T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Cung Trầm Tưởng & Phạm Duy: Mùa Thu Paris

“. . .Kinh thành Paris, với những nét tráng lệ và ám ảnh trong thơ của Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, nhạc của Phạm Trọng Cầu, Ngô Thụy Miên, một lần nữa được Phạm Duy khắc họa rất bay bổng và trữ tình trong ca khúc “Mùa thu Paris”, sáng tác năm 1959 dựa trên một thi khúc của Cung Trầm Tưởng. . .”

Cung Trầm Tưởng & Phạm Duy: Mùa Thu Paris

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

mua thu Paris 1

mua thu Paris 2

mua thu Paris 3

mua thu Paris 4

 Mùa Thu Paris – Sáng tác: Cung Trầm Tưởng (thơ) & Phạm Duy (nhạc)

Trình Bày: Sĩ Phú (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn : Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam ).

©T.Vấn 2017

Đọc Thêm:

PHẠM DUY, CA NHÂN CHẮP CÁNH CHO NHỮNG CUỘC TÌNH

“Phạm Duy – con người mà về cá nhân ông có thể có những ý kiến đánh giá khác biệt, nhưng sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của ông – trong đó có mảng tình ca bất tử – sẽ mãi mãi là một phần của di sản văn hóa Việt Nam…”.

Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề

Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công viên lá đổ
Công viên lá đổ
Chờ mong em gắng khổ từng giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá
Ngồi quen ghế đá
Không em ôi buốt giá từ tâm

Mùa thu nơi đâu
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu…

Kinh thành Paris, với những nét tráng lệ và ám ảnh trong thơ của Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, nhạc của Phạm Trọng Cầu, Ngô Thụy Miên, một lần nữa được Phạm Duy khắc họa rất bay bổng và trữ tình trong ca khúc “Mùa thu Paris”, sáng tác năm 1959 dựa trên một thi khúc của Cung Trầm Tưởng.
Trong hai phần trước của loạt bài viết, khi điểm qua sự nghiệp sáng tác tình ca của Phạm Duy, chúng tôi đã nhắc tới “Cô hái mơ”, ca khúc đầu tiên của người nhạc sĩ, phổ thơ Nguyễn Bính, và “Kiếp nào có yêu nhau”, một bản nhạc tình nổi tiếng phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh. Thật ra, trong kho tàng ca khúc của Phạm Duy và nhạc tình nói riêng của ông, có không ít những tác phẩm mà phần lời là thơ của các tác giả khác, đã nổi danh hoặc chưa được biết đến khi Phạm Duy phổ nhạc.

Như lời chia sẻ của Phạm Duy, “khởi sự là một người soạn ca khúc, (…) tôi cứ mãi mãi là người soạn ca khúc (…) và tôi chỉ nghĩ rằng nếu tiếp tục soạn ca khúc thì phải thăng hoa nó lên, nghĩa là phải làm sao cho cả hai phần nhạc và lời càng ngày càng tiến bộ”. Ca từ của Phạm Duy rất giàu chất thơ, và có lẽ cũng là một may mắn của ông khi trong mỗi giai đoạn sáng tác, mỗi loại ca khúc, ông đều có những người bạn tri âm – những thi sĩ mà thơ của họ đã được ông chắp cánh trong những nhạc phẩm.

Lý giải về việc đã phổ (và phổ rất thành công) rất nhiều thi phẩm, Phạm Duy cho hay: “Ca khúc của tôi, như mọi người đã biết, về phần lời ca, đa số là do tôi soạn, còn một số là những bài thơ (…) khi được tôi phổ nhạc. Lý do tôi thích phổ thơ cũng rất là giản dị. Trước hết, tôi yêu thơ từ ngày còn bé. Lớn lên, tôi có nhiều bạn là thi sĩ làm thơ hay và làm cho tôi càng yêu thơ hơn lên. Cuối cùng, tôi có một người tình rất yêu thơ tiền chiến và làm 300 bài thơ tình tặng tôi

(Trích)

Nguyễn Hoàng Linh

Bài Mới Nhất
Search