T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

HươngKiềuLoan: Nhìn ảnh từ trong tâm

clip_image002

( Rong bút: Trích: Theo những bước chân)

Tôi bắt đầu bước vào lãnh vực nhiếp ảnh từ đầu năm 2008, lý do sau một trận đau tưởng mất mạng sống, thì khi bị lôi kéo về trần thế, tôi bắt buộc phải đi bộ nếu không muốn ép mình tập thể dục ở các phòng Gym nhàm chán.

Được quay trở lại với đời sống, từ đó tôi nhìn đời với những gì từ tâm. Thượng đế cho tôi sống lại, để thấy được những gì ngài tạo trong thiên nhiên đều có ý nghĩa và đều có nét đẹp của riêng nó, cho từ cọng cây, ngọn cỏ, từ đám lá khô…

clip_image004

Những ngôi nhà khang trang có thảm có xanh muớt là một sự hài lòng của chủ nhân, hoa bồ công anh hay bất cứ loài cỏ dại nào xen vô, chúng cũng cần phải trừ khử tận gốc, đừng hòng sinh sản. Thế nhưng b?n thn chúng, với các vị ?ông y, chúng đã là những cỏ thuốc để chữa bệnh. Tôi bắt đầu chú ý đến những vật rất tầm thường mà người đời thường bỏ quên hay chà đạp lên chúng. Như những cành khô trơ trụi lá, đám hoa dại ven đường, con sông khi cạn hết nước, còn trơ lòng cát, những đám mây trôi lờ lững trên bầu trời.

clip_image006

(với chiếc máy nhỏ đầu tiên)

Con sông gần nhà tôi, khi mùa nuớc lên, có những đám cành khô, củi mục, rác của con sông trôi đến chân cầu, rồi tụ lại đấy, nhìn những đám cành khô chồng chất nơi đó, trong khi nuớc sông vẫn trôi hiền hoà, soi mình dưới nắng trong, bất giác tôi liên tưởng đến tâm hồn con người, cũng như một dòng sông, đời sống cứ lặng lẽ, ngày qua ngày… nhưng ai biết được tận đáy thẳm tâm hồn, có bao nhiêu những phiền muộn? Chng đã lắng xuống trong tâm, không thể dứt bỏ, dù có muốn. Thì chúng cũng như cành củi mục kia…và khung cảnh đĩ, tôi đã thâu vào ống kính với lọatt ảnh của nhóm tiêu đề: ” Những Nỗi Buồn Chưa Trôi!” Những bức ảnh chụp khác ngày, khác giờ, đám củi mục thay đổi. Và chúng cũng có các tiêu đề riêng.

clip_image008

Tôi thích ghi lại trong tầm nhìn của mình những gì thật gần g?i quen thuộc trong đời sống. Ma đông, con lối nhỏ ven sông khô cằn sỏi đá, không có gì đẹp nữa, cỏ đã chuyển màu chết, không còn là mầu khô vàng tươi khi hồn mới lià đời, nay chúng đã ngả mầu vàng xám, như xác chết để quá ngày chưa chôn. Ngọn lau khi sống, có mầu trắng mượt mà, nay đã khô vàng. Từ trong đám bụi rậm, gai góc của những cây mận hoang, một ngọn lau khô, còn cố khoe sắc trong nắng, tôi dừng lại. Và bức ảnh: ” Chào Nhau” ra đời, ngọn lau chào tôi một trưa nắng? Hay ngọn lau chào cành mận nhỏ kề bên?

clip_image010

Đã có những ngày người Mỹ chạy bộ ở con lối nhỏ đó, đã nhìn tôi với đôi mắt thắc mắc sao tôi gí chiếc máy ảnh nhỏ vào bụi lau khô chết bên đường, quả thật, nhìn toàn diện, chúng như bụi rác cần cắt bỏ. Nhưng chỉ một chút nắng chiếu vào, chúng đẹp quá, và tôi đã “chộp” chúng thật nhanh.

