T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Khải Triều: VIỆT NAM CÔNG GIÁO . . .

Xin Bấm Vào dưới đây:

KHẢI TRIỀU – VIỆT NAM CÔNG GIÁO

TRONG NHNG BI CNH LCH S CA DÂN TC

(1945 – 2020)

KHẢI TRIỀU – VIỆT NAM CÔNG GIÁO

LỜI MỞ

Chúng tôi lấy cái mốc là năm 1945 tại Hà Nội, miền Bắc, với việc Việt Minh cướp chính quyền, để soạn sách này. Năm 1945, là năm kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, nó cũng là năm thế giới chia làm hai cực: Cộng sản và tư bản, kết cục 55 triệu người chết trên toàn thế giới. Có tác giả thì nói 67 triệu người chết, hàng trăm triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá thì không thể tính được. Năm 1945 cũng là năm tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập tại San Francisco. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất Nhật: Hiroshima (6-8) và Nagasaki (9-8). Ngày 2-9-1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Còn tại Việt Nam, một nạn đói kinh hoàng đã xảy ra, khiến gần 2 triệu người  chết. Ngày 19.8, Việt Minh cướp chính quyền; Vua Bảo Đại thoái vị, ngày 25-8-1945. Việt Minh nắm chính quyền. Năm sau, 1946, ông Hồ Chí Minh lần lượt ký với chính quyền Pháp hai văn kiện mục đích hòa hoãn với Pháp: Hiệp ước Sơ bộ và Fontainebleau, chấp thuận để quân lính Pháp trở lại Hải Phòng, Hà Nội…Hồ Chí Minh rước giặc vào nhà rồi lại hô hào tiêu thổ kháng chiến là nhằm ý đồ cực kỳ thâm độc: diệt trừ các đảng phái cách mạng quốc gia để độc quyền đánh Pháp. Khi quân Pháp tiến ra Bắc theo hiệp ước sơ bộ ngày 06-03-1946, Việt Minh rút vào chiến khu, kéo dài 9 năm, từ 1945-1954. Sau trận Điện Biên Phủ, Việt Minh- Pháp ký Hiệp định Genève ở Thụy sĩ, ngày 20-7-1954. Đất nước chia hai. Miền Bắc thuộc về Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Miền Nam thuộc Chính phủ Quốc gia, ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng rồi làm Tổng thống tiên khởi của nước với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa.

Sách này được viết ra, vì một phần lớn trong các thành phần trẻ, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hầu như chỉ được biết đến lịch sử một cách sai lầm vì sách báo và nền giáo dục thiếu trung thực, thiếu khai phóng và nhân bản. Giới trẻ Công giáo cũng ít lưu tâm đến lịch sử, cách riêng là lịch sử của giáo hội, ở thời đại mình. Cho nên, chúng tôi  xin nói đến bối cảnh lịch sử  ở cuối triều nhà Nguyễn với Vua Bảo Đại, bên cạnh ông là một chính quyền Quốc gia, do Cụ Lệ thần Trần Trọng Kim (1883-1953), một vị học giả, làm Thủ tướng. Còn tại miền Nam, chúng tôi cũng có ít trang về chính quyền Ngô Đình Diệm, từ năm 1954 đến năm 1963, và cuộc đấu tranh của Phật giáo…Sau đó chúng tôi trở về mục tiêu chính là Giáo hội Công giáo Việt Nam với những thách đố, từ giai đoạn 1945 cho tới ngày nay, năm 2020. Đúng 75 năm. Trong giai đoạn này, Giáo phận miền  Bắc nổi lên một tổ chức chính trị, là Hội Việt Nam Công giáo Cứu quốc và Tổng bộ Công giáo Cứu quốc Phát Diệm. Còn một tổ chức khác là Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, có giấy phép hoạt động trong toàn giáo hội Việt Nam. Còn tại miền Nam, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại Tp.HCM xuất hiện một tổ chức mạo danh “Công giáo” để tuyên truyền cho chế độ Cộng sản, đó là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam. Chúng tôi cũng dành một phần sách này cho những “tiếng nói” của các thành phần Dân Chúa, như Linh mục và Giáo dân ở trong và ngoài nước, về những vấn đề liên quan đến Giáo hội. Cuối cùng là vấn đề về con người. Người viết dành Chương 5 của Phần 3 cho những ưu tư của một Đan sĩ Dòng Châu Sơn, tỉnh Ninh Bình, sau khi ngài từ nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội. Chương 5 này ngắn, nhưng lại là một sứ điệp quan trọng, “nói với hậu thế”, đánh giá một chế độ chính trị, không dựa vào những thành tích về kinh tế, giáo dục như đã sản xuất được mấy trăm mấy ngàn Tiến sĩ trong một năm. Nhưng là vấn đề con người với đầy đủ căn tính của họ. Căn tính của con người một khi đã bị tước bỏ thì chỉ là kẻ nô lệ.

Hoàn thành được sách này chính là vấn đề tình tự dân tộc của chúng tôi. Đồng thời cũng là trách nhiệm của một công dân, một giáo dân sống trong một thời đại với nhiều biến cố có tính lịch sử lớn lao, như giai đoạn 1945, 1954 và 1975. Sinh ra trong thời loạn, trưởng thành trong dân chủ và tự do, nhưng hơn 40 năm của phần cuối cuộc đời, lại sống trong bộ máy độc hữu, đảng trị, lấy gian trá, lừa dối, công an làm phương tiện “trị quốc”.

Tuy rằng cuốn sách này mang dáng dấp lịch sử, nhưng chúng tôi chỉ là người sưu tầm tài liệu, sau hàng chục năm, tuyển chọn rồi sắp xếp theo từng thời kỳ, từng giai đoạn. Chúng tôi có cái may mắn là các bạn hữu đã cung cấp cho chúng tôi một số tài liệu phù hợp với chủ đề của sách. Khởi đầu của nghiệp cầm bút, chúng tôi đã làm thơ trước khi viết văn. Cho nên, quý độc giả thấy ở sách này cái văn phong của thi ca ẩn sâu trong văn nghị luận, thì âu cũng là do bản chất của kẻ cầm bút này. Do đấy, sách không thể tránh được những bất toàn và  thiếu sót, của một quyển sách nặng tính lịch sử mà lại không phải là một quyển “lịch sử” theo đúng nghĩa của nó. Sách mang nặng những tâm tư u uẩn của những người con đau khổ của Giáo hội. Chúng tôi mong được quý vị thức giả rộng lòng tha thứ. Đây là tác phẩm cuối đời của chúng tôi, cho nên chúng tôi cũng muốn mang một góc tâm tình của mình để viết nên nó. Dù được độc giả chấp nhận một phần nhỏ của sách, thì đấy cũng là một an ủi lớn đối với chúng tôi.

  Sài Gòn năm 2021

  (Việt lịch: 4900)

 Khải Triều

Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu

Bài Mới Nhất
Search