quần, say mê xem trận đấu, ông ta hỏi chúng tôi ủng hộ đội nào. Tôi trả lời ngay không một chút đắn đo tất nhiên là đội Mỹ rồi. Ông ta nửa đùa nửa thật nhấn mạnh chữ “tất nhiên” với một ý muốn tôi xác định lại lần nữa. Tất nhiên là tôi lại nói chữ tất nhiên một lần nữa. Cùng lúc đó cầu thủ con cưng của đội Mỹ Abby Wambach, – người gây hứng khởi cho tòan đội, người là hình ảnh tương lai của hàng triệu bé gái Mỹ 11, 12 tuổi ở năm 2011 này – tung lưới đội Pháp, ghi bàn thứ hai cho đội Mỹ, nghiêng tỉ số 2-1 làm cả nước Mỹ nổ bùng lên vì sung sướng. Hai đứa con gái của tôi nhẩy cẫng lên hò hét. Tôi cũng bỏ mặc anh chàng Mỹ đại diện công ty sửa chữa bên cạnh, la hét sôi nổi không kém. Đến lúc đó thì anh chàng Mỹ hóm hỉnh kia chắc hẳn đã nhận thấy giá trị đích thực của 3 chữ “tất nhiên rồi!” trong câu trả lời của tôi.

clip_image003

Cú đội đầu bá cháy của Abby Wambach trong trận USA-Pháp

clip_image004

Thủ môn Hope Solo xinh đẹp của đội Mỹ trong pha phá bóng tuyệt vời một cú đá 11m của cầu thủ đội Brasil

Thành thực mà nói, tôi vốn có cảm tình với đội Pháp, vì nét đá đầy ngẫu hứng và sáng tạo của họ. Mặt khác, các cô gái Pháp phần lớn đều trông rất bắt mắt. Tuy là cầu thủ thể thao, nhưng họ vẫn giữ được nét người xinh xắn của con gái và có khuôn mặt khá dễ thương. Ngược lại, các cầu thủ Mỹ phần lớn đều có vẻ “bặm trợn”, hoặc vai u thịt bắp hoặc khô cứng, ngọai trừ cô thủ môn Hope Solo còn giữ được nét thanh tú trên khuôn mặt cương quyết và thông minh. Còn cô cầu thủ ngôi sao sáng chói nhất là Abby Wambach thì khỏi nói. Tóc cắt ngắn như con trai, tướng đi xăng xái, mạnh bạo. Dù sao, đội Mỹ vẫn là đội “nhà”. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

clip_image005

Trung vệ Louisa Necib của đội tuyển Pháp, một trong những cầu thủ đẹp nhất World Cup 2011

Khi trận đấu kết thúc, nhìn các cầu thủ Pháp xinh đẹp lau nước mắt trên những khuôn mặt buồn hiu, tôi có hơi chạnh lòng thương cảm, nhưng niềm vui chiến thắng và họat cảnh ăn mừng náo nhiệt của đội Mỹ đã nhanh chóng lôi tôi ra khỏi cái bi lụy “không cần thiết” đó.

clip_image006

Pha bóng đáng nhớ nhất của World Cup 2011. Wambach ( USA) đội đầu vào lưới Brasil ở phút thứ 122 của trận đấu.

clip_image007

Marta Vieira da Silva của đội Brasil, người 5 lần đọat danh hiệu cầu thủ nữ xuất sắc nhất thế giới của FIFA.

Ôi cái cảm thức dân tộc quốc gia của giây phút thắng và thua trong một cuộc tranh tài thể thao quốc tế. Nó quả thật mãnh liệt hơn rất nhiều sự diễn đạt của ngôn ngữ. Cả nước Mỹ vẫn còn bàng hòang, rồi hãnh diện về pha ghi bàn đầy kịch tính của cầu thủ Wambach trong trận sống mái giữa đội Mỹ và đội bóng nữ lừng danh Brasil ở phút thứ 122 của trận đấu, trận đưa đội Mỹ vào gặp đội Pháp và buộc đội Brasil khăn gói về nước. Đó là pha ghi bàn quyết định, vừa đẹp mắt, vừa chứng tỏ một ý chí quyết thắng và làm thay đổi cục diện của giải. Pha ghi bàn ấy đã khiến cho cầu thủ giỏi nhất thế giới trong 5 năm liên tiếp của đội Brasil là Martha phải rơi nước mắt. Cả nước Brasil chìm trong buồn bã vì pha ghi bàn muộn nhất lịch sử bóng tròn thế giới ấy. Quan trọng hơn, một nước Mỹ vốn chưa mặn mà lắm với môn thể thao vua này, đã chòang thức dậy, ngơ ngác rồi òa lên mừng rỡ như chưa bao giờ biết đến mùi vị của chiến thắng. Tất cả đều là kết quả của một cú đội đầu bởi Wambach và cú chuyền bóng chuẩn xác đến lạnh người của cô gái có mái tóc bạck kim của Kim Novak mang tên Megan Rapinoe (tôi mê nữ tài tử Kim Novak có mái tóc bạck kim óng ánh như tơ lụa, nay tôi mê thêm cầu thủ bóng tròn người Mỹ Megan Rapinoe vì mái tóc trắng của cô và cũng vì những cú đá phạt và chuyền bóng không thể chê được của cô gái này).

clip_image008

Megan Rapinoe và Wambach của đội tuyển Mỹ

Ở trận đấu chung kết giải vô địch World Cup nữ diễn ra ở nước Đức vào chủ nhật này, cả nước Mỹ sẽ chứng kiến cuộc “hội ngộ” thật kỳ thú của hai thế hệ cầu thủ đem danh dự về cho nước Mỹ. Các cô gái Huy Chương Vàng 1999 Foudy, Chastain, Hamm, Scurry, Lilly và cựu HLV DiCicco đều là những bình luận viên của đài truyền hình chuyên về thể thao ESPN, họ sẽ có mặt tại thành phố Frankfurt của Đức và sẽ có cơ hội vinh danh đàn em của mình cho cả thế giới cùng nghe. Những Wambach, Solo, Rapinoe, Cheney . . . chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để chiếm một chỗ trong lịch sử trước một đối thủ không đáng sợ lắm là Nhật Bản. Và không thể quên những cô gái 11 tuổi, 12 tuổi mê đá bóng hôm nay đang chăm chú theo dõi trận đấu ở bất cứ nơi đâu với niềm hy vọng đang nhen nhúm trong lòng: 8 năm nữa, 12 năm nữa họ sẽ là những người góp sức đưa lá cờ tổ quốc tung bay giữa bầu trời thế giới.

Đó là một kịch bản vui, có hậu, làm sung sướng lòng người. Thắng hay thua của đội Mỹ vào ngày chủ nhật này, thì nước Mỹ cũng đã hưởng được những khỏanh khắc không bao giờ họ quên được mỗi khi ngồi xem giải World Cup trong tương lai. Tất nhiên – lại tất nhiên – trong đó có tôi, một người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn chính trị và đã chọn nước Mỹ làm quê hương thứ hai.

Trong lúc vẫn còn gậm nhấm niềm vui quý báu của kịch bản thứ nhất, có thật và tuyệt vời, thì cái đầu óc già nua mụ mẫm của tôi lại hình dung ra một kịch bản thứ hai, một kịch bản tưởng tượng.

Kịch bản tưởng tượng này diễn ra như thế nào?

Bởi vì đội sẽ vào đá trận tranh chức vô địch với nước Mỹ sẽ là đội Nhật Bản, một dân tộc châu Á như người Việt mình, có thể hình và thể lực thường được xem là thua kém so với người phương Tây, trong đó có người Mỹ. Nhưng ở trận quyết liệt với đội Thụy Điển vừa rồi, họ đã chứng tỏ rằng thể lực thể hình châu Á không hề là một sự bất lợi. Thêm nữa,với sự thông minh và kỹ thuật khống chế bóng, họ có thể bù đắp cho sự thua kém bẩm sinh ấy, nếu quả thật đó là sự thua kém. Chiến thắng 3-1 của đội Nhật Bản trước đội bóng sừng sỏ Thụy Điển chứa đựng lý lẽ thật hùng hồn cho nhận định ấy.

Kịch bản tưởng tượng trong đầu tôi đã thay thế đội Nhật Bản bằng đội bóng nữ . . . Việt Nam.

Nếu đội Nhật Bản có một trình độ đá bóng tầm cỡ như vậy, thì ngày nào đó trong tương lai, các quốc gia châu Á khác cũng có thể đạt tới trình độ ấy. Sao lại không? Đội bóng nữ Trung quốc chẳng đã từng vào đá chung kết với đội Mỹ từ năm 1999 đó sao?

Việt Nam mình lúc nào cũng tự hào là cần cù, thông minh, chẳng lẽ cứ lép vế hòai so với người Nhật, người Tàu sao! Hy vọng rồi cũng sẽ có ngày nở mày nở mặt ấy!

Trí tưởng tượng thì không có giới hạn, thế nên, dù cái ngày người Việt mình có những cầu thủ mang đẳng cấp thế giới vẫn chưa đến, nhưng tôi vẫn không thể ngăn nổi mình không . . . tưởng tượng đội bóng nữ Việt Nam sẽ thi đấu với đội bóng nữ Mỹ vào ngày chủ nhật 17 tháng 7 tới đây tại Frankfurt, Đức.

