T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nguyên Lạc: TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (1)

Theo chữ tượng hình của Trung Quốc, chữ rượu là Tửu gồm 2 bộ ghép nhau: bộ Thuỷ – là nước, ghép với bộ Dậu – là rượu lên men. Vậy Tửu có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành.

Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người, sau Lửa.

Chưa có bằng chứng khoa học nào biết được chính xác thời gian, nhưng có một điều chắc chắn là rượu đã có từ rất lâu, ngày càng phát triển và trở thành nét văn hóa độc đáo không thể thiếu của nhân loại. Các bằng chứng khảo cổ học đầu tiên về sản xuất rượu, nguồn gốc của rượu được tìm thấy cách vài nghìn năm trước công nguyên. Tại các địa điểm: Iran (5000 năm trước Công nguyên), Hy Lạp (4500 năm trước Công nguyên), Cộng hòa Armenia (4100 năm trước Công nguyên)… đây là nơi mà các nhà máy rượu lâu đời nhất được phát hiện.

Trên thế giới, không có đất nước nào mà không có rượu. Rượu tồn tại, đồng hành cùng nhân loại.

u trong nhc:

Bài nhạc chúc xuân này chắc hẳn ai cũng biết:

“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi/Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi

Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương/Xây tổ ấm trên cành yêu đương/Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ/Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới…

Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do…/ Muôn người hạnh phúc chan hoà” – (Ly rượu mừng – Phạm Ðình Chương)

u trong thơ:

Dục phá sầu thành tu dụng tửu

Tuý tự tuý đảo sầu tự sầu

(Vịnh sầu tình – Nguyễn Công Trứ)

Muốn phá thành sầu phải dùng rượu,

(Nhưng) Say tự say gục, (mà) sầu vẫn cứ sầu.

Hay:

Cảnh đời gió gió mưa mưa

Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn

Rượu say, thơ lại khơi nguồn

Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình

ợu thơ mình lại với mình

Khi say quên cả cái hình phù du

Trăm năm thơ túi rượu vò

Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai?

(Thơ rượu -Tản Đà)

Hay;

Say đi em, say đi em

Say cho lơi lánh đèn

Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt

Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết

Em ơi lửa tắt bình khô rượu

Ðời vắng em rồi say với ai!

(Đời vắng em rồi say với ai – Vũ Hoàng Chương)

Thơ “Trung niên thi sĩ”:

Uống xong ly rượu cuối cùng

Bỗng nhiên chợt nhớ đã từng đầu tiên

Uống như uống nước ngọc tuyền

Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau

Uống xong ly rượu cùng nhau

Hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời…

Một tập thơ sầu ngâm sảng sảng

Vài nai rượu kếch ních tỳ ty

Chết về Tiên Bụt cho xong kiếp

Đù ỏa trần gian! sống mãi chi

(Thi tập Như sương – Bùi Giáng)

Và bài thơ rượu buồn sau đây:

Rượu mời ta rót cho ta

Bạn gần không tới bạn xa chưa về

Rót nghiêng năm tháng vào ly

Mắt nheo bóng xế tay che tuổi buồn

Rót đầy băng giá cô đơn

Rót thao thức nhớ, rót hờn giận quên

Thôi, đừng. Thôi hãy nằm yên

Ngủ ngoan đi nhé cơn điên thuở nào

Rót ta với bóng cùng nhau

Ngất ngư rót mãi tỉnh vào cơn say

(Đêm cuối năm uống rượu một mình – Thanh Nam)

u trong văn:

Mời đọc trích đoạn lý thú này, của thi sĩ Trần Mộng Tú: “Nước mắt của rượu”:

[… Tôi lắc khẽ phần rượu trong ly, chiếc ly thủy tinh mỏng, trong suốt và rộng miệng, nhìn mầu đỏ bám vào thành ly rồi trôi nhè nhẹ xuống đáy ly, ngẫm nghĩ: những người có tâm hồn tài tử đã văn chương hóa, gọi là: “Nước mắt của rượu” (wine tears). Những giọt nước mắt hồng, thật là đẹp!

Tôi nhớ một câu thơ trong bài Chào Nguyên Xuân của Bùi Giáng: “Xin chào nhau giữa làn môi/ Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam…” mang ra đọc lúc này là đúng nhất.

Thật ra, người sành rượu chỉ nhìn sự đậm đặc của những giọt lệ rượu này có thể đoán được độ cồn của nó.

