T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Anh Thy: Biển Tuyết

“. . . Nhạc sĩ Anh Thy chuyên viết về chủ đề Hải Quân, ông có hai tác phẩm nổi tiếng trước năm 1975 là Hoa Biển, Lính mà em. Ca khúc “Hoa biển” có rất nhiều người nhầm lẫn là do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết và ký bút danh Anh Thy.. .”

Anh Thy: Biển Tuyết

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Biển Tuyết – Sáng Tác: Anh Thy

Trình Bày: Phi Nhung

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm, phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..(T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm với Nhạc cũ miền Nam).

©T.Vấn 2019

Đọc Thêm:

Tiểu sử Nhạc sĩ Anh Thy

Nhạc sĩ Anh Thy sinh ngày 20-1-1944 tại Tỉnh Thái Bình, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Bảo Bình, cầm tinh con (giáp) dê (Quý Mùi 1943).

Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn, là một thượng sĩ của Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa, là một nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc viết về Hải Quân Việt Nam.

Ngày 21 tháng 7 năm 1973, chiếc xe dodge chở phái đoàn dân sự từ Cam Ranh đi Quy Nhơn bị lật, mọi người trên chuyến xe đều may mắn thoát nạn, trừ Anh Thy là người duy nhất tử nạn trên chuyến xe đó.

Nhạc sĩ Anh Thy chuyên viết về chủ đề Hải Quân, ông có hai tác phẩm nổi tiếng trước năm 1975 là Hoa Biển, Lính mà em. Ca khúc “Hoa biển” có rất nhiều người nhầm lẫn là do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết và ký bút danh Anh Thy. Thực tế đây là một bài nhạc chưa viết lời của Trần Thiện Thanh được Anh Thy viết lời dựa vào ý thơ của Vũ Thất và xuất bản lần đầu vào năm 1965.

Ca khúc “Lính mà em”, ban đầu được nhạc sĩ Y Vân viết theo điệu Slow Rock, năm 1968 nhạc sĩ Anh Thy đặt lời khác theo điệu chachacha kích động cho binh chủng hải quân Việt Nam Cộng Hòa, và bài hát này do hợp “khẩu vị” nhạc trẻ của thập niên 1970 nên trở thành nổi tiếng.

Ca khúc:
1. Buông xuôi
2. Chuyện ngày đi học
3. Cô bạn học
4. Đừng gọi anh bằng chú
5. Đừng khóc nghe em
6. Hải quân Việt Nam
7. Hải đăng (Anh Thy – Đài Phương Trang)
8. Hoa biển
9. Không có ngày Chủ Nhật
10. Anh về một chiều mưa (Anh Thy – Duy Khánh)
11. Biển tuyết
12. Bốn màu áo (Anh Thy – Thanh Viên)
13. Mộng ước mai sau
14. Một đêm hải hành (Anh Thy – Nguyễn Vũ)
15. Tâm tình người lính thuỷ
16. Lính mà em
17. Lời nguyện cầu nửa đêm

Anh Thy thời trẻ

Từ nhỏ, Anh Thy đã cùng bố mẹ chuyển từ Thái Bình vào Miền Nam sinh sống.

Năm 1964, Ông nhập ngũ vào Quân lực Việt Nam Cộng hòa và theo học tại Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, Ông được điều về Hải đoàn Xung Phong 32 một thời gian trước khi về công tác tại Phòng Tâm lý chiến trực thuộc Bộ tư lệnh Hải lực Việt Nam Cộng hòa cùng với một số nhạc sĩ khác như Mặc Thế Nhân, Nguyễn Vũ,…

(Theo Website Người Nổi Tiếng)

Bài Mới Nhất
Search