Bi kịch bắt đầu từ đây. Chẳng phải với những cầu thủ trên sân, mà là đối với tôi – với tư cách người xem – và những người cùng cảnh ngộ như tôi.

Hãy lại dùng một cảnh nhỏ trong kịch bản có thật ở trên. Cả nhà quây quần xem trận thi đấu giữa Mỹ và Việt, và cũng có sự hiện diện của anh chàng Mỹ đại diện hãng sửa nhà nói trên.

Anh chàng Mỹ hẳn sẽ lại có cùng câu hỏi: Mày ủng hộ đội nào?

Nhưng câu trả lời sẽ không dễ dàng chút nào, nhất là với tôi. Với hai đứa con gái của tôi, vốn sinh ra tại Mỹ, sinh sống cả cuộc đời ở Mỹ, quen thuộc với lá cờ Mỹ, quốc ca quốc thiều Mỹ, nên câu trả lời có thể dễ dàng hơn chút đỉnh. Tôi nói rằng “có thể dễ dàng hơn chút đỉnh” là so với cảnh ngộ của tôi thôi, chứ với chúng nó, câu trả lời chưa chắc đã dễ dàng, vì chúng cũng đã từng được dậy dỗ chúng là người Việt Nam trước khi là người Mỹ, đã từng leo lên trước cửa nhà treo lên hai lá cờ Việt (Cờ vàng ba sọc đỏ) và Mỹ mỗi dịp lễ lậy lớn (dù là lễ của Mỹ), đã từng về thăm căn nhà tổ tiên ở Việt Nam, đã từng sờ, cảm, nghe, thấy Việt Nam, đã từng khoanh tay cúi đầu chào Nội chào Ngọai, chào cô chào chú, chào dì chào mợ , đã từng biết để dành tiền giúp đỡ những anh chị em họ nghèo khổ của mình v…v..

clip_image009

Và vì chỉ là kịch bản tưởng tượng, nên tôi tha cho mình (và cả các con của tôi) cái hình phạt phải động não tìm cho ra câu trả lời dứt khóat: Mày ủng hộ đội nào?

Nhưng trí tưởng tượng của tôi , nếu chỉ dừng lại ở đó thôi, thì cũng chưa có gì đáng . . . phàn nàn.

Trước mỗi trận đấu, luôn luôn có những người trong ban tổ chức trương lá cờ thật to của hai nước thi đấu đi trước dàn cầu thủ của hai đội. Rồi tới nghi thức thượng cờ và quốc thiều trổi lên.

Ngày 17 tháng 7 năm 2011, trận đấu chung kết giải vô địch bóng tròn thế giới nữ giữa hai đội bóng Mỹ và . . . Việt Nam đã đặt bao con người Việt (sinh sống ở hải ngọai) vào một tình huống mà chắc chắn chưa hề có ai đã từng trải qua.

Tôi nhắm mắt lại, không dám tưởng tượng tiếp. Nhưng như một cuốn phim, những tình tiết phải thứ tự xẩy ra như nó đã xẩy ra. Tôi thấy lá cờ Việt Nam . . . “trong nước” đi trước. Rồi những nữ cầu thủ xinh đẹp theo sau. Tuổi của họ còn rất trẻ, từ 20 đến 30, cái lứa tuổi sung sức nhất của môn thể thao đòi hỏi thể lực bền bỉ này. Khi cuộc chiến tranh chấm dứt vào tháng 4 năm 1975, chưa có ai trong số họ được sinh ra. Cha mẹ của họ có thể là người thuộc miền Nam hay miền Bắc, có thể đã từng là bộ đội hoặc quân nhân quân đội VNCH. Khuôn mặt người nào cũng căng thẳng, vì họ biết mình đang đối đầu với nhiệm vụ to lớn mà cả nước trông vào: bảo vệ màu cờ sắc áo Việt Nam trên bầu trời thế giới. Rồi khi lá cờ và quốc thiều (tất nhiên là trong nước – lại tất nhiên) trổi lên, tất cả để tay trên ngực, miệng lẩm nhẩm hát theo, mắt hướng về lá quốc kỳ phấp phới, với sự thành khẩn thiêng liêng như những cầu thủ của bất cứ quốc gia nào trong tình huống tương tự. Giữa mớ bòng bong trong cái đầu chật ních quá khứ của mình, tôi vẫn còn nhận ra được rằng, không như tôi, không như các con tôi, những người trẻ tuổi Việt Nam xinh đẹp này chỉ biết có một lá cờ mà họ gọi là lá cờ tổ quốc. Và họ đã từng nhiều lần tự hào được đứng dưới lá cờ đó, được thi đấu tranh tài để bảo vệ danh dự lá cờ đó, và biết bao lần sau những chiến thắng, họ đã quấn quanh người lá cờ đó chạy vòng quanh vận động trường để chào khán giả. Với những người trẻ sinh sống ở Việt Nam, rất đơn giản , lá cờ hiện nay biểu trưng cho tổ quốc, cho đất nước, chứ nó không hề biểu trưng cho một chế độ độc tài, khát máu, phạm tội ác với nhân dân nào, dù thực sự, chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước là chế độ đang bị chính người dân trong nước lên án.

Theo tôi biết, nhiều người Việt chống cộng ở hải ngọai không chia sẻ cách nhìn đó với lá cờ trong nước hiện nay.

Trước mặt tôi, những cầu thủ người Việt Nam, nhỏ thể hình, nhỏ thể lực như tôi, nhưng bên trong hình hài ấy vẫn là dòng máu Việt quen thuộc, mà do nguồn gốc tổ tiên từ mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng nở trăm con tạo nên nòi giống Việt nên chúng ta gọi nhau là đồng bào. Liệu có thể chỉ vì họ đứng nghiêm trang chào kính lá cờ – mà tôi ghét bỏ ấy – nên tôi không còn coi họ là đồng bào, nên tôi không vỗ tay reo hò cổ võ mỗi khi họ chuyền xuống những đường bóng thật đẹp gây nguy hiểm cho khung thành đối phương, nên tôi sảng khóai hết lòng cổ vũ cho đội Mỹ là đội đại diện cho quê hương thứ hai của tôi, nơi tôi sinh con đẻ cái và tạo nên một mái gia đình của riêng mình?

Quả là một bi kịch . . . đáng sợ.

Đã từ bao giờ mà người ta cứ nhập nhằng giữa một nhúm người của chế độ cầm quyền và đại đa số nhân dân? giữa cái nhất thời, tạm bợ của những chế độ cầm quyền (cộng sản và quốc gia), đến rồi đi, đi rồi đến với sự vĩnh bền trường cửu của nhân dân, của giống nòi, của dân tộc?

Cũng may đó chỉ là sự tưởng tượng, nên tôi lại quên ngay cái . . . bi kịch tưởng tượng này và háo hức mong cho ngày chủ nhật đến nhanh, để được xem cuộc thư hùng giữa những người đẹp Mỹ và Nhật Bản.

Tháng 7 xứ Wichita của tôi nắng nóng điên người. Hơn hai tuần lễ nay, ngày nào cũng từ 104 độ F đến 110 độ F, phá kỷ lục . . . nóng từ trước tới nay. Nóng như thế thì ngồi trong phòng lạnh, uống beer lạnh, cùng với mấy người bạn ghiền bóng tròn cùng xem trận chung kết World Cup thì còn gì hơn nữa.

Được như vậy, cũng là nhờ nước Mỹ mở rộng cửa đón tôi vào. Vậy thì ủng hộ đội bóng Mỹ không còn là chuyện sở thích, mà là chuyện phải quấy, chuyện công đạo.

Tưởng tượng với động não làm gì cho thêm rách việc!

T.Vấn

15 tháng 7 năm 2011

Phần góp ý từ trang tạp chí điện tử damau:

  • Nguyễn Đức Tùng viết:

Xuất sắc.

Nguyễn Đức Tùng

– 16.07.2011 vào lúc 6:50 pm

  • hồ đình nghiêm viết:

Tôi ủng hộ đội Nhật mặc dù mến chuộng tuyển Mỹ trong hai trận đấu đầy kịch tính. Kiên cường, không buông xuôi trước tình huống “thua trông thấy”. Tôi ở Canada nhưng dửng dưng khi chứng kiến “đội nhà” gạt lệ thua buồn sớm sủa. Vậy thì tại sao lại phải lòng Nhật? (Một đội tuyển chả thấy em nào đẹp). Dạ thưa, ấy là do bởi họ thể hiện trọn vẹn cái vai trò của một cầu thủ, thứ mà FIFA luôn đề xướng, ngợi ca. Họ bỏ cơn sóng thần ở sau lưng, tiến về trước bằng trận cuồng phong mạnh mẽ chưa từng có.
Cám ơn bài viết rất hay của (anh) T.Vấn. Giả được ngồi cạnh để xem trực tiếp trận chung kết, được uống bia cùng thì… bình luận cũng bằng thừa. Giờ này, chỉ còn 5 tiếng phù du
(giờ Montréal) thì trận đấu mở màn. Tôi chẳng có kịch bản nào,tôi không thích tưởng tượng ra khuôn mặt của một người ký tên t.vấn. Chúc an vui dẫu Mỹ thua. Thân kính.