Nhưng tôi thích hương thơm và màu sắc của rượu nho. Màu đỏ của rượu nho đẹp và thơ mộng. Rượu nho gây cảm hứng cho thơ hay nói một cách khác: thơ ở trong rượu nho.

Tôi nhớ một thi sĩ Nhật nào đó đã nói: “Thơ là rượu bốc hơi”. Và thi sĩ người Tô Cách Lan, Robert Louis Stevenson cũng cùng một ý tương tự: “Rượu là thơ đóng chai (Wine is bottled poetry.)

Thấy chưa! Hai thứ đó phải đi với nhau.

Đối với tôi, hai cái quý nhất của rượu nho là hương thơm và mầu sắc, nó đẹp như những vần thơ. Một câu thơ hay khi đọc lên ta có cảm tưởng ngửi được hương thơm của thơ và nhìn thấy mầu của câu thơ ửng hiện.

Thi sĩ, văn sĩ Việt cũng mang rượu vào văn chương nhiều lắm. Và họ đã cho ta thấy từ ngày trước thi sĩ đã đặt phụ nữ ngang hàng với rượu hay cũng vì phụ nữ mà rượu thêm say. Nhờ đó ta thấy đúng là: Rượu, thơ, tình yêu và phụ nữ đã đi chung với nhau trong nhiều chặng đường của đời sống. Hay nói một cách khác những thứ này cùng có một sức quyến rũ như nhau và làm cho đàn ông hệ lụy.

Nói về thơ và rượu thì vô cùng tận. Có thể viết đến cả trăm trang giấy cũng không đủ, tôi nhớ câu nói chơi chữ của ông Thi sĩ lừng lẫy người Pháp, Charles Baudelaire:“Người yêu là một chai rượu, vợ là một cái chai đựng rượu” (Sweetheart is a bottle of wine, a wife is a wine bottle). Nó khác nhau ở chỗ chai rượu chắc chắn là có rượu trong đó, uống nó cho ta ngây ngất. Còn chai đựng rượu chưa chắc đã đựng rượu, nó có thể dùng để đựng một thứ khác như nước lạnh, dấm,hoặc chai không.

Mặc dù câu ví von này nghe hay nhưng hơi bất công, bạc bẽo với vợ. Cái chai rượu thành chai không cũng do chàng uống hết chứ ai.

Đẹp nhất vẫn là hình ảnh của “Những giọt nước mắt hồng” ai đó đã hình dung ra khi nhìn những giọt rượu nho đỏ lăn nhè nhẹ từ thành ly xuống đáy.

Như cả một câu thơ đang từ từ trôi xuống, như những giọt lệ của một mối tình.

Nhớ không em những giọt rượu trên môi

đã để lại trong anh những giọt nước mắt hồng

em có về xin cúi nhặt những mảnh thủy tinh

trái tim anh, chiếc ly đã vỡ...] – (Trần Mộng Tú)

ợu trong tiếu lâm:

Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu

Thoại bất đồng tâm bán cú đa

Dịch nghĩa

Gặp người tri kỷ ngàn ly rượu cũng thiếu

Nói chuyện không hợp nửa lời cũng nhiều

– “Thoại bất đồng tâm bán cú đa”:

Xạo hoài ông thần, xưa rồi. Bây giờ phải “ngôn” như thế này:

“Thoại bất đồng tâm… cũng hổng sao” (Nói chuyện không hợp… cũng hổng sao)- Đây là “châm ngôn” của các ông bán hàng  (Dealer) nhờ đó các ông thần này mới “móc túi” người được, phải không?

–  “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu”:

   Thiên là trời,”bôi thiểu” nói lái là “biểu thôi”: “Thiên bôi thiểu” là “trời biểu thôi” phải không? Uống rượu nhiều, không thôi sẽ hao tổn tiền bạc, có hại cho sức khoẻ, và nhiều khi còn toi mạng vì lái xe, vì ngộ độc, vì “chết trên lưng ngựa” phải không các ông thần? Đừng “thiên bôi thiểu” nữa nha.

u trong giao tiếp, l hi:

