T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Bích Huyền: Bên kia sông Đuống

Em ơi, buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

…Theo nhà biên khảo Đặng Tiến, bài thơ ấy đã hòa màu vào kỷ niệm để làm máu thịt của cuộc sống .

Bên Kia Sông Đuống mãi mãi là ước mơ được nhìn thấy, được trở về . . .

Bên Kia Sông Đuống  (1)

(Bấm vào đây để nghe phần âm thanh)

Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm

Bóng dáng bà mẹ quê thấp thoáng trên những con đường làng quạnh vắng, “bước cao bước thấp bên bờ tre hun hút” hoặc trên những chuyến đò ngang “miệng hé hạt na nhòa bến vắng”…
Trong thơ Hoàng Cầm, người phụ nữ Việt Nam hiện lên trên nền trời quê hương, không quyến rũ vì nhan sắc nhưng đáng yêu và đáng nhớ qua bóng dáng linh hoạt tận tuỵ nhưng cũng không kém phần thơ mộng.
Cho nên nhà biên khảo Đặng Tiến đã ví von “Thơ Hoàng Cầm là lẵng hương thầm của những cành hoa xa vắng”…
Vâng, quê hương thuở xa xưa ấy, mãi mãi chỉ còn trong kỷ niệm . . .

Bên Kia Sông Đuống  (2)

(Bấm vào đây để nghe phần âm thanh)

Bích Huyền

©T.Vấn 2013

Bài Mới Nhất
Search