Một số bạn tôi ? xa đã thắc mắc : “Nếu đi bộ mà cứ chụp hình như thế thì s? đi bộ không còn tác dụng nữa”

clip_image012

Điều suy nghĩ đó rất đúng, nhưng sau này vài bạn đã đi chơi chung, thấy tôi “săn ảnh” với tốc độ nhanh cỡ nào thì bạn không còn thắc mắc nữa. Chân vẫn bước, một tay vẫn cầm cell phone nói chuyện, và tay kia vẫn chụp ảnh. Mọi bố cục đã có ngay khi mắt “đậu” lại ở khung cảnh nào hay vật thể nào. Chỉ việc giơ máy bấm nút thôi. Nghe có vẻ khôi hài, kỳ cục, hay nh? nĩi dĩc, nhưng nhiều bạn đi chơi chung đã chứng kiến, khi tôi “shot” chúng ra sao trong các chuyến đi xa họp bạn của TV.

May là tôi dùng chiếc máy nhỏ, nên không bị rung, còn như khi dùng máy lớn, thì bắt buộc phải dừng bước, nếu muốn có bức ảnh cho sắc nét. Những chuyến đi xa đó, thường là vừa chụp vừa chạy để đuổi theo đoàn, nếu đứng đó mà ngắm nghía..v.v…chắc là bị bỏ rơi ở dọc đường rồi!

clip_image014

( Công viên ở Virginia)

Tôi chưa bao giờ được chính thức đi chụp ảnh thực thụ chung với nhóm nhiếp ảnh, để đến được vị trí mình muốn đến và giờ giấc chọn lựa cho hình vào máy. Duy có hai lần tôi đi cùng với mấy người bạn mới quen ở California, trong nhóm có mấy người thiện nghệ trong lãnh vực nhiếp ảnh, cầm máy sơ sơ vài chục năm, và toàn máy hình thứ chiến. So với hai máy tôi mang theo cho gọn nhẹ, thì đúng là…tay mơ! Chuyến đi đó, mọi người được đưa đến Mission San Juan Capistrano, nơi mà các anh chị ấy đã đến mấy lần. Nhưng vì chiều khách phương xa, mọi người đã vui vẻ đưa đi. Khi đến nơi hơn 12 giờ trưa, nắng hè gay gắt, thời điểm kỵ nhất của những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, thông thường những người sành điệu, chuyên nghiệp, họ rời nhà từ 5, 6 sáng tuỳ theo địa điểm xa gần, để khi đến nơi họ muốn đến, bình minh chưa lên…và dựng máy ngồi đợi mặt trời ló dạng…Khi tôi đến được tu viện đã gần 1 giờ trưa! Thời điểm kỵ nhất cho những người chụp ảnh. Nhưng tôi không có điều kiện để kén cá chọn canh, thôi thì có cái gì vừa mắt thì cứ chụp. Biết thân, biết phận, giờ giấc hạn hẹp, nên tôi đi thật nhanh quanh tu viện, thâu vào ống kính những gì có thể, theo lối nhìn của mình, vì biết bao giờ có cơ hội trở lại?

clip_image016

(Trưa nắng tại tu viện San Juan Capistrano)

Đâu phải city mình trú ngụ, đi xa, thành phố lạ, lại nhát gan không dám tự lái xe. Phải chi tôi biết chơi bộ môn nhiếp ảnh này 20 năm trước thì sẽ xông xáo đi mọi nơi. Khi lớn tuổi đâm ra nhát, không dám lái xe ra khỏi thành phố một mình. Ngay cả đi du lịch ra ngoài nuớc Mỹ, cũng bị ông xã tôi ngăn cản, vì sợ chứng đau tim bộc phát trở lại. Một chứng bệnh mà tôi không bao giờ ngờ là mình bị vướng phải. Tôi không hay đau vặt, nhưng khi đau, trận nào cũng kề cận tử thần trận đó.

clip_image018

Một cảnh tại tu viện San Juan Capistrano

clip_image020

SM va KT đang săn hình

Lần thứ hai đi với hai cô bạn Trưng Vương cùng đệ( 65) ngày xưa, ở Washington DC. KT là người học về nhi?p ?nh đã trên 13, 14 năm với hội Nhiếp Ảnh của VN vùng trên đó, và cả với các lớp nhiếp ảnh của Mỹ. SM thì có chân trong hội Nhiếp ?nh ở Texas. Người nào cũng có một mớ kiến thức về bộ môn này, không ít thì nhiều, chỉ có tôi là tay m? về lãnh vực đang đam mê, vì chưa từng theo học một lớp no, cũng chưa từng đọc một sách nào dậy về bộ môn này! Quá bết!

