T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Hồng Lĩnh: Khi kép hát làm chính trị 

Tranh hí họa (medium.com)

Một trong những hình phạt của việc thờ ơ với chính trị là cuối cùng bạn bị cai trị bởi người kém cỏi hơn

 (Plato)

Trong cuộc sống của chúng ta, có lẽ không ai mà chưa từng coi phim và thích thú một vài nhân vật đóng rất hay, và đi xa hơn nữa đó là mê cả tài tử và có ít nhiều ảnh hưởng qua thời trang, cung cách sống hay thói quen từ sự ngưỡng mộ thần tượng.

 Có lẽ chúng ta đã thấy có một số diễn viên đã trở thành chính khách (Stateman) hay chính trị gia (politician)  Đó là:

Diễn viên hài Zelensky, từng đóng vai một thầy giáo bình thường gặp số phận đẩy đưa bất đắc dĩ lên làm tổng thống, nay đã đắc cử tổng thống Ukraine.

Arnold Schwarzenegger, nổi tiếng với chức vô địch thể hình thế giới và vai diễn người máy trong loạt phim Terminator, hai lần trúng cử thống đốc bang California, cho 2 nhiệm kỳ 8 năm.

Clint Eastwood, tài tử chuyên đóng phim cao bồi nay đã 88 tuổi, từng được bầu làm thị trưởng Carmel, California. 

Ronald Reagan, diễn viên hạng B ở Hollywood, đắc cử tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ 1981-1989. 

Jesse Ventura, đô vật và diễn viên loại phim đánh đấm, được bầu làm thống đốc Minnesota.

Donald Trump ngôi sao truyền hình thực tế đã trở thành tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Tại sao dân chúng lại bỏ phiếu cho các diễn viên, cho dù họ không hề có một chút kinh nghiệm gì trên chính trường? Có người lý giải là trong thời đại truyền hình và truyền thông rất gắn bó trong cuộc sống của mọi người phim, kịch, các show giải trí ở khắp mọi nơi trên các đài TV và Youtube, những diễn viên nổi tiếng rất quen thuộc có khi còn gần gũi hơn cả người thân, họ hàng và bạn bè lâu ngày không gặp. 

Trong danh sách 5 nhân vật tranh cử thì 4 người là những chính khách xa lạ, nhìn mặt chẳng biết tên, còn 1 người rất quen, hay thấy trên TV, họ sẽ chọn ai? Diễn viên thành công ắt có tài diễn xuất và nói chuyện trước đám đông.

Lý do mà người dân chọn diễn viên bởi họ đã chán ghét giới chính trị gia chuyên nghiệp cố cựu. Chính trị gia là một nghề, nhưng nghề này bị soi mói, giám sát chặt chẽ nên nhất cử nhất động đều bị phanh phui.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, dịch bệnh, thất nghiệp tràn lan mà giới làm chính trị lại giàu có, sống xa hoa, chắc chắn người dân, đa số là giới bình dân và lao động sẽ chạy theo cảm tính và thích hay ghét mà không cần đắn đo về lá phiếu của mình sẽ thay đổi chính trường của Mỹ, tương lai và vận mệnh của nước Mỹ mà họ chỉ chọn những nhân vật họ đã từng nhìn thấy trong những kịch bản hay, đẹp mà họ đã từng ái mộ để bầu.

Lý do cuối cùng là mạng xã hội. Người dân giờ chỉ còn chú ý đến những câu chuyện giật gân, ly kỳ; các bài diễn văn nói sâu về chính sách, quan điểm chính trị, các chính trị gia quá tuân thủ, nói năng cẩn trọng, mực thước chính trị phân tích thế cuộc sẽ không được quan tâm.  Càng gây sốc, càng trơ tráo và có tính cách gây hấn theo lối bình dân thì người dân sẽ cảm thấy vui và càng cổ võ để tạo sự khác biệt của sân khấu chính trị đó là cách ném trả vào những chính trị gia trong giới tinh hoa, học thức và luôn đề cao sự danh dự và tự trọng cho lý lịch cá nhân  mà dân cử vốn đã chán ghét cách điều hành kéo dài từ bao lâu nay.

