T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Lê Mai Lĩnh : Washington D.C, Một Chiều Thu Xưa

clip_image002Ảnh ( RFA.Org)

gởi Diệm Trân, Cung Lan

MỘT

Buổi chiều, khi tôi đến đó, lúc 3 giờ.

Cũng là lúc 3 giờ, Diệm Trân đến đó, chờ tôi.

Tôi đang nói về nơi chốn là Greyhound Bus Station, Springfield/Maryland.

Diệm Trân, nhà văn, dịch giả, người mẹ 3 đứa con đã lớn. Nàng còn là cầu thủ bóng đá, hàng tiền đạo, góc trái, của đội banh nữ Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

Đó là lần tôi về thủ đô giới thiệu tác phẩm văn chương Tuyển Tập Lê Mai Lĩnh. Đó cũng là lần, khi hai người bạn tôi là nhà thơ Phan Khâm và Cao Nguyên, cuối tuần, bận rộn, không đón được. Tôi cầu viện tới Nàng: Diệm Trân, nhà văn, dịch giả, cầu thủ hàng tiền đạo, góc trái, đội bóng nữ Hoa Thịnh Đốn.

Dẫu biết thời gian hiếm muộn, còn một giờ đồng hồ nữa, tôi phải trả lời phỏng vấn của phóng viên Thanh Trúc, đài Á Châu Tự Do, tại Nhà Việt Nam. Dù vậy, Nàng, Diệm Trân, cũng ngoan ngoãn đứng im, cúi đầu, để tôi hôn lên mái tóc, vầng trán của Nàng, Diệm Trân,nhà văn, dịch giả, cầu thủ hàng tiền đạo, góc trái, đội bóng nữ Hoa Thịnh Đốn.

Trên đường về Eden, ghé qua Phở Kobe, nói tôi, ngày mai, giới thiệu Tuyển Tập Lê Mai Linh, một tác phm văn chương đã được 100 thi sĩ, nhà văn, nhà báo, luật sư, bác sĩ cấp chứng chỉ, nhãn hiệu trình tòa. Trên đường đi, Thanh Trúc gọi bảo, buổi phỏng vấn sẽ hoãn lại một giờ. Tôi và Diệm Trân, nhà văn, dịch giả, cầu thủ bóng đá, hàng tiền đạo, góc trái, đội bóng nữ thủ đô, cười vui.

Đến Kobe, gởi lại hai vali sách, xem chừng không gian, hệ thống âm thanh, tiến tới, lùi lại, tiến lên, bước lui. Nơi đây, ngày mai, tôi không những là tác giả, nhà văn, nhà thơ, tôi còn là một diễn viên kịch.

Tôi là vậy. Lê Mai Lĩnh là vậy. Sương Biên Thủy là vậy. Đời là một sân khấu. Mỗi người là một diễn viên, thường hằng, ngày lại ngày. Tại sao không? Hẳn nhiên, chúng tôi, mỗi người, hâm nóng lòng mình, bên ngoài gió thu, mưa thu, lành lạnh, bằng một tô phở Kobe nổi tiếng vùng Hoa Anh Đào.

 

HAI

Nhà Việt Nam Với Phóng Viên Thanh Trúc

Tôi nhìn thấy, áng chừng, trong câu hỏi của phóng viên Thanh Trúc, như đượm nét u buồn, cảm thông với thi sĩ. Khi Thanh Trúc hỏi tôi: “Ít ai như anh, ngoài bìa, chơi ngay một câu như tuyên ngôn, như thông điệp:

Tất cả chúng ta đều là những kẻ chiến bại trước sự đói nghèo của nhân dân. Trước quê hương khổ đau, chúng ta đều có tội, du khoác cho nhau màu áo nào. Trái tim, máu, nước mắt tôi đây, ngày trở lại, sau 3102 ngày khổ sai trong 10 trại tù của cng sản Việt Nam, từ Nam ra Bắc, xin trao tặng quê hương, bạn bè.

Cảm ơn Thanh Trúc đã làm tôi rưng rưng ngấn lệ.

Thật tình, giây phút đó, tôi muốn khóc thật, nhưng tôi đành cố gắng nén lòng. Tôi nói với Thanh Trúc, “Thật tình tôi không nghĩ mình thông minh, tài hoa đến như thế.”

Có những bài thơ, bài văn, viết cách nay 30 năm, 40 năm, trong giàn dụa nước mắt, trên từng dòng chữ, trang giấy.. Thế mà nay, sau 30, 40 năm, tôi vẫn còn khóc, như nay, khi mới viết, khi đang viết. Có lẽ vì thế, mà theo nhận xét của nhà văn, dịch giả Diệm Trân: “Đọc Tuyển tập Lê Mai Lĩnh, không cười là chuyện lạ, nhưng không khóc lại là chuyện lạ hơn.”

Nhưng tôi nay thì tôi đã nghĩ rằng, suy ra rằng: Khi tôi viết, là tôi đã có sự dẫn lối, chỉ đường, sai bảo, dẫn dắt của những người đã chết, của hồn thiêng sông núi, của 4.000 năm lịch sử. Tôi viết do những hồn thiêng của những chiến hữu đã chết trên 4 vùng chiến thuật, do sự thôi thúc của những bạn tù ra đi trên núi rừng Hoàng Liên Sơn, giáp ranh Trung Hoa. Tôi viết từ sự oan ức của những dân oan, những nạn nhân chết trong đồn công an. cho người chết trên biển Đông, trên ruộng nương, làng mạc của một thời chiến tranh oan nghiệt. Tôi viết cho những mẹ già còm cõi đi nhặt rác hay bán vé số giữa lòng Sài gòn xưa. Tôi viết cho những cô gái Việt Nam, rời xa quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, để phải đi làm vợ cho Đại Hàn, Đài Loan hay Tàu cộng.

Đến đây thì cả Thanh Trúc, cả Lê Mai Lĩnh đều dùng tới napkin để xoá đi những dòng lệ mặn.

 

BA

Washington D.C. Một Chiều Thu Xưa

Đó là buổi chiều ngày 4 tháng 10 năm 2015, một chiều không thể quên của tác giả và những người cầm bút vùng Hoa Thịnh Đốn.

Không gian Phở Kobe vừa đủ cho khoảng 120 người, tới lui thoải mái, trò chuyện thong dong, tay bắt mặt mừng không chút cận kề, lúng túng.

Phải nói đúng ra, đó là chiều họp mặt thân quen, ấm cúng của những người cầm bút vùng thủ đô. Và một số khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng .

Đó là một chiều thu xưa sống mãi trong tôi.

Một chiều thu xưa, Washington D.C.

LÊ MAI LĨNH

25/6/2016

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2016

Bài Mới Nhất
Search