– 17.07.2011 vào lúc 6:11 am

  • NNguong viết:

cám ơn T.Vấn,
bài viết hay, tạo cảm xúc, nhưng tiếc thật chúng ta chưa (?!) có cơ hội đạt được cảm giác đó bằng những người Nhật sinh trưởng và lớn lên tại Mỹ, ít nhất trong trận tranh tài này.
chúc vui

– 17.07.2011 vào lúc 11:50 am

Tui ủng hộ đội Mỹ. Dĩ nhiên, cho dù là đấu với đội nào. Nhưng bất kể, bàn thắng đẹp thì khen hay.

– 17.07.2011 vào lúc 1:12 pm

  • vương ngọc minh viết:

– là một người Mỹ gốc việt, tôi vui, mừng đến phát khóc khi tuyển Nhật thắng tuyển Mỹ trong trận banh trưa hôm qua [giờ san francisco].

– 18.07.2011 vào lúc 6:39 pm

Phần góp ý từ trang mạng Nguoivietboston:

Có 6 người đọc góp ý »
  1. Vu hoang | 22:28 | 7-16-2011

Nếu đội bóng nữ VN không mang cờ đỏ sao vàng, thì tôi muốn họ thắng. Nếu họ mang cờ đỏ sao vàng, thì tôi muốn Mỹ thắng. Chuyện đối với tôi, chẳng có gì phải đau đầu, phải nghịch cảnh hết bạn T Vấn à. Nhưng mà, đặt ra làm chi cái nghịch cảnh đó cho đau đầu vô ích, vì dưới chế độ XHCN/VN, văn hóa, giáo dục, thể thao đều ung thối vìi tiền hết, mọi hạt giống đều đã bị đảng CSVN ươm bằng lừa đảo, dối trá, làm sao mà mọc thành cây cổ thụ để đánh bạt phong ba thiên hạ để vào chung kết với đội tuyển nữ của Hoa Kỳ được. Bỏ chuyện đó đi cho đời bớt lên tăng xông máu T. Vấn ơi!

  1. Tuan Ho | 04:51 | 7-17-2011

Nội dung của bài viết nói lên một tình cảm thủy chung với gì mà con người được yêu thương, nuôi dưỡng và đùm bọc. Với trận chung kết Mỹ-Nhật hôm nay, dù là người Việt Nam, nhưng đang lưu vong trên đất Mỹ, được nước Mỹ cho đủ mọi quyền làm người tự do, dĩ nhiên ủng hộ đội Mỹ có nghĩa như là một sự biết ơn đất nước đang cưu mang mình.

Riêng tôi, tôi cũng muốn ăn cây nào, rào cây ấy với tâm tình như trên. Nhưng với một nước Nhật vừa trải qua cùng một lúc 3 đại họa, người Nhật cần có một điều gì đó khích lệ và an ủi về tinh thần để giúp họ vực lại sức sống. Nghĩ vậy cho nên tôi mong cho đội bóng Nhật về nhất trong trận chung kết hôm nay.

  1. Tuan Ho | 10:01 | 7-18-2011

Sau tiếng còi mãn trận chung kết women’s worldcup năm 2011, đội banh Nhật đã trở thành nước Á Châu đầu tiên đoạt cúp vàng. Chúc mừng cách riêng Homare Sawa với cú đánh gót tuyệt hảo dẫn toàn đội đến vinh quang sau cùng. Thần dân Nhật nhờ đó mà có động lực hồi sinh sau thảm họa tháng 3, mùa hoa anh đào nở.

Cũng một chút buồn, khi tôi là một người Mỹ gốc Việt lai mong cho đội Nhật thắng. Tôi không vong ân bội nghĩa chút nào, vì đội nữ Mỹ sẽ còn nhiều cơ hội thắng qua những women’s worldcup trong tương lai. Nhưng riêng trong năm nay, worldcup nữ lần này, có một blessing nào đó thiêng liêng cho đội Nhật thắng.
Thắng để vổ về một nước Nhật cần hồi sinh lúc này.

Xin đừng trách cứ gì tôi, khi trong ý kiến số 2 tôi gởi Người Việt Boston vào lúc 4 giờ sáng của ngày sẽ có trận chung kết, tôi mong cho Nhật thắng, vì tôi hiểu nước Nhật cần đến kết quả đó trăm ngàn lần hơn nước Mỹ.

  1. quangphan | 17:34 | 7-18-2011

Dân các nước khác họ có đủ cả tự do, độc lập, hạnh phúc. Dân nước tôi không có cả ba điều này thì làm sao dám ước mơ tới có ngày chen chân thế giới.

Nước Việt tôi nay còn thấy hiện hữu trên mặt địa cầu, lo lắng nay mai không biết khi nào thì đảng Cộng sản Việt Nam sẽ trao hết hẳn bờ cõi nước Việt cho Tàu cộng đây, nói chi mơ đến ngày tai được nghe thấy “… trận đấu chung kết giải vô địch bóng tròn thế giới nữ giữa hai đội bóng Mỹ và . . . Việt Nam đã đặt bao con người Việt ( sinh sống ở hải ngọai ) vào một tình huống mà chắc chắn chưa hề có ai đã từng trải qua”.

  1. Ngọc Kỳ Lân | 09:02 | 7-20-2011

Tôi cũng có cùng ý nghĩ như QUANGPHAN tiên sinh .Nếu đất nước việt Nam hơn tám mươi triệu người dân không vùng nên tiêu diệt bọn lãnh đạo cộng sản VN phản dân , bán nước ,thì sớm muộn bọn chúng (VGCSBN)cũng mang bán đất nước này cho hán tộc,một đất nước mà hơn bốn ngàn năm tổ tiên ta đã có công gìn giữ.

  1. t.vấn | 11:59 | 7-20-2011

Thưa quý độc giả,

NguoiVietBoston đã cho đăng bài “Nụ cười và tiếng nấc của số phận: Nhật thắng Mỹ”. Bài viết này xin được riêng gởi đến những độc gỉa của Người Việt Boston đã đọc và không tiếc thời giờ chia sẻ với người viết “Mày ủng hộ đội nào” những cảm nghĩ của mình: Vũ Hòang, Tuan Ho, Quangphan và những độc gỉa thầm lặng khác, với lòng biết ơn sâu xa.

T.Vấn

Phần góp ý từ những thân hữu gởi đến hộp thư : T.Van@prodigy.net :

1.QP:

Vừa đọc bài “Mày ủng hộ đội nào?” của anh. Em cũng đã trăn trở về điều này trong một khỏang thời gian dài.

Em đồng ý hòan tòan với anh về quan điểm của anh. Bản thân em đã trải qua những kinh nghiệm thật như anh tưởng tượng. Ngòai giờ kiếm cơm. Em có tham gia huấn luyện nhu đạo cho đội tuyển thiếu niên tiểu bang và 2 thằng con em đều vào đội tuyển nhu đạo của Úc. Tại những giải tranh tài Á Châu Thái Bình Dương, em cũng có dịp gặp gỡ các em lực sĩ, các huấn luyện viên từ VN. Giống như anh nói, trái tim và khối óc của mình có lúc bị confused. Một điều em nhận ra rất rõ là ở VN không có thể thao thuần túy. Chính phủ họ nuôi gà nòi đi đá độ, các em, các huấn luyện viên chỉ là những con cờ trong cái bối cảnh chính trị nhằm chứng minh cái xã hội VN là ưu việt, những thành tích họ đạt được sẽ được nhân rộng và sẽ được hiểu là nhờ vào chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước mà các kết quả ấy mới hiện hữu. Điều này thì đã được ông chủ tịch ủy ban OlympicVN Hòang Vĩnh Giang, ông chủ tịch Tổng Cuộc Bóng Đá VN VFF xác định nhiều lần thể thao là một mặt trận chính trị của đảng và nhà nước. Em cũng cảm được cái trân trọng mà các em đó có với lá cờ đỏ sao vàng. Trong các đội thể thao VN, các vị trí như trưởng phái đòan thì do các cán bộ của sở thể dục thể thao nắm giữ, họ lo phần chính trị, còn các phần vụ chuyên môn thì họ để cho người khác lo. Các em ở VN đã từng tâm sự với em về những chuyện nhũng nhiễu quyền hành, phân biệt đối xử giữa 2 miền Nam Bắc. Nhưng nếu mình sống trong cái guồng máy đó thì có lẽ mình cũng phải chịu vậy và hành sử như vậy thôi. Có sự chọn lựa nào khác không ?

Hiểu để thương cho dân tộc mình, cho con người VN.

3 tuần lễ nữa em sẽ đi Ukraine cùng với đội tuyển thiếu niên Úc tranh giải nhu đạo U 17 thế giới. Hy vọng thằng con em sẽ không phải thi đấu với một em đến từ VN hay bất cứ một em gốc Việt đến từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng nếu chuyện đó xẩy ra thì có sao đâu! hãy để cho cái đẹp thể thao được thăng hoa, hãy để cho người thật sự có tài, thật sự dồn hết tâm trí trong việc tập luyện, và nhiều khi họ cũng có một chút may mắn khi tranh tài là người thắng cuộc. Khi tranh tài thì sẽ có kẻ thắng người bại. Vấn đề là chúng ta cư xử như thế nào khi thắng trận và có tâm phục khẩu phục đối phương của mình hay không khi mình là kẻ về nhì. Chuyện này thì dân bại trận miền Nam (nhưng lại là người thắng cái chủ nghĩa CS, vì từ cái bại trận ấy, em tin chắc chẳng ai, nếu có sự lựa chọn bây giờ lại chọn chủ nghĩa CS) đã có quá nhiều kinh nghiệm.

