T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Văn Cao & Phạm Duy: Suối Mơ

“. . .Bài hát “Suối mơ” là một tác phẩm thuộc dòng nhạc tiền chiến, do hai nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy đồng sáng tác

Điệp khúc viết bằng âm giai thứ, tới phiên khúc chuyển sang âm giai trưởng. Bài hát mở đầu bằng âm giai thứ tạo một cảm giác lâng lâng rồi chuyển sang âm giai trưởng với một niềm vui chợt thoáng trước khi trở lại với âm giai thứ để kết thúc trong một nỗi buồn man mác. Văn Cao đã tài tình chuyển đổi âm giai với lời hát như thơ đưa người nghe đi từ cảm xúc lâng lâng trong sáng tới niềm hạnh phúc thoáng chốc dạt dào trước khi trở về với nỗi buồn muôn thủa của mối tình êm đềm ngàn đời theo ta của con suối rừng thu cuối mùa trút lá. . .”

Văn Cao & Phạm Duy: Suối Mơ

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

suoi-mo-1 suoi-mo-2

suoi-mo-3 suoi-mo-4

Suối Mơ – Sáng tác: Văn Cao & Phạm Duy

Trình Bày: Thái Thanh (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá : hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với cả thủ bút , chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục :Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm “ trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau , hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người . Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm , nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn : Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam ).

©T.Vấn 2016

Nghe Thêm:

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (3)-Văn Cao 1

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (3)-Văn Cao 2

Đọc Thêm:

(Nguồn: Wikipedia)

Bài hát “Suối mơ” là một tác phẩm thuộc dòng nhạc tiền chiến, do hai nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy đồng sáng tác

Điệp khúc viết bằng âm giai thứ, tới phiên khúc chuyển sang âm giai trưởng. Bài hát mở đầu bằng âm giai thứ tạo một cảm giác lâng lâng rồi chuyển sang âm giai trưởng với một niềm vui chợt thoáng trước khi trở lại với âm giai thứ để kết thúc trong một nỗi buồn man mác. Văn Cao đã tài tình chuyển đổi âm giai với lời hát như thơ đưa người nghe đi từ cảm xúc lâng lâng trong sáng tới niềm hạnh phúc thoáng chốc dạt dào trước khi trở về với nỗi buồn muôn thủa của mối tình êm đềm ngàn đời theo ta của con suối rừng thu cuối mùa trút lá.

Hoàn cảnh ra đời

Một người thân của nhạc sĩ Văn Cao kể lại: Bài Suối mơ được sáng tác với cảm hứng từ dòng suối bên đền Cấm, ở thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn. Thị trấn Đồng Mỏ là 1 thị trấn sầm uất, là nơi nhiều văn sĩ thời tiền chiến lên chơi. Quả thật, từ năm 1968, khi người Trung Quốc vào làm đường quốc lộ 1A đã làm hỏng mất cảnh quan khu vực này và sau đó, dân ta làm hỏng nốt những gì còn lại của khu vực đền Cấm và sân vận động (được xây từ những năm 1930). Khu vực đền ngày xưa yên tĩnh, mát dịu với những gốc xoài và vải rừng cổ thụ 2 người ôm. Ở khu vực đền thì chỉ 3 giờ chiều là không có ánh nắng do dãy núi đá Cai Kinh che ở phía tây. Dòng suối sau khi chảy qua bên cạnh bia “hạ mã” thì mở rộng ra cạnh sân vận động với gờ tường ngang ngực rồi lượn vòng quanh các vườn rau. Không khí luôn nhẹ nhàng, mát dịu và gió nhẹ. Giờ cũng chỉ còn một vài khu vườn giữ được nét yên tĩnh, thanh thản của ngày xưa

Bài Mới Nhất
Search