Rượu đã xuất hiện từ lâu trong đời sống của người Việt và trở thành một nét văn hóa trong văn hóa Việt. Mặc dù chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào bàn về văn hóa rượu. Nhưng nhìn chung, rượu đã hiện hữu trong cuộc sống của người Việt từ lâu, những tác dụng và ảnh hưởng của rượu đến con người đã được biết tới từ rất sớm. Trong nghi lễ của người Việt, nghi lễ dâng rượu đã trở thành phổ biến, mang tính chất bắt buộc và hết sức thiêng liêng. Từ nghi lễ gia đình đến những nghi lễ ở cộng đồng làng xã hoặc quy mô quốc gia, dân tộc chúng ta không thể bỏ qua nghi lễ dâng rượu cúng các vị thần linh, tiên tổ. Trong quan niệm dân gian, chúng ta cũng thường nghe nói: “Vô tửu bất thành lễ”. Điều đó chứng tỏ rằng rượu đã hằn sâu trong tâm linh, tín ngưỡng người Việt. Rượu dùng để dâng cúng thần linh vào những ngày lễ Tết, rượu cũng được sử dụng trong những dịp hội làng, những ngày lễ tổ. Rượu (cùng với cau trầu) là lễ vật bắt buộc khi cưới hỏi. Kể cả trong sinh hoạt thường ngày, chén rượu để kết giao, để tìm bạn tri kỷ, giúp cho ta vơi đi những nỗi sầu nhân thế.

Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte từng nói: Khi chiến thắng bạn xứng đáng được thưởng một chai Champagne. Khi thất bại thì bạn thực sự cần đến nó.

– Rượu trong thần thoại Hy Lạp: 

                                        (Ảnh Dionysus: thần rượu nho)

Dionysus (Thần thoại La Mã gọi là Bacchus) là vị thần Rượu Nho. Thần chính là con trai của thần Zeus và công chúa người trần Semele, con gái vua Cadmus sáng lập ra thành Thebes.

Khi có thai với thần Zeus, công chúa Semele nghe theo lời xúi giục của nữ thần Hera (vợ của thần Zeus) nài nỉ xin Zeus cho nàng nhìn thấy dung nhan thật của vị Thần oai quyền nhất vũ trụ. Nàng Semele có lẽ đẹp thật, nhưng cũng ngốc thật. Tin ai không tin, lại đi tin Hera, vợ chính thức của thần Zeus – nữ thần quyền năng nhất Olympus – và Hera “rạng danh” nhất cũng là nhờ tính ghen của mình.

Vì không thể thuyết phục được Semele, thần Zeus đã lộ rõ sức mạnh và quyền uy của mình và hiện nguyên hình là vị thần Sấm Sét, hào quang cũng như sấm chớp của ông sắp sửa thiêu cháy Seleme – đang nằm trên giường háo hức muốn nhìn thấy dung nhan thật của người yêu – bởi vì nàng chỉ là người trần, làm sao chịu nổi. Ngay lúc đó, thần Zeus đã kịp thời đưa đứa bé ra khỏi bụng nàng, rồi khâu vào đùi của mình. Và thế là một thời gian sau, Dionysus được sinh ra từ đùi của cha mình.

Để tránh cơn ghen tuông của Hera, thần Zeus đem giao đứa bé cho các nữ thần Thời Khắc và Sơn Thủy nuôi dưỡng ở thung lũng Nyse (nơi ngày xưa thần Zeus cũng đã được chăm sóc nuôi lớn ở đây khi mới chào đời). Cậu bé được đặt tên là Dionysus, và sống vui vẻ giữa các nàng tiên cho đến khi thành một chàng trai khoẻ mạnh.

Một ngày nọ, các tiên nữ đi hái nho về, cho tất cả vào chậu lớn. Dionysus trong lúc với tay lên lấy đồ ở trên giá, chàng vô tình giẫm vào chậu nho và làm nát khá nhiều nho. Chàng không biết nên làm thế nào, liền giấu lại trong hang rồi ra về. Vài ngày sau, chàng quay trở lại thì thấy có một mùi rất thơm toả ra từ chậu nho bị giẫm nát hôm trước. Khi uống nước nho vào thì có cảm giác sảng khoái và nước cũng rất ngon. Dionysus rất thích thứ nước đó và đặt tên nó là rượu nho. Chàng quyết định sẽ làm cho cả thế giới phải tôn vinh nó.

