T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Phạm Duy: Khi Xưa Ta Bé

“. . .Trước năm 1975, Bang Bang được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Khi xưa ta bé. Có thể nói, nhà nhạc sĩ đã phỏng dịch lời Pháp một cách hết sức tài tình, tương tự bản Chèvrefeuille que tu es loin / Giàn thiên lý đã xa trước đó.

Ngày ấy Khi xưa ta bé được Thanh Lan trình bày đầu tiên trong Băng vàng Nhạc trẻ 6 – Tiếng hát Thanh Lan.

Sau năm 1975, Khi xưa ta bé có thể đã không trở thành ca khúc Pháp lời Việt của Phạm Duy phổ biến nhất, được ưa thích nhất (bởi không thể so sánh với Giàn thiên lý đã xa) nhưng có một điều chắc chắn: Khi xưa ta bé là ca khúc Pháp lời Việt của Phạm Duy được các ca sĩ, trong nước cũng như tại hải ngoại, thu âm, trình diễn nhiều nhất . . .”

Phạm Duy: Khi Xưa Ta Bé

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Khi Xua 01

Khi Xua 02

Khi Xua 03

Khi Xua 04

 Khi Xưa Ta Bé – Nhạc Ngoại Quốc (Bang Bang)-Lời Việt: Phạm Duy

Trình Bày: Thanh Lan (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:“Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam).

©T.Vấn 2018

Đọc Thêm:

Hoài Nam: NHỮNG CA KHÚC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (57)-NHẠC PHÁP – Bang Bang (Khi xưa ta bé) Bono, Aber & Carrère

Bài Mới Nhất
Search