T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Thanh Hà: Cây Nho Lạc Loài

Ảnh (Nguồn: 7-themes.com)

1

Một buổi sáng nọ, Bích phát giác một trong các chậu phong lan chưng trong nhà có nhú thêm cây gì là lạ mà vì còn quá nhỏ nên không biết đó là loại dây leo hay cây dại, phải chờ vài ngày sau cây phát triển lớn thêm chút nữa mới xác định được.

Ô, là cây nho !

Ngẫm nghĩ không ra. Nó “đầu thai” vào nhà Bích bằng cách nào vì cô đâu có trồng? Theo kiến thức lõm bõm cô học được thì cây nho sống trong đất pha cát tơi xốp, không ngập úng, bón phân hữu cơ. Và phải trồng ở ngoài trời để được hưởng nắng gió trong khi các nàng phong lan của cô thì được nuôi dưỡng bằng những vụn gỗ chứ không hề có chút đất nào cả, và lại đứng e ấp làm duyên trong nhà mát rượi cạnh bên khung cửa sổ nữa chứ!

Mãi mới nhớ, thì ra trước đó Bích có ăn một trái nho, tiện lúc đang chăm sóc các nàng phong lan cô bèn nhả hột vào chậu hoa. Từ cái hột xả rác không đúng chỗ lại nẩy mầm và mọc thành cây. Sự chuyển hoá nầy quả là ngoạn mục!

Tưởng nó chỉ sống được vài tuần vì thiếu đất không phù hợp với loài nho, ai dè theo thời gian nó vẫn tiếp tục vươn cành lá yểu điệu sánh vai cùng nàng phong lan quí phái. Bích thích lắm, ngày nào cũng săm soi ngắm nghía năm bảy lần. Xem chiếc lá non lớn nhanh tới đâu rồi, và có thêm chồi nào mới nhú nữa không ?

Thiên nhiên lắm lúc tạo ra những diệu kỳ ban tặng cho đời mà nếu mình không để ý thì sẽ không nhận ra, hoặc có nhận ra nhưng cho đó là những vụn vặt chả đáng quan tâm vì còn nhiều thứ phải lo toan về cơm áo gạo tiền hay tranh nhau miếng mồi chung đỉnh, rỗi hơi đâu chiêm ngưỡng cái cây nho tí tẹo mọc không đúng chỗ. Rõ tào lao nhảm nhí!

Bích tưởng tượng nho muốn ra đời mà chưa tìm được chỗ trao thân gởi phận vừa ý (hic!) nên phải bay lang thang trong không khí từ nơi nầy sang nơi khác rất nhiều năm nhiều kiếp để rồi một hôm tình cờ bay ngang nhà cô, hợp cảnh hợp tình nên quyết định chọn đây là chốn nương thân nơi cõi tạm dù khác nòi giống, khác tập quán thói quen, khác phong thổ với loài phong lan. Hay là nho không thích làm…kiếp nho, mà chỉ thích kiếp hoa lan nên cố tình đến sống chung một nhà (tức một chậu) để ít ra cũng được an ủi nhìn và ngửi mùi hương của loài hoa vương giả đài các kia?

Bích đặt tên cho cây mồ côi nầy là Cây Nho Lạc Loài.

Lạc loài nhưng không lạc lõng, bởi giữa nho và lan có một sự hài hoà đáng ngạc nhiên cả hình dáng mong manh dễ vỡ lẫn sắc màu xanh xanh phơn phớt vàng mơ.

Cành nho vươn cao được Bích uốn cong nhánh như bờ vai người chị ôm ấp bảo vệ cô em nhút nhát khỏi những đa đoan phiền toái cuộc đời.

Nho còn có tên khác mỹ miều hơn, là bồ đào (tức rượu nho). Từ hai chữ bồ đào, Bích lan man nhớ lại bài thơ Đường Luật mình đã học thời còn cắp sách vào Văn Khoa:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi

Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

          ( Lương Châu Từ, tác giả Vương Hàn )

Dịch:

Rượu bồ đào, chén dạ quang

Muốn say đàn đã rền vang giục hồi

Sa trường say ngủ ai cười

Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu?(Trần Trọng San)

Rượu bồ đào, chén dạ quang

Ngập ngừng muốn uống tiếng đàn giục đi

Say nằm bãi cát li bì

Xưa nay chinh chiến người đi, ai về?  (Vân Bình Tôn Thất Lương)

Trong ca dao Việt Nam có câu :

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm mà say

Qua cây nho, Bích nhớ lại bài thơ Lương Châu Từ. Từ câu thơ: ”Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” nghĩ đến cuộc đời một sương phụ có chồng làm lính cô gặp gỡ bởi tình cờ vào buổi sáng mưa bay lất phất trong công viên Lion Park ở Port Coquitlam thuộc bang British Columbia, Canada mà khi quay về Thụy Sĩ cô tiếp tục giữ liên lạc để rồi hai năm sau tái ngộ, họ cảm nhận một sợi dây vô hình gắn bó tình bạn với nhau rất chân thành tự nhiên như thể đã quen biết tự bao giờ.

2

Trong thời gian du lịch Bích vẫn duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày trung bình từ 8 đến 10 km, có khi 15 km tuỳ theo thời tiết, ngoại trừ những hôm có chương trình khác. Hôm nào không được đi bộ hoặc bơi lội cô cảm thấy bứt rứt như thể mình đã bỏ lỡ một việc gì cần phải làm vậy.

Buổi sáng ấy nhìn lên trời toàn màu trắng đục pha xám báo hiệu sắp mưa nhưng Bích vẫn quyết định đi bộ ra công viên cách nhà anh cô hơn 30’ để được hoà mình cùng với thiên nhiên, đắm chìm trong không gian yên tĩnh, nhìn ngắm cây cối xanh tươi hai bên lối đi. Nghe tiếng vài con chim hót ríu rít trên cao, thỉnh thoảng có mấy chú sóc chuyền cành nhanh nhẹn xuống đất tìm thức ăn, các hạt người ta vãi trên mặt đường. Thoáng thấy bóng người lại gần các chú nhảy phóc lên cây biến mất tăm. Thật không hổ danh “nhanh như sóc”.

Công viên rộng lớn vô cùng, có những khu vực chính phủ đặt các dụng cụ tập thể dục cho mọi người sử dụng miễn phí. Bích tận dụng cơ hội lần nào cũng nhảy lên cái máy kéo co (chả biết gọi là gì) kéo đủ 100 lần, chủ yếu bài tập giữ eo thon bụng nhỏ vì sợ có ngày nó trở thành cái bánh xe hơi Pirelli là tiêu đời.

Vừa đến đầu cổng công viên thì trời nhỏ lệ, sợ ướt nên Bích ghé vào khu có mái che ngồi tránh mưa. Ở đó đặt vài cái bàn, băng ghế dành cho các buổi pique-nique. Sau cô, vài ba người cũng co ro chạy vào núp mưa, chả ai nhìn ai mà mải ngó trời ngó đất.

Tháng sáu. Không hiểu vì sao nhiệt độ khá lạnh, gió thổi mạnh nên có vẻ như đã vào thu.

Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt

Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa

Anh lạy trời mưa phong toả đường về

Và đêm ơi xin cứ dài vô tận

…….

Tháng sáu trời mưa em có nghe mưa xuống

Trời không mưa em có lạy trời mưa

Anh vẫn xin mưa phong toả đường về

Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm

            (Tháng sáu trời mưa, Nguyên Sa)

Tự dưng nhớ lại mấy câu thơ của Nguyên Sa, giai điệu nhẹ nhàng như lời thì thầm kể chuyện của chàng trai dành cho người yêu, chất chứa mối tình si mãnh liệt ẩn giấu đằng sau những câu giản dị mà đầy lãng mạn. Bích mê thơ của thi sĩ nầy từ hồi mới lớn, thuộc lòng rất nhiều bài. Giờ đã “bóng ngã đường chiều” mà mỗi lần đọc lại vẫn còn nguyên vẹn xúc cảm thời hoa niên.

Mưa nhỏ hạt nhưng đều đều không ngớt. Mấy người ngồi núp mưa hết kiên nhẫn đợi dứt đã trùm cái capuchon lên đầu bỏ đi mất. Ngồi một mình, tức cảnh sinh tình không sợ ai nghe cô cất tiếng hát nho nhỏ:

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi

Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi

Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu

Ai khóc ai than hờ…

…..

Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây

Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về

Ai nức nở thương đời chân buông mau

Dương thế bao la sầu (Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong)

Đang nhập tâm vào lời bài hát buồn thê lương da diết ấy nên cô không nhận ra người mới đến. Mãi lúc dứt bài, nghe hình như có tiếng thở nhè nhẹ của ai đó. Ngoảnh lại sau lưng, bóng người đang ngồi lặng lẽ tự hồi nào. Hơi ngượng vì bị bắt gặp mình hát –  số là cô có tính mắc cỡ–  nên nhìn lại lần nữa cho rõ mặt. Một phụ nữ châu Á.

– Xin chào chị!

Người ấy cất tiếng. Ô, cùng là đồng bào với mình đây. Bích chào lại:

– Chào chị! thật vui gặp chị là người Việt Nam ở đây.

– Bài hát hợp với cảnh nghe buồn quá phải không chị?

Chị không trả lời vào câu nói của Bích mà nhắc về bản nhạc Bích vừa hát, cô đỏ mặt dù trời đang lạnh, cười chữa thẹn:

– Em tưởng không có ai nên tức cảnh sinh tình hát chơi đó mà, dở gần chết.

– Không đâu, chị hát hay lắm, nhất là phù hợp với cảnh trời đang mưa rả rích nữa nên rất truyền cảm đó.

– Cám ơn chị.

Người phụ nữ đứng dậy, tự động qua ngồi chung bàn với Bích. Trao đổi chuyện trò. Để bắt đầu một tình bạn từ đó.

Lệ– tên người phụ nữ,lớn hơn Bích vài tuổi. Tức cũng đã sống quá nửa thế kỷ.Phải lần tái ngộ gần đây, thân thiết nhau hơn Lệ mới hé lộ chút tâm tư với Bích :

– Hơn nửa thế kỷ nhưng đôi lúc mình có cảm tưởng như già trăm tuổi và nếu ví cuộc đời là sân khấu thì mình đã đóng qua cả chục vai tuồng vui buồn hạnh phúc khổ đau…gì cũng có đủ hết.

– Hiện giờ chị Lệ đóng vai tuồng nào?

– Người-lạc-loài, đang đi tìm kỷ niệm. Hình không bắt, toàn bắt bóng. Hiện tại không sống, chỉ chìm trong quá khứ. Mỗi người chỉ có một đời, mình biết mình đang để lỡ nó nhưng vẫn không làm khác được.

– Theo Bích thì bắt hình hay bắt bóng gì không quan trọng, miễn sao nó khiến mình hạnh phúc là đủ. Thế chị Lệ có thấy hạnh phúc không?

– Chả biết. Lâu rồi mình không còn phân biệt được vui hay buồn nữa.

Giống như căn phòng được chia hai bằng một sợi dây mỏng manh chăng ngang để làm biên giới, nửa nầy là niềm vui nửa kia là muộn phiền. Phút trước đang trong tâm trạng vui vẻ, chỉ cần một ý nghĩ bi quan nào đó chợt đến thế là tích tắc sau mình đã bước qua sợi dây để vào phần tăm tối rồi. Và ngược lại. Mãi thành quen, tới nỗi muốn vui thì mình hướng tư tưởng đến chuyện vui, muốn buồn thì hướng tư tưởng sang chuyện buồn. Vì như đã nói, Lệ đã trải qua quá nhiều cảnh đời, giờ mình không còn muốn gì, chờ đợi gì. À, có lẽ chờ đợi tử thần mang mình rời khỏi thế gian nầy thôi.

Bích nhìn Lệ, không biết trả lời sao. Đoán được ý nghĩ Bích, Lệ tiếp:

– Bích đừng thương hại mình nhé vì mình không có gì để phải thương hại cả. Nhiều người gặp cứ nói sao trông mình có cái vẻ tội nghiệp thế nào ấy, mà cái người tội nghiệp mình chắc gì họ đã hạnh phúc sung sướng như mình từng hạnh phúc. Chắc type người của mình kỳ cục thế nào đó gây cho người ta cảm giác như vậy.

Quả thật, dáng dấp Lệ gợi lên hình ảnh người thiếu phụ lạc lõng. Mái tóc dài đen nhánh chỉ thấp thoáng vài sợi bạc (Lệ nói sẽ nuôi tóc dài đến chết vì mình hỏi chồng yêu mình ở điểm nào, anh nói yêu tất cả mọi thứ từ vóc dáng cho tới tâm hồn mà mái tóc của mình chiếm phần rất quan trọng. Hỏi vì sao thì anh nói bởi suốt thời gian đầu anh đi theo mình chỉ được ngó từ sau lưng, thấy mái tóc nhiều hơn gương mặt nên gắn bó với nó là vậy). Vóc người mảnh khảnh, đôi mắt nhìn người đối diện mà như nhìn vào một cõi xa xăm riêng lẻ. Miệng Lệ tuy nở nụ cười, Bích vẫn không đọc được niềm vui nào cả. Nhất là giữa đám đông, cái vẻ cô đơn của Lệ càng nổi bật.

3

Lệ và Bích thường gặp nhau mỗi sáng ở Lion Park để đi bộ, tập thể dục. Hai người có vẻ hợp nhau nên sau khi đã vận động xong thì tìm băng ghế dưới bóng râm của tàng cây to ngồi gần trưa mới chịu từ giã. Có hôm đi ăn bên ngoài, có lần cùng tham dự buổi họp mặt của cộng đồng người Việt, hay đến xem ca nhạc gây quỹ giúp những người tỵ nạn cuối cùng còn kẹt ở Phi Luật Tân, Thái Lan, có lần đi chùa nhân lễ Phật Đản. Hoặc đi chơi xa, như Whistler-một địa điểm du lịch kết hợp trượt tuyết nổi tiếng từng tổ chức Thế Vận Hội Olympique Mùa Đông 2010 cách Vancouver 120 km. Hay đi cầu treo Capilano, leo núi, vào Thư Viện Quốc Gia đọc sách…

Càng vào chỗ đông người thì cái vẻ lạc lõng cô đơn nơi Lệ càng in đậm nét. Mặc dù chị cũng chào hỏi mọi người, cũng thành kính lễ Phật, cũng lắng nghe ca sĩ diễn tả bài nhạc, vỗ tay tán thưởng ra vẻ nồng nhiệt, cũng tham dự các trò vui chơi sống động ngoài trời nhưng Bích vẫn có cảm tưởng tâm trí Lệ bay tận nơi xa xôi nào chứ không chú mục vào cử chỉ chị thực hiện, vào lời chị thốt, vào hành động chị tỏ lộ.

Luôn luôn, khởi đầu chị tham gia vào mọi sinh hoạt một cách bình thường. Nhưng gần cuối buổi thì chị lấy cớ gì đó để tách ra đứng riêng một góc hay lùi về phía sau. Chị đứng một mình, như kẻ lạc loài.