Dionysus đi khắp nơi, đi đến đâu, ngôi làng nào ông cũng đều chỉ dạy cho người cách trồng nho và cất rượu, đem lại cho loài người sức mạnh và niềm vui sảng khoái. Dần dần, rượu nho được sử dụng cho các bữa tiệc, mọi tầng lớp giai cấp đều yêu thích loại rượu này. Đến cả các vị thần cũng đã chú ý đến rượu nho và tài năng của Dionysus được công nhận, ông được cha, là thần Zeus đón về đỉnh Olympus và trở thành một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus. Trong số 12 vị thần này, thần Dionysus là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại.

– Truyn thuyết x Ba Tư (Iran):

Theo truyền thuyết, một ông vua xứ Ba Tư đã vô tình để quên các chùm nho trong một vại sành, trên nắp có đề chữ “Độc dược”. Một bà vợ kế của vua, vì bị ruồng bỏ, đã quyết định tự kết liễu đời mình. Bà tìm ra chiếc vại sành nói trên và lấy nước nho ra uống, lầm tưởng đó là độc dược. Bà không những không chết mà còn cảm thấy sảng khoái: Rượu vang đã ra đời như vậy theo truyền thuyết.

*

Trước khi vào bài , mời độc giả đọc trích đoạn  này cho vui:

“Rượu có từ hồi nào? Có người cho rằng rượu có từ thời đá mài (neolithic). Nhằm nhò gì, mới đây (1975), người ta còn phát hiện cả tỉ tỉ rượu trong đám mây ở trung tâm dải Ngân Hà, có điều thiên tửu vô biên này cách trái đất chừng 30.000 năm ánh sáng. Còn tôi, tôi nghĩ khác, đơn giản mà chắc ăn hơn, có cỏ cây hoa quả là có rượu. Chẳng phải những trái cây chín mọng sẽ lên men rượu đó sao?

Vậy ai là người uống rượu đầu tiên? Có người dựa vào Kinh Thánh để nói rằng, đó là ông Noah thoát nạn trên một con tàu trong trận Đại hồng thủy, đã tình cờ chế được rượu nho và uống say bí tỉ. Tôi cũng nghĩ khác luôn. Chính ông Adam là người đầu tiên uống rượu. Adam nghe lời xúi (dại) của bà Eva ăn trái cấm, gây biết bao phiền toái cho con cháu đời sau. Cái này Kinh Thánh chép, chứ không phải tôi bịa.

Nhưng tôi cứ tự hỏi, một đấng trượng phu dám cắt phăng cái xương sườn của mình để đổi lấy niềm hoan lạc lứa đôi như ngài Adam, tổ tiên loài người, chẳng lẽ lại nghe lời đàn bà xúi bẩy? Dù gì thì Adam cũng là đứa con đầu tiên của Thượng đế đâu dễ gì nhẹ dạ như thế. Vườn Địa đàng đầy hoa thơm cỏ lạ, trái cây mơn mởn… Eva chắc (chắn) đã chuốc rượu cho Adam (lả lơi mời mọc Adam ăn trái chín lên men). Khổ thân ngài Adam, ngà ngà rồi thì trái cấm cũng như tráixoài, đâu còn ngán ai nữa mà không dám ăn. Tôi ngờ rằng Kinh Thánh chép thiếu đoạn này, hay tam sao thất bổn gì đó.

Con cháu Adam muôn đời sau vẫn không rút ra được bài học của tổ tiên, uống rượu là cứ phụ nữ kè kè bên hông...” (Huynh đệ tương phùng ba chén rượu – Vũ Thế Thành)

Chí lý! Tui bái phục sư phụ Vũ, đúng là lời vàng tiếng ngọc, “uống rượu là cứ phụ nữ kè kè bên hông”! Nhưng Rượu và Sắc phải luôn đi đôi với nhau chớ, do đó mới có thành ngữ Tửu Sắc, phải không?

* * *

Rượu nho được làm từ quả nho. Từ nước ép quả nho, khi ủ ta được rượu Vang (tiếng Pháp: Le vin), chưng cất ta được rượu Brandy. Tác giả sẽ lần lượt cung cấp vài điều cơ bản về rượu Vang và rượu Brandy.

Mời các bạn bước vào “khu vườn Rượu nho” rồi thưởng thức  “Cam lồ thủy”

(Còn tiếp nhiều kỳ)

Nguyên Lạc

©T.Vấn 2023

Bài Mới Nhất
Search