Trong cuộc đua tranh giành sự chú ý của dư luận, nếu có thể làm cho người dân hiếu kỳ, ngưỡng mộ và kích thích họ bằng những sự hứa hẹn cho dù có có áp dụng kiểu ‘Orwellian’ là một tính từ mô tả một tình huống, ý tưởng hoặc điều kiện xã hội mà George Orwell xác định là hủy hoại phúc lợi của một xã hội tự do và cởi mở. Nó biểu thị một thái độ và một chính sách tàn bạo đối với sự kiểm soát hà khắc bằng cách tuyên truyền, giám sát, thông tin sai lệch, phủ nhận sự thật (nghi ngờ) và thao túng quá khứ, bao gồm cả loại người và công việc tốt đẹp đã từng tồn tại trong quá khứ sẽ bị xóa bỏ khỏi hồ sơ công cộng và ký ức, thực hiện lối tuyên truyền cổ động và viết lại lịch sử vì mục đích chính trị và bóp méo sự thật.

 Do đó, cách thức thống trị được thực hành bởi các chính phủ đàn áp hiện đại. Dân chúng sẽ bị kích thích bởi chủ nghĩa dân túy cổ súy tinh thần yêu nước theo cách bạo động và kỳ thị để gây thêm yếu tố chia rẽ và sự ủng hộ nhiệt tình để đi đến sự cuồng tín không phân biệt đúng hay sai.

Hiện tượng Donald Trump cũng làm cho các nhà tâm lý muốn giải mã tại sao ông ta thành công? Cho dù năng lực làm tổng thống của ông vẫn chưa đủ sức thuyết phục hơn một nửa dân Mỹ đang chống ông.

Ba nhà nghiên cứu McCutcheon, Lange và Houran đã khái niệm hoá sự tôn thờ thần tượng (celebrity worship) và phát triển một thang đo thái độ thần tượng (Celebrity Attitude Scale, viết tắt là CAS) với ba mức độ hâm mộ và tôn thờ thần tượng theo thứ tự thấp tới cao:

Giải trí – Xã hội (Entertainment-Social): “Bạn tôi và tôi thích thảo luận về những gì thần tượng chúng tôi đã làm.”

Mãnh liệt – Cá nhân (Intense-Personal): “Tôi thường nghĩ về thần tượng ngay cả khi muốn điều đó xảy ra”

Ranh giới – Bệnh lý (Borderline-Pathological): “Nếu tôi may mắn gặp được thần tượng và người đó yêu cầu tôi làm việc phạm pháp, tôi có thể cũng làm.” họ có thể điên cuồng làm mọi cách cho dù dối trá, tạo lý do nào đó để bênh vực thần tượng của mình trong mắt mọi người.

Dạng hâm mộ cuối này được xem là tôn thờ thần tượng

Bắt chước tai hại: Sẵn sàng bắt chước hành vi bừa bãi của thần tượng.

Đây là mô hình tính cách mà Eysenck đưa ra về Hướng ngoại (Extraversion), Tâm lí bất ổn (Neuroticism) và Bốc đồng (Psychoticism).

North, Maltby, và Gilette còn tìm ra điểm chung của các kiểu hâm mộ: thần tượng đến từ văn hoá đại chúng như các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, thường được hâm mộ hay tôn thờ ở mức độ “Giải trí-Xã hội” hay “Bắt chước tai hại”. Trong khi đó, thần tượng đến từ các lĩnh vực học thuật như nhà văn, nhà khoa học, hay nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh tụ thì được tôn thờ ở mức độ “Mãnh liệt-Cá nhân”.

McCutcheon, Lange và Houran cho rằng bản chất hướng nội và sự thiếu vắng các mối quan hệ ý nghĩa trong thực tế đã làm người hâm mộ mê mải tập trung hết sự chú ý vào thần tượng nhằm thiết lập định dạng bản thân (identity). Tình trạng này đặc biệt diễn ra ở lứa tuổi vị thành niên, nhưng riêng cá nhân tôi thì lại cho rằng cho dù qua tuổi trưởng thành khi nhân cách phát triển chưa hoàn chỉnh, thiếu sót và rất dễ chịu sự tác động của nhân tố đồng lứa thân cận (bạn bè, hay thần tượng)

Cần nhấn mạnh rằng sự hâm mộ gồm nhiều mức độ khác nhau: từ hâm mộ cho đến cuồng tín. Nếu người hâm mộ giữ ở mức vừa phải, các hoạt động này có thể đem lại lợi ích cho người hâm mộ, ví dụ như có thêm nhiều bạn, tăng mức độ thân mật trong các mối quan hệ. 57% tin rằng thần tượng có ảnh hưởng tới thái độ và lòng tin của họ, hoặc đã tạo cảm hứng cho họ làm một việc gì đó. Tuy nhiên, việc tôn thờ thần tượng quá mức sẽ gây rất nhiều tác hại cho chính bản thân người hâm mộ.