Bích nhớ mãi hình ảnh Lệ hôm cùng chị và vài người bạn đi dạo trên bãi biển English Bay Beach. Chị khoác áo len mỏng màu kem bên ngoài chiếc áo đầm lam đậm, mái tóc dài tận eo khẽ lay động bởi làn gió từ biển Thái Bình Dương thổi vào cùng lúc vạt áo cũng lất phất bay. Ánh tà dương chiếu lên tóc lên áo sắc vàng nhoà nhạt trông Lệ như ảo ảnh từ giấc mơ hiện ra. Bích bàng hoàng trân trân nhìn hình ảnh đó cho tới lúc mọi người lên tiếng hỏi cô nhìn thấy gì mà mất hồn thế, cô mới trở về thực tại. Vương vấn mãi câu hỏi: Nằm sâu dưới cái dáng mong manh yếu đuối đó, chị còn chứa điều bí ẩn nào chăng?

Lệ thường đề nghị đưa Bích đi ngắm những công trình kiến trúc nguy nga do con người sáng tạo ở Vancouver nhưng hình như chỉ ở giữa thiên nhiên hùng vĩ thì cả hai mới thật sự cảm thấy đúng là nơi mình cần đến để chiêm ngưỡng và thư giãn.

Trước thiên nhiên, con người trở nên nhỏ bé làm sao.

Trước thiên nhiên, những toan tính danh vọng vật chất của con người chỉ còn là điều quá vụn vặt ti tiện.

Trước thiên nhiên, sầu não vơi đi tâm lắng đọng trong sự an bình. Con người bỗng thánh thiện hơn xích gần nhau hơn.

Cũng nhờ sau nhiều chuyến dã ngoại, cả hai càng thân thiết nhau hơn mà Lệ đã mở cánh cửa tâm hồn vén cho Bích xem một đoạn đời quá khứ của chị.

4

Lệ là chị cả trong một gia đình trung lưu ở một tỉnh lỵ cách Saigon khoảng 200km có bốn chị em gái và hai em trai, ba là kỹ sư công chánh mẹ, là thư ký toà hành chánh tỉnh. Một gia đình mẫu mực tiêu biểu cho nền giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lệ luôn là tấm gương sáng về công dung ngôn hạnh, ở nhà là con ngoan biết đỡ đần ba mẹ săn sóc các em, ở trường là học sinh khá, hiền lành. Tuy trong thời loạn lạc nhưng dường như chiến tranh bỏ quên gia đình ấy nên chị em Lệ sống rất vô tư hồn nhiên, cho đến ngày Lệ 16 tuổi học đệ tam thì bắt đầu xáo trộn khi Định Mệnh xếp đặt cho Tùng bước vào đời cô.

Thần Tình Yêu Cupidon bắn mũi tên trúng tim chàng lính không quân vào một buổi sáng mùa đông trời se se lạnh. Hôm đó anh cùng các bạn từ trên xe jeep bước xuống vỉa hè để vào quán ăn phở, đúng vào lúc Lệ ôm cặp đi ngang. Chỉ một giây ngắn ngủi bắt gặp đôi mắt Lệ ngước lên nhìn anh, Tùng chựng lại như người bị điện giật. Ngẩn ngơ, mất hồn.

Chỉ nhìn thôi, đó nụ cười

Đã lung lay đá, di dời trăng sao! (Th.H).   

Để rồi từ đó chàng cứ lẽo đẽo theo sau lưng nàng những ngày không có phi vụ. Bạn bè chọc ghẹo: “Thằng Tùng mê con nít coi chừng ba mẹ cô ta kiện mầy định dụ dỗ gái vị thành niên là tàn đời nghe con”. Mặc kệ. “Thằng Tùng ăn phải trái cấm của Eva rồi”. Bất chấp.

Buổi sáng theo em đến gần trường thì giả vờ vào quán uống cà phê. Buổi trưa em rời cổng trường một đoạn thì cái đuôi Tùng xuất hiện đằng sau. Chỉ đi theo từ xa mà không nói năng gì.

Em tan trường về/ Đường mưa nho nhỏ/ Ôm nghiêng tập vở/ Tóc dài tà áo vờn bay

Em đi dịu dàng/ Bờ vai em nhỏ/ Chim non lề đường/ Nằm im giấu mỏ

Anh theo Ngọ về/ Gót giày lặng lẻ đường quê  

         (Ngày xưa Hoàng Thị – Thơ: Phạm Thiên Thư –  Nhạc: Phạm Duy )

Bạn bè lại chọc tiếp: Aha, thằng Tùng si tình nặng rồi, mầy là đứa coi trời bằng vung thế mà lại nhát gan như tên học trò cứ đi theo em mà không dám mở miệng làm quen, thật lạ!

Lúc đầu các nữ sinh cũng tưởng cái anh không quân chắc ở đâu mới đổi đến tình cờ đi cùng con đường rợp tà áo dài như đàn bướm trắng, nhưng mấy tuần sau thì họ bắt đầu bàn tán. Cái ông nầy chắc chắn là để ý ai trong chúng ta đây nên cứ chờ giờ chúng mình đi học và ra về là theo nè. Mà chả biết ổng theo ai vậy ta? Vì đâu thấy ổng làm quen với ai.

Nhìn tới nhìn lui đoán già đoán non, có phải chị Liễu học đệ nhị C1 không, chị nầy vóc dáng liêu trai nổi tiếng lãng mạn. Hay chị Ánh học đệ nhất A2 đẹp như minh tinh Thẩm Thuý Hằng. Mà không chừng là nhỏ Hoa học đệ tứ, không xinh gì mà điệu đà xí xọn thấy ghét đó..v..v…có người còn đoán xa hơn: Hay ổng thương cô giáo sư D. đẹp nhất trường của tụi mình?

Đề tài nóng bỏng cho các nữ sinh xầm xì, mỗi người một câu, mỗi người một ý kiến. Rình mò các cô mà họ nghi là đối tượng của ông thiếu uý si tình nọ. Như cố tình kéo dài cuốn phim cho thêm hồi hộp, “ông lính” vẫn không có ý “tiếp cận mục tiêu”, còn các cô bị tình nghi thì càng làm duyên làm dáng rõ ràng hơn. Đám nam sinh tức tối rủa thầm đồ thằng cha không quân mắc dịch, dám xâm phạm mảnh đất của bọn mình. Thích ai thì cứ làm quen liền đi, đừng có mà dạo tới dạo lui dòm ngó láo liên như cái thằng ăn trộm đó.

Thỉnh thoảng anh vắng mặt vì phải bay xa khiến các cô trông ngóng bồn chồn để rồi vài ngày sau xuất hiện cho giọng nói tiếng cười các cô lại ròn rã vang lên.

Lệ lúc đầu không quan tâm đến những lời bàn tán vì tâm hồn ngây thơ như một tờ giấy tinh khôi của cô gái 16 tuổi nghĩ đó là dành cho các chị lớp lớn chứ mình chỉ là một nhóc con mới bắt đầu trổ mã hồi đầu niên học ăn chưa no lo chưa tới. Nội việc mấy cậu cùng lớp nhìn lén qua cửa sổ hay trong giờ học là cô đã cảm thấy khó chịu rồi đây.

Tùng cứ lượn lờ như vậy mấy tháng cho đến hè mới mở “chiến dịch tấn công” vì biết nếu chần chừ thì mất dấu Lệ. Trong ba tháng không được gặp– dù chỉ được nhìn từ sau lưng là chánh– làm sao anh chịu nổi sự trống vắng, còn chưa kể nhỡ có kẻ thứ hai nào len lén nhảy vào cuỗm mất thì khóc hận.

Trưa đó chờ Lệ đi hết đường Áo Trắng (tức con đường chánh dẫn đến trường) học sinh tản mác mọi hướng chỉ còn lác đác vài người thì Tùng tiến lên đi song song với Lệ và hỏi chuyện làm quen. Lệ run như cầy sấy, Tùng vụng về như con trai mới lớn thật hoàn toàn trái ngược với một Tùng ngổ ngáo đào hoa.

Mọi người vở lẽ nhìn Lệ như kết án: “Tầm ngầm mà đấm chết voi, không ngờ con Lệ mới 16 tuổi mà đã bầy đặt yêu với đương. Nó kín dữ, báo hại mấy người kia lâu nay tưởng bở cứ õng a õng ẹo, giờ bẻ mặt chưa”.

Lệ giận mà không biết sao để thanh minh, vì chuyện“ông không quân” thích mình hồi nào chính mình còn không biết thế mà họ lại đổ lỗi do mình. Ổng thích là quyền của ổng, sao ngăn cấm được.

Vừa xấu hổ vì bị mang tiếng oan, vừa sợ ba mẹ biết cô đâm ghét lây Tùng, nghĩ cách trốn là quá giang xe đạp của Ngọc, cô bạn thân để Tùng hết gặp. Mấy ngày liên tiếp Lệ ngồi núp sau lưng Ngọc, khi xe chạy ngang chỗ Tùng đứng cạnh gốc cây bằng lăng cô len lén nhìn dưới vành nón lá cái dáng anh bồn chồn gương mặt trông ngóng về đầu con đường, cô mỉm cười thích thú vì thoát nạn.

Nghĩ bụng: Cho đáng kiếp nhé. Ngọc nói:

– Lệ ác quá.Nhìn mặt ổng tiu nghỉu Ngọc thấy tội nghiệp ổng sao ấy.

– Tội gì mà tội, ai biểu ổng làm Lệ mang tiếng chi.

Tưởng Tùng bỏ cuộc nhưng không ngờ anh “lỳ” hơn.

Anh chận một cô trước giờ mỗi lần đi ngang anh thường hát vu vơ vừa nhìn anh vẻ mặt lém lỉnh bài Ngày xưa Hoàng Thị:

Bao nhiêu là ngày/ Theo nhau đường dài/ Trưa trưa chiều chiều/ Thu đông chẳng nhiều/ Xuân qua rồi thì/ Chia tay phượng nở sang hè

hoặc :

Cho anh xin số nhà này cô em xinh nét hiền hoà

Cho anh xin số nhà cho anh xin biết tên đường

Và xin cho anh biết tên em luôn

(Cho Anh Xin Số Nhà, nhạc Trần Thiện Thanh)

để hỏi thăm về cô bé tóc dài sao đâu mất tiêu. May mắn cô này học khác lớp nhưng nhà cùng phố với Lệ liền nhanh nhẩu ra điều kiện là anh phải hối lộ chầu kem, yaourt, chè…thì mới kể cho nghe. Thế là chiều đó sau khi cùng ngồi ăn kem với cô bé và khoảng chục đứa bạn của cô thì anh được cung cấp đầy đủ thân thế tên tuổi Lệ và nguyên nhân sự biến mất của cô.

A thì ra thế. Vậy mình phải đổi chiến thuật, tìm cho ra nhà nàng, làm quen với hai cậu em trai 13, 12 tuổi nhờ làm nội ứng. Gì chứ chuyện này không có gì khó. Tấn công trực diện không được thì đi đường vòng vậy.

Cuốn truyện đầu tiên xuất hiện trong nhà Lệ do hai đứa em trai tha về là  Uyên Ương Gãy Cánh của Kahlil Gribran, kể về mối tình chung thuỷ tuyệt vời mà buồn thảm khiến trái tim ngây thơ của Lệ thổn thức đau xót mãi nhưng đồng thời gieo vào đầu óc cô ước mơ thầm kín là sau nầy mình cũng sẽ gặp được một người yêu lý tưởng như nhân vật trong truyện vậy.

Rồi lần lượt truyện của các văn thi sĩ Lệ yêu thích: Duyên Anh, Nhã Ca, Mai Thảo…thơ Nguyên Sa, Đinh Hùng… Hỏi ở đâu thì chúng nói của bạn cho mượn. Lệ ngạc nhiên:

– Ủa, bạn em mới có 12,13 tuổi đã biết thưởng thức thơ tình và đọc mấy truyện nầy rồi hả ?

– À…thì của anh chị nó, nó lấy cho em mượn. Em đem về cho các chị đọc vì biết chị thích đọc sách.

Càng ngày sách truyện càng nhiều. Lạ điều là còn mới tinh như thể chưa từng có người lật trang nào. Lệ nhắc đem trả bớt thì chúng ậm ừ: Kệ, nó chưa đòi mà. Thấy vô lý quá, nhưng có hạch hỏi mấy thì hai cậu em lắp bắp cái gì trong miệng nghe chẳng rõ rồi chạy đi chơi chỗ khác để Lệ đừng có cơ hội vặn hỏi tiếp.

Một hôm nghe chúng tranh luận nhau về trực thăng, phi cơ gì đó hăng hái  như thể am hiểu lắm. Thỉnh thoảng cuối tuần chúng xin phép ba mẹ cho “tụi con đi cắm trại với bạn”, đi cả ngày chiều về châu đầu vào nhau bàn tán gì có vẻ thích thú hễ thoáng thấy có người lại gần là nín bặt.

Ba tháng hè cũng qua để bắt đầu cho năm học đệ nhị (lớp 11).

Ông lính không thấy xuất hiện trên con đường Áo Trắng nữa nên Lệ trở lại đi bộ như thói quen vì từ nhà đến trường chỉ khoảng 20’. Hình như có một sáng khi đi ngang quán cà phê, Lệ loáng thoáng thấy bóng các ông phi công ngồi đầy một bàn ngoài hiên, cô sợ hãi vội nhìn thẳng rảo bước cho thật nhanh tim đập dồn dập, còn nghe văng vẳng tiếng ai huýt sáo điệu nhạc: Ngày nào cho tôi biết, biết yêu em rồi tôi biết tương tư

Ngày nào biết mong chờ, biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa…

            (Ngày nào biết tương tư, Phạm Duy)

Vào lớp các bạn nhận xét:

– Chỉ ba tháng hè mà Lệ thay đổi thấy rõ. Mắt long lanh môi hồng đào tóc đen huyền, xinh quá là xinh. Chả trách các anh con trai cứ giả vờ đi ngang hoặc đứng ngóng cổ qua lớp tụi mình quá trời.

– Ô các bạn nói quá, Lệ không có đâu. Cô chống chế, đỏ mặt.

5

Chị Lệ đứng lên đi rót hai ly nước lạnh mời Bích một ly. Tiếp xúc với Lệ đã nhiều, nhưng lần đầu Bích mới thấy Lệ biểu lộ tâm trạng qua giọng nói sôi nổi háo hức ánh mắt sáng ngời. Bích cứ nhìn chằm chằm Lệ, nghĩ thầm giờ mới khám phá thêm một tính chất khác của Lệ đây.

Loại trừ những nếp nhăn, những dày dạn bởi dấu ấn thời gian mà đoán dung nhan “cô nữ sinh Lệ” của mấy mươi năm trước, chắc hẳn rực rỡ mơn mởn như đoá mẫu đơn nhẹ lay trước làn gió xuân khiến ai nhìn cũng đem lòng say mê. Đây mới thật sự người con gái của ngày xưa Tùng yêu, chứ “chị Lệ” mà Bích quen là một người cách biệt, lặng lẽ thờ ơ với thế giới bên ngoài. Một kẻ- lạc- loài, như chị tự nhận.

