T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nguyên Lạc: BÀI THƠ TRƯỜNG MỘNG

          Coi Tam        

Cõi Tạm – Tranh: Thanh Châu

 

(Trường Mộng một bài phỏng dịch từ tiếng TRUNG của thi sĩ dịch THẬT Phan Đạo ở Huế. Bài dịch đối với Nguyên Lạc tôi quá hay nên vội vàng ghi ra vài hàng BÌNH VUI và chia sẻ bài thơ dịch đến các bạn.)

I. BÌNH VUI THƠ

Trước khi vào bài thơ, xin cho tui BÌNH VUI vài hàng:

TỔNG THỂ:

Bài phỏng dịch rất hay. Vầy mới là nhà dịch THẬT!

Với những nhà dịch THẬT, đôi khi bản dịch còn hơn hẳn nguyên tác.

Ví dụ minh họa:

Câu thơ: “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân” (Bạch Cư Dị)

Dịch sang thơ quốc âm:

“Cùng một lứa bên trời lận đận” (Phan Huy Thực)

Thử xét và so sánh hai câu này:

– “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân” tạm dịch nghĩa: “cả hai chúng ta đều là kẻ lạc loài (người đánh đàn và tác giả Bạch cư Dị)

– “Cùng một lứa bên trời lận đận“: Lận đận là gì?

 Lận đận là đường vào đời không suôn sẻ, phải cam chịu nhiều vất vả.

Chúng ta “cùng một lứa “ là cùng một thế hệ tuổi tác; trong khi nguyên tác của Bạch cư Dị chỉ có ý là “ hai ta đồng thời là kẻ lạc loài”: Chỉ hai ta mà thôi!

Như vậy, so sánh ta thấy “Trời lận đận” được hiểu Việt ngữ hay hơn, lung linh hơn hẳn “ thiên nhai luân lạc nhân

Phan Huy Thực dịch đạt như thế, giả định nếu như không có bản dịch sang thơ Quốc Âm của Phan Huy Thực thì bản Tì Bà Hành nguyên tác cũng đã tiêu rồi,(*)

Bà Đoàn thị Điểm đã chuyển ngữ bản chữ Hán “Chinh Phụ ngâm” của Đặng Trần Côn cũng hay hơn giống như thế.ƯU ĐIỂM:

Không cần bàn nhiều, kẻo không, sẽ bị kết án: XẠO.

— “Bài thơ, sau khi phỏng dịch hoàn toàn là Việt, không còn hơi hướm Trung đâu cả”.

Tuyệt là ở chổ này!

KHUYẾT ĐIỂM:

Đúng ra chưa chắc là khuyết điểm, nhưng cho vậy đi. Nếu không tìm ra khuyết điểm thì đâu phải BÌNH, chỉ KHEN THƠ phải không?

Con người đa số tìm đến thơ vì ĐỒNG CẢM (Đồng cảm về cảm xúc, tình nhân bản, cái đẹp vv…), chỉ thiểu số để ý tới TRIẾT LÝ. Những từ này trong thơ: “phù thế”, “linh thể” đầy triết lý. Nhất là “đầu song hay cuối song”. Nhị SONG này chắc có lẽ Phan Đạo muốn nói tới “Nhị biên” của Phật giáo hay “Song trùng nhị bội” của thi sĩ Bùi Giáng phải không?

Triết lý “nhức đầu” quá  bạn ơi!

— Tổng quát, bài thơ này nói về nhân sinh quá hay!

HAI CÂU THƠ ĐỀ TẶNG

Thôi bỏ qua tính nặng nề của triết lý, Nguyên Lạc tui cảm nhận theo đa số chỉ thấy cái đẹp của bài dịch theo ý nghĩa “đời thường”.

“Ấn tượng” nhất là hai chữ tựa bài: TRƯỜNG MỘNG.

Để cảm ơn nhà dịch THẬT, tui níu “hồn” ông Trang Tử, tặng Phan Đạo hai câu thơ nầy, với nghĩa “mộng dài -TRƯỜNG MỘNG ” là giấc mộng “trăm năm”, giấc mộng NHÂN SINH.

Đây hai câu thơ tặng:

Trăm năm là giấc MỘNG DÀI

Giật mình tỉnh giấc SONG ngoài BUỚM bay!

Trong hai câu thơ tặng này, tui có dùng từ của Phan Đạo: MỘNG DÀI và SONG

Chữ BƯỚM nầy hiểu theo nghĩa “Hồ Điệp Mộng” của Trang Tử hoặc theo nghĩa dưới đây cũng được:

Bướm đâu nhỏ nhẻ thấy thương

Trượng phu mát ruột vấn vương sợi tình

(Phương Tấn).

Hay:

Bướm chim là chuyện đời thường

Chim bay bướm lượn…thiên đường là đây!

(Nguyên Lạc )

Không biết ông dịch THẬT nầy nghĩ BƯỚM nào?

Riêng tui nghĩ theo nghĩa “nhỏ nhẻ thấy thương” nên có viết bài MƠ HOÁ BƯỚM đã đăng trên các Web.

 II.BÀI THƠ PHỎNG DỊCH

Xin ghi ra đây toàn bài thơ phỏng dịch.

TRƯỜNG MỘNG

Mộng bận đầu song hay cuối song

Sao mắt chưa mỏi ngắm chân lòng

Chuông mai rửa mặt bên hồ sáng

Chờ gió vô hình vỗ mái đông

 

Mộng bận chiều qua hay sáng mai

Sao chữ còn thương bút miệt mài

Từng khuya ngồi ngắm mình sâu rộng

Chợt thắm đầu môi những ánh ngày

 

Mộng bận mù đông hay gió tây

Mà tay phù thế đếm hao gầy

Ngàn năm linh thể còn trinh bạch

Giữa cuộc truy tìm xứ ảnh mây

 

Mộng bận rồi ra bận mộng hoài

Cuộc về say tỉnh mấy ai hay

Đêm nao hoa rụng dày sân cũ

Hương lạc loài trông tháng lại ngày

(Thơ Kiều Thị Phương Loan. Đài bắc, Đài loan. 7 9 2017)

(Phan Đạo phỏng dịch).

Huế Bãi dâu Gác Cực lạc 18 9 2017.

Nguyên Lạc   2017

Ghi chú:

(*)  http://www.art2all.net/tho/laiquangnam/lqn_nguyendu_longthanhcamgiaca_2.htm

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2017

Bài Mới Nhất
Search