T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Minh Kỳ & Huy Cường: Ai Nói Với Em

“. . .Khi sáng tác, ngoài nghệ danh Lê Minh Bằng, nhóm này còn dùng các tên: Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ…”

Minh Kỳ & Huy Cường: Ai Nói Với Em

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Ai noi voi em 1

Ai noi voi em 2

Ai noi voi em 3

Ai noi voi em 4

Ai Nói Với Em – Sáng Tác: Minh Kỳ & Huy Cường

Trình Bày: Nhật Trường (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn : Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam ).

©T.Vấn 2017

Đọc Thêm:

(Theo Thanh Thúy)

Nhạc sĩ Minh Kỳ ra đời tại Nha Trang, sinh năm 1930, năm 1959 vào định cư tại Sài Gòn. Nhưng nguồn gốc gia tộc thuộc đất Thần Kinh. Theo gia phả của dòng họ thuộc triều Nguyễn tại Huế, nhạc sĩ Minh Kỳ là cháu đời thứ năm của Vua Minh Mạng. Ông có tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, có vai vế ngang hàng với vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy). Hiện nay tại thôn Vỹ Dạ vẫn còn là nơi ở, mộ phần và Phủ thờ dòng họ bên ông. Ông là người con duy nhất trong một gia đình hoàng tộc khá giả tại thành phố Nha Trang và sống ở đấy cho đến sau khi ông lập gia đình vào năm 1952. Do đó Nha Trang là nơi để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của nhạc sĩ Minh Kỳ. Cũng chính là lý do mà từ hơn 40 năm qua, chúng ta đã có dịp thưởng thức những nhạc phẩm tiêu biểu về vùng duyên hải được gọi là `Thùy dương cát trắng” của ông như: “Nha Trang”, “Nhớ Nha Trang”, “Nha Trang Chiều Mưa”…

Năm 1966, Minh Kỳ cùng 2 nhạc sỹ Lê DinhAnh Bằng đã phối hợp thành nhóm Lê Minh Bằng, kết tên 3 người lại với nhau.  Nhạc phẩm nổi tiếng nhất cuả “Lê Minh Bằng” mà chắc ai cũng đã nghe qua là bài Đêm Nguyện Cầu .  Khi sáng tác, ngoài nghệ danh Lê Minh Bằng, nhóm này còn dùng các tên: Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ

Khi tình thế đất nước kêu gọi, ông gia nhập vào ngành Cảnh Sát. Mang chức vụ cuối cùng là Đại Úy Cảnh Sát, sau ngày Sài Gòn sụp đổ, ông đã bị bắt đi “học tập cải tạo” ở trại An Dưỡng, Biên Hòa nơi những người bạn tù cùng thời cho biết là ông đã chết một cách bí ẩn vào khuya ngày 31 tháng 8 năm 75, khi vừa bước sang tuổi 45, để lại 1 vợ và 9 người con.

Theo nhạc sỹ Lê Dinh, Minh Kỳ “bỏ mình oan khổ trong trại cải tạo chỉ vì một sự giằng co, tranh chấp bán buôn đường sữa linh tinh của những người về từ rừng rú (Việt Cộng), để rồi Minh Kỳ thiệt mạng vì một trái lựu đạn trả thù vô lối, trong khi anh không dính líu gì đến vụ này”, đăng trong bài viết trên Nguyệt San Nghệ Thuật 148 – 7/2006.  Hiện nay người con trai út của ông vẫn còn ở tại Sài Gòn, nơi ông đã sinh sống và mở lớp dạy nhạc Lê Minh Bằng gần khu vực nhà thờ Tân Định.

Bài Mới Nhất
Search