Uống xong ngụm nước, chị kể tiếp:

– Hồi 16 tuổi được anh Tùng theo đuổi, mình sợ và ghét ảnh gần chết nhưng lên 17 tự nhiên yêu ảnh lúc nào không hay. Bữa tối nọ nhân lúc ba má đi thăm bạn, hai cậu em trai đưa cho mình một cuốn tập khá dày kêu Lệ đọc. Mở xem thì là quyển nhật ký, nét chữ thật bay bướm, đầu trang gởi cho Lệ. Hỏi của ai đưa, lúc đầu chúng chối quanh, nói là không biết tụi em đi học thì có một anh chận đường hỏi phải tụi em là em của chị Lệ không, tụi em gật đầu thì anh nói nhờ chuyển cho chị dùm. Mình biết tụi nó nói dóc nên căn vặn đủ cách từ nói ngọt đến nổi giận doạ nạt đòi quăng vào sọt rác quyển nhật ký, lúc ấy chúng mới khai thật là của Tùng mà chúng đã quen từ hồi mùa hè rồi. Chúng khoe đủ thứ nào là “anh Tùng dễ thương lắm, hay rủ tụi em đi coi đá banh, dẫn tụi em đi ciné, dẫn tụi em đi coi xiếc. Có một lần anh dẫn vào phi trường chơi, chỉ tụi em xem chiếc máy bay ảnh thường lái nữa”.

Nghe nói mình sợ xanh mặt. Trời ơi sao tụi em gan vậy dám vào chỗ lính tráng, rủi ba mẹ biết được là bị đòn chết. Cái ông nầy bậy bạ, dụ dỗ rủ rê con nít vào chỗ nguy hiểm. Tụi nó bênh vực Tùng:

– Lỗi của tụi em năn nỉ quá nên anh mới đưa vào một lần, mà đứng từ khu gia binh nhìn chứ đâu có lại gần máy bay đâu mà chị lo.

Thì ra những quyển truyện, thơ chúng nó mang về đều là của Tùng gởi cho mình cả.

Có lẽ mình bắt đầu yêu Tùng từ lúc đọc quyển nhật ký của anh, trong đó anh tả chi tiết cái giây phút định mệnh từ trên xe jeep nhảy xuống để vào quán uống cà phê ăn sáng với đồng đội vừa lúc mình trờ tới, ngước cặp mắt nai nhìn anh khiến tim anh như ngừng đập, rồi những ngày lượn tới lượn lui trên đường mình đi học bị mọi học trò dòm ngó trêu chọc, anh bảo: “anh cũng quê lắm nhưng cố trân mình chịu trận nhờ vậy viên- ngọc- hiếm mới về tay anh được chứ”. Những bài thơ tình viết tặng cô- nữ-sinh-tóc-dài trong những đêm mất ngủ mơ tưởng về Lệ, những lần hành quân máy bay đồng đội bị trúng đạn nổ chết tan xác trên không khiến anh trăn trở với câu hỏi: “Yêu em, muốn được tình yêu của em. Nhưng lỡ Mai mình không về/Thì thương người vợ trẻ chờ mong (thơ Hữu Loan.

Nhưng rồi tình yêu đủ sức mạnh xua đi những ý nghĩỉ tiêu cực, anh quyết định chinh phục mình chứ không bỏ cuộc..v..v.. Ôi đọc mà cảm động quá đi mất.

Khi đã thành vợ anh rồi mình hỏi anh dám lượn tới lui trên đường mấy tháng trời mà sao không làm quen với mình liền cho khỏi bị cả trường biết ê mặt thế, anh nói cũng muốn làm quen lắm chứ nhưng vì…nhát, Bích thấy có tin được không? Mình nói anh xạo, anh đưa cánh tay trái lên trời– anh thuận tay trái– như người xin tuyên thệ, nói: anh thề nói đúng sự thật. Em không tin hỏi các bạn anh thì biết, tụi nó chế nhạo anh dài dài đó.

Thế là yêu, bằng cả trái tim ngây dại.

Với sự trợ giúp của mấy đứa em, mình hẹn hò với Tùng mà ba mẹ không hay biết. Việc học hành bắt đầu sa sút, vì lo đi chơi còn tâm trí thì giờ đâu mà học nữa. Cả trường đều biết “con Lệ là bồ của ông không quân” mình cũng mặc kệ lời đàm tiếu mà ngược lại còn hãnh diện nữa chứ.

Mình chỉ sợ ba mẹ hay được là chắc chết vì Bích biết rồi đó, thời xưa chuyện con gái tự ý quen với trai là bị nghiêm cấm tuyệt đối đúng không. Nhưng bí mật gì rồi sớm muộn cũng lộ, bữa trưa nọ bạn của ba mẹ nhìn thấy mình đi xem ciné với Tùng nên mách lại. Bích tưởng tượng xem với người mang quan niệm phong kiến biết đứa con gái hiền lành ngoan ngoãn mới 17 tuổi đã hẹn trai đi vào rạp ciné thì giận đến cỡ nào. Hơn nữa, còn do bạn bè kể lại có nhục nhã không. Thế là từ đó mỗi sáng ba mẹ thuê chiếc taxi tháng chở bốn chị em gái tới trường, tan học đón về chứ không cho đi bộ nữa. Ngoài giờ ở trường thì cấm ngặt ra đường ngoại trừ có mẹ đi kèm. Mình nhờ hai cậu em thông báo cho anh Tùng sự việc, tạm thời không gặp nhau chờ tình hình lắng dịu.

Không gặp mặt thì viết thư. Những lá thư tình ngập tràn niềm thương nhớ, mùi mẫn da diết. Cái gì càng bị cấm đoán thì càng có tác dụng ngược lại, tình yêu cũng thế. Sau một tháng bị xa nhau mình tiến đến giai đoạn thỉnh thoảng cúp cua. Sáng cũng đến lớp dự chừng hơn 1giờ, mình giả bộ nhức đầu xin cô cho về, thật ra để hẹn với Tùng. Gần đến giờ tan trường mình về nhà trước dặn các em nói chị Lệ bịnh để ba mẹ có hỏi chú tài xế chứng nhận.

Rồi sự dối gian cũng đổ bể vì trường gởi thư cho ba mẹ báo là mình bỏ giờ khá nhiều. Từ chỗ là học sinh giỏi nay tụt hạng xuống gần áp chót. Khỏi nói không khí trong nhà mình căng thẳng đến mức nào. Ba lúc nào cũng hầm hầm giận dữ, mẹ khóc lóc đau khổ, các em gái sợ sệt rút vào phòng để tránh cơn thịnh nộ của ba.

Tối nọ, chờ các em đi ngủ, ba mẹ kêu mình ra hạ tối hậu thư kêu mình phải chọn một trong hai: hoặc phải chấm dứt liên lạc với Tùng, lo học hành nghiêm chỉnh, hoặc lấy chồng. Nghe nói lấy chồng, mình thoáng mừng thầm là được phép làm vợ Tùng. Nhưng niềm vui vội tắt ngay khi ba nói là sẽ gả mình cho anh Nguyên con trai người bạn thân của ba vừa ra trường cũng cùng ngành kỹ sư công chánh “chứ đừng hòng ba cho phép lấy thằng đó”. Mình khóc nấc,làm liều hỏi ba:

– Nhưng vì sao ba ngăn cấm? Anh Tùng có làm điều gì sai đâu, chúng con yêu nhau thật tình mà.

Ba gào lên, âm điệu vừa tức giận vừa đau khổ:

– Ba cấm là ba thương con đó, ba không muốn nhìn con gái ba trở thành goá phụ lúc chưa tới tuổi hai mươi con có biết không hả?

Mình ngỡ ngàng.Từ lúc yêu Tùng chưa bao giờ ý niệm đó vụt qua trong đầu. Goá phụ. Quyển nhật ký của Tùng có nhắc, nhưng khi yêu nhìn đâu cũng toàn màu hồng nên mình nghĩ nó xảy đến với người khác chứ không thể đến với bản thân mình được. Giờ nghe ba nói mới giật mình. Ừ, sao mình không hề nghĩ chiến tranh sẽ cướp Tùng bất cứ lúc nào nhỉ. Nhưng không, Tùng mạnh mẽ đầy đam mê nhiệt huyết anh hiến dâng trọn vẹn cho tổ quốc và tình riêng sao có thể lìa bỏ cuộc đời dễ dàng được. Mình cãi:

– Đâu phải ai có chồng lính cũng đều thành goá phụ hết, đâu phải hễ làm lính thì không được quyền có vợ con hạnh phúc hả ba.

– Ba cấm con, đồ ngỗ nghịch mất dạy.

Ba định giơ tay tát mình nhưng có mẹ ngăn. Ba ra hạn trong vòng một tuần mình phải quyết định. Biết tính ba cương trực, nói là làm nên mình tìm cách nhắn gặp Tùng báo tin xấu. Anh thẫn thờ gục mặt, còn mình chỉ biết khóc.

6.

Nói đến đây Lệ nghẹn ngào rưng rưng nước mắt.

– Thế là hai anh chị xa nhau ?

– Không, Lệ trốn nhà theo Tùng.

– … ?

– Thật. Ngay hôm đó anh đánh liều đến nhà thưa chuyện cùng ba mẹ Lệ nhưng bị ba từ chối thẳng thừng và cấm từ đây về sau không được gặp gỡ tiếp xúc với Lệ. Nhưng hôm sau chúng mình lại lén lút hẹn gặp nhau nữa. Tùng mặt hốc hác râu mọc tua tủa nắm tay mình ánh mắt tha thiết mà cương quyết, nói: Anh không thể sống thiếu em, chúng mình phải tìm mọi cách để được gần nhau. Em có yêu anh và nhất quyết sống chết với anh không?

Thoạt đầu nghe Tùng hỏi vậy mình cứ tưởng anh rủ hai đứa cùng tự tử như chuyện tình Romeo & Juliette chứ. Mình hơi hoảng vì có muốn chết đâu. Như đọc được ý nghĩ của mình, anh ôm chặt mình trấn an là anh không có ý định hèn nhát như vậy vì “cuộc đời chúng ta còn dài, anh còn yêu em nhiều quá sao vội chết được”. Anh đề nghị một giải pháp mà lúc vừa nghe xong mình cứ tròn mắt tim muốn nhảy khỏi lồng ngực. Chúng mình bàn bạc kế hoạch chớp nhoáng cho việc tày trời là bỏ nhà theo anh, mọi việc xảy ra như dự tính chỉ có thay đổi nơi trốn thôi. Anh định đưa mình về giấu ở nhà ba mẹ anh.

Sau khi hai đứa nói chuyện xong thì anh xin nghỉ phép một ngày cấp tốc về Saigon thú thật ý định với mẹ. Bà nhìn anh với ánh mắt nửa nghiêm khắc nửa thương cảm nhưng lắc đầu:

– Từ nhỏ má đã biết con là đứa ngang bướng coi trời bằng vung hễ thích gì là làm đó không ai cản được. Như việc con có học bổng du học Mỹ, thế mà giờ chót con đổi ý đăng lính má khóc hết nước mắt cả nhà nói gì cũng không lay chuyển. Má tuy buồn nhưng hiểu suy nghĩ của con là muốn gánh vác trách nhiệm của trai thời chiến, má hãnh diện. Còn lần nầy con định rủ rê con gái người ta, sằng bậy vậy mà còn muốn ba má đồng loã à?

– Cuối cùng anh chị đi đâu?

Lệ vừa khóc vừa cười:

– Buổi sáng bốn ngày sau mình cũng mặc áo dài đi học bình thường. Chiếc cặp thay vì đựng sách vở thì chứa hai bộ quần áo. Chờ chú tài xế thả mấy chị em chạy khuất thì 5’ sau mình trở ra cổng lúc đó xe jeep chở Tùng vừa trờ tới tắp vào lề là mình leo lên ngồi núp băng sau, anh lính lái một mạch đi trốn.

– Trời! Cứ như trong phim.

– Còn ly kỳ hơn trong phim ấy chứ. Tưởng tượng bom nổ có khi chấn động còn thua cái tin mình bỏ nhà trốn đi nữa là khác nhất là ở một tỉnh lẻ. Từ chỗ làm của ba mẹ đến trường học, mọi người bàn tán xôn xao. Mình thì không có ở đó để nghe để thấy chỉ tội cho ba mẹ và các em gái nhục nhã đến cỡ nào. Sợ ba tố giác anh tội dụ dỗ gái vị thành niên chắc chắn sẽ bị đưa ra hội đồng kỷ luật quân đội không chừng bị tù hay giáng chức, Tùng được một số bạn trung thành giúp giấu mình ở nhà mẹ của anh Mạnh cùng tiểu đội bay với Tùng tận vùng quê hẻo lánh để không ai dò ra tung tích. Làng đó khá yên bình vì nhiều gia đình có con trai trong quân đội.

Ngày nào không đi bay là anh vù đến thăm mình, gặp nhau lén lút vội vã cứ lo ba cho người theo dõi tìm đến bắt mình về. Nhưng ba quá xấu hổ đã tuyên bố từ con, cấm tuyệt đối mẹ và các em không ai được nhắc tới tên mình. Những gì liên quan đến mình như sách vở quần áo phải tiêu huỷ hết.

Sống trong sự phập phồng lo sợ trốn tránh như vậy mà tình yêu của mình dành cho Tùng không hề suy suyển, trái lại nữa chứ.

Anh Mạnh chỉ còn mẹ và em gái 15 tuổi sống trong căn nhà lợp ngói nho nhỏ hai buồng khá tươm tất ngăn nắp. Chung quanh là vườn trồng cây ăn trái làm kế sinh nhai. Sau nhà có cái ao thả bông súng cùng rau muống. Mấy ngày đầu vì sợ ba mẹ đi tìm mình trốn biệt trong gian buồng của anh Mạnh để trống giờ dọn dẹp nhường cho mình ngủ tạm. Còn mẹ và em gái anh ngủ chung ở gian bên cạnh. Người quen đến nhà chơi bác giới thiệu mình là cháu gọi bằng mợ dâu ở thành phố vì bị bịnh nên cho về quê để dưỡng. Dân thôn quê tính tình bộc trực, nghĩ sao nói thẳng vậy, hỏi:

– Ủa, cháu mặt mày hồng hào phổng phao vậy mà bịnh gì?

Mình ấp úng không biết trả lời sao thì mẹ anh Mạnh nhanh trí hơn:

– Saigon bụi bặm nên cháu bịnh về đường hô hấp, gái mới lớn nên dù bịnh cũng đâu có lộ ra mặt như lớp già tụi mình.

Nghe có lý nên họ cũng tin.

Tưởng cũng nên kể thêm là nếu chưa hiểu người dân nông thôn thì mình sẽ cho là họ tò mò suồng sã vì họ thích vào nhà ai là cứ vào tự nhiên bất cứ giờ giấc nào trong ngày, không thấy chủ nhân họ cũng cứ việc thẳng tuột từ trước ra sau hè cất tiếng kêu í ới. Đi ngang bếp tiện tay mở nắp vung nồi xem hôm nay mình ăn món gì, hoặc nghiêng ngó vào buồng xem có mình ở đó không… Nhưng theo thời gian thì mình nhận ra tình cảm của họ rất sâu đậm chân thành đúng nghĩa “tình làng nghĩa xóm chia ngọt xẻ bùi”. Hễ có món gì ngon là họ chia nhau nhà này nhà kia cùng ăn. Tô chè, dĩa xôi đậu xanh, canh bí rợ hầm dừa, gà kho sả…

Trở lại chuyện của mình, dần dần theo thời gian không thấy ba cho người đến tìm mình bớt sợ mới dám ra ngoài hoà mình vào sinh hoạt của gia đình. Mình tập ra vườn nhổ cỏ, hái đọt rau lang, bó rau muống, cọng bông súng thành từng bó nhỏ để người đặt mua đến lấy. Mùa trái cây chín, bạn hàng gom mua mình cũng thức sớm để trông coi tiếp bác.

Mình biết thế nào là cơ cực từ lúc đó.

