T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Vương Trùng Dương: Sổ Tay của Quang Dũng

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

Bài viết Quang Dũng, Sổ Tay & Cuộc Tình vào tháng 12/2011 đã ấn hành trong quyển Văn Nhân & Tình Sử, 2015 có bổ túc thêm (Trang 103-120). Trong quyển sách nầy có in những bài thơ trong Sổ Tay của ông (trắng đen).

Nay là thời điểm 100 năm ngày sinh của Quang Dũng nên phổ biến những bài thơ trong Sổ Tay của ông, chỉ gom tổng quát một số bài thơ thành 4 trang. Sổ Tay dày khoảng 50 trang, khổ 10X13 cm (4X5 inches) do nhà thơ Quang Dũng tặng cụ Lê Khai Trạch trước khi di cư vào Nam năm 1954. Cụ Lê Khải Trách là thân phụ anh Lê Khả Hải, bạn tôi, nên tôi có cuốn Sổ Tay nầy. Không biết nhà thơ Quang Dũng còn cuốn Sổ Tay nào khác lưu lại sau năm 1954.

Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, nhà thơ Quang Dũng bị thất sủng và lu mờ ở miền Bắc, Trong khi đó bài thơ Đôi Bờ và Mắt Người Sơn Tây là một trong những bài thơ tình rất tuyệt, nhạc sĩ Phạm Đình Chương cảm nhận từ hai bài thơ của Quang Dũng phổ thành ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây. Đây là một trong các ca khúc phổ nhạc hay nhất. Đoạn đầu dựa vào ý thơ trong bài Đôi Bờ và đoạn kết trong Mắt Người Sơn Tây “Đôi mắt Người Sơn Tây. U uẩn chiều luân lạc. Buồn viễn xứ khôn khuây. Buồn viễn xứ khôn khuây. Em hãy cùng ta mơ…”

Với ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây ở miền Nam trước năm 1975 biết đến nhà thơ Quang Dũng, Ngoài ra có bài Tây Tiến do Phạm Duy phổ nhạc và bài Kẻ Ở do Cung Tiến phổ nhạc cùng tên là hai ca khúc rất nổi tiếng, được giới thưởng ngoạn âm nhạc ái mộ. Bài thơ Tây Tiến của ông theo lời người bạn thân Trần Lê Văn (bị thất sủng trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm) đã viết: “Đã có lúc, có người cho rằng bài thơ Tây Tiến không có tác dụng tích cực, vì nó buồn, nó tô đậm cái gian khổ, cái tổn thất, ‘làm nhụt nhuệ khí’ quân ta…”. Sáu thập niên sau Trần Lê Văn (3/1998) mới nói lên điều đó, và “Còn bài thơ (như các bạn đã biết) cũng có lúc gian truân như cuộc đời người sinh ra nó”.

Sau năm 1975, Quang Dũng vào Lâm Đồng ở với người con gái tại Lâm Đồng. Quang Dũng qua đời ngày 13/10/1988, trải qua 5 năm lâm bệnh với bệnh tim.

Hình ảnh nhà thơ Quang Dũng vào tháng ngày cuối đời qua lời cô Bùi Phương Thảo “Cả cuộc đời ông đều liên quan đến văn chương, chữ nghĩa, và trong cuộc sống bình thường đối với con cái cũng thấm đẫm những cách ví von hóm hỉnh. Tất cả dẫn dắt đến cái nguồn cội là thơ ca. Tôi cảm nhận và ghi nhớ nhiều hình ảnh về cha, mỗi hình ảnh, mỗi cử chỉ, mỗi ngụ ý của ông ngấm vào bản thân mình từ lúc nào không biết…

Gần như lúc nào ông cũng lặng thầm, một mình chịu đựng vất vả. Chỉ một việc như dậy sớm xách nước thời bao cấp ngày xưa là chuyện bình thường. Buổi sáng, bốn năm giờ khi các con vẫn còn đang say giấc ngủ, ông đi gánh nước bằng đôi thùng ra tận đầu chợ Đuổi ngày xưa. Nhà tôi ở Bà Triệu, cách 30 mét có một máy nước công cộng.

Bố dậy sớm để không phải xếp hàng, ra đến nơi đã là người thứ nhất thứ hai, gánh những thùng nước trong vắt như vậy lên tầng ba, nhẹ nhàng, cố gắng không gây tiếng động để không đánh thức hàng xóm và các con…”.

Trong đoạn kết bài viết của tôi: “Bà Bùi Thị Thạch, hiền thê của Quang Dũng cũng như bà Nguyễn Thị Xuyên, hiền thê của Đoàn Chuẩn, biết chồng với tâm hồn lãng mạn, bay bướm nhưng một lòng thủy chung, lo cho đời sống gia đình êm ấm. Ông bà có 5 người con Bùi Quang Vĩnh, Bùi Phương Hạ, Bùi Quang Doãn, Bùi Quang Thuận và Bùi Phương Thảo. Quang Dũng là người dâng trái tim cho thi ca. Theo Jean Cocteau: “Người ta không hiến mình cho thi ca, người ta tự hy sinh”.

Little Saigon 9/2021

Vương Trùng Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2021

Bài Mới Nhất
Search