T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Anh Việt Thanh & Trúc Minh: Tình Mùa Ly Biệt

“ . . . Nhạc của Anh Việt Thanh chủ yếu sử dụng điệu Blues nức nở với cung la thứ. Thỉnh thoảng có một số bài viết theo điệu Bolero như: Hẹn em ngày về, Phố cũ người xưa… Nhìn chung nhạc của ông là viết theo chiều hướng phục vụ cho giới mộ điệu trẻ như sinh viên, học sinh Sài Gòn và người lính VNCH lúc đó. Một số bài hát của ông được Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội chọn trình bày trong các kỳ đại nhạc hội với các giọng ca thể hiện như Hùng Cường, Chế Linh, Thanh Phong, Phương Hoài Tâm … “

 Anh Việt Thanh & Trúc Minh: Tình Mùa Ly Biệt 

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Tinh mua ly biet-1

Tinh mua ly biet-2 Tinh mua ly biet-3

Tinh mua ly biet-4

Tình Mùa Ly Biệt  – Sáng Tác: Anh Việt Thanh & Trúc Minh 

Trình Bày: Thanh Tuyền (Pre-75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn : Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam ).

©T.Vấn 2016

Đọc Thêm:

Nhạc sĩ Anh Việt Thanh

(Nguồn : http://cothommagazine.com)

Anh Việt Thanh là một nhạc sĩ viết “nhạc thời trang” trước 1975 tại miền Nam Việt Nam, đã từng phục vụ trong Quân Đội VNCH, ngành Tâm Lý Chiến. Ông có một số tác phẩm được phổ biến rộng rãi như: Bụi Đời, Cho Nhau Chiều Thứ Bảy, Hẹn Em Ngày Về … Ông cũng có một số tác phẩm được thâu trong băng nhạc Kim Đằng của nhạc sĩ Vinh Sử như: Vùng lá me bay, Lính (thích) 33… Ngoài ra, ông còn viết chung một số ca khúc với các nhạc sĩ khác như: Mưa đêm tỉnh nhỏ, Chuyện mưa mây, Về Tiền Giang quê em …
Anh Việt Thanh tên thật là Đặng Văn Quang sinh năm 1936 tại làng An Hữu, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường và qua đời vào ngày 12 tháng 3 năm 2015 tại thành phố Troyes, Pháp.

Theo tài liệu của bà Lê Thị Như Thanh, em gái của Nhạc sĩ Anh Việt Thanh: ông là người thứ sáu trong số 8 anh chị em, cha là Lê Bá Hạnh và mẹ là Đặng Thị Ứng. Cha của ông mất sớm, mẹ phải tảo tần cực khổ nuôi 8 con. Anh Việt Thanh thương anh chị em và có hiếu với mẹ. Bút danh của ông được chọn gần giống như nhạc sĩ Anh Việt Thu, cũng là bà con bên ngoại. Ngoài ra ông còn có một người bạn bút danh là Anh Việt Phương (Dạ Vũ Nhân).
Nhạc của Anh Việt Thanh chủ yếu sử dụng điệu Blues nức nở với cung la thứ. Thỉnh thoảng có một số bài viết theo điệu Bolero như: Hẹn em ngày về, Phố cũ người xưa… Nhìn chung nhạc của ông là viết theo chiều hướng phục vụ cho giới mộ điệu trẻ như sinh viên, học sinh Sài Gòn và người lính VNCH lúc đó. Một số bài hát của ông được Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội chọn trình bày trong các kỳ đại nhạc hội với các giọng ca thể hiện như Hùng Cường, Chế Linh, Thanh Phong, Phương Hoài Tâm …
“Vùng lá me bay” là tác phẩm cuối cùng được Anh Việt Thanh viết trong khoảng mùa hè đỏ lửa 1972. (Sau khi sang định cư ở Pháp, ông nghiêng về phổ nhạc từ thơ của một số thi sĩ hải ngoại).
Ông đến định cư tại Troyes, Pháp ngày 17 tháng 11 năm 1980 cùng với vợ và 3 con. Ông là hội viên chính thức Hội âm nhạc quốc tế SACEM (Pháp) và đã tiếp tục dạy hàm thụ nhạc lý cho các đồng hương người Việt.

Một số tác phẩm:

Anh biết không anh (Anh Việt Thanh & Phạm Hữu Thành)
Bụi đời 1 (Anh Việt Thanh & Anh Việt Phương)
Bụi đời 2 (Anh Việt Thanh & Anh Việt Phương)
Cho nhau chiều thứ bảy
Cho nhau chiều Chủ Nhật
Chuyện tình thiên nga (Anh Việt Thanh & Huy Thanh)
Đón xuân trên đồng
Đời con gái
Giã từ thành phố
Hẹn em ngày về
Lính (thích) 33
Mừng ngày cưới
Nắng hồng xa xôi
Ngày xưa em nói
Tình mùa ly biệt (Anh Việt Thanh & Trúc Minh)
Phố cũ người xưa (Anh Việt Thanh & Anh Việt Phương)
Vùng lá me bay
Mưa đêm tỉnh nhỏ (Hà Phương & Anh Việt Thanh)
Chuyện mưa mây (Phạm Chinh Đông & Anh Việt Thanh)

*** Nguồn tiểu sử Nhạc sĩ Anh Việt Thanh: wikipedia, Bà Lê Thị Như Thanh, Thi sĩ Đỗ Bình … ****

Bài Mới Nhất
Search