Mẹ anh Mạnh như người mẹ thứ hai của mình, bà thương yêu chăm sóc mình y như con ruột. Cô em gái quấn quýt ít khi rời, ngoại trừ lúc đến trường. Nhờ vậy mà mình đỡ phần nào nỗi nhớ ba mẹ và các em.

Có lẽ nhờ vận động thể chất và được ở ngoài trời hít thở không khí trong lành nhiều nên mọi người đều khen mình mặn mà hơn lúc mới đến.

Tùng mỗi lần lãnh lương là phụ chút ít với mẹ anh Mạnh, tự đi chọn vải may cho mình thêm quần áo, mua đồ dùng cần thiết vì mình không dám rời nhà bác ra khỏi xóm. Mỗi lần anh đến thăm là mỗi khoảnh khắc quí giá ngập đầy hạnh phúc vui như hội tết trẻ con. Chúng mình ra ngồi dưới tàng cây ổi cạnh cầu ao, anh thường vuốt ve mái tóc và an ủi mình cố gắng chịu khổ vì xa cách thêm vài tháng “rồi khi sum hợp anh sẽ đền bù cho em”.

Ngày mình đủ 18 tuổi cũng là ngày mình làm giấy kết hôn chính thức thành vợ của Tùng. Mọi người quen đều thở phào nhẹ nhỏm mừng cho hạnh phúc hai đứa. Anh chở mình về đơn vị tổ chức một tiệc nho nhỏ giữa các đồng đội có mẹ và em gái anh Mạnh đến dự. Áo cưới của mình là chiếc áo dài trắng mặc hôm trốn đi. Sau đó chúng mình thuê một căn nhà nhỏ ở gần phi trường sống đoàn tụ.

Bích nói:

– Bích phục chị Lệ thật. Không ngờ trông chị yếu ớt vậy mà gan dạ canđảm quá trời đất.

– Ngây thơ thiếu suy nghĩ thì có. Chắc lúc đó do bị lời đe doạ của ba đẩy chúng mình vào chân tường bắt phải cắt đứt ngay lập tức mà tình yêu thì đang ở trên đỉnh cao nhất, chúng mình không còn thời gian để cân nhắc đắn đo nên liều lĩnh chọn đi theo tiếng gọi của trái tim, chứ nếu ba cho mình thời hạn vài tháng thì chắc mình đã không dám hành động nông nổi. Mà Bích biết không? Chúng mình mang mặc cảm tội lỗi vì đã đem danh dự gia đình chôn xuống bùn nhưng mình không bao giờ hối tiếc cho quyết định đó. Anh Tùng đã thương yêu che chở bảo bọc mình và hai con hết sức như có thể. Anh nói anh có làm bao nhiêu cũng không bù đắp nổi những mất mát mình đã vì anh mà hy sinh. Mình cãi lại: Sao gọi là hy sinh, em vô cùng may mắn có người chồng như anh vì chúng mình yêu và được yêu. Thử hỏi trên đời nầy có bao nhiêu mối tình đầu được sum hợp như chúng mình hả anh.

Câu nói trong các tiểu thuyết mùi mẫn “một túp lều tranh với hai quả tim vàng” thế mà có thật đó Bích.

– Hai anh chị may mắn có cuộc tình quá tuyệt vời, Bích mừng cho chị.

7.

Nhưng hạnh phúc của chúng mình sớm sụp đổ cùng với mệnh nước. Khỏi kể thì Bích cũng quá hiểu rồi. Ba mẹ hoảng loạn chạy đến căn nhà ọp ẹp để mang mấy mẹ con mình về. Mấy năm không gặp, ba già đi nhiều. Hai cha con ôm nhau khóc sướt mướt. Ba nói: Tuy con khiến ba mẹ nhục nhã, vì sĩ diện ba từ bỏ con nhưng tự thâm tâm ba biết con đã chọn được người chồng xứng đáng. Ba vô cùng ân hận đã đẩy con vào cảnh bơ vơ do sự hẹp hòi ích kỷ của mình, cũng vì sợ con khổ nếu lấy chồng lính mà thôi, con đừng giận ba.

Nghe những lời tâm sự thốt ra từ miệng ba –  một người đàn ông quyền uy và cương trực mình càng khóc dữ. Chính mình là đứa con bất hiếu đã làm nhục tông môn thế mà ba lại an ủi mình như ba là người có lỗi.

À quên kể, lúc mình về sống công khai với Tùng thì mẹ và các em đã lén ba tìm cách liên lạc với mình, thường xuyên lại thăm các cháu tiếp tế đủ thứ vì biết lương trung uý của anh Tùng quá khiêm tốn (lúc này anh lên lon). Có lần cháu lớn bịnh sốt xuất huyết nặng nếu không có mẹ giúp thì chắc cháu không sống tới ngày nay. Ba nói ba nhờ đàn em theo dõi tin tức của vợ chồng mình, biết việc mẹ và các em thường gặp mình nhưng giả lơ.

Phần ba mẹ của anh Tùng cũng vậy. Mẹ anh không ra mặt vì ngại ba mẹ mình biết sẽ mắng là không biết dạy con trai, nhưng ngầm liên lạc với mẹ anh Mạnh gởi gấm nhờ trông coi cô dâu tương lai. Sau đó khi vợ chồng mình đã danh chính ngôn thuận thì ba mẹ Tùng chính thức đến nhà tạ lỗi và xin làm đám cưới cho chúng mình theo đúng phong tục nhưng ba mình giận từ chối không tiếp. Đến câu hỏi mà Bích sợ phải nghe trả lời:

– Còn anh Tùng lúc ngày 30 tháng tư thì thế nào?

– Đau đớn thay, anh chết vào đúng những ngày tàn cuộc chiến. Chết tan xác cùng với chiếc phi cơ anh lái, đồng đội anh chứng kiến về báo lại. Giống như anh đã từng chứng kiến cảnh tương tự của một vài bạn bè trước kia vậy.

Không khí chùng xuống nặng nề sau câu trả lời của Lệ. Hai thiếu phụ ngồi lặng lẽ hồi lâu. Giọng Lệ thảm sầu:

– Có một bài thơ của Lê Thị Ý được Phạm Duy phổ nhạc mình thuộc làu, là Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng. Để mình đọc vài câu cho Bích nghe:

Ngày mai đi nhận xác chồng

Say đi để thấy mình không là mình

Say đi cho rõ người tình

Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ

…..

Chao ơi thèm nụ hôn quen

Đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau

Chiếc quan tài phủ cờ màu

Hằn lên ba vạch đỏ au phủ phàng

Em không thấy được xác chàng

Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong

Mùi hương cứ tưởng hơi chồng

Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai

Người goá phụ trong bài thơ vẫn còn may mắn hơn Lệ là dù không nhìn thấy xác nhưng ít ra người ta còn đem được thi thể chồng về cho chị, chiếc quan tài được phủ cờ theo đúng nghi lễ và được chôn trong nghĩa trang tử tế. Chị ấy còn được ngồi trước quan tài đốt hai hàng nến, có đồng đội đến tiễn đưa, ngửi mùi hương trầm mà ảo tưởng là được ngửi hơi chồng. Anh Tùng thì ngay cả một mảnh áo, một tấm thẻ bài cũng chả tìm thấy nói gì thịt xương. Tất cả đều tan thành tro bụi. Mà giả dụ có tìm ra xác thì cũng đâu còn được chôn cất theo đúng lễ nghi của quân đội nữa, nói vậy Bích hiểu rồi chứ gì.

Bích nghe hơi lạnh từ sống lưng rờn rợn lan toả lên đỉnh đầu, còn Lệ nước mắt chảy dài theo má không buồn lau. Lát sau lấy lại bình tĩnh, Lệ tiếp:

– Nói hoà bình nhưng thực tế sự ly tán chết chóc khốn khổ đày ải còn gấp trăm lần chiến tranh.Tùng là con trai út trong gia đình toàn sáu chị gái, lúc anh mất ba mẹ chồng đã sắp 80 tuổi, quá đau buồn nên chỉ một năm sau hai người lần lượt qua đời. Ba của Lệ dù là dân sự nhưng giữ chức vụ trưởng ty nên cũng “được đi cải tạo” cùng các quân nhân luôn cho có bạn. Mẹ và các chị em mình đùm bọc nhau sống cũng tàm tạm cơm rau thỉnh thoảng chút thịt cá cho các cháu. Nhưng chỉ duy trì được hai năm thì bị kêu dọn ra ngoài nhường nhà cho họ ở. Thế là mẹ con bà cháu dắt díu dựng lên căn nhà lá trên khoảnh đất nho nhỏ cuối khu vườn. Họ nói: Thấy chưa? Chúng tôi “nhân đạo” để các người ở đây chứ không đưa đi kinh tế mới là may mắn cho các người đó.

Sáu năm sau ba về, ngày ngày ra đồng làm ruộng. Một thời gian sau có chương trình H.O ba mẹ và các em nào còn độc thân sang Mỹ, rồi dần dần bảo lãnh các người em khác sang hết.

Riêng mình và hai con vượt biên cùng gia đình anh Mạnh khi anh mãn hạn cải tạo. Lúc vừa tới đảo thì có phái đoàn Canada tới nhận người nên ghi tên đi luôn.

– Thế à? Giờ gia đình của anh Mạnh ra sao?

– Mình xem gia đình anh như gia đình thứ hai, mẹ anh như người mẹ thứ hai rất gần gũi. Em gái anh lấy chồng cũng sống chung với mẹ cho đến ngày bà mất cách nay bốn năm. Anh Mạnh rất thương yêu mẹ, tiếc thay chính vì anh hiếu thảo lo lắng cho mẹ quá mà vợ anh không hài lòng dẫn đến chia tay, hai con gái đều sống với anh.

Bích nhìn Lệ định hỏi nhưng không dám. Đoán ý Bích nên Lệ thêm :

– Lúc anh Tùng mất Lệ còn quá trẻ, nói mặt búng ra sữa cũng không có gì quá đáng, khi sang bên nầy phải một mình tần tảo nuôi con. Mọi người khuyên răn nên làm lại cuộc đời ngay cả các chị của Tùng cũng khuyến khích. Xứ lạ khác ngôn ngữ kiếm được việc làm dù cực nhọc đã là may lắm rồi– ngày xưa mê trai bỏ học sớm nên kiến thức đâu có nhiều, mà nếu đi học lại thì ai nuôi con– . Trước toàn sống dựa vào gia đình, vào Tùng chứ có biết làm gì đâu. Lúc đó buồn tủi ghê gớm, nhiều đêm nằm thao thức khóc quá trời nghĩ thầm hay thôi cứ chọn một trong những người đang theo đuổi mình để có nơi nương tựa và con có cha dù là cha dượng còn hơn côi cút.

Lý trí bảo vậy nhưng ngặt nỗi trái tim không chịu mở cửa đón ai khác hết, biết sao giờ. Ai cũng khen mình chung thuỷ giống phụ nữ ngày xưa tam tòng tứ đức, mà thật ra Lệ đâu được cao quí vậy. Có vài lần xiêu lòng định đi bước nữa đó chứ. Nhưng hễ ngồi đối diện với họ là mình nhớ Tùng, hình dáng anh hiển hiện lồ lộ y như hồi anh còn sống. Rồi mình nhớ lại những kỷ niệm êm đềm ngày xưa hai đứa, nhớ từng câu nói dịu dàng cử chỉ âu yếm của anh. Rồi so sánh. Sao mà khác biệt quá. Sao mà lạ lẫm quá. Sao không phải giọng nói anh, gương mặt anh. Sao thế này thế nọ… cuối cùng Lệ chắc chắn rằng không một bóng hình nào có thể chen vào tim Lệ được nữa, Tùng đã lấp đầy và ngự trị mãi mãi ở đó.

Tình cảm anh Mạnh dành cho Lệ thế nào Lệ không biết, vì anh là người khá kín đáo. Phần Lệ xem anh như một người bạn thân của chồng, một người ơn đã giúp đỡ cưu mang, một người anh chia sẻ những suy nghĩ thầm kín, thế thôi.

Chưa bao giờ Lệ để cho anh hay bất cứ ai nuôi ảo tưởng về tình cảm của Lệ hết. Không phải Lệ muốn được tiếng khen là người vợ một dạ thờ chồng, chẳng qua vì Lệ không thể yêu ai khác được nữa.

Tiếng điện thoại reo, Lệ tạm dừng câu chuyện chốc lát để trả lời. Gương mặt toát lên nét trìu mến, chị khoe:

– Của con gái gọi. Ngày nào hai con cũng gọi cho mẹ. Kể tiếp Bích nghe, con trai nối nghiệp cha giờ là phi công trong Không Quân Hoàng Gia Canada, còn con gái lấy chồng người bản xứ ngành Hải Quân Hoàng Gia Canada. Chúng nói: chúng con kính phục và tôn thờ ba một phần qua lời mẹ và mọi người kể, một phần trong trí óc non nớt vẫn còn lưu lại hình ảnh hào hùng của ba mặc bộ đồ bay trông rất oanh liệt uy dũng. Chúng con nhớ sau mỗi phi vụ về nhà là ba chạy ào vào đầu tiên ba hôn mẹ trước rồi lần lượt tới chúng con. Râu của ba mấy ngày không cạo đâm vô mặt chúng con nhột nhột khiến chúng con cười nắc nẻ. Sau đó ba kêu mấy mẹ con thay đồ đẹp để ba đưa đi ăn phở hay đi coi phim, hoặc công viên… Những lúc có ba nhà mình không dứt tiếng cười đùa, ba đi vắng nhà buồn hiu mẹ con mình nhắc ba cả ngày. Thời gian đó gia đình mình hạnh phúc quá phải không mẹ. Giờ đây anh em con chọn con đường như ba mẹ đã chọn, con trai làm lính như ba, con gái lấy chồng lính như mẹ.

– Bích chúc mừng cho chị có các con hiếu thảo.

– Cám ơn Bích. Nghe con nói Lệ thấy mãn nguyện. Nếu linh hồn anh còn ở trên cao kia hẳn anh hài lòng và tự hào về giòng máu của mình lắm. Lệ thấy cuộc đời mình là đủ, không mong ước gì khác không chờ đợi gì khác nữa. Người ta có nhiều thứ hạnh phúc: hạnh phúc với ông bà, cha mẹ, chị em, vợ chồng, con cái, bạn bè, công việc, giải trí. Lệ từng có hết rồi nay Lệ không tìm kiếm hạnh phúc lứa đôi nữa, vì Lệ đã được nó trong đoạn đời cùng với Tùng. Các con thành nhân coi như tròn trách nhiệm, Bích đồng ý không?

Bích gật đầu tán thành, đứng lên từ giã ra về bỗng nhìn thấy ở góc phòng có khung ảnh treo trên tường hình hai người: chàng thanh niên gương mặt thông minh cương nghị đôi mắt sáng quắc trong bộ đồ phi công choàng hai cánh tay ôm nàng thiếu nữ mặc áo dài trắng đứng dựa vào ngực anh như tìm sự che chở. Cả hai toát lên mạch sống tràn trề của tuổi thanh xuân. Lệ giới thiệu:

– Vợ chồng Lệ đó.

– Quả đúng đôi trai tài gái sắc. Bích khen.