Em dậy cho các học trò của mình: cái huy chương vàng mình có được là kết quả những khổ luyện của cá nhân, của sự hỗ trợ của thầy, bạn và sự quan tâm săn sóc của những người thân yêu của mình. Nhưng phải nhớ, cái huy chương vàng đó không phải là bất biến vì trận đấu kế tiếp mình đã không còn là mình và đối thủ của mình cũng đã khác đi. Hiểu như vậy thì trận đấu nào cũng là trận chung kết cho riêng mình.

P.S. Em viết e-mail này sau khi Nhật đối Mỹ trong trận chung kết. Trong giải năm nay, em ủng hộ đội Nhật vì em thích ông Huấn luyện viên đội Nhật: điềm đạm, vui vẻ và phúc hậu. Trước giờ đá phạt đền, ông còn cười tưoi phân chia công tác cho các tuyển thủ Nhật.

Thân kính

 

2. TĐT:

Cảm ơn niên trưởng đã gỏi cho Trung bài viết Mày Ủng hộ Đội nào?

Đối với Trung đó là một bài viết hay, rất thu hút. Hay và thu hút, bởi vì bài viết đã diễn đạt được, bằng hình thức văn chương, những ưu tư về  thân phận lưỡng tịch, về sự phân ly lâu dài của người Việt thể hiện qua vấn đề quốc kỳ. Nhiều người, trong đó có Trung, đã từng dằn vặt vì những ưu tư như vậy, nhưng không biết hoặc không có khả năng để truyền đạt rộng rãi  đến  mọi người một cách lôi cuốn như niên trưởng đã làm trong bài viết đó.

Do bài viết mà Trung đã để dành sáng Chủ Nhật vừa rồi xem trận chung kết bóng tròn nữ thế giới giữa hai đội Mỹ-Nhật. Trung đã xem lại lần thứ hai. Đó là một biệt lệ vì từ lâu lắm rồi Trung không còn theo dõi các trận bóng tròn, dù rằng như bao nhiêu người thuộc thế hệ anh-em mình, Trung đã từng rất mê môn thể thao đó. Nhưng Trung phải cảm ơn niên trưởng là người đã gây ra biệt lệ đó cho Trung vì trận đấu hay, đẹp quá và dấy lên trong Trung nhiều suy nghĩ.

Việc thắng-thua không làm Trung lưu ý nhiều. Đối với Trung, rõ ràng đội Mỹ trội hơn về thể lực, chủ công hơn, và trình độ kỷ thuật cá nhân cũng như đồng đội đều đạt mức rất cao, họ thua chỉ vì kém may mắn hơn là vì thua sút về năng lực. Đội Mỹ tuy có lối chơi mạnh tiêu biểu của người Mỹ, nhưng phong cách đẹp.

Đội Nhật nhỏ nhắn hơn, chiều cao trung bình chỉ 5′ 4″, nhưng dẽo dai, bền bỉ, khả năng giữ và tranh banh rất tốt, mức độ phối hợp cao, đặc biệt là rất trầm tĩnh và kiên nhẩn. Đội Nhật có vẻ chịu nhiều ảnh hưởng của lối chơi cũ của Nam Mỹ, tuy cũng phảng phất tính cách Á đông trong đó. Đáng chú ý là các nữ cầu thủ Nhật dường như không tỏ ra e  ngại trước đối phương cao lớn hơn mình.

Trận đấu càng khiến cho Trung thêm cảm mến người Nhật.

Khác với nhiều người, tuy chọn Mỹ làm quê hương thứ hai, nhưng trong những suy tư về VN, Trung vẫn chọn người Nhật, chứ không chọn người Mỹ, để làm gương cho người Việt mình. Lý do chính là vì cùng là người Á Đông, cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, có những tương đồng về thể chất và nhân văn. Quan trọng hơn là vai trò của Nhật trong mối tương quan địa lý-chính trị với các nước ở Á Châu, nhất là ở ĐNÁ. Người Việt chúng ta, nhất là trong tình hình căng thẳng hiện nay trên East Vietnam Sea, cứ chú mục trông chờ vào Mỹ, ít ai nhận ra một điều là xét trên căn bản quyền lợi quốc gia và tương quan quốc tế  thì Biển Đông quan trọng, thiết thân đối với Nhật hơn đối với Mỹ. So giữa Mỹ với Nhật thì Mỹ sẽ dễ thoả hiệp với TQ hơn là Nhật trong vấn đề Biển Đông.Có thể so sánh nôm na rằng việc người Việt dốc túi vào cửa Mỹ là phiêu lưu hơn đặt vào cửa Nhật. Sau này có dịp Trung sẽ xin trình bày chi tiết hơn về khiá cạnh này.

Hơn nữa, xét về trình độ kỹ thuật, khả năng hàng hải, tiềm lực kinh tế quốc phòng, người Nhật không thua kém người Mỹ bao xa, và hoàn toàn hơn hẳn Trung Quốc, rất xứng đáng để cho chúng ta liên minh và học hỏi.

Còn về viễn ảnh giằng xé nội tâm, hay bi kịch như niên trưởng phóng tưởng, của thế hệ thứ hai hay thứ ba trong khung cảnh tương tranh Mỹ-Việt về một vấn đề nào đó thì có lẽ không căng lắm đâu. Đơn giản chỉ vì mức độ hội nhập vào văn hoá Mỹ (hay đồng hoá) của họ cao nên sự chọn lựa của họ sẽ dễ dàng và nhanh chóng, không như thế hệ chúng ta. Dân Việt chúng ta là thứ dân  có truyền thống lưu tán, từ Hoa Nam bị đẩy xuống lưu vực sông Hồng, rồi tràn ra phần lớn bán đảo Đông Dương. Từ 1975 hàng triệu người di dân qua Mỹ, và lưu tán đi nhiều nơi trên thế giới. 1000 năm Bắc thuộc, chỉ vì óc tự tôn của người Hán, chứ chưa hẳn là vì sự quật cường của người Việt, mà dân Việt không bị đồng hoá. Đối với đất Mỹ này thì khác, chỉ cần chừng 100 năm nữa thôi, dòng máu người Việt tị nạn sẽ hoàn toàn bị pha loãng, còn ngôn ngữ và văn hoá sẽ chỉ còn là cái bóng mờ. Ngay lúc này thôi đã xảy ra cảnh những người Việt tị nạn hát bài quốc ca gắng hát thật lớn câu cuối ” Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng” trong khi liếc qua bên cạnh thì đã có môt lô cháu nội  ngọai mắt xanh tóc vàng và mũi lõ! Trăm năm có lẽ cũng là hơi lâu!

Cũng vậy, vấn đề lá cờ chỉ còn gây ồn ào giữa thế hệ chúng ta thôi; mọi chuyện sẽ trôi vào im  lặng cùng với sự ra đi miên viễn của những người cuối cùng thuộc thế hệ thứ nhất.

Một lần nữa, chân thành cảm ơn niên trưởng đã cho Trung hân hạnh chia sẻ những suy tư của niên trưởng qua bài viết rất hay vừa rồi.

Chúc niên trưởng luôn an vui và  thành công trong văn nghiệp của mình!

Kính,

TĐT

_______________________________________________________________

Sau trận đấu chung kết Mỹ-Nhật, trước những ý kiến của độc gỉa từ bài viết “Mày ủng hộ đội nào?”, tôi cảm thấy thôi thúc phải viết thêm một chút gì đó, về một vấn đề – do bài viết nêu ra – mà nhiều người cùng chia sẻ mối quan tâm.

 

Dưới đây là bài viết thêm:

Nụ cuời và tiếng nấc của số phận:
Nhật thắng Mỹ

clip_image010

Cả nước Mỹ sẽ nhớ đến bàn thắng ấy của đối thủ Nhật, không chỉ như một tiếng nấc của số phận dành cho đội tuyển Mỹ, mà còn là nụ cuời cũng của số phận dành cho một đối thủ xứng đáng nhất của mình, xứng đáng từ tài nghệ đến ý chí, và nhất là cho 23 ngàn người đã nằm xuống trong cơn thảm họa tháng 3 năm 2011 của nước Nhật.

Mày ủng hộ đội nào?

Khi đặt câu hỏi này, tôi trông đợi nhiều câu trả lời khác nhau, hoặc cùng câu trả lời, nhưng với những lý do khác hẳn nhau.

Khi đưa ra kịch bản “mày ủng hộ đội nào?”, tôi chỉ muốn mượn trận chung kết Mỹ-Nhật , để đặt chính mình và người đọc (Việt Nam sinh sống ở hải ngọai) vào một tình huống mà – cũng như nhiều bạn đọc đã bày tỏ trong những câu trả lời , – chắc chắn sẽ không bao giờ xẩy ra, ít nhất là trong vài thập niên trước mắt.

Đội tuyển bóng tròn nữ Việt Nam sẽ vào đá trận chung kết với đội tuyển hai lần vô địch thế giới Hoa Kỳ ư? Có nằm mơ cũng không dám thấy.

