T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Hoài Nam : NHỮNG CA KHÚC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (55)- NHẠC PHÁP – Tous les garçons et le filles (Những nụ tình xanh), Françoise Hardy & Roger Samyn

clip_image002

Tiếp tục viết về những ca khúc Pháp được ưa chuộng tại miền Nam VN trước năm 1975, bắt đầu từ kỳ này chúng tôi sẽ giới thiệu một số ca khúc điển hình của các “bông hoa biết hát”, trước tiên là bản Tous les garçons et le filles của Françoise Hardy, ngày ấy được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Những nụ tình xanh.

Françoise Hardy là một tên tuổi, một khuôn mặt nổi tiếng và độc đáo bậc nhất của Pháp quốc trên trường quốc tế trong nhiều thập niên, trong cả ba lĩnh vực ca nhạc, điện ảnh, và thời trang.

Riêng về ca nhạc, với những cô gái trẻ yêu nhạc Pháp ở Sài Gòn ngày ấy, số lượng ca khúc được phổ biến cũng như mức độ ái mộ Françoise Hardy nếu không hơn cũng tương đương với đệ nhất thần tượng của phái nam là Christophe!

Françoise Hardy, tên đầy đủ là Françoise Madeleine Hardy, ra chào đời ngày 17/1/1944 tại Paris. Cha mẹ ly dị sớm, Françoise và cô em gái Michèle sống với mẹ. Cuộc sống khá khó khăn, chật vật vì ông bố không chịu chu cấp đầy đủ, và cũng chẳng mấy quan tâm tới hai cô con gái của mình.

Françoise Hardy yêu thích ca nhạc và tỏ ra có khiếu từ nhỏ. Cô chịu ảnh hưởng của Charles Trenet, Cora Vaucaire, và những ca sĩ chuyên hát thể loại “chanson” êm dịu trữ tình, chú trọng tới lời hát như Édith Piaf, Jacques Brel…

[Như chúng tôi đã có lần đề cập tới, trong tiếng Pháp “chanson” bình thường chỉ có nghĩa là ca khúc nói chung, nhưng khi được sử dụng một cách trân trọng, chẳng hạn viết “các sáng tác của của Françoise Hardy thuộc thể loại chanson”, hoặc đầy đủ hơn, “chanson française”, thì phải hiểu đó là những ca khúc của Pháp có giá trị cao với lời hát như thơ]

Song song, cô bé Françoise Hardy cũng yêu thích những ca khúc lời Anh của Paul Anka, Everly Brothers, Connie Francis, Cliff Richard… được phát trên làn sóng điện của Radio Luxembourg.

Vì thế, sau khi cô đậu bằng Tú tài toàn phần, bà mẹ đã ra sức thuyết phục ông chồng cũ mua cho con gái một cây đàn guitar để làm phần thưởng. Từ đó, Hardy Françoise bắt đầu đàn hát và sáng tác.

Năm 1961, Hardy Françoise vào trường đại học nổi tiếng Sorbonne; ít lâu sau cô tham dự một buổi tuyển lựa ca sĩ trẻ của hãng đĩa Disque Vogue và tới tháng 11 năm đó được hãng đĩa này ký hợp đồng.

Đầu năm 1962, chưa đầy 18 tuổi, Françoise Hardy quyết định rời trường đại học để theo đuổi nghiệp cầm ca. Tháng Tư năm đó, Françoise Hardy thu đĩa hát đầu tiên (đĩa 45 vòng), mặt A là bản Oh Oh Chéri (Ôi! Anh yêu) của hai tác giả chuyên viết ca khúc cho Johnny Halliday, mặt B là bảnTous les garçons et le filles do chính Françoise Hardy sáng tác chung với Roger Samyn.

[Roger Samyn, người Bỉ, chỉ là một nhà viết ca khúc tài tử; công việc chính của ông là sản xuất đĩa nhạc, về sau sáng lập hãng đĩa hát DiKi Records của Bỉ. Ông đã hợp soạn (nhạc) một số ca khúc nổi tiếng của Françoise Hardy, như Tous les garçons et le filles, J’suis d’accord, Ton meilleur ami…]

Oh Oh Chéri là một ca khúc khá hay, nhưng ngày ấy, sau khi đĩa hát này được tung ra, ca khúc mặt B (Tous les garçons et le filles) mới là bản làm mưa gió trên làn sóng điện, cho nên với nhiều người ái mộ Françoise Hardy ở Sài Gòn, trong đó có bản thân chúng tôi, mấy năm sau mới chú ý tới Oh Oh Chéri, và lầm tưởng đây là một ca khúc mới của cô.

Phụ lục (1): Oh Oh Chéri, Françoise Hardy

Cũng trong năm 1962, Françoise Hardy đã sáng tác và thu đĩa thêm nhiều ca khúc thành công khác, trong số này có ba bản rất được yêu chuộng tại Hòn ngọc Viễn đông là J’suis d’accord (nhạc viết chung với Roger Samyn), Le temps de l’amour, Le premier bonheur du jour.

Nếu xét theo tiêu chuẩn “chanson