Ông thầy duy nhất dạy tôi về căn bản bố cục của một bức hình, là ông xã tôi.

clip_image022

Chuyện đó xẩy ra những năm mới đến Mỹ. Nuớc Mỹ đẹp quá, mùa xuân, mùa đông…mùa nào cũng đẹp. Ngày còịn đi học, quen đứng trước ống kính của Nguyễn Kỳ (Một tiệm ảnh rất nổi tiếng của thập niên 60 tại Sài Gòn, nhất là trong giới học sinh và sinh viên ngày đó), thêm vào những ống kính của các bạn bè khác, vì tôi vốn “ăn ảnh, nên được mọi người thích chụp cho hay vẽ tranh chân dung tặng..

Nay ở Mỹ, lại được chụp ảnh màu, thật tuyệt vời. Nên nhờ ông xã tôi làm phó nhòm. Ngày đó “người” còn hào hứng trổ tài, vì hồi đó tôi chưa đến nỗi xấu xí như hiện tại ! Và cũng dịp ấy “người” chỉ cho tôi chút căn bản về chụp ảnh.

clip_image024

( Năm xưa chụp bằng negative, film đã mất, scan lại bức hình in trên giấy thường, nên phẩm đã giảm.)

Những năm 80-90 tôi có được nhiều ảnh, nhưng lúc đó chỉ thích đứng trước ống kính, hụt mất bao cơ hội săn ảnh vì xưa đi du lịch nhiều. Bây giờ mu?n ??ng tr??c ?ng kính mà nhờ được “người “chụp cho tấm hình, thì…rất là khó khăn! Ơi cái thuở mới quen, lúc nào “ng??i” cũng xách chiếc máy Roleiflex để sẵn sàng mong được … nhờ vả, nay thì…!!!

Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu? ((=: Thế là tôi lao vào lãnh vực chơi ảnh.

KT la tôi: ” Mi nhờ làm chi, mua lấy cái chân máy hình, set up, chụp lấy, hư m?t vài cái vì chưa chỉnh đúng vị trí, sau đó sẽ OK.”

Nghe hợp lý quá, vì thế sau này tôi thường có một số hình self timer, ((=”

Tôi chỉ có ít “vốn liếng” do ông xã tôi hướng dẫn khi lao vào lãnh vực nhiếp ảnh. Mang danh là Hoàng Cái Bang, nên có nghèo trong mọi lãnh vực cũng là đúng thôi. Cho nên năm đầu tiên với chiếc máy nhỏ tr? gía hơn 100 đô, nó theo tôi những ngày mưa, ngày nắng từ xuân đến đông, ghi lại cho tôi biết bao những bức hình ở những con phố, công viên..v….v… quanh vùng tôi sống.

clip_image026

Dù chỉ là đám cỏ hoang bên lối đi, vào một sớm nắng vừa lên, tôi cũng thấy chúng đẹp quá, nên đã có một bộ ảnh về những đám cỏ này, từ xanh tươi mầu cốm, đến úa vàng, khô héo, và có cả đám cỏ hồng, hoặc nhưng bông lau trắng muốt, mượt mà.

Sau này đam mê hơn, mua thêm các máy hình đắt tiền, lại là một thú vui khác nữa.

Trở lại câu chuyện đi chụp ảnh chung với hai bà bạn KT, SM, trong chuyến đi xem lá mùa thu năm 2010 ở Virginia. KT, người bạn này đúng là say mê nhiếp ảnh và gan lỳ, tôi thua xa. Ba đứa lang thang trong khu vực của sông Potomac, vuợt qua mấy cây cầu để đến khu có thác nuớc, KT dám leo ra khỏi khu vực có rào cản, vị trí chúng tôi đứng là ở núi cao, bên dưới là ghềnh đá, cng thác hay suối nước, tung bọt trắng xoá. Đứng ở khu vực dành cho du khách thì an toàn, nhưng leo ra khỏi đấy, để đứng trên những mỏm đá núi gập ghềnh là quá nguy hiểm. KT leo ra ngoài, rồi dựng cái máy hình giá vài ngàn đô với chân máy hình cũng trên ngàn đô, đứng đó, rồi hò hét:” Leo ra đây đi, không sao đâu, ta phải chọn chỗ chắc chắn mới đứng chứ…sao mi nhát như cáy vậy?” Thấy tôi lắc đầu, KT luờm tôi: ” Mi sao thỏ đế quá! SM leo ra đây với ta, đứng ở vị trí này ngắm cảnh mới đã…v…v…”

clip_image028

Kệ cho nó khích bác, tôi nhất định chỉ đứng phía trong rào cản.