Lệ cười, thật sự cười. Giây phút nầy Lệ không còn cho cái cảm giác chị là nàng sương phụ lạc loài nữa, mà khiến người ta liên tưởng đến câu thơ Kiều:

1

Một buổi sáng nọ, Bích phát giác một trong các chậu phong lan chưng trong nhà có nhú thêm cây gì là lạ mà vì còn quá nhỏ nên không biết đó là loại dây leo hay cây dại, phải chờ vài ngày sau cây phát triển lớn thêm chút nữa mới xác định được.

Ô, là cây nho !

Ngẫm nghĩ không ra. Nó “đầu thai” vào nhà Bích bằng cách nào vì cô đâu có trồng? Theo kiến thức lõm bõm cô học được thì cây nho sống trong đất pha cát tơi xốp, không ngập úng, bón phân hữu cơ. Và phải trồng ở ngoài trời để được hưởng nắng gió trong khi các nàng phong lan của cô thì được nuôi dưỡng bằng những vụn gỗ chứ không hề có chút đất nào cả, và lại đứng e ấp làm duyên trong nhà mát rượi cạnh bên khung cửa sổ nữa chứ!

Mãi mới nhớ, thì ra trước đó Bích có ăn một trái nho, tiện lúc đang chăm sóc các nàng phong lan cô bèn nhả hột vào chậu hoa. Từ cái hột xả rác không đúng chỗ lại nẩy mầm và mọc thành cây. Sự chuyển hoá nầy quả là ngoạn mục!

Tưởng nó chỉ sống được vài tuần vì thiếu đất không phù hợp với loài nho, ai dè theo thời gian nó vẫn tiếp tục vươn cành lá yểu điệu sánh vai cùng nàng phong lan quí phái. Bích thích lắm, ngày nào cũng săm soi ngắm nghía năm bảy lần. Xem chiếc lá non lớn nhanh tới đâu rồi, và có thêm chồi nào mới nhú nữa không ?

Thiên nhiên lắm lúc tạo ra những diệu kỳ ban tặng cho đời mà nếu mình không để ý thì sẽ không nhận ra, hoặc có nhận ra nhưng cho đó là những vụn vặt chả đáng quan tâm vì còn nhiều thứ phải lo toan về cơm áo gạo tiền hay tranh nhau miếng mồi chung đỉnh, rỗi hơi đâu chiêm ngưỡng cái cây nho tí tẹo mọc không đúng chỗ. Rõ tào lao nhảm nhí!

Bích tưởng tượng nho muốn ra đời mà chưa tìm được chỗ trao thân gởi phận vừa ý (hic!) nên phải bay lang thang trong không khí từ nơi nầy sang nơi khác rất nhiều năm nhiều kiếp để rồi một hôm tình cờ bay ngang nhà cô, hợp cảnh hợp tình nên quyết định chọn đây là chốn nương thân nơi cõi tạm dù khác nòi giống, khác tập quán thói quen, khác phong thổ với loài phong lan. Hay là nho không thích làm…kiếp nho, mà chỉ thích kiếp hoa lan nên cố tình đến sống chung một nhà (tức một chậu) để ít ra cũng được an ủi nhìn và ngửi mùi hương của loài hoa vương giả đài các kia?

Bích đặt tên cho cây mồ côi nầy là Cây Nho Lạc Loài.

Lạc loài nhưng không lạc lõng, bởi giữa nho và lan có một sự hài hoà đáng ngạc nhiên cả hình dáng mong manh dễ vỡ lẫn sắc màu xanh xanh phơn phớt vàng mơ.

Cành nho vươn cao được Bích uốn cong nhánh như bờ vai người chị ôm ấp bảo vệ cô em nhút nhát khỏi những đa đoan phiền toái cuộc đời.

Nho còn có tên khác mỹ miều hơn, là bồ đào (tức rượu nho). Từ hai chữ bồ đào, Bích lan man nhớ lại bài thơ Đường Luật mình đã học thời còn cắp sách vào Văn Khoa:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi

Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

          ( Lương Châu Từ, tác giả Vương Hàn )

Dịch:

Rượu bồ đào, chén dạ quang

Muốn say đàn đã rền vang giục hồi

Sa trường say ngủ ai cười

Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu?(Trần Trọng San)

Rượu bồ đào, chén dạ quang

Ngập ngừng muốn uống tiếng đàn giục đi

Say nằm bãi cát li bì

Xưa nay chinh chiến người đi, ai về?  (Vân Bình Tôn Thất Lương)

Trong ca dao Việt Nam có câu :

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm mà say

Qua cây nho, Bích nhớ lại bài thơ Lương Châu Từ. Từ câu thơ:”Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”nghĩ đến cuộc đời một sương phụ có chồng làm lính cô gặp gỡ bởi tình cờ vào buổi sáng mưa bay lất phất trong công viên Lion Parkở Port Coquitlamthuộc bang British Columbia, Canada mà khi quay về Thuỵ Sĩ cô tiếp tục giữ liên lạc để rồi hai năm sau tái ngộ, họ cảm nhận một sợi dây vô hình gắn bó tình bạn với nhau rất chân thành tự nhiên như thể đã quen biết tự bao giờ.

2

Trong thời gian du lịch Bích vẫn duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày trung bình từ 8 đến 10 km, có khi 15 km tuỳ theo thời tiết, ngoại trừ những hôm có chương trình khác. Hôm nào không được đi bộ hoặc bơi lội cô cảm thấy bứt rứt như thể mình đã bỏ lỡ một việc gì cần phải làm vậy.

Buổi sáng ấy nhìn lên trời toàn màu trắng đục pha xám báo hiệu sắp mưa nhưng Bích vẫn quyết định đi bộ ra công viên cách nhà anh cô hơn 30’ để được hoà mình cùng với thiên nhiên, đắm chìm trong không gian yên tĩnh, nhìn ngắm cây cối xanh tươi hai bên lối đi. Nghe tiếng vài con chim hót ríu rít trên cao, thỉnh thoảng có mấy chú sóc chuyền cành nhanh nhẹn xuống đất tìm thức ăn, các hạt người ta vãi trên mặt đường. Thoáng thấy bóng người lại gần các chú nhảy phóc lên cây biến mất tăm. Thật không hổ danh “nhanh như sóc”.

Công viên rộng lớn vô cùng, có những khu vực chính phủ đặt các dụng cụ tập thể dục cho mọi người sử dụng miễn phí. Bích tận dụng cơ hội lần nào cũng nhảy lên cái máy kéo co (chả biết gọi là gì) kéo đủ 100 lần, chủ yếu bài tập giữ eo thon bụng nhỏ vì sợ có ngày nó trở thành cái bánh xe hơi Pirelli là tiêu đời.

Vừa đến đầu cổng công viên thì trời nhỏ lệ, sợ ướt nên Bích ghé vào khu có mái che ngồi tránh mưa. Ở đó đặt vài cái bàn, băng ghế dành cho các buổi pique-nique. Sau cô, vài ba người cũng co ro chạy vào núp mưa, chả ai nhìn ai mà mải ngó trời ngó đất.

Tháng sáu. Không hiểu vì sao nhiệt độ khá lạnh, gió thổi mạnh nên có vẻ như đã vào thu.

Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt

Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa

Anh lạy trời mưa phong toả đường về

Và đêm ơi xin cứ dài vô tận

…….

Tháng sáu trời mưa em có nghe mưa xuống

Trời không mưa em có lạy trời mưa

Anh vẫn xin mưa phong toả đường về

Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm

            (Tháng sáu trời mưa, Nguyên Sa)

Tự dưng nhớ lại mấy câu thơ của Nguyên Sa, giai điệu nhẹ nhàng như lời thì thầm kể chuyện của chàng trai dành cho người yêu, chất chứa mối tình si mãnh liệt ẩn giấu đằng sau những câu giản dị mà đầy lãng mạn. Bích mê thơ của thi sĩ nầy từ hồi mới lớn, thuộc lòng rất nhiều bài. Giờ đã “bóng ngã đường chiều” mà mỗi lần đọc lại vẫn còn nguyên vẹn xúc cảm thời hoa niên.

Mưa nhỏ hạt nhưng đều đều không ngớt. Mấy người ngồi núp mưa hết kiên nhẫn đợi dứt đã trùm cái capuchon lên đầu bỏ đi mất. Ngồi một mình,tức cảnh sinh tình không sợ ai nghe cô cất tiếng hát nho nhỏ:

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi

Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi

Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu

Ai khóc ai than hờ…

…..

Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây

Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về

Ai nức nở thương đời chân buông mau

Dương thế bao la sầu (Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong)

Đang nhập tâm vào lời bài hát buồn thê lương da diết ấy nên cô không nhận ra người mới đến. Mãi lúc dứt bài,nghe hình như có tiếng thở nhè nhẹ của ai đó. Ngoảnh lại sau lưng, bóng người đang ngồi lặng lẽ tự hồi nào. Hơi ngượng vì bị bắt gặp mình hát –  số là cô có tính mắc cỡ–  nên nhìn lại lần nữa cho rõ mặt. Một phụ nữ châu Á.

– Xin chào chị!

Người ấy cất tiếng. Ô, cùng là đồng bào với mình đây. Bích chào lại:

– Chào chị! thật vui gặp chị là người Việt Nam ở đây.

– Bài hát hợp với cảnh nghe buồn quá phải không chị?

Chị không trả lời vào câu nói của Bích mà nhắc về bản nhạc Bích vừa hát, cô đỏ mặt dù trời đang lạnh, cười chữa thẹn:

– Em tưởng không có ai nên tức cảnh sinh tình hát chơi đó mà, dở gần chết.

– Không đâu, chị hát hay lắm, nhất là phù hợp với cảnh trời đang mưa rả rích nữa nên rất truyền cảm đó.

– Cám ơn chị.

Người phụ nữ đứng dậy, tự động qua ngồi chung bàn với Bích. Trao đổi chuyện trò. Để bắt đầu một tình bạn từ đó.

Lệ– tên người phụ nữ,lớn hơn Bích vài tuổi. Tức cũng đã sống quá nửa thế kỷ.Phải lần tái ngộ gần đây, thân thiết nhau hơn Lệ mới hé lộ chút tâm tư với Bích :

– Hơn nửa thế kỷ nhưng đôi lúc mình có cảm tưởng như già trăm tuổi và nếu ví cuộc đời là sân khấu thì mình đã đóng qua cả chục vai tuồng vui buồn hạnh phúc khổ đau…gì cũng có đủ hết.

– Hiện giờ chị Lệ đóng vai tuồng nào?

– Người-lạc-loài, đang đi tìm kỷ niệm. Hình không bắt, toàn bắt bóng. Hiện tại không sống, chỉ chìm trong quá khứ. Mỗi người chỉ có một đời, mình biết mình đang để lỡ nó nhưng vẫn không làm khác được.

– Theo Bích thì bắt hình hay bắt bóng gì không quan trọng, miễn sao nó khiến mình hạnh phúc là đủ. Thế chị Lệ có thấy hạnh phúc không?

– Chả biết. Lâu rồi mình không còn phân biệt được vui hay buồn nữa.

Giống như căn phòng được chia hai bằng một sợi dây mỏng manh chăng ngang để làm biên giới, nửa nầy là niềm vui nửa kia là muộn phiền. Phút trước đang trong tâm trạng vui vẻ, chỉ cần một ý nghĩ bi quan nào đó chợt đến thế là tích tắc sau mình đã bước qua sợi dây để vào phần tăm tối rồi. Và ngược lại. Mãi thành quen, tới nỗi muốn vui thì mình hướng tư tưởng đến chuyện vui, muốn buồn thì hướng tư tưởng sang chuyện buồn.Vì như đã nói, Lệ đã trải qua quá nhiều cảnh đời, giờ mình không còn muốn gì, chờ đợi gì. À, có lẽ chờ đợi tử thần mang mình rời khỏi thế gian nầy thôi.

Bích nhìn Lệ, không biết trả lời sao. Đoán được ý nghĩ Bích, Lệ tiếp:

– Bích đừng thương hại mình nhé vì mình không có gì để phải thương hại cả. Nhiều người gặp cứ nói sao trông mình có cái vẻ tội nghiệp thế nào ấy, mà cái người tội nghiệp mình chắc gì họ đã hạnh phúc sung sướng như mình từng hạnh phúc. Chắctype người của mình kỳ cục thế nào đó gây cho người ta cảm giác như vậy.

Quả thật, dáng dấp Lệ gợi lên hình ảnh người thiếu phụ lạc lõng. Mái tóc dài đen nhánh chỉ thấp thoáng vài sợi bạc (Lệ nói sẽ nuôi tóc dài đến chết vì mình hỏi chồng yêu mình ở điểm nào, anh nói yêu tất cả mọi thứ từ vóc dáng cho tới tâm hồn mà mái tóc của mình chiếm phần rất quan trọng. Hỏi vì sao thì anh nói bởi suốt thời gian đầu anh đi theo mình chỉ được ngó từ sau lưng, thấy mái tóc nhiều hơn gương mặt nên gắn bó với nó là vậy). Vóc người mảnh khảnh, đôi mắt nhìn người đối diện mà như nhìn vào một cõi xa xăm riêng lẻ. Miệng Lệ tuy nở nụ cười, Bích vẫn không đọc được niềm vui nào cả. Nhất là giữa đám đông, cái vẻ cô đơn của Lệ càng nổi bật.

3

Lệ và Bích thường gặp nhau mỗi sáng ở Lion Park để đi bộ, tập thể dục. Hai người có vẻ hợp nhau nên sau khi đã vận động xong thì tìm băng ghế dưới bóng râm của tàng cây to ngồi gần trưa mới chịu từ giã. Có hôm đi ăn bên ngoài, có lần cùng tham dự buổi họp mặt của cộng đồng người Việt, hay đến xem ca nhạc gây quỹ giúp những người tỵ nạn cuối cùng còn kẹt ở Phi Luật Tân, Thái Lan, có lần đi chùa nhân lễ Phật Đản. Hoặc đi chơi xa, như Whistler-một địa điểm du lịch kết hợp trượt tuyết nổi tiếng từng tổ chức Thế Vận Hội Olympique Mùa Đông 2010 cách Vancouver 120 km. Hay đi cầu treo Capilano, leo núi, vào Thư Viện Quốc Gia đọc sách…

Càng vào chỗ đông người thì cái vẻ lạc lõng cô đơn nơi Lệ càng in đậm nét. Mặc dù chị cũng chào hỏi mọi người, cũng thành kính lễ Phật, cũng lắng nghe ca sĩ diễn tả bài nhạc, vỗ tay tán thưởng ra vẻ nồng nhiệt, cũng tham dự các trò vui chơi sống động ngoài trời nhưng Bích vẫn có cảm tưởng tâm trí Lệ bay tận nơi xa xôi nào chứ không chú mục vào cử chỉ chị thực hiện, vào lời chị thốt, vào hành động chị tỏ lộ.

Luôn luôn, khởi đầu chị tham gia vào mọi sinh hoạt một cách bình thường. Nhưng gần cuối buổi thì chị lấy cớ gì đó để tách ra đứng riêng một góc hay lùi về phía sau. Chị đứng một mình, như kẻ lạc loài.

Bích nhớ mãi hình ảnh Lệ hôm cùng chị và vài người bạn đi dạo trên bãi biển English Bay Beach. Chị khoác áo len mỏng màu kem bên ngoài chiếc áo đầm lam đậm, mái tóc dài tận eo khẽ lay động bởi làn gió từ biển Thái Bình Dương thổi vào cùng lúc vạt áo cũng lất phất bay. Ánh tà dương chiếu lên tóc lên áo sắc vàng nhoà nhạt trông Lệ như ảo ảnh từ giấc mơ hiện ra. Bích bàng hoàng trân trân nhìn hình ảnh đó cho tới lúc mọi người lên tiếng hỏi cô nhìn thấy gì mà mất hồn thế, cô mới trở về thực tại. Vương vấn mãi câu hỏi: Nằm sâu dưới cái dáng mong manh yếu đuối đó, chị còn chứa điều bí ẩn nào chăng?