Hầu như tất cả mọi người bày tỏ ý kiến đều cùng nhau chia sẻ ý kiến đó. Tại sao?

Chẳng phải vì người Việt, với tư cách một nòi giống, thua kém gì các chủng tộc khác, nhất là khi so sánh với người Nhật, Đại hàn, hay Trung Hoa.

Mà là vì với chế độ cầm quyền ở trong nước hiện nay, không thể đào tạo, bồi dưỡng được những nhân tài – ở đây chỉ xin gói gọn lại trong lãnh vực thể thao- dù chỉ với công việc nhỏ nhất là tạo mầm mống cho sự xuất hiện những nhân tài trong tương lai. Thứ đến, với mục đích chính trị hóa mọi phương diện đời sống, thì những thành tựu thể thao, nếu có, cũng được thúc đẩy trước hết nhằm chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Như vậy thì làm sao có động cơ chân chính của thể thao mà nói đến chuyện phát triển thể thao?

Đã đành một phần của sự yếu kém (của thể thao) là do Nghèo. Nhưng đất nước nghèo là do tham quan lại nhũng, do bất tài của giới cầm quyền, do sai lầm của thể chế, thì nghèo không còn là cớ để vin vào mà biện hộ cho sự yếu kém của mình.

Một người bạn Petrus Ký năm xưa của tôi (học sau tôi vài lớp), đọc xong bài, viết cho tôi:

Em đồng ý hòan tòan với anh về quan điểm của anh. Bản thân em đã trải qua những kinh nghiệm thật như anh tưởng tượng. Ngòai giờ kiếm cơm, Em có tham gia huấn luyện nhu đạo cho đội tuyển thiếu niên tiểu bang và 2 thằng con em đều vào đội tuyển nhu đạo của . . .( xin phép được bỏ lửng địa danh để bảo vệ sự riêng tư của người viết thư này). Tại những giải tranh tài Á Châu Thái Bình Dương, em cũng có dịp gặp gỡ các em lực sĩ, các huấn luyện viên từ VN. Giống như anh nói, trái tim và khối óc của mình có lúc bị confused. Một điều em nhận ra rất rõ là ở VN không có thể thao thuần túy. Chính phủ họ nuôi gà nòi đi đá độ, các em, các huấn luyện viên chỉ là những con cờ trong cái bối cảnh chính trị nhằm chứng minh cái xã hội VN là ưu việt, những thành tích họ đạt được sẽ được nhân rộng và sẽ được hiểu là nhờ vào chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước mà các kết quả ấy mới hiện hữu. Điều này thì đã được ông chủ tịch ủy ban OlympicVN Hòang Vĩnh Giang, ông chủ tịch Tổng Cuộc Bóng Đá VN VFF xác định nhiều lần thể thao là một mặt trận chính trị của đảng và nhà nước. Em cũng cảm được cái trân trọng mà các em đó có với lá cờ đỏ sao vàng. Trong các đội thể thao VN, các vị trí như trưởng phái đòan thì do các cán bộ của sở thể dục thể thao nắm giữ, họ lo phần chính trị, còn các phần vụ chuyên môn thì họ để cho người khác lo. Các em ở VN đã từng tâm sự với em về những chuyện nhũng nhiễu quyền hành, phân biệt đối xử giữa 2 miền Nam Bắc. Nhưng nếu mình sống trong cái guồng máy đó thì có lẽ mình cũng phải chịu vậy và hành sử như vậy thôi. Có sự chọn lựa nào khác không?

Hiểu để thương cho dân tộc mình, cho con người VN. . .”

Như vậy thì tôi tưởng tượng ra cái kịch bản không bao giờ trở thành sự thật này để làm gì?

Như anh bạn tôi đã viết ở trên: “Hiểu để thương cho dân tộc mình, cho con người VN”. Quả thật, đọc câu này, lòng tôi chùng lại.

Trông người lại nghĩ đến ta.

Liệu những người Nhật sống tại Mỹ có phải ở trong một tình huống khó xử giống như người Việt sinh sống tại Mỹ trong kịch bản của trận chung kết Mỹ-Việt mà tôi tưởng tượng ra không? Tôi tin rằng không. Tôi tin rằng hầu hết người Nhật ở Mỹ sẽ dễ dàng trả lời câu “Mày ủng hộ đội nào?”. Tôi tin rằng họ sẽ rất thỏai mái giương lá cờ mặt trời đỏ cổ võ cho đội nhà. Và buổi chiều ngày chủ nhật 17 tháng 7 vừa qua, ngay trên những thành phố nước Mỹ, nhiều gia đình người Nhật đã tổ chức ăn mừng chức vô địch thế giới về bóng tròn nữ lần đầu tiên thuộc về một quốc gia châu Á, và tất nhiên, Nhật là quốc gia xứng đáng nhất để nhận lãnh vinh dự đó.

Với người Mỹ gốc Nhật, nước Mỹ không phải là đất nước đã cưu mang họ như nước Mỹ làm với với người Mỹ gốc Việt, họ không đối kháng với chính quyền nước họ như người Mỹ gốc Việt, và nhất là họ không hề có những hệ lụy lưu cửu mà người Mỹ gốc Việt phải đương đầu.

Người thì như thế, còn ta thì sao?

Một thứ định mệnh khắc nghiệt nào đã khiến cho bao năm đất nước phân chia, chiến tranh liên miên, hàng triệu người chết, hàng chục triệu gia đình ly tán. Rồi khi chiến tranh chấm dứt, đất nước đã thu về một mối, nhưng sự đau thương còn chồng chất, còn thảm khốc hơn cả những ngày chiến tranh ly cách. Nhiều triệu người, vì không chịu nổi sự hà khắc của chế độ cầm quyền, đã liều mình băng rừng vượt biển ra đi tìm sống nơi xứ người. Kết quả là đã có một cộng đồng người Việt hình thành nơi những mảnh đất hải ngọai, lấy tự do dân chủ làm phương châm đối đầu với nhóm cầm quyền trong nước. Từ đó, do những cách biệt về điều kiện sống, do tàn dư cuộc chiến ý thức hệ còn sót lại, do bao hệ lụy từ hơn 20 năm chia cắt kẻ Nam người Bắc, cộng thêm với những luận điệu tuyên truyền nhập nhằng đánh lận con đen của guồng máy cai trị nhằm bảo vệ sự tồn tại của chế độ, mối quan hệ kẻ trong nước người ngòai nước có những khỏang trống khó lấp đầy. Và cũng không thể phủ nhận có sự tiếp tay rất vô tình của một thiểu số người hải ngọai không phân biệt được đất nước với nhóm người cầm quyền.

Trong bài gốc, tôi có viết: “Đã từ bao giờ mà người ta cứ nhập nhằng giữa một nhúm người của chế độ cầm quyền và đại đa số nhân dân ? giữa cái nhất thời , tạm bợ của những chế độ cầm quyền (cộng sản và quốc gia), đến rồi đi, đi rồi đến với sự vĩnh bền trường cửu của nhân dân, của giống nòi, của dân tộc? “

Vì thế, kịch bản tưởng tượng trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới Mỹ-Việt ra đời từ một sự liên tưởng, trông người lại ngẫm đến ta. Nó cũng là kết quả của những trăn trở của một tâm hồn, sống tha hương xứ người mà lòng cứ vọng hướng về mảnh đất mình đã bỏ ra đi.

Tôi không dám đòi hỏi ở bất cứ ai một câu trả lời dứt khóat cho câu hỏi của mình. Vì chính bản thân tôi cũng chưa, cũng không có câu trả lời dứt khóat. Đừng trách tôi đa đoan, lắm chuyện, tưởng tượng chi cho khổ thân, cho rách việc, chưa kể còn có thể rước lấy bao điều tiếng thị phi.

Hãy nghe người bạn Petrus Ký của tôi nói tiếp:

“ . . . 3 tuần lễ nữa em sẽ đi Ukr. cùng với đội tuyển thiếu niên . . . tranh giải nhu đạo U 17 thế giới. Hy vọng thằng con em sẽ không phải thi đấu với một em đến từ VN hay bất cứ một em gốc Việt đến từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng nếu chuyện đó xẩy ra thì có sao đâu ! hãy để cho cái đẹp thể thao được thăng hoa , hãy để cho người thật sự có tài, thật sự dồn hết tâm trí trong việc tập luyện, và nhiều khi họ cũng có một chút may mắn khi tranh tài là người thắng cuộc. Khi tranh tài thì sẽ có kẻ thắng người bại. Vấn đề là chúng ta cư xử như thế nào khi thắng trận và có tâm phục khẩu phục đối phương của mình hay không khi mình là kẻ về nhì. Chuyện này thì dân bại trận miền Nam (nhưng lại là người thắng cái chủ nghĩa CS, vì từ cái bại trận ấy, em tin chắc chẳng ai, nếu có sự lựa chọn bây giờ lại chọn chủ nghĩa CS) đã có quá nhiều kinh nghiệm. . . “

Tôi phải cám ơn lá thư của người bạn Petrus Ký đã giúp tôi dứt khóat được với sự khó xử của mình. Nó cũng giúp tôi vơi bớt “nỗi buồn bại trận” sau khi xem xong trận đấu chung kết World Cup Nữ 2011, trận đấu đã được giới mộ điệu cho là một trong những trận chung kết World Cup hay nhất kể cả Nam lẫn Nữ.

