T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nguyên Lạc: GIỠN CHƠI CÙNG CHỮ NGHĨA – CÂM NHƯ HẾN

 thao nguyen 2

Thảo Nguyên – Tranh: Thanh Châu

 

Thả tiếu:

Nhân sinh hàm khổ lụy

Y phạn tích bại thành

Phóng thủ vạn sự tuyệt

Đắc tiếu, tiếu nhất thanh.

 

Hãy Cười:

Kiếp người nhiều khổ nhọc,

Cơm áo lắm được thua,

Buông tay muôn việc hết,

Ðùa được, thì cứ đùa!

(Hạt Cát)

Laughter is the best medicine in the world! … So keep Smiling!

(Cười là liều thuốc vạn năng,trên trần thế!… hăy luôn cười!)

THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ là những kinh nghiệm quí báu của cha ông tích luỹ được từ đời sống. Đây là những minh triết, theo tôi thường đúng

Thí dụ như: “Chuồn chuồn bay cao thì nắng, bay thấp thì mưa”: Câu nầy do các cụ ở vùng quê quan sát thiên nhiên, khí tượng. Khi trời sắp mưa, mật độ ẩm (hơi nước) trong không khí rất cao nên chuồn chuồn không thế nào bay lên cao được. Từ đó, nếu thấy chuồn chuồn bay “là là” thì trời sẽ mưa. Đúng “y chang” vậy.

Trong nhân gian có chuyện “Ngao Sò Ốc Hến” nổi tiếng. Liên hệ đến chuyện này có câu “Câm như hến” vì NGAO SÒ và HẾN là “Những con tương cận” trong Sinh vật học (Vạn vật) mà tui học ở các lớp thời trung học.

SÒ và HẾN thường được chú ý nhất vì hình ảnh “ấn tượng” và được người đời ví von (ẩn dụ) đến”cõi tồn sinh”, phần đẹp nhất của người NỮ. Cái mà các ông trí thức, các ngài quan “mê tơi”

Văn chương chữ nghĩa bề bề

“Thần bà” ám ảnh cũng mê mn đời!

Thần bà là gì chắc các bạn hiểu?

Và đây ông thần bạn tui thi sĩ Dư Mỹ:

“Đầu xuân ra biển bắt sò

Lấm la lấm lắt

Lò cò theo em

Sò nào thì cũng: same same

Mà sao anh lại đi thèm sò tươi”

(Đầu Xuân Ra Biển Bắt Sò – Dư Mỹ)

Và thầy Đồ phủ Vĩnh Tường thấy cô gái con quan phủ lội ao hái hoa sen lộ HẾN trong ảnh nước

 “Xuân tiền lạn mạn hoa sinh sắc

Thủy diện đa ba bạng thổ thần”*

……….

(*) “Trước gió phất phơ hoa nẩy sắc / Một dòng thấp thoáng hến thè môi”

………

Rồi thầy đồ

Đêm năm canh đồ nằm khôn nhắp

Những mơ màng đồ nọ tưởng đồ kia 

(Loạn Bút Về Chữ Tình – Nguyên Lạc) (1)

 Do sự tuyệt vời của HẾN, Nguyên Lạc tui xin “lậm bàn” về thành ngữ CÂM NHƯ HẾN chơi.

Câu thành ngữ này ai cũng hiểu là liên hệ đến những người ít lời, không trả lời gì cả khi được hỏi hoặc nhắc đến. Nên coi chừng mấy ông thần này, vì không nói nên ta đâu có thể đoán được trong lòng các ông nầy nghĩ gì, và người xưa có phán “Lù khù vác lu chạy” đó nhe các bạn.

Theo tui, câu thành ngữ này có thêm một nghĩa “ấn tượng” khác nữa. Để hiểu rõ, ta thử nhận xét sau đây:

-Trong thiên nhiên, HẾN ở biển mở miệng để các vi sinh vật (vật nhỏ) lọt vào, nó ăn. Khi có tác động nào xảy đến, nó thường khép miệng lại để tự bảo vệ.

-Ông trời nhiều khi cũng lắc léo, cũng biết “giỡn” biết “trêu” người, làm ngược lại điều trên.

Này nhé: Trong đời thường, HẾN của các ngài trí thức thường “khép miệng” để tự bảo vệ. Khi có tác động bên ngoài xảy đến, nó thường “mở miệng”, phải không? Tại sao? Tự trả lời nhé!

Từ nhận xét này ta có thể kết luận: HẾN mở miệng vì hứng khởi và khép miệng (câm) là do không “iu”, không thích, không hứng khởi.

Vậy CÂM NHƯ HẾN có nghĩa thứ hai là KHÔNG THÍCH, KHÔNG HỨNG.

Nguyên Lạc

————————————————————————————————-

(1) Loạn Bút Về Chữ Tình – Nguyên Lạc

https://banvannghe.com/a8075/loan-but-ve-chu-tinh-nguyen-lac

(2) Laughter is the Best Medicine

https://www.helpguide.org/articles/mental-health/laughter-is-the-best-medicine.htm

 

 

 

©T.Vấn 2017

Bài Mới Nhất
Search