Lệ thường đề nghị đưa Bích đi ngắm những công trình kiến trúc nguy nga do con người sáng tạo ở Vancouver nhưng hình như chỉ ở giữa thiên nhiên hùng vĩ thì cả hai mới thật sự cảm thấy đúng là nơi mình cần đến để chiêm ngưỡng và thư giãn.

Trước thiên nhiên, con người trở nên nhỏ bé làm sao.

Trước thiên nhiên, những toan tính danh vọng vật chất của con người chỉ còn là điều quá vụn vặt ti tiện.

Trước thiên nhiên, sầu não vơi đi tâm lắng đọng trong sự an bình. Con người bỗng thánh thiện hơn xích gần nhau hơn.

Cũng nhờ sau nhiều chuyến dã ngoại, cả hai càng thân thiết nhau hơn mà Lệ đã mở cánh cửa tâm hồn vén cho Bích xem một đoạn đời quá khứ của chị.

4

Lệ là chị cả trong một gia đình trung lưu ở một tỉnh lỵ cách Saigon khoảng 200km có bốn chị em gái và hai em trai, ba là kỷ sư công chánh mẹ, là thư ký toà hành chánh tỉnh. Một gia đình mẫu mực tiêu biểu cho nền giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lệ luôn là tấm gương sáng về công dung ngôn hạnh, ở nhà là con ngoan biết đỡ đần ba mẹ săn sóc các em, ở trường là học sinh khá, hiền lành. Tuy trong thời loạn lạc nhưng dường như chiến tranh bỏ quên gia đình ấy nên chị em Lệ sống rất vô tư hồn nhiên, cho đến ngày Lệ 16 tuổi học đệ tam thì bắt đầu xáo trộn khi Định Mệnh xếp đặt cho Tùng bước vào đời cô.

Thần Tình Yêu Cupidon bắn mũi tên trúng tim chàng lính không quân vào một buổi sáng mùa đông trời se se lạnh. Hôm đó anh cùng các bạn từ trên xe jeep bước xuống vỉa hè để vào quán ăn phở, đúng vào lúc Lệ ôm cặp đi ngang. Chỉ một giây ngắn ngủi bắt gặp đôi mắt Lệ ngước lên nhìn anh, Tùng chựng lại như người bị điện giật. Ngẩn ngơ, mất hồn.

Chỉ nhìn thôi, đó nụ cười

Đã lung lay đá, di dời trăng sao! (Th.H).   

Để rồi từ đó chàng cứ lẽo đẽo theo sau lưng nàng những ngày không có phi vụ. Bạn bè chọc ghẹo: “Thằng Tùng mê con nít coi chừng ba mẹ cô ta kiện mầy định dụ dỗ gái vị thành niên là tàn đời nghe con”. Mặc kệ. “Thằng Tùng ăn phải trái cấm của Eva rồi”. Bất chấp.

Buổi sáng theo em đến gần trường thì giả vờ vào quán uống cà phê. Buổi trưa em rời cổng trường một đoạn thì cái đuôi Tùng xuất hiện đằng sau. Chỉ đi theo từ xa mà không nói năng gì.

Em tan trường về/ Đường mưa nho nhỏ/ Ôm nghiêng tập vở/ Tóc dài tà áo vờn bay

Em đi dịu dàng/ Bờ vai em nhỏ/ Chim non lề đường/ Nằm im giấu mỏ

Anh theo Ngọ về/ Gót giày lặng lẻ đường quê  

         (Ngày xưa Hoàng Thị – Thơ: Phạm Thiên Thư –  Nhạc: Phạm Duy )

Bạn bè lại chọc tiếp: Aha, thằng Tùng si tình nặng rồi, mầy là đứa coi trời bằng vung thế mà lại nhát gan như tên học trò cứ đi theo em mà không dám mở miệng làm quen, thật lạ!

Lúc đầu các nữ sinh cũng tưởng cái anh không quân chắc ở đâu mới đổi đến tình cờ đi cùng con đường rợp tà áo dài như đàn bướm trắng, nhưng mấy tuần sau thì họ bắt đầu bàn tán. Cái ông nầy chắc chắn là để ý ai trong chúng ta đây nên cứ chờ giờ chúng mình đi học và ra về là theo nè. Mà chả biết ổng theo ai vậy ta? Vì đâu thấy ổng làm quen với ai.

Nhìn tới nhìn lui đoán già đoán non, có phải chị Liễu học đệ nhị C1 không, chị nầy vóc dáng liêu trai nổi tiếng lãng mạn. Hay chị Ánh học đệ nhất A2 đẹp như minh tinh Thẩm Thuý Hằng. Mà không chừng là nhỏ Hoa học đệ tứ, không xinh gì mà điệu đà xí xọn thấy ghét đó..v..v…có người còn đoán xa hơn: Hay ổng thương cô giáo sư D. đẹp nhất trường của tụi mình?

Đề tài nóng bỏng cho các nữ sinh xầm xì, mỗi người một câu, mỗi người một ý kiến. Rình mò các cô mà họ nghi là đối tượng của ông thiếu uý si tình nọ. Như cố tình kéo dài cuốn phim cho thêm hồi hộp, “ông lính” vẫn không có ý “tiếp cận mục tiêu”, còn các cô bị tình nghi thì càng làm duyên làm dáng rõ ràng hơn. Đám nam sinh tức tối rủa thầm đồ thằng cha không quân mắc dịch, dám xâm phạm mảnh đất của bọn mình. Thích ai thì cứ làm quen liền đi, đừng có mà dạo tới dạo lui dòm ngó láo liên như cái thằng ăn trộm đó.

Thỉnh thoảng anh vắng mặt vì phải bay xa khiến các cô trông ngóng bồn chồn để rồi vài ngày sau xuất hiện cho giọng nói tiếng cười các cô lại ròn rã vang lên.

Lệ lúc đầu không quan tâm đến những lời bàn tán vì tâm hồn ngây thơ như một tờ giấy tinh khôi của cô gái 16 tuổi nghĩ đó là dành cho các chị lớp lớn chứ mình chỉ là một nhóc con mới bắt đầu trổ mã hồi đầu niên học ăn chưa no lo chưa tới. Nội việc mấy cậu cùng lớp nhìn lén qua cửa sổ hay trong giờ học là cô đã cảm thấy khó chịu rồi đây.

Tùng cứ lượn lờ như vậy mấy tháng cho đến hè mới mở “chiến dịch tấn công” vì biết nếu chần chừ thì mất dấu Lệ. Trong ba tháng không được gặp– dù chỉ được nhìn từ sau lưng là chánh– làm sao anh chịu nổi sự trống vắng, còn chưa kể nhỡ có kẻ thứ hai nào len lén nhảy vào cuỗm mất thì khóc hận.

Trưa đó chờ Lệ đi hết đường Áo Trắng (tức con đường chánh dẫn đến trường) học sinh tản mác mọi hướng chỉ còn lác đác vài người thì Tùng tiến lên đi song song với Lệ và hỏi chuyện làm quen. Lệ run như cầy sấy, Tùng vụng về như con trai mới lớn thật hoàn toàn trái ngược với một Tùng ngổ ngáo đào hoa.

Mọi người vở lẽ nhìn Lệ như kết án: “Tầm ngầm mà đấm chết voi, không ngờ con Lệ mới 16 tuổi mà đã bầy đặt yêu với đương. Nó kín dữ, báo hại mấy người kia lâu nay tưởng bở cứ õng a õng ẹo, giờ bẻ mặt chưa”.

Lệ giận mà không biết sao để thanh minh, vì chuyện“ông không quân” thích mình hồi nào chính mình còn không biết thế mà họ lại đổ lỗi do mình. Ổng thích là quyền của ổng, sao ngăn cấm được.

Vừa xấu hổ vì bị mang tiếng oan, vừa sợ ba mẹ biết cô đâm ghét lây Tùng, nghĩ cách trốn là quá giang xe đạp của Ngọc, cô bạn thân để Tùng hết gặp. Mấy ngày liên tiếp Lệ ngồi núp sau lưng Ngọc, khi xe chạy ngang chỗ Tùng đứng cạnh gốc cây bằng lăng cô len lén nhìn dưới vành nón lá cái dáng anh bồn chồn gương mặt trông ngóng về đầu con đường, cô mỉm cười thích thú vì thoát nạn.

Nghĩ bụng: Cho đáng kiếp nhé. Ngọc nói:

– Lệ ác quá.Nhìn mặt ổng tiu nghỉu Ngọc thấy tội nghiệp ổng sao ấy.

– Tội gì mà tội, ai biểu ổng làm Lệ mang tiếng chi.

Tưởng Tùng bỏ cuộc nhưng không ngờ anh “lỳ” hơn.

Anh chận một cô trước giờ mỗi lần đi ngang anh thường hát vu vơ vừa nhìn anh vẻ mặt lém lỉnh bài Ngày xưa Hoàng Thị:

Bao nhiêu là ngày/ Theo nhau đường dài/ Trưa trưa chiều chiều/ Thu đông chẳng nhiều/ Xuân qua rồi thì/ Chia tay phượng nở sang hè

hoặc :

Cho anh xin số nhà này cô em xinh nét hiền hoà

Cho anh xin số nhà cho anh xin biết tên đường

Và xin cho anh biết tên em luôn

(Cho Anh Xin Số Nhà, nhạc Trần Thiện Thanh)

để hỏi thăm về cô bé tóc dài sao đâu mất tiêu. May mắn cô này học khác lớp nhưng nhà cùng phố với Lệ liền nhanh nhẩu ra điều kiện là anh phải hối lộ chầu kem, yaourt, chè…thì mới kể cho nghe. Thế là chiều đó sau khi cùng ngồi ăn kem với cô bé và khoảng chục đứa bạn của cô thì anh được cung cấp đầy đủ thân thế tên tuổi Lệ và nguyên nhân sự biến mất của cô.

A thì ra thế. Vậy mình phải đổi chiến thuật, tìm cho ra nhà nàng, làm quen với hai cậu em trai 13, 12 tuổi nhờ làm nội ứng. Gì chứ chuyện này không có gì khó. Tấn công trực diện không được thì đi đường vòng vậy.

Cuốn truyện đầu tiên xuất hiện trong nhà Lệ do hai đứa em trai tha về là  Uyên Ương Gãy Cánh của Kahlil Gribran, kể về mối tình chung thuỷ tuyệt vời mà buồn thảm khiến trái tim ngây thơ của Lệ thổn thức đau xót mãi nhưng đồng thời gieo vào đầu óc cô ước mơ thầm kín là sau nầy mình cũng sẽ gặp được một người yêu lý tưởng như nhân vật trong truyện vậy.

Rồi lần lượt truyện của các văn thi sĩ Lệ yêu thích: Duyên Anh, Nhã Ca, Mai Thảo…thơ Nguyên Sa, Đinh Hùng… Hỏi ở đâu thì chúng nói của bạn cho mượn. Lệ ngạc nhiên:

– Ủa, bạn em mới có 12,13 tuổi đã biết thưởng thức thơ tình và đọc mấy truyện nầy rồi hả ?

– À…thì của anh chị nó, nó lấy cho em mượn. Em đem về cho các chị đọc vì biết chị thích đọc sách.

Càng ngày sách truyện càng nhiều. Lạ điều là còn mới tinh như thể chưa từng có người lật trang nào. Lệ nhắc đem trả bớt thì chúng ậm ừ: Kệ, nó chưa đòi mà. Thấy vô lý quá, nhưng có hạch hỏi mấy thì hai cậu em lắp bắp cái gì trong miệng nghe chẳng rõ rồi chạy đi chơi chỗ khác để Lệ đừng có cơ hội vặn hỏi tiếp.

Một hôm nghe chúng tranh luận nhau về trực thăng, phi cơ gì đó hăng hái  như thể am hiểu lắm. Thỉnh thoảng cuối tuần chúng xin phép ba mẹ cho “tụi con đi cắm trại với bạn”, đi cả ngày chiều về châu đầu vào nhau bàn tán gì có vẻ thích thú hễ thoáng thấy có người lại gần là nín bặt.

Ba tháng hè cũng qua để bắt đầu cho năm học đệ nhị (lớp 11).

Ông lính không thấy xuất hiện trên con đường Áo Trắng nữa nên Lệ trở lại đi bộ như thói quen vì từ nhà đến trường chỉ khoảng 20’. Hình như có một sáng khi đi ngang quán cà phê, Lệ loáng thoáng thấy bóng các ông phi công ngồi đầy một bàn ngoài hiên, cô sợ hãi vội nhìn thẳng rảo bước cho thật nhanh tim đập dồn dập, còn nghe văng vẳng tiếng ai huýt sáo điệu nhạc: Ngày nào cho tôi biết, biết yêu em rồi tôi biết tương tư

Ngày nào biết mong chờ, biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa…

            (Ngày nào biết tương tư, Phạm Duy)

Vào lớp các bạn nhận xét:

– Chỉ ba tháng hè mà Lệ thay đổi thấy rõ. Mắt long lanh môi hồng đào tóc đen huyền, xinh quá là xinh. Chả trách các anh con trai cứ giả vờ đi ngang hoặc đứng ngóng cổ qua lớp tụi mình quá trời.

– Ô các bạn nói quá, Lệ không có đâu. Cô chống chế, đỏ mặt.

5

Chị Lệ đứng lên đi rót hai ly nước lạnh mời Bích một ly. Tiếp xúc với Lệ đã nhiều, nhưng lần đầu Bích mới thấy Lệ biểu lộ tâm trạng qua giọng nói sôi nổi háo hức ánh mắt sáng ngời. Bích cứ nhìn chằm chằm Lệ, nghĩ thầm giờ mới khám phá thêm một tính chất khác của Lệ đây.

Loại trừ những nếp nhăn, những dày dạn bởi dấu ấn thời gian mà đoán dung nhan “cô nữ sinh Lệ” của mấy mươi năm trước, chắc hẳn rực rỡ mơn mởn như đoá mẫu đơn nhẹ lay trước làn gió xuân khiến ai nhìn cũng đem lòng say mê. Đây mới thật sự người con gái của ngày xưa Tùng yêu, chứ “chị Lệ” mà Bích quen là một người cách biệt, lặng lẽ thờ ơ với thế giới bên ngoài. Một kẻ- lạc- loài, như chị tự nhận.

Uống xong ngụm nước, chị kể tiếp:

– Hồi 16 tuổi được anh Tùng theo đuổi, mình sợ và ghét ảnh gần chết nhưng lên 17 tự nhiên yêu ảnh lúc nào không hay. Bữa tối nọ nhân lúc ba má đi thăm bạn, hai cậu em trai đưa cho mình một cuốn tập khá dày kêu Lệ đọc. Mở xem thì là quyển nhật ký, nét chữ thật bay bướm, đầu trang gởi cho Lệ. Hỏi của ai đưa, lúc đầu chúng chối quanh, nói là không biết tụi em đi học thì có một anh chận đường hỏi phải tụi em là em của chị Lệ không, tụi em gật đầu thì anh nói nhờ chuyển cho chị dùm. Mình biết tụi nó nói dóc nên căn vặn đủ cách từ nói ngọt đến nổi giận doạ nạt đòi quăng vào sọt rác quyển nhật ký, lúc ấy chúng mới khai thật là của Tùng mà chúng đã quen từ hồi mùa hè rồi. Chúng khoe đủ thứ nào là “anh Tùng dễ thương lắm, hay rủ tụi em đi coi đá banh, dẫn tụi em đi ciné, dẫn tụi em đi coi xiếc. Có một lần anh dẫn vào phi trường chơi, chỉ tụi em xem chiếc máy bay ảnh thường lái nữa”.