clip_image011

Tôi biết rằng, cả thế giới ngọai trừ nước Mỹ, đã đứng về phía đội Nhật trong chiều ngày chủ nhật 17 tháng 7 năm 2011. Và đặc biệt là nước Nhật, sau trận thảm họa thiên tai tháng 3 năm 2011 với 23 ngàn người chết và hàng triệu người sống sót cần đến một sự an ủi. Chiếc cúp vô địch đã đến với nước Nhật vào lúc họ cần đến nhất và họ xứng đáng được hưởng nhất. Trận đấu chiều ngày 17 tháng 7 năm 2011 là sự đăng quang của ý chí quyết không lùi bước trước nghịch cảnh. Hai bàn gỡ hòa của đội Nhật trước đội Mỹ áp đảo là kết quả của ý chí một nước Nhật sẽ làm lại tất cả sau trận thiên tai thế kỷ. Đặc biệt là cú ghi bàn tuyệt vời của cầu thủ số 10, chiếc giầy vàng World Cup 2011, Homare Sawa. Bàn thắng đó là tổng hợp của Ý Chí, Kỹ thuật và Nghệ thuật. Cả nước Mỹ sẽ nhớ đến bàn thắng ấy của đối thủ Nhật, không chỉ như một tiếng nấc của số phận dành cho đội tuyển Mỹ, mà còn là nụ cuời cũng của số phận dành cho một đối thủ xứng đáng nhất của mình, xứng đáng từ tài nghệ đến ý chí, và nhất là cho 23 ngàn người đã nằm xuống trong cơn thảm họa tháng 3 năm 2011 của nước Nhật. Họ sẽ mỉm cười an nghỉ, vì tin rằng, rồi đây đất nước họ sẽ khắc phục mọi hậu quả tàn khốc sau thiên tai, và sẽ hồi sinh. Như đội tuyển bóng tròn nữ của họ đã dũng mãnh vùng lên suốt 120 phút thi đấu và đã chứng tỏ đẳng cấp của người Nhật trong pha đá Shootout 11m để quyết định thắng bại.

Mấy chục cô gái trẻ của họ đã làm được việc đó, lẽ nào cả đất nước của họ không làm được điều đó?

Chỉ một trận bóng chung kết, mà có bấy nhiêu điều lớn lao để nói, thì trận bóng ấy đáng được ghi vào trí nhớ mọi người.

T.Vấn

18 tháng 7 năm 2011

Phần góp ý từ trang mạng Nguoivietboston:

Có 3 người đọc góp ý »
  1. Nguyễn tấn Toàn | 14:36 | 7-20-2011

HAY!!!
CHÚNG CON CẢM ƠN RẤT NHIỀU.
CHÚC SỨC KHỎE!

  1. Tuan Ho | 17:07 | 7-20-2011

Tôi đã cầu chúc cho đội Nhật thắng. Đội Mỹ thắng, chỉ có sự rình rang ăn mừng một vài hôm rồi đi vào quên lãng. Nhưng đội Nhật thắng cái effect của nó về mặt xã hội, kinh tế và ngay cả về lãnh vực chính trị có giá trị to lớn và lâu dài. Trong ngày trở lại Nhật, khi được đón tiếp tại phủ thủ tướng, ông Naoto Kan, thủ tướng Nhật đã niềm nở chúc mừng đội Nữ Nhật đã đem vinh dự về cho xứ sở. Ông ta cũng thú nhận rằng chính vì thiếu tinh thần yamato nadeshiko (tinh thần đoàn kết và ý chí không bỏ cuộc của nữ giới Nhật ) mà nội các của ông thất bại trong việc điều hành đất nước sau thảm họa. Ông sẽ ra đi trong tháng 8 này, để có một chính phủ mới hữu hiệu hơn.

Theo dư luận mà giới truyền thông Nhật Bản phản ảnh lại thì cúp vô địch Women’s worldcup năm 2011 của đội Nhật không những làm thần dân Nhật vui mừng, hãnh diện mà còn là một liều thuốc cường lực đem lai sự sống và hy vọng cho toàn dân nước Nhật.

Sáng nay, và hôm qua tôi lướt vào vài tờ báo lớn của Nhật online viết bằng tiếng Anh như tờ Asahi Shimbun, Mainichi Shimbun, Japan news và ngay cả Đài NHK, tôi thấy tất cả đều nói đến giá trị tinh thần lâu dài của trận thắng. Một trận thắng, theo tôi nghĩ, có tính cách của một lực hổ trợ vô hình…

Tài liệu tham khảo:

http://www.asahi.com/english/TKY201107190357.html
http://www.yomiuri.co.jp/dy/national/T110719005377.htm
http://www.thejapannews.net/story/813340/ht/Surprise-Womens-World-Cup-Victory–Brings-Joy-to-Battered-Japan
http://mdn.mainichi.jp/mdnnews/news/20110720p2a00m0na012000c.html
http://mdn.mainichi.jp/perspectives/news/20110719p2a00m0na008000c.html
http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/english/movie/feature201107201805.html
http://www.yomiuri.co.jp/dy/national/T110719005377.htm

  1. quang phan | 19:22 | 7-20-2011

Chờ nhìn quê hương sáng chói

Nơi đây tôi chờ
Nơi kia anh chờ
Trong căn nhà nhỏ mẹ cũng ngồi chờ

Chờ đã bao năm, chờ đã bao năm, chờ đã bao năm…

( Trịnh công Sơn)

Phần góp ý từ những thân hữu gởi đến hộp thư : T.Van@prodigy.net :

1.TĐT:

Sáng Chủ Nhật vừa rồi, khi xem xong trận final, Trung đã định viết gởi niên trưởng, nhưng rồi đột ngột có việc phải đi và rồi lu bu mải cho đến trưa hôm qua mới ngồi trở lại được trước bàn computer.

Hơn nữa, Trung đã không ngờ rằng những cảm nghĩ  có vẻ nặng phần chính trị của Trung về trận bóng lại được niên trưởng, với cách nhìn theo góc độ văn học, chú ý đến.

Cảm ơn niên trưởng lại cho Trung được đọc một bài tiếp theo với một liên tưởng và thái độ  thích hợp hơn đối với vấn đề thua-thắng trong cuộc chiến trước đây hơn 35 năm.

Trung rất thích những nhận xét của người bạn nào đó ở Petrus Ký mà niên trưởng đã trích dẩn thư của anh ta. Có lẽ không nhiều người ở hải ngoại vẫn còn nặng lòng suy tư về VN và tìm cách tiếp xúc, tìm hiểu tâm trạng của người trong Nước, nhất là của giới trẻ, như anh  bạn đó. Thái độ cảm hiểu  dành cho đồng bào, cách nhìn nhận sự thắng-thua trong thể thao, và sự liên tưởng của sự thắng thua đó đến kết cục của cuộc chiến trước đây của anh bạn Petrus Ký có sức thu hút và thuyết phục mạnh đối với Trung. Không những chỉ đồng ý mà Trung còn tin rằng thái độ và nhận định đó của Anh là đúng đắn, đáng cho nhiều người trong chúng ta suy ngẫm.

Người Nhật đã đại bại trong Đệ II TC, bị chiếm đóng, giới lãnh đạo bị làm nhục, bị đưa ra Nuremberg và bị hành hình, phải chấp nhận một bản Hiến Pháp mới do ban tham mưu của Mc Arthur, viên tướng Mỹ chiếm đóng, soạn thảo.

Nhưng trong sự thua trận đó, người Nhật nhận được sự kính phục của Tây Phương và của Mỹ. Việc tránh không đụng chạm đến Thiên Hoàng là một trong những bằng chứng về sự kính trọng của Mỹ và Đồng Minh Tây Phương đối với kẻ bại trận. Có lẽ không dân tộc Á Châu nào đã nhận được sự nể vì lớn của người Tây Phương như dân Nhật. Có thể đem so sánh thái độ của Tây Phương đối với Nhật trước đây trong thập niên các 1970s và 1980s, khi mà Nhật đang ở đỉnh cao của sự phát triển, và thái độ đó đối với Trung Quốc ngày nay để thấy ngay được rằng Tây Phương đã có biệt nhãn như thế nào đối với dân Nhật.Tất nhiên là có những khác biệt không so sánh được về tình hình và tương quan quốc tế trong hai giai đoạn khác nhau đó; nhưng dù sao điểm nổi bật dễ nhận thấy là Tây Phương đã dành nhiều nể trọng  cho Nhật Bản hơn cho Trung Quốc; đến độ đã có lúc người ta mặc nhiên- xét về các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, và an sinh xã hội- xếp Nhật vào cùng nhóm với Tây Phương.

