T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Bích Huyền: Dương Thiệu Tước

clip_image001

Dương Thiệu Tước (1915–1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.

Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.

Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, trong thập niên 1930 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh… Dương Thiệu Tước cũng là người có sáng kiến soạn nhạc “bài Tây theo điệu ta”, những nhạc phẩm đầu tay của ông thường được viết bằng tiếng Pháp. Mặc dù theo học nhạc Tây, nhưng nhạc của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc.

Ông vào miền Nam sinh sống từ năm 1954. Tại Sài Gòn ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Đài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạylục huyền cầm/Tây Ban Cầm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Sau năm 1975 nhạc của ông bị cấm đoán và ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc.

(Bấm vào đây để nghe phần âm thanh)

Dương Thiệu Tước (2)

clip_image002

Các ca khúc xưa của Dương Thiệu Tước tình thường lẫn với cảnh. Tình đẹp cảnh cũng đẹp. Người ta không biết ông yêu người hơn hay yêu cảnh hơn. Cũng có thể vì yêu người cho nên ông cũng yêu cảnh và ngược lại. Ở Dương Thiệu Tước không có những khám phá mới lạ trong cách xử dụng ngôn ngữ. Thế nhưng trong khuôn khổ ý nghĩa từng chữ ông dùng trong mỗi tác phẩm chứng tỏ ông nắm vững và hoàn toàn làm chủ những gì ông muốn viết. Thơ và họa tràn lan trong nhạc của ông, đẹp cái đẹp cũng những bức tranh thủy mặt hay ấn tượng như cái bản Thuyền Mơ, Áng Mây Chiều chẳng hạn. Đó là những bức tranh được vẻ bằng màu

(Bấm vào đây để nghe phần âm thanh)

Bích Huyền

©T.Vấn 2014

Bài Mới Nhất
Search