Quá trình từ hâm mộ trở thành cuồng tín trải qua theo thời gian. Dần dần trong quá trình tìm hiểu thần tượng, người hâm mộ sẽ bắt đầu có những hành động quá khích. Những động cơ của các hành động này có nguyên tắc khá giống các chất gây nghiện. Ban đầu, người hâm mộ tìm kiếm bản thân, xây dựng nhân dạng dựa trên một hình mẫu có sẵn (thần tượng của họ). Sau đó, họ bắt đầu có những hành vi “phân rẽ khỏi bản thể thực”, tức là họ đánh mất bản thân để có thể đồng hóa với thần tượng, ví dụ tưởng tượng thần tượng yêu mình hay sự sống của thần tượng phụ thuộc vào mình.

Một nghiên cứu của Maltby cho thấy những người tôn thờ thần tượng có tình trạng sức khỏe tâm lý thấp hơn những người không tôn thờ thần tượng. Nghiên cứu này lí giải rằng chính sự tôn thờ thần tượng là kết quả từ việc một người có tình trạng tâm lý không tốt, từ đó dẫn đến việc chọn việc tôn thờ thần tượng để thoát khỏi áp lực cuộc sống. “Giải trí-Xã hội” có liên quan tới triệu chứng trầm cảm và rối loạn kỹ năng xã hội, còn mức độ “Mãnh liệt-Cá nhân” liên quan tới bệnh trầm cảm và lo lắng.

Ngoài ra, biểu hiện tôn thờ thần tượng quá mức có thể liên quan đến việc phạm pháp. Ví dụ, sự suy giảm lòng tự trọng có liên hệ với mức độ phá vỡ quy tắc xã hội (Aronson & Mettee), thấu hiểu bản thân thấp liên hệ với hành vi phạm pháp (Garrett; Leichsenring, Kunst, & Hoyer). Những người có xu hướng “bắt chước tai hại” thần tượng có thể vướng vào những việc làm tiêu cực, thậm chí nguy hiểm 

Hiện tượng người hâm mộ cuồng tín có ở khắp nơi trên thế giới, không riêng gì ở tại nước Mỹ.

Có thể nói, việc hâm mộ thần tượng là một sở thích cá nhân cần được tôn trọng. Tuy vậy, nó đi kèm với nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển về tâm lý, đặc biệt với những người không hiểu rõ bản thân và chưa tìm được định hướng phát triển cho mình. Chính vì vậy, người hâm mộ cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này vì quá độ sẽ mang đến việc bất mãn, chống đối và nổi loạn nếu có một số người phê phán hoặc lên án về thần tượng của họ.

Những người hâm mộ này tham gia các câu lạc bộ người hâm mộ (fan clubs). Phần nhiều trong số họ có tính hướng nội và hành động cảm tính. Việc tham gia các fan club sẽ giúp họ có thêm nhiều bạn bè, và tạo dựng nhiều mối quan hệ thân mật cao hơn cho dù khác chủng tộc, giới tính nhưng họ vẫn cố gắng tìm đến để được thể hiện sự hâm mộ của họ cho dù cũng có sự kỳ thị hoặc chối bỏ từ những người tự cho là thượng đẳng và thù ghét người dị chủng.  Họ không tức giận khi bị coi thường nhưng lại nổi giận nếu người chống đối thần tượng của họ lên tiếng phản đối cho dù đó là bạn bè, người thân thuộc nhất của họ.

Trong một bài xã luận, tuần báo Pháp Courrier International đã điểm qua bản lĩnh lợi hại của tổng thống thứ 45 của Mỹ. Với Donald Trump lúc nào cũng thế: vô phép tắc, « sớm nắng chiều mưa », to mồm áp đảo tinh thần, thậm chí dọa bắn vào chân di dân.