Nhật đã bại trận chỉ vì một nguyên nhân sâu xa, đó là không đủ năng lượng, chính yếu là xăng dầu. Trận Trân Châu Cảng là một nổ lực tuyệt vọng để  kiểm soát Tây Thái Bình Duơng và hải trình vận chuyển dầu hoả từ ĐNÁ về Nhật. Nhược điểm này đến nay vẫn tồn tại; nước Nhật không có mỏ dầu hoả, hoàn toàn lệ thuộc vào dầu hỏa nhập cảng. Đây chính là yếu điểm của Nhật đã được Mỹ tận dụng không những cho việc đánh bại Nhật trước đây, mà cho cả việc kiềm chế và điều tiết vai trò của Nhật ở Á Châu ngày nay và trong tương lai. Nhưng chính sự nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên đó lại càng làm nổi bật hơn nữa sức quật cường và sự khôn ngoan của người Nhật; có thể nói rằng dân Nhật đã từ ” tay không mà khuấy nên hồ”.

Người Nhật hiểu rõ nhược điểm chí tử của họ và yếu tố chính của sự bại trận, và đã rút ra học bài học để đời từ sự thất trận của mình. Họ đã thắng ở những điểm khác. Điểm đầu tiên là một nước Nhật hồi phục nhanh sau chiến tranh, vượt qua cả Ấu Châu, trở thành cường quốc kinh tế thứ hai, chỉ đứng sau Mỹ, trong nhiều thập niên. Điểm khác là tuy bị chiếm đóng nhiều năm, nhưng Nhật vẫn duy trì được xã hội thuần nhất về chủng tộc và văn hoá của mình, vẫn giữ được một xã hội khép kín đối với ngoại bang. Về mặt chủng tộc chẳng hạn, người Nhật vẫn rất thuần chủng; và khác hẳn với nhiều nước Á châu,  tỉ số người Hoa ở Nhật rất thấp.

Trở lại việc luận thắng-thua trong cuộc chiến trước đây của người VN, Trung thì nghĩ rằng không chỉ phe QG hay người Miền Nam nên có thái độ thực tế hơn đối với sự thua trận, mà là ngưòi Việt ở cả hai Miền, hai phía, đều cần và nên suy ngẫm về sự thắng-thua một cách tỉnh táo và thực tiển hơn. Trong lịch sử nhân loại đã không thiếu trường hợp một dân tộc kém văn minh  lại chiến thắng và cai trị một dân tộc khác có trình độ  văn minh cao hơn, sau đó lại học hỏi từ kẻ bại trận để trở nên tốt hơn. La Mã đã thắng Hy Lạp dù rằng trình độ văn minh của Hy Lạp hơn hẳn La Mã. Kết quả là người La Mã đã học lại từ người Hy Lạp về tất cả các lãnh vực: học thuật-tư tưởng, khoa học, kỹ thuật, luật pháp,v.v… rồi dùng sự học hỏi đó để vun bồi cho mình và củng cố cho đế quốc của mình. Mông Cổ đã thắng và chiếm Trung Hoa, nhưng lại học cách cai trị và hệ thống hành chánh cũng như văn hoá của người Tàu. Mãn Thanh cũng nối gót Mông Cổ.

Vấn đề thắng-thua trong chiến tranh không hẳn luôn luôn được quyết định bởi yếu tố đạo lý, hay chính nghĩa. Riêng trong nội chiến thì chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về những ai hàn gắn được vết thương chiến tranh, duy trì được sự thống nhất dân tộc thật sự và đưa đất nước đi lên.

Điểm khác nữa mà Trung chú ý; đó là có một mối liên quan hữu cơ giữa dân tộc tính và vận mệnh, hay lịch sử, của một dân tộc. Hiện trạng tệ hại của chế độ CSVN cùng những hậu quả tai hại do chế độ đó gây ra cho Đất Nước là quá rõ ràng, khỏi phải bàn cãi. Nhưng dường như chính cái dân tộc tính Việt Nam, với vô số nhược điểm, đã góp phần vào sự vận hành của lịch sử dẩn đến cơ may cho sự xuất hiện, tồn tại và thắng thế của đảng CSVN. Nhật cũng có đảng CS vậy, nhưng chưa bao giờ đảng ấy vươn lên được ở những địa vị chính trị quan trọng. Tại sao vậy? Có lẽ là có nhiều lý do, nhưng một lý do chắc chắn là vì các chủ trương CS, trong đó có chủ trương đấu tranh giai cấp, không phù hợp với tinh thần tôn trọng sự đồng thuận xã hội của người Nhật. Tinh thần tôn trọng sự đồng thuận, hài hoà trong xã hội không có chỗ cho khuynh hướng cực đoan là một khuynh hướng nổi bật của người Việt. Người Việt ở cả hai phiá QG-CS đều mang chung khuynh hướng đó cả trong nhận thức lẫn hành động và đó là mảnh đất tốt cho các chủ trương xã hội quá khích, là mầm mống nội chiến, là thuốc tăng lực cho lòng thù hận, và làm mờ nhạt ý thức quốc gia-dân tộc.

Nghĩ như vậy, cho nên trong thâm tâm Trung vẫn cho rằng sự sụp đổ của chế độ CSVN là cần thiết cho sự xây dựng một VN mới phú cường, nhưng quan trọng hơn hết, và để đạt được thành công trọn vẹn, toàn thể dân Việt cần phải cùng nhau nhìn lại chính mình một cách triệt để, đấm ngực thừa nhận dân tộc tính hũ bại của mình và nổ lực thay đổi,  xây dựng một nề nếp văn hoá mới, lành mạnh hơn để vươn lên , bắt kịp với các dân tộc khác. Sự lạc hậu hiện nay của Đất Nước đúng là do chế độ VNCS, nhưng suy cho cùng trách nhiệm về sự ra đời và tồn tại của chế độ đó vẫn thuộc về mọi người Việt Nam của nhiều thế hệ đã qua và hiện nay, kể cả người của phe QG; nghĩa là trách nhiệm chung của cả một dân tộc, hiểu như một tổng thể lịch sử.

Trên đây là vài cảm nghĩ thô thiển của Trung viết gởi niên trưởng như một phản hồi đối với một bài viết rất hay khác của niên trưởng.

Một lần nữa xin cảm ơn niên trưởng đã cho Trung cơ hội được đọc các bài viết của niên trưởng.

Kính chúc niên trưởng những điều tốt lành nhất!

Kính,

2. ĐXT;

Suốt trận đấu tôi ‘về phe’ đội Mỹ. Sau khi xem phạt đền, tôi khâm phục đội Nhật. Lại xem thủ tướng & dân Nhật đón tiếp tri ân đội Nhật, cái cúp vô địch trở thành nguồn an ủi vô biên và niềm khích lệ lớn lao sau thảm họa. Đọc lại cả hai bài viết của T.Vấn mới thấy tài của người viết đi xa hơn cả phân tích bóng đá.

__________________________________________________________________

Nội dung và phần góp ý từ trang tạp chí điện tử damau:

Tái Bút: “Mày Ủng Hộ Đội Nào”

Khi đưa ra kịch bản “mày ủng hộ đội nào?” tôi chỉ muốn mượn trận chung kết Mỹ-Nhật, để đặt chính mình và người đọc (Việt sinh sống ở Mỹ) vào một tình huống mà chắc chắn sẽ không bao giờ xẩy ra, ít nhất là trong vài thập niên trước mắt.

Đội tuyển bóng tròn nữ Việt Nam sẽ vào đá trận chung kết với đội tuyển hai lần vô địch thế giới Hoa Kỳ ư? Có nằm mơ cũng không dám thấy.

Chẳng phải vì người Việt, với tư cách một nòi giống, thua kém gì các chủng tộc khác, nhất là khi so sánh với người Nhật, Đại hàn, hay Trung Hoa. Mà vì những nguyên nhân, không cần nói ra ai cũng biết.

Một người bạn Petrus Ký năm xưa (học sau tôi vài lớp), viết cho tôi:

“ . . . Em đồng ý hoàn toàn với anh về quan điểm của anh. Bản thân em đã trải qua những kinh nghiệm thật như anh tưởng tượng. Ngoài giờ kiếm cơm, em có tham gia huấn luyện nhu đạo cho đội tuyển thiếu niên tiểu bang và 2 thằng con em đều vào đội tuyển nhu đạo của . . . [xin phép được bỏ lửng địa danh để bảo vệ sự riêng tư của người viết thư này] . Tại những giải tranh tài Á Châu Thái Bình Dương, em cũng có dịp gặp gỡ các em lực sĩ, các huấn luyện viên từ VN. Giống như anh nói, trái tim và khối óc của mình có lúc bị confused. Một điều em nhận ra rất rõ là ở VN không có thể thao thuần túy. Chính phủ họ nuôi gà nòi đi đá độ, các em, các huấn luyện viên chỉ là những con cờ trong cái bối cảnh chính trị nhằm chứng minh cái xã hội VN là ưu việt, những thành tích họ đạt được sẽ được nhân rộng và sẽ được hiểu là nhờ vào chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước mà các kết quả ấy mới hiện hữu. Điều này thì đã được ông chủ tịch ủy ban Olympic VN Hoàng Vĩnh Giang, ông chủ tịch Tổng Cuộc Bóng Đá VN VFF xác định nhiều lần thể thao là một mặt trận chính trị của đảng và nhà nước. Em cũng cảm được cái trân trọng mà các em đó có với lá cờ đỏ sao vàng. Trong các đội thể thao VN, các vị trí như trưởng phái đoàn thì do các cán bộ của sở thể dục thể thao nắm giữ, họ lo phần chính trị, còn các phần vụ chuyên môn thì họ để cho người khác lo. Các em ở VN đã từng tâm sự với em về những chuyện nhũng nhiễu quyền hành, phân biệt đối xử giữa 2 miền Nam Bắc. Nhưng nếu mình sống trong cái guồng máy đó thì có lẽ mình cũng phải chịu vậy và hành xử như  vậy thôi. Có sự chọn lựa nào khác không?

