T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngân Giang & Thanh Khang: Tưởng Anh Quên

“ . . . Nhạc sĩ Ngân Giang tên thật là Nguyễn Văn Vỹ, sinh năm 1946 tại tỉnh Quảng Yên (nay đã sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh) thuộc miền Bắc Việt Nam, là một trong số bốn người con trong một gia đình trung lưu, nho giáo. Ông bộc lộ tài năng âm nhạc từ thuở nhỏ. Lúc 9 tuổi ông đã đạt giải Nhất trong cuộc thi đàn Mandolin do các linh mục của các trường Chủng Viện tổ chức. Nhờ thành tích này, ông đã được các linh mục dòng Cứu Thế nhận làm đệ tử ruột dạy về các bộ môn Âm nhạc, Kịch, Hát, v.v…”

 Ngân Giang & Thanh Khang: Tưởng Anh Quên

 (Xin bấm vào hình để mở lớn)

 Tuong anh quen -1Tuong anh quen -2Tuong anh quen -3Tuong anh quen -4

  Tưởng Anh Quên – Sáng Tác : Ngân Giang & Thanh Khang

Trình Bày : Khánh Ly (pre-75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam ).

©T.Vấn 2016

Đọc Thêm:

Nhạc sĩ Ngân Giang

clip_image002

Nhạc sĩ Ngân Giang tên thật là Nguyễn Văn Vỹ, sinh năm 1946 tại tỉnh Quảng Yên (nay đã sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh) thuộc miền Bắc Việt Nam, là một trong số bốn người con trong một gia đình trung lưu, nho giáo. Ông bộc lộ tài năng âm nhạc từ thuở nhỏ. Lúc 9 tuổi ông đã đạt giải Nhất trong cuộc thi đàn Mandolin do các linh mục của các trường Chủng Viện tổ chức. Nhờ thành tích này, ông đã được các linh mục dòng Cứu Thế nhận làm đệ tử ruột dạy về các bộ môn Âm nhạc, Kịch, Hát, v.v…

Ông bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi. Các thể loại nhạc ông sáng tác thời điểm này là hùng ca và các bài hát tập thể cho các trường và các đoàn du ca hướng đạo.

Năm 1967, vì tình hình đất nước, ông đã gia nhập vào Quân đội và đầu quân vào Cục Tâm Lý Chiến. Thời gian này ông chuyển hướng sang loại nhạc tình cảm, nhạc quê hương và nhạc lính.

Ngoài thời gian học âm nhạc tại các trường Chủng Viện, nhạc sĩ Ngân Giang còn học thêm Guitar với các nhạc sĩ đàn anh như: Phạm Khánh, Hoàng Bửu, Lâm Tuyền, Trần Trịnh v.v..

Ông mất ngày 28 tháng 04 năm 2009 tại thành phố Rogers, bang Arkansas, Hoa Kỳ.

Các Sáng tác của nhạc sĩ Ngân Giang :

  • Cho tôi
  • Chờ đông (1969)
  • Chuyện người đẹp đêm trăng
  • Dư âm mùa giáng sinh
  • Đành rằng tình vỗ cánh bay
  • Đêm kỷ niệm
  • Đêm trên đỉnh sầu
  • Đồng cảnh ngộ
  • Hát cho linh hồn anh
  • Hát cho mẹ già em thơ (Thượng Ngàn)
  • Em về kẻo mưa
  • Mùa đông và lữ khách
  • Người nuôi hy vọng
  • Người về đêm mưa
  • Người tình không đến (Thượng Ngàn)
  • Ngàn năm tình vẫn đẹp
  • Ngày ấy anh về
  • Ngày về của kẻ bụi đời
  • Ngày vui đôi mình
  • Những người vượt gian khổ
  • Nối lại tình xưa (Ngân Giang & Vinh Sử)
  • Nước mắt và kỷ niệm
  • Sớm muộn tôi cũng về
  • Tâm sự nàng Buram
  • Thế là hết
  • Tình cô gánh hàng rong
  • Tình nào trong mắt em (Đôi mắt người xưa)
  • Tôi vẫn nhớ
  • Tưởng anh quên (Ngân Giang & Thanh Khang)
  • Vỗ tay mừng rạng đông
  • Việt Nam mừng ngày mới
  • Xin lỗi
  • Xin người đừng yêu tôi

( Theo vi.wikipedia.org)

Bài Mới Nhất
Search