Bên dưới nước chảy xiết, ầm ầm, tung bọt trắng xoá. Nghe nói chỗ đó mấy năm trước đã có người rơi xuống vực chết rồi, mình chả dại!

SM thì anh hùng hơn, SM vẫn xông xáo bạn dạn, nên đã dám leo ra bên ngoài với KT cho có đồng minh….

Thế rồi trời tối dần, không còn ai ra khu vực này nữa, du khách đã về từ bao giờ. Tôi gi?c hai bạn về, vì từ nơi đó ra đến chỗ đậu xe, xa lắm, đi loanh quanh qua hai ba cái cầu, rồi lòng vòng ở những khúc đuờng rừng vắng, mới ra đuợc lối đi, cũng là con đường đất cho người đi bộ, phải cuốc bộ ven sông chán chê, mới ra đến bãi đậu xe.

clip_image030

clip_image032

( Con đường vào khu thác nước, đường còn xa lắm, đây là lúc mới đến , trời còn sáng, khi về, trời đã nhá nhem )

Lúc buổi trưa trời còn sáng, vào ngày thường đã rất vắng vẻ, nay hoàng hôn sắp từ giã ngày, nắng đã vàng vọt ngắc ngoải chết, mà KT nhất định không về!

“Đợi tý nữa đi, sương chiều xuống, đẹp lắm, ta muốn chụp lúc đó sao mi đòi về sớm quá vậy!? Bực mi quá đi! con thỏ đế, dế mèn! ”

-Về thôi, trời tối rồi, lối ra còn xa, vắng quá, ta thấy ớn l?m, đâu còn ai ở đây nữa đâu?

-Ôi chao, sao mày nhát thế, khu này an toàn mà, đừng sợ.

Tôi không biết an toàn đến đâu, nhưng thấy rằng khu vực này, n?u có chuyện gì không may xẩy ra giờ đó cũng không thể cầu cứu ai được, quả thật lúc ấy chỉ còn ba đứa chúng tôi. Trên con đường dài ra bãi đậu xe, tối thui, SM đi trước tôi chừng 30 bước, mà tôi không nhìn thấy SM đâu, đi một tý tôi lại phải lên tiếng cho đỡ sợ, gọi xem SM ở trước tôi bao xa?…v…v…

Ra đến bãi đậu xe, cũng không nhìn thấy xe, vì tối quá, bãi đậu xe, còn duy nhất chiếc xe của KT.

Lên được xe rồi, khi KT lái xe ra khỏi khu vực đó tôi mới yên trí! Liều như thế, rủi lúc xe hư sẽ ra sao? hay gặp kẻ xấu, giựt máy ảnh, thì đuổi sao kịp. Ba đưá mang ba cái máy lớn, đã nặng, còn phải cưu mang thêm ba chân máy hình. Khi ở nhà, tôi ? đề nghị mang một cái chân máy hình thơi, ra đấy rồi dùng chung, cho đỡ phải tay xách nách mang vì đứa nào cũng đeo một cái bị lớn sau lưng rồi.

Nhưng KT không chịu, nói mạnh đứa nào tha…”chân” của đứa đó, và giao cho chúng tôi mượn hai cái chân máy hình khác.

Thú chơi nào…thì cũng lắm những “thương đau” hi…hi…

Vì cần một số hình có núi, có non, có biển, có nước, nên tôi đã phải theo những chuyến đi xa, với những nhóm người quen hay người thân, nhiều người họ không hề thích nghệ thuật, nên tôi phải chụp tốc chiến… như chuyến đi Key West.

Do đấy hầu hết ảnh tôi thu được toàn là loại chớp nhoáng, vội vã như khi đi xin lửa! Ở Key West, tôi đã thấy những nhi?p ?nh gia người Mỹ dựng chân máy hình rồi ngồi đó chờ hoàng hôn xuống.

clip_image034

(Key West- 2012- Photo HKL)

clip_image036

 

Tôi xin tạm ngưng tại đây, và hẹn gặp lại trong những đoản rong bút kế tiếp.

clip_image040

HKL nay, 2013

HươngKiềuLoan

Tháng Hai năm 2013

Xin vào link này để xem 2 pps về Tu Viện San Juan Capistrano và Muà Thu trên vùng Viriginia –trong những chuyến đi xa của HKL.

https://t-van.net/?author=21

 

©T.Vấn 2013

Bài Mới Nhất
Search