T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Hòai Nam: Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt (Tập Ba)

Xin Bấm Vào Đây Để Mở Hoặc Tải Về Máy

Hòai Nam: Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt (Tập Ba)

Bia truoc 6

Bia sau 6

Giới Thiệu:

. . . Trong “Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt”  Tập 3,  chúng tôi xin gửi tới độc giả loạt bài về những ca khúc phổ thông của Pháp được ưa chuộng và được đặt lời Việt từ thập niên 1960 trở về sau.

Sở dĩ chúng tôi dành một loạt bài riêng cho “nhạc Pháp” là vì hai nguyên nhân sau đây:

(1) Đa số ca khúc Pháp được được ưa chuộng tại miền Nam VN trong khoảng thời gian này chưa hẳn đã được người yêu nhạc ở khắp nơi trên thế giới xem là những ca khúc bất hủ, hoặc bán đươc hàng chục triệu đĩa, cho nên nếu giới thiệu chung với những bản nhạc pop của Anh Mỹ từng làm mưa gió trên các bảng xếp hạng khắp năm châu, sẽ thiếu sự cân xứng.

(2) Quan trọng hơn, với thế hệ trẻ ngày ấy – tức các “baby boomers” – tại miền Nam VN cũng như ở các quốc gia nói tiếng Pháp, chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp khác trên thế giới, nhạc Pháp, cùng với thơ văn, phim ảnh của Pháp, được ưa chuộng một cách đặc biệt.

Trong lĩnh vực ca nhạc nói riêng, mặc dù tới giữa thập niên 1960, tỷ lệ học sinh trung học ở miền Nam VN chọn Anh văn làm môn sinh ngữ chính đã vượt xa tỷ lệ chọn Pháp văn, đồng thời các ca khúc lời Anh của Paul Anka, Neil Sedaka, Elvis Presley, Connie Francis… cũng đã bắt đầu được phổ biến rộng rãi, giới trẻ nghe nhạc ngoại quốc nói chung vẫn chuộng nhạc Pháp hơn. Thậm chí nhiều người không hiểu tiếng Pháp, không biết cách phát âm đúng tiếng Pháp, vẫn thích nghêu ngao mấy câu đầu trong các bản La Nuit của Adamo, Aline, Oh mon amour, La vie c’est une histoire d’amour của Christophe, Adieu Jolie Candy của Jean-François Michael… Về phần các cô nữ sinh, họ không chỉ nghe nhạc của Françoise Hardy, Sylvie Vartan, Sheila, France Gall… mà còn bắt chước cả thời trang, kiểu tóc của các thần tượng.

Cho nên có thể viết, ngày ấy “nghe nhạc Pháp” không chỉ là một phong trào mà còn được xem là một biểu hiện trong “culture” của giới trẻ Sài Gòn từ giữa thập niên 1960 tới những năm đầu thập niên 1970.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những ca khúc Pháp được yêu chuộng ngày ấy đã không bị lãng quên theo thời gian, mà ngược lại, dù tuổi đời chồng chất, tóc đã bạc phai, chỉ cần nghe lại một câu hát, một giai điệu quen thuộc, cũng đủ khiến chúng ta bâng khuâng nhớ về một thời đã qua – một thời “yêu nhạc Pháp”. . .

Hoài Nam

Hoài Nam: Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc lời Việt – tập Một

Hoài Nam: NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT – tập Hai

Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu

©T.Vấn 2018

Bài Mới Nhất
Search