Hiểu để thương cho dân tộc mình, cho con người VN . . .”

Như vậy thì tôi tưởng tượng ra cái kịch bản không bao giờ trở thành sự thật này để làm gì?

Như anh bạn tôi đã viết ở trên: “Hiểu để thương cho dân tộc mình, cho con người VN.” Quả thật, đọc câu này, lòng tôi chùng lại.

Trông người lại nghĩ đến ta.

Liệu những người Nhật sống tại Mỹ có phải ở trong một tình huống khó xử giống như người Việt sinh sống tại Mỹ trong kịch bản của trận chung kết Mỹ-Việt mà tôi tưởng tượng ra không? Tôi tin rằng không. Tôi tin rằng hầu hết người Nhật ở Mỹ sẽ dễ dàng trả lời câu “Mày ủng hộ đội nào?” Tôi tin rằng họ sẽ rất thoải mái giương lá cờ mặt trời đỏ cổ võ cho đội nhà. Và buổi chiều ngày chủ nhật 17 tháng 7 vừa qua, ngay trên những thành phố nước Mỹ, tôi tưởng tượng nhiều gia đình người Nhật đã tổ chức ăn mừng chức vô địch thế giới về bóng tròn nữ lần đầu tiên thuộc về một quốc gia châu Á, và tất nhiên, Nhật là quốc gia xứng đáng nhất để nhận lãnh vinh dự đó.

Với người Mỹ gốc Nhật, nước Mỹ không phải là đất nước đã cưu mang họ như nước Mỹ làm với với người Mỹ gốc Việt, họ không đối kháng với chính quyền nước họ như người Mỹ gốc Việt, và nhất là họ không hề có những hệ lụy lưu cửu của cuộc chiến tranh ý thức hệ mà người Mỹ gốc Việt phải đương đầu.

Như người bạn Petrus Ký của tôi đã viết: “Hiểu để thương cho dân tộc mình, cho con người VN. . . .”

Vì thế, kịch bản tưởng tượng trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới Mỹ-Việt ra đời từ một sự liên tưởng, trông người lại ngẫm đến ta. Nó cũng là kết quả của những trăn trở của một tâm hồn, sống tha hương xứ người mà lòng cứ vọng hướng về mảnh đất mình đã bỏ ra đi.

Trận đấu chung kết World Cup Nữ 2011, trận đấu đã được giới mộ điệu cho là một trong những trận chung kết World Cup hay nhất kể cả Nam lẫn Nữ, kết thúc rồi mà lòng tôi vẫn man mác một “nỗi buồn thua trận,” nhưng một cảm giác êm ái khác lại cùng lúc tràn ngập, khiến “nỗi buồn thua trận” trở nên nhẹ như cơn gió thoảng.

Theo dõi suốt 120 phút của trận đấu, mỗi lần đội bóng Nhật dẫn bóng xuống phần sân đội Mỹ, tiếng reo hò của khán giả trên cầu trường vang như sấm rền, tôi biết rằng, cả thế giới ngọai trừ nước Mỹ, đã đứng về phía đội Nhật trong chiều  ngày chủ nhật 17 tháng 7 năm 2011. Và đặc biệt là nước Nhật, sau trận thảm họa thiên tai tháng 3 năm 2011 với 23 ngàn người chết và hàng triệu người sống sót cần đến một sự an ủi. Chiếc cúp vô địch đã đến với nước Nhật vào lúc họ cần đến nhất và họ xứng đáng được hưởng nhất. Trận đấu chiều ngày 17 tháng 7 năm 2011 là sự đăng quang của ý chí quyết không lùi bước trước nghịch cảnh. Hai bàn gỡ hòa của đội Nhật trước đội Mỷ áp đảo là kết quả của tinh thần một nước Nhật sẽ làm lại tất cả sau trận thiên tai thế kỷ. Đặc biệt là cú ghi bàn tuyệt vời của cầu thủ số 10 , chiếc giầy vàng World Cup 2011, Homare Sawa. Bàn thắng đó là tổng hợp của Ý Chí, Thông minh, Kỹ thuật và Nghệ thuật. Cả nước Mỹ sẽ nhớ đến bàn thắng ấy của đối thủ Nhật, không chỉ như một tiếng nấc của số phận dành cho đội tuyển Mỹ, mà còn là nụ cuời cũng của số phận dành cho một đối thủ xứng đáng nhất của mình, xứng đáng từ tài nghệ đến ý chí, và nhất là cho 23 ngàn người đã nằm xuống trong cơn thảm họa tháng 3 năm 2011 của nước Nhật. Họ sẽ mỉm cười an nghỉ, vì tin rằng, rồi đây đất nước họ sẽ khắc phục mọi hậu quả tàn khốc sau thiên tai, và sẽ hồi sinh. Như đội tuyển bóng tròn nữ của họ đã dũng mãnh vùng lên suốt 120 phút thi đấu và đã chứng tỏ đẳng cấp của người Nhật trong pha đá Shootout  11m để quyết định thắng bại.

Mấy chục cô gái trẻ của họ đã làm được việc đó, lẽ nào cả đất nước của họ không làm được điều đó?

Cuối cùng, khi đưa ra những ý nghĩ của mình trong bài viết “Mày ủng hộ đội nào?,” tôi không trông đợi sự đồng ý, mà chỉ mong đợi sự chia sẻ. Tôi đã mãn nguyện. Xin cám ơn các anh Nguyễn Đức Tùng, Hồ Đình Ngiêm, NNguong, Black Racoon và Vương Ngọc Minh và các độc giả thầm lặng khác của Da Màu.

Đặc biệt với nhà thơ Nguyễn Đức Tùng, xin nhận lời cám ơn “kép”, để xin lỗi về một “lời khen” trước đây của anh mà tôi cứ “im lặng đón nhận” (nói nhỏ với anh Tùng: tôi tuy không còn trẻ nữa nhưng rất thích được người khác khen. Căn bệnh trầm kha này không biết bác sĩ NĐT có cách nào chữa trị không?)

Với nhà văn Hồ Đình Nghiêm, cám ơn thêm về sự ưu ái đã tạm gác bỏ “máu nhà văn” qua một bên để không tưởng tượng ra khuôn mặt . . . nhầu nát của tôi. Nghe lời anh, tôi đã tạm gác “nỗi buồn thua trận” để “an vui” như anh đọc ở trên.

Xin hẹn nhau mùa vui tới!

T.Vấn

3 bình luận »
  • hai luu viết:

Một kết cục hay: đội chơi hay đã hay, đội cần thắng đã thắng.

– 20.07.2011 vào lúc 8:01 am

  • hai luu viết:

Xin edit:
Một kết cục đẹp: đội chơi hay đã hay, đội cần thắng đã thắng.

– 20.07.2011 vào lúc 2:57 pm

  • Lê Thanh Huấn viết:

” Mày ủng hộ đội nào?”

Thưa đội Úc thòi lòi ạ. Lý do: ăn cây nào rào cây ấy.

Lâu lắm rồi mới coi được một trận cầu đã điếu. Nói quả tội, tớ thích cả hai đội (sau khi đội Úc bị đội Thụy điển thảm sát) nhưng khi cả hai vào chung kết thì cũng hơi …kẹt thằng nhỏ.

” Mày ủng hộ đội nào?”

Theo …bản năng, tớ ủng hộ đội underdog. Mấy con cháu Thái Dương Thần Nữ,dù nhan sắc không em nào “sạch nước cản” cả (như nhà văn Hồ Đình Nghiêm nhận xét), thể hình thể lực thì quả là “nỗi buồn nhược tiểu” so với những bóng hồng “vai u thịt bắp mồ hôi dầu” bên kia chiến tuyến của Uncle Sam nhưng toàn đội đã chiến đấu “cực kỳ ấn tượng”: Phòng ngự chặt chẽ, phản công nhanh với những đường bóng dài, tận dụng mọi sơ hở của hàng hậu vệ đối phương để san bằng tỷ số….

“Mày ủng hộ đội nào?”

Câu này thì tớ hỏi cô con gái, cũng là môn đệ túc cầu giáo như bố khi hai đội giải quyết bằng đá phạt đền, cô nàng trả lời là tin đội Mỹ thắng vì “Hope is the best goal keeper so far…”

Khi đội Mỹ không vào lưới quả nào sau 3 trái đầu tiên, tớ hỏi cô ấy: “Any hope (!) left?”

Không trả lời. Mặt hoa ủ rũ. Kết thúc trận thư hùng,cô nàng chỉ thét lên một tiếng não nùng “Why?”

Ừ nhỉ. Why? “Vì sao thân em run? Vì sao chân em mỏi? Vì sao và vì sao?…”

Có lẽ đội Mỹ bị áp lực quá nặng nề chăng?

Mong được đọc thêm những bài viết của bác.

Kính,

Một độc giả thầm lặng.
Melbourne,Australia.

 

T.Vấn tổng hợp ngày 22 tháng 7 năm 2011

T.Vấn©2011

Bài Mới Nhất
Search