T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Lê Trọng Nguyễn: Chiều Bên Giáo Đường

. . . Vượt biên và định cư tại Hoa kỳ năm 1983, Lê Trọng Nguyễn cùng vợ và 3 người con hiện cư ngụ tại thành phố Glendale, thuộc quận hạt Los Angeles County. Kể từ ca khúc Chiều Bên Giáo Đường là ca khúc sau cùng, Lê Trọng Nguyễn không viết thêm một ca khúc nào khác. Ngay loại nhạc không lời họ Lê cũng không còn viết nữa, kể từ ngày rời bỏ quê hương, theo tiết lộ của nhà văn Mai Thảo. (*)” ( Du Tử Lê)

Lê Trọng Nguyễn: Chiều Bên Giáo Đường

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Chieu ben giao duong-1

Chieu ben giao duong-2

Chieu ben giao duong-3

Chieu ben giao duong-4

Chiều Bên Giáo Đường – Sáng tác: Lê Trọng Nguyễn

Trình Bày: Hoàng Oanh – (Nguồn: Nhacso.net)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:“Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..(T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam).

©T.Vấn 2016

Phụ Lục:

Nghe Thêm: Hoài Nam -70 Năm Tình Ca (22)- Lê Trọng Nguyễn

Tiểu Sử

(Nguồn: cothommagazine.com)

clip_image001

Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành. Em gái lập gia đình và sớm qua đời, Lê Trọng Nguyễn và mẹ nuôi ba đứa cháu nhỏ.

Ông từng học ở Hà Nội trong khoảng 1942 đến 1945, thời gian đó ông có làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Trước 1954, Lê Trọng Nguyễn từng phụ trách âm nhạc cho toàn thể Liên khu Năm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên), nhưng sau đó ông rời bỏ và về cư trú tại Hội An.

Lê Trọng Nguyễn có dạy âm nhạc tại trường trung học Nguyễn Duy Hiệu. Sau khi theo học hàm thụ trường Ecole Universelle của Pháp, ông tốt nghiệp và trở thành hội viên của S.A.C.E.M. – Hội Nhạc Sĩ Pháp (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique) với một số tác phẩm, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là bản Sóng Đà Giang.

Tuy là một nhạc sĩ, nhưng Lê Trọng Nguyễn không sống bằng âm nhạc. Năm 1965, ông làm Giám Đốc Công Ty Centra Co., một công ty thương mại của Pháp. Từ năm 1968, ông là Giám Đốc Điều Hành của Công Ty Sealand tại Đà Nẵng. Năm 1970 sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nga, ông từ bỏ chức vụ Giám đốc công ty SeaLand về sống tại Sài Gòn. Năm 1973, ông làm Giám Đốc Nhà Máy Dầu Hỏa Cửu Long. Sau biến cố 1975, ông mở lớp dạy nhạc tại nhà và tự chế tạo các loại đàn do chính tay ông làm để sinh sống.

Lê Trọng Nguyễn đến Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1983, định cư tại Rosemead, California cùng vợ và bốn người con. Ông mất ngày 9 tháng 1 năm 2004 tại bệnh viện City of Hope, Duarte, California vì bệnh ung thư phổi.

Lê Trọng Nguyễn viết ca khúc đầu tay Ngày Mai Trời Lại Sáng năm 1946. Ông sáng tác không nhiều, nhưng các nhạc phẩm của ông đều giá trị nghệ thuật cao, với giai điệu và lời ca trau chuốt, nhiều hình ảnh đẹp. Trong những tác phẩm của Lê Trọng Nguyễn, nổi tiếng và phổ biến rộng rãi hơn cả là bản Nắng Chiều, được ông sáng tác vào năm 1952. Nhạc phẩm này không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà nó còn được biết tới nhiều ở Nhật Bản, Đài Loan và ở Hồng Kông với tên Bản Tình ca Việt Nam. Nắng Chiều cũng là ca khúc trong bộ phim cùng tên năm 1971 của đạo diễn Lê Mộng Hoàng với sự có mặt của diễn viên nổi tiếng Thanh Nga. Trong một cuộc phỏng vấn, Lê Trọng Nguyễn đã nói: “Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng chiến về thành… Tâm sự tôi trong bài Nắng Chiều nó như thế này, kể anh nghe cho vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 3 năm 45, có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!

Năm 2003, ông viết xong “Nghệ Thuật Viết Nhạc”, sẽ được gia đình cho xuất bản trong tương lai.

Lê Trọng Nguyễn không chỉ là một nhạc sĩ có tài, ông còn là một học giả uyên bác về âm nhạc mà tôi thường bàn luận trong nhiều dịp sáng tác ...” như lời nhận xét của Phạm Đình Chương, người bạn thân của ông.

clip_image003

clip_image005

Tác Phẩm

Bến Giang đầu (Nắng chiều 2)           Cánh nhạn bay qua              Cát biển (Hoàng hôn trên biển cả)
Chiều bên giáo đường                      Chim chiều không tổ            Cung điện buồn
Dạ khúc                                            Đêm mưa bão                      Đừng quên nhau
Hương một đêm trăng                     Khi bóng đêm về                  Lá rơi bên thềm
Let’s come closer                              Lời việt nữ                           Màu tím hoàng hôn
Màu tím cuộc đời                              Mộ khúc                              Nắng chiều
Ngày mai trời lại sáng                       Nguyện cầu                          Nhìn biển bơ vơ
Nhớ thu Hà Nội                                 Sao đêm                              Sóng Đà Giang
Sóng nước viễn phương                  Thuyền lãng tử                     Tìm nơi em
Tình vui thôn trang                         Trăng lại sáng                       Vầng trán đau buồn

Ghi chú:
Cát Biển (sáng tác chung với Y Vân); Lá Rơi Bên Thềm (lời: Nguyễn Hiền); Sóng Nước Viễn Phương (lời: Thẩm Oánh); Trăng Lại Sáng (lời: Hồ Văn Thiết); Màu Tím Hoàng Hôn (lời: Nguyễn Hiền)

Bài Mới Nhất
Search