Nhưng trước 2016, truyền thông Mỹ không tinh tế nhìn ra Donald Trump là con ngựa phải về đầu, không nhận ra tiếng nói phẫn nộ của đại đa số quần chúng bình dân. Khi Donald Trump thắng rồi, thì cũng báo chí Mỹ, sau khi đánh giá thấp Donald Trump, lại tường thuật mọi nhất cử nhất động của chủ nhân mới tại Nhà Trắng. Donald Trump sử dụng ngay lá bài này. Ngoài ra, ông có một cơ quan truyền thông phục vụ cho chính mình đó là Twister.  Đây là cách mà các lãnh tụ độc tài đã dùng để kêu gọi và truyền thông điệp, mỗi tuyên bố sẽ được loan truyền ngay. Thế là Donald Trump liên tục đưa ra những lời khiêu khích và nói trước sửa sau. Đại để là sau khi hứa với Erdogan sẽ rút khỏi miền bắc Syria, Donald Trump đe dọa « phá nát » nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara đánh người Kurdistan, xóa sổ Bắc Hàn, đánh Trung cộng vì dám lây bệnh dịch Covid-19 cho cả nước Mỹ…

Cho đến nay, Trump luôn luôn thoát hiểm

Ông đã thoát được « Impeachment ». Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, thủ tục truất phế được khởi động vì có liên quan đến chính sách đối ngoại về tội Donald Trump là kẻ phản quốc. Thế nhưng, giới báo chí Mỹ đều dự báo Donald Trump sẽ thoát nạn và đó đã là sự thật. Theo tờ The Atlantic, tổng thống Donald Trump có biệt tài biến mình thành nạn nhân oan ức. Ông kêu gào là bị hàng loạt kẻ nội thù, từ CIA, FBI cho đến các cơ quan chính quyền, chụp mũ. Một trong những chiêu thức phản công đánh vào tâm lý cử tri là đoạn băng video: « Trong khi đảng Dân Chủ tìm cách đánh Trump thì Trump tranh đấu cho quý vị ».

Một câu hỏi then chốt là liệu nước Mỹ có rơi vào nội chiến? Boston Globe lo ngại Donald Trump, với những tuyên bố khiêu khích, sẽ huy động cử tri « da trắng thượng đẳng » phản đối bằng bạo lực nếu thần tượng của họ bị truất phế. Trái lại, The Washington Post không tin là sẽ xảy ra nội chiến bởi hai lý do: thứ nhất, đời sống quá tiện nghi, không ai muốn tái diễn chiến tranh nam – bắc, và thứ hai, số phận của Donald Trump sẽ được định đoạt qua bầu cử 2020. Về điểm này, tuần báo Pháp L’Express nhận định: chiến tranh toàn diện đã được loan báo, bầu cử 2020 sẽ là trận đánh « đẫm máu ». Đồng nghiệp thiên tả L’Obs dè dặt hơn: Nếu đảng bảo thủ tiếp tục ủng hộ Trump và nếu kinh tế sẽ khá hơn thì biết đâu ông Trump sẽ tái đắc cử. 

Đó là điều mà 41% người ủng hộ tổng thống Trump muốn và 50% người không ủng hộ không hề muốn, (theo báo cáo của Wall Street Journal 15/8/2020) nhưng chênh lệch 9% quá ít, vì dân không đi bầu rất nhiều, họ thờ ơ, mất lòng tin hoặc vì một lý do nào đó họ đã từ chối việc tham gia bầu cử và dùng lá phiếu của mình để thay đổi vận mệnh của đất nước.

Có một điều mà chúng ta cũng nên biết đó là người dân Mỹ từ bỏ quốc tịch trong năm 2020 tăng mạnh. Họ đã cắt đứt hoàn toàn quan hệ với đất nước.

Theo một cuộc khảo sát gần đây về dữ liệu của chính phủ, 5816 người Mỹ đã từ bỏ quốc tịch của họ trong sáu tháng đầu năm 2020. Con số này tăng hơn mười lần so với sáu tháng cuối năm 2019, khi 444 công dân từ bỏ hộ chiếu của họ.

Con số kỷ lục này có nguyên nhân từ tâm lý người từ bỏ quốc tịch đã hài lòng với đất nước mà họ đang cư ngụ, hoặc là họ bất mãn và tuyệt vọng về đất nước của mình.  

Sự ra đi sẽ là câu trả lời về một nước Mỹ trong lòng người dân Mỹ khi họ đã trở thành di dân ở một nước khác.  

Cuộc đời mà, cái gì cũng có thể xảy ra cả!

Hồng Lĩnh

Tài  Liệu Tham Khảo:

Courrier International

Article  of McCutcheon, Lange and Houran

The Atlantic

L’Express 

Book of George Orwell.

Article of North, Maltby, and Gilette

Wall Street Journal

Washington Post

©T.Vấn 2022

Bài Mới Nhất
Search