Nghe nói mình sợ xanh mặt. Trời ơi sao tụi em gan vậy dám vào chỗ lính tráng, rủi ba mẹ biết được là bị đòn chết. Cái ông nầy bậy bạ, dụ dỗ rủ rê con nít vào chỗ nguy hiểm. Tụi nó bênh vực Tùng:

– Lỗi của tụi em năn nỉ quá nên anh mới đưa vào một lần, mà đứng từ khu gia binh nhìn chứ đâu có lại gần máy bay đâu mà chị lo.

Thì ra những quyển truyện, thơ chúng nó mang về đều là của Tùng gởi cho mình cả.

Có lẽ mình bắt đầu yêu Tùng từ lúc đọc quyển nhật ký của anh, trong đó anh tả chi tiết cái giây phút định mệnh từ trên xe jeep nhảy xuống để vào quán uống cà phê ăn sáng với đồng đội vừa lúc mình trờ tới, ngước cặp mắt nai nhìn anh khiến tim anh như ngừng đập, rồi những ngày lượn tới lượn lui trên đường mình đi học bị mọi học trò dòm ngó trêu chọc, anh bảo: “anh cũng quê lắm nhưng cố trân mình chịu trận nhờ vậy viên- ngọc- hiếm mới về tay anh được chứ”. Những bài thơ tình viết tặng cô- nữ-sinh-tóc-dài trong những đêm mất ngủ mơ tưởng về Lệ, những lần hành quân máy bay đồng đội bị trúng đạn nổ chết tan xác trên không khiến anh trăn trở với câu hỏi: “Yêu em, muốn được tình yêu của em. Nhưng lỡ Mai mình không về/Thì thương người vợ trẻ chờ mong (thơ Hữu Loan.

Nhưng rồi tình yêu đủ sức mạnh xua đi những ý nghĩỉ tiêu cực, anh quyết định chinh phục mình chứ không bỏ cuộc..v..v.. Ôi đọc mà cảm động quá đi mất.

Khi đã thành vợ anh rồi mình hỏi anh dám lượn tới lui trên đường mấy tháng trời mà sao không làm quen với mình liền cho khỏi bị cả trường biết ê mặt thế, anh nói cũng muốn làm quen lắm chứ nhưng vì…nhát, Bích thấy có tin được không? Mình nói anh xạo, anh đưa cánh tay trái lên trời– anh thuận tay trái– như người xin tuyên thệ, nói: anh thề nói đúng sự thật. Em không tin hỏi các bạn anh thì biết, tụi nó chế nhạo anh dài dài đó.

Thế là yêu, bằng cả trái tim ngây dại.

Với sự trợ giúp của mấy đứa em, mình hẹn hò với Tùng mà ba mẹ không hay biết. Việc học hành bắt đầu sa sút, vì lo đi chơi còn tâm trí thì giờ đâu mà học nữa. Cả trường đều biết “con Lệ là bồ của ông không quân” mình cũng mặc kệ lời đàm tiếu mà ngược lại còn hãnh diện nữa chứ.

Mình chỉ sợ ba mẹ hay được là chắc chết vì Bích biết rồi đó, thời xưa chuyện con gái tự ý quen với trai là bị nghiêm cấm tuyệt đối đúng không. Nhưng bí mật gì rồi sớm muộn cũng lộ, bữa trưa nọ bạn của ba mẹ nhìn thấy mình đi xem ciné với Tùng nên mách lại. Bích tưởng tượng xem với người mang quan niệm phong kiến biết đứa con gái hiền lành ngoan ngoãn mới 17 tuổi đã hẹn trai đi vào rạp ciné thì giận đến cỡ nào. Hơn nữa, còn do bạn bè kể lại có nhục nhã không. Thế là từ đó mỗi sáng ba mẹ thuê chiếc taxi tháng chở bốn chị em gái tới trường, tan học đón về chứ không cho đi bộ nữa. Ngoài giờ ở trường thì cấm ngặt ra đường ngoại trừ có mẹ đi kèm. Mình nhờ hai cậu em thông báo cho anh Tùng sự việc, tạm thời không gặp nhau chờ tình hình lắng dịu.

Không gặp mặt thì viết thư. Những lá thư tình ngập tràn niềm thương nhớ, mùi mẫn da diết. Cái gì càng bị cấm đoán thì càng có tác dụng ngược lại, tình yêu cũng thế. Sau một tháng bị xa nhau mình tiến đến giai đoạn thỉnh thoảng cúp cua. Sáng cũng đến lớp dự chừng hơn 1giờ, mình giả bộ nhức đầu xin cô cho về, thật ra để hẹn với Tùng. Gần đến giờ tan trường mình về nhà trước dặn các em nói chị Lệ bịnh để ba mẹ có hỏi chú tài xế chứng nhận.

Rồi sự dối gian cũng đổ bể vì trường gởi thư cho ba mẹ báo là mình bỏ giờ khá nhiều. Từ chỗ là học sinh giỏi nay tụt hạng xuống gần áp chót. Khỏi nói không khí trong nhà mình căng thẳng đến mức nào. Ba lúc nào cũng hầm hầm giận dữ, mẹ khóc lóc đau khổ, các em gái sợ sệt rút vào phòng để tránh cơn thịnh nộ của ba.

Tối nọ, chờ các em đi ngủ, ba mẹ kêu mình ra hạ tối hậu thư kêu mình phải chọn một trong hai: hoặc phải chấm dứt liên lạc với Tùng, lo học hành nghiêm chỉnh, hoặc lấy chồng. Nghe nói lấy chồng, mình thoáng mừng thầm là được phép làm vợ Tùng. Nhưng niềm vui vội tắt ngay khi ba nói là sẽ gả mình cho anh Nguyên con trai người bạn thân của ba vừa ra trường cũng cùng ngành kỹ sư công chánh “chứ đừng hòng ba cho phép lấy thằng đó”. Mình khóc nấc,làm liều hỏi ba:

– Nhưng vì sao ba ngăn cấm? Anh Tùng có làm điều gì sai đâu, chúng con yêu nhau thật tình mà.

Ba gào lên, âm điệu vừa tức giận vừa đau khổ:

– Ba cấm là ba thương con đó, ba không muốn nhìn con gái ba trở thành goá phụ lúc chưa tới tuổi hai mươi con có biết không hả?

Mình ngỡ ngàng.Từ lúc yêu Tùng chưa bao giờ ý niệm đó vụt qua trong đầu. Goá phụ. Quyển nhật ký của Tùng có nhắc, nhưng khi yêu nhìn đâu cũng toàn màu hồng nên mình nghĩ nó xảy đến với người khác chứ không thể đến với bản thân mình được. Giờ nghe ba nói mới giật mình. Ừ, sao mình không hề nghĩ chiến tranh sẽ cướp Tùng bất cứ lúc nào nhỉ. Nhưng không, Tùng mạnh mẽ đầy đam mê nhiệt huyết anh hiến dâng trọn vẹn cho tổ quốc và tình riêng sao có thể lìa bỏ cuộc đời dễ dàng được. Mình cãi:

– Đâu phải ai có chồng lính cũng đều thành goá phụ hết, đâu phải hễ làm lính thì không được quyền có vợ con hạnh phúc hả ba.

– Ba cấm con, đồ ngỗ nghịch mất dạy.

Ba định giơ tay tát mình nhưng có mẹ ngăn. Ba ra hạn trong vòng một tuần mình phải quyết định. Biết tính ba cương trực, nói là làm nên mình tìm cách nhắn gặp Tùng báo tin xấu. Anh thẫn thờ gục mặt, còn mình chỉ biết khóc.

6.

Nói đến đây Lệ nghẹn ngào rưng rưng nước mắt.

– Thế là hai anh chị xa nhau ?

– Không, Lệ trốn nhà theo Tùng.

– … ?

– Thật. Ngay hôm đó anh đánh liều đến nhà thưa chuyện cùng ba mẹ Lệ nhưng bị ba từ chối thẳng thừng và cấm từ đây về sau không được gặp gỡ tiếp xúc với Lệ. Nhưng hôm sau chúng mình lại lén lút hẹn gặp nhau nữa. Tùng mặt hốc hác râu mọc tua tủa nắm tay mình ánh mắt tha thiết mà cương quyết, nói: Anh không thể sống thiếu em, chúng mình phải tìm mọi cách để được gần nhau. Em có yêu anh và nhất quyết sống chết với anh không?

Thoạt đầu nghe Tùng hỏi vậy mình cứ tưởng anh rủ hai đứa cùng tự tử như chuyện tình Romeo & Juliette chứ. Mình hơi hoảng vì có muốn chết đâu. Như đọc được ý nghĩ của mình, anh ôm chặt mình trấn an là anh không có ý định hèn nhát như vậy vì “cuộc đời chúng ta còn dài, anh còn yêu em nhiều quá sao vội chết được”. Anh đề nghị một giải pháp mà lúc vừa nghe xong mình cứ tròn mắt tim muốn nhảy khỏi lồng ngực. Chúng mình bàn bạc kế hoạch chớp nhoáng cho việc tày trời là bỏ nhà theo anh, mọi việc xảy ra như dự tính chỉ có thay đổi nơi trốn thôi. Anh định đưa mình về giấu ở nhà ba mẹ anh.

Sau khi hai đứa nói chuyện xong thì anh xin nghỉ phép một ngày cấp tốc về Saigon thú thật ý định với mẹ. Bà nhìn anh với ánh mắt nửa nghiêm khắc nửa thương cảm nhưng lắc đầu:

– Từ nhỏ má đã biết con là đứa ngang bướng coi trời bằng vung hễ thích gì là làm đó không ai cản được. Như việc con có học bổng du học Mỹ, thế mà giờ chót con đổi ý đăng lính má khóc hết nước mắt cả nhà nói gì cũng không lay chuyển. Má tuy buồn nhưng hiểu suy nghĩ của con là muốn gánh vác trách nhiệm của trai thời chiến, má hãnh diện. Còn lần nầy con định rủ rê con gái người ta, sằng bậy vậy mà còn muốn ba má đồng loã à?

– Cuối cùng anh chị đi đâu?

Lệ vừa khóc vừa cười:

– Buổi sáng bốn ngày sau mình cũng mặc áo dài đi học bình thường. Chiếc cặp thay vì đựng sách vở thì chứa hai bộ quần áo. Chờ chú tài xế thả mấy chị em chạy khuất thì 5’ sau mình trở ra cổng lúc đó xe jeep chở Tùng vừa trờ tới tắp vào lề là mình leo lên ngồi núp băng sau, anh lính lái một mạch đi trốn.

– Trời! Cứ như trong phim.

– Còn ly kỳ hơn trong phim ấy chứ. Tưởng tượng bom nổ có khi chấn động còn thua cái tin mình bỏ nhà trốn đi nữa là khác nhất là ở một tỉnh lẻ. Từ chỗ làm của ba mẹ đến trường học, mọi người bàn tán xôn xao. Mình thì không có ở đó để nghe để thấy chỉ tội cho ba mẹ và các em gái nhục nhã đến cỡ nào. Sợ ba tố giác anh tội dụ dỗ gái vị thành niên chắc chắn sẽ bị đưa ra hội đồng kỷ luật quân đội không chừng bị tù hay giáng chức, Tùng được một số bạn trung thành giúp giấu mình ở nhà mẹ của anh Mạnh cùng tiểu đội bay với Tùng tận vùng quê hẻo lánh để không ai dò ra tung tích. Làng đó khá yên bình vì nhiều gia đình có con trai trong quân đội.

Ngày nào không đi bay là anh vù đến thăm mình, gặp nhau lén lút vội vã cứ lo ba cho người theo dõi tìm đến bắt mình về. Nhưng ba quá xấu hổ đã tuyên bố từ con, cấm tuyệt đối mẹ và các em không ai được nhắc tới tên mình. Những gì liên quan đến mình như sách vở quần áo phải tiêu huỷ hết.

Sống trong sự phập phồng lo sợ trốn tránh như vậy mà tình yêu của mình dành cho Tùng không hề suy suyển, trái lại nữa chứ.

Anh Mạnh chỉ còn mẹ và em gái 15 tuổi sống trong căn nhà lợp ngói nho nhỏ hai buồng khá tươm tất ngăn nắp. Chung quanh là vườn trồng cây ăn trái làm kế sinh nhai. Sau nhà có cái ao thả bông súng cùng rau muống. Mấy ngày đầu vì sợ ba mẹ đi tìm mình trốn biệt trong gian buồng của anh Mạnh để trống giờ dọn dẹp nhường cho mình ngủ tạm. Còn mẹ và em gái anh ngủ chung ở gian bên cạnh. Người quen đến nhà chơi bác giới thiệu mình là cháu gọi bằng mợ dâu ở thành phố vì bị bịnh nên cho về quê để dưỡng. Dân thôn quê tính tình bộc trực, nghĩ sao nói thẳng vậy, hỏi:

– Ủa, cháu mặt mày hồng hào phổng phao vậy mà bịnh gì?

Mình ấp úng không biết trả lời sao thì mẹ anh Mạnh nhanh trí hơn:

– Saigon bụi bặm nên cháu bịnh về đường hô hấp, gái mới lớn nên dù bịnh cũng đâu có lộ ra mặt như lớp già tụi mình.

Nghe có lý nên họ cũng tin.

Tưởng cũng nên kể thêm là nếu chưa hiểu người dân nông thôn thì mình sẽ cho là họ tò mò suồng sã vì họ thích vào nhà ai là cứ vào tự nhiên bất cứ giờ giấc nào trong ngày, không thấy chủ nhân họ cũng cứ việc thẳng tuột từ trước ra sau hè cất tiếng kêu í ới. Đi ngang bếp tiện tay mở nắp vung nồi xem hôm nay mình ăn món gì, hoặc nghiêng ngó vào buồng xem có mình ở đó không… Nhưng theo thời gian thì mình nhận ra tình cảm của họ rất sâu đậm chân thành đúng nghĩa “tình làng nghĩa xóm chia ngọt xẻ bùi”. Hễ có món gì ngon là họ chia nhau nhà này nhà kia cùng ăn. Tô chè, dĩa xôi đậu xanh, canh bí rợ hầm dừa, gà kho sả…

Trở lại chuyện của mình, dần dần theo thời gian không thấy ba cho người đến tìm mình bớt sợ mới dám ra ngoài hoà mình vào sinh hoạt của gia đình. Mình tập ra vườn nhổ cỏ, hái đọt rau lang, bó rau muống, cọng bông súng thành từng bó nhỏ để người đặt mua đến lấy. Mùa trái cây chín, bạn hàng gom mua mình cũng thức sớm để trông coi tiếp bác.

Mình biết thế nào là cơ cực từ lúc đó.

Mẹ anh Mạnh như người mẹ thứ hai của mình, bà thương yêu chăm sóc mình y như con ruột. Cô em gái quấn quýt ít khi rời, ngoại trừ lúc đến trường. Nhờ vậy mà mình đỡ phần nào nỗi nhớ ba mẹ và các em.

Có lẽ nhờ vận động thể chất và được ở ngoài trời hít thở không khí trong lành nhiều nên mọi người đều khen mình mặn mà hơn lúc mới đến.

Tùng mỗi lần lãnh lương là phụ chút ít với mẹ anh Mạnh, tự đi chọn vải may cho mình thêm quần áo, mua đồ dùng cần thiết vì mình không dám rời nhà bác ra khỏi xóm. Mỗi lần anh đến thăm là mỗi khoảnh khắc quí giá ngập đầy hạnh phúc vui như hội tết trẻ con. Chúng mình ra ngồi dưới tàng cây ổi cạnh cầu ao, anh thường vuốt ve mái tóc và an ủi mình cố gắng chịu khổ vì xa cách thêm vài tháng “rồi khi sum hợp anh sẽ đền bù cho em”.

Ngày mình đủ 18 tuổi cũng là ngày mình làm giấy kết hôn chính thức thành vợ của Tùng. Mọi người quen đều thở phào nhẹ nhỏm mừng cho hạnh phúc hai đứa. Anh chở mình về đơn vị tổ chức một tiệc nho nhỏ giữa các đồng đội có mẹ và em gái anh Mạnh đến dự. Áo cưới của mình là chiếc áo dài trắng mặc hôm trốn đi. Sau đó chúng mình thuê một căn nhà nhỏ ở gần phi trường sống đoàn tụ.

Bích nói:

– Bích phục chị Lệ thật. Không ngờ trông chị yếu ớt vậy mà gan dạ canđảm quá trời đất.

– Ngây thơ thiếu suy nghĩ thì có. Chắc lúc đó do bị lời đe doạ của ba đẩy chúng mình vào chân tường bắt phải cắt đứt ngay lập tức mà tình yêu thì đang ở trên đỉnh cao nhất, chúng mình không còn thời gian để cân nhắc đắn đo nên liều lĩnh chọn đi theo tiếng gọi của trái tim, chứ nếu ba cho mình thời hạn vài tháng thì chắc mình đã không dám hành động nông nổi. Mà Bích biết không? Chúng mình mang mặc cảm tội lỗi vì đã đem danh dự gia đình chôn xuống bùn nhưng mình không bao giờ hối tiếc cho quyết định đó. Anh Tùng đã thương yêu che chở bảo bọc mình và hai con hết sức như có thể. Anh nói anh có làm bao nhiêu cũng không bù đắp nổi những mất mát mình đã vì anh mà hy sinh. Mình cãi lại: Sao gọi là hy sinh, em vô cùng may mắn có người chồng như anh vì chúng mình yêu và được yêu. Thử hỏi trên đời nầy có bao nhiêu mối tình đầu được sum hợp như chúng mình hả anh.

Câu nói trong các tiểu thuyết mùi mẫn “một túp lều tranh với hai quả tim vàng” thế mà có thật đó Bích.

– Hai anh chị may mắn có cuộc tình quá tuyệt vời, Bích mừng cho chị.

7.

Nhưng hạnh phúc của chúng mình sớm sụp đổ cùng với mệnh nước. Khỏi kể thì Bích cũng quá hiểu rồi. Ba mẹ hoảng loạn chạy đến căn nhà ọp ẹp để mang mấy mẹ con mình về. Mấy năm không gặp, ba già đi nhiều. Hai cha con ôm nhau khóc sướt mướt. Ba nói: Tuy con khiến ba mẹ nhục nhã, vì sĩ diện ba từ bỏ con nhưng tự thâm tâm ba biết con đã chọn được người chồng xứng đáng. Ba vô cùng ân hận đã đẩy con vào cảnh bơ vơ do sự hẹp hòi ích kỷ của mình, cũng vì sợ con khổ nếu lấy chồng lính mà thôi, con đừng giận ba.

Nghe những lời tâm sự thốt ra từ miệng ba –  một người đàn ông quyền uy và cương trực mình càng khóc dữ. Chính mình là đứa con bất hiếu đã làm nhục tông môn thế mà ba lại an ủi mình như ba là người có lỗi.

À quên kể, lúc mình về sống công khai với Tùng thì mẹ và các em đã lén ba tìm cách liên lạc với mình, thường xuyên lại thăm các cháu tiếp tế đủ thứ vì biết lương trung uý của anh Tùng quá khiêm tốn (lúc này anh lên lon). Có lần cháu lớn bịnh sốt xuất huyết nặng nếu không có mẹ giúp thì chắc cháu không sống tới ngày nay. Ba nói ba nhờ đàn em theo dõi tin tức của vợ chồng mình, biết việc mẹ và các em thường gặp mình nhưng giả lơ.

Phần ba mẹ của anh Tùng cũng vậy. Mẹ anh không ra mặt vì ngại ba mẹ mình biết sẽ mắng là không biết dạy con trai, nhưng ngầm liên lạc với mẹ anh Mạnh gởi gấm nhờ trông coi cô dâu tương lai. Sau đó khi vợ chồng mình đã danh chính ngôn thuận thì ba mẹ Tùng chính thức đến nhà tạ lỗi và xin làm đám cưới cho chúng mình theo đúng phong tục nhưng ba mình giận từ chối không tiếp. Đến câu hỏi mà Bích sợ phải nghe trả lời:

– Còn anh Tùng lúc ngày 30 tháng tư thì thế nào?

– Đau đớn thay, anh chết vào đúng những ngày tàn cuộc chiến. Chết tan xác cùng với chiếc phi cơ anh lái, đồng đội anh chứng kiến về báo lại. Giống như anh đã từng chứng kiến cảnh tương tự của một vài bạn bè trước kia vậy.

Không khí chùng xuống nặng nề sau câu trả lời của Lệ. Hai thiếu phụ ngồi lặng lẽ hồi lâu. Giọng Lệ thảm sầu:

– Có một bài thơ của Lê Thị Ý được Phạm Duy phổ nhạc mình thuộc làu, là Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng. Để mình đọc vài câu cho Bích nghe:

Ngày mai đi nhận xác chồng

Say đi để thấy mình không là mình

Say đi cho rõ người tình

Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ

…..

Chao ơi thèm nụ hôn quen

Đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau

Chiếc quan tài phủ cờ màu

Hằn lên ba vạch đỏ au phủ phàng

Em không thấy được xác chàng

Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong

Mùi hương cứ tưởng hơi chồng

Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai

Người goá phụ trong bài thơ vẫn còn may mắn hơn Lệ là dù không nhìn thấy xác nhưng ít ra người ta còn đem được thi thể chồng về cho chị, chiếc quan tài được phủ cờ theo đúng nghi lễ và được chôn trong nghĩa trang tử tế. Chị ấy còn được ngồi trước quan tài đốt hai hàng nến, có đồng đội đến tiễn đưa, ngửi mùi hương trầm mà ảo tưởng là được ngửi hơi chồng. Anh Tùng thì ngay cả một mảnh áo, một tấm thẻ bài cũng chả tìm thấy nói gì thịt xương. Tất cả đều tan thành tro bụi. Mà giả dụ có tìm ra xác thì cũng đâu còn được chôn cất theo đúng lễ nghi của quân đội nữa, nói vậy Bích hiểu rồi chứ gì.

Bích nghe hơi lạnh từ sống lưng rờn rợn lan toả lên đỉnh đầu, còn Lệ nước mắt chảy dài theo má không buồn lau. Lát sau lấy lại bình tĩnh, Lệ tiếp:

– Nói hoà bình nhưng thực tế sự ly tán chết chóc khốn khổ đày ải còn gấp trăm lần chiến tranh.Tùng là con trai út trong gia đình toàn sáu chị gái, lúc anh mất ba mẹ chồng đã sắp 80 tuổi, quá đau buồn nên chỉ một năm sau hai người lần lượt qua đời. Ba của Lệ dù là dân sự nhưng giữ chức vụ trưởng ty nên cũng “được đi cải tạo” cùng các quân nhân luôn cho có bạn. Mẹ và các chị em mình đùm bọc nhau sống cũng tàm tạm cơm rau thỉnh thoảng chút thịt cá cho các cháu. Nhưng chỉ duy trì được hai năm thì bị kêu dọn ra ngoài nhường nhà cho họ ở. Thế là mẹ con bà cháu dắt díu dựng lên căn nhà lá trên khoảnh đất nho nhỏ cuối khu vườn. Họ nói: Thấy chưa? Chúng tôi “nhân đạo” để các người ở đây chứ không đưa đi kinh tế mới là may mắn cho các người đó.

Sáu năm sau ba về, ngày ngày ra đồng làm ruộng. Một thời gian sau có chương trình H.O ba mẹ và các em nào còn độc thân sang Mỹ, rồi dần dần bảo lãnh các người em khác sang hết.

Riêng mình và hai con vượt biên cùng gia đình anh Mạnh khi anh mãn hạn cải tạo. Lúc vừa tới đảo thì có phái đoàn Canada tới nhận người nên ghi tên đi luôn.

– Thế à? Giờ gia đình của anh Mạnh ra sao?

– Mình xem gia đình anh như gia đình thứ hai, mẹ anh như người mẹ thứ hai rất gần gũi. Em gái anh lấy chồng cũng sống chung với mẹ cho đến ngày bà mất cách nay bốn năm. Anh Mạnh rất thương yêu mẹ, tiếc thay chính vì anh hiếu thảo lo lắng cho mẹ quá mà vợ anh không hài lòng dẫn đến chia tay, hai con gái đều sống với anh.

Bích nhìn Lệ định hỏi nhưng không dám. Đoán ý Bích nên Lệ thêm :

– Lúc anh Tùng mất Lệ còn quá trẻ, nói mặt búng ra sữa cũng không có gì quá đáng, khi sang bên nầy phải một mình tần tảo nuôi con. Mọi người khuyên răn nên làm lại cuộc đời ngay cả các chị của Tùng cũng khuyến khích. Xứ lạ khác ngôn ngữ kiếm được việc làm dù cực nhọc đã là may lắm rồi– ngày xưa mê trai bỏ học sớm nên kiến thức đâu có nhiều, mà nếu đi học lại thì ai nuôi con– . Trước toàn sống dựa vào gia đình, vào Tùng chứ có biết làm gì đâu. Lúc đó buồn tủi ghê gớm, nhiều đêm nằm thao thức khóc quá trời nghĩ thầm hay thôi cứ chọn một trong những người đang theo đuổi mình để có nơi nương tựa và con có cha dù là cha dượng còn hơn côi cút.

Lý trí bảo vậy nhưng ngặt nỗi trái tim không chịu mở cửa đón ai khác hết, biết sao giờ. Ai cũng khen mình chung thuỷ giống phụ nữ ngày xưa tam tòng tứ đức, mà thật ra Lệ đâu được cao quí vậy. Có vài lần xiêu lòng định đi bước nữa đó chứ. Nhưng hễ ngồi đối diện với họ là mình nhớ Tùng, hình dáng anh hiển hiện lồ lộ y như hồi anh còn sống. Rồi mình nhớ lại những kỷ niệm êm đềm ngày xưa hai đứa, nhớ từng câu nói dịu dàng cử chỉ âu yếm của anh. Rồi so sánh. Sao mà khác biệt quá. Sao mà lạ lẫm quá. Sao không phải giọng nói anh, gương mặt anh. Sao thế này thế nọ… cuối cùng Lệ chắc chắn rằng không một bóng hình nào có thể chen vào tim Lệ được nữa, Tùng đã lấp đầy và ngự trị mãi mãi ở đó.

Tình cảm anh Mạnh dành cho Lệ thế nào Lệ không biết, vì anh là người khá kín đáo. Phần Lệ xem anh như một người bạn thân của chồng, một người ơn đã giúp đỡ cưu mang, một người anh chia sẻ những suy nghĩ thầm kín, thế thôi.

Chưa bao giờ Lệ để cho anh hay bất cứ ai nuôi ảo tưởng về tình cảm của Lệ hết. Không phải Lệ muốn được tiếng khen là người vợ một dạ thờ chồng, chẳng qua vì Lệ không thể yêu ai khác được nữa.

Tiếng điện thoại reo, Lệ tạm dừng câu chuyện chốc lát để trả lời. Gương mặt toát lên nét trìu mến, chị khoe:

– Của con gái gọi. Ngày nào hai con cũng gọi cho mẹ. Kể tiếp Bích nghe, con trai nối nghiệp cha giờ là phi công trong Không Quân Hoàng Gia Canada, còn con gái lấy chồng người bản xứ ngành Hải Quân Hoàng Gia Canada. Chúng nói: chúng con kính phục và tôn thờ ba một phần qua lời mẹ và mọi người kể, một phần trong trí óc non nớt vẫn còn lưu lại hình ảnh hào hùng của ba mặc bộ đồ bay trông rất oanh liệt uy dũng. Chúng con nhớ sau mỗi phi vụ về nhà là ba chạy ào vào đầu tiên ba hôn mẹ trước rồi lần lượt tới chúng con. Râu của ba mấy ngày không cạo đâm vô mặt chúng con nhột nhột khiến chúng con cười nắc nẻ. Sau đó ba kêu mấy mẹ con thay đồ đẹp để ba đưa đi ăn phở hay đi coi phim, hoặc công viên… Những lúc có ba nhà mình không dứt tiếng cười đùa, ba đi vắng nhà buồn hiu mẹ con mình nhắc ba cả ngày. Thời gian đó gia đình mình hạnh phúc quá phải không mẹ. Giờ đây anh em con chọn con đường như ba mẹ đã chọn, con trai làm lính như ba, con gái lấy chồng lính như mẹ.

– Bích chúc mừng cho chị có các con hiếu thảo.

– Cám ơn Bích. Nghe con nói Lệ thấy mãn nguyện. Nếu linh hồn anh còn ở trên cao kia hẳn anh hài lòng và tự hào về giòng máu của mình lắm. Lệ thấy cuộc đời mình là đủ, không mong ước gì khác không chờ đợi gì khác nữa. Người ta có nhiều thứ hạnh phúc: hạnh phúc với ông bà, cha mẹ, chị em, vợ chồng, con cái, bạn bè, công việc, giải trí. Lệ từng có hết rồi nay Lệ không tìm kiếm hạnh phúc lứa đôi nữa, vì Lệ đã được nó trong đoạn đời cùng với Tùng. Các con thành nhân coi như tròn trách nhiệm, Bích đồng ý không?

Bích gật đầu tán thành, đứng lên từ giã ra về bỗng nhìn thấy ở góc phòng có khung ảnh treo trên tường hình hai người: chàng thanh niên gương mặt thông minh cương nghị đôi mắt sáng quắc trong bộ đồ phi công choàng hai cánh tay ôm nàng thiếu nữ mặc áo dài trắng đứng dựa vào ngực anh như tìm sự che chở. Cả hai toát lên mạch sống tràn trề của tuổi thanh xuân. Lệ giới thiệu:

– Vợ chồng Lệ đó.

– Quả đúng đôi trai tài gái sắc. Bích khen.

Lệ cười, thật sự cười. Giây phút nầy Lệ không còn cho cái cảm giác chị là nàng sương phụ lạc loài nữa, mà khiến người ta liên tưởng đến câu thơ Kiều:

Trai anh hùng, gái thuyền quyên

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng

Thanh Hà

La Chaux de Fonds

©T.Vấn 2023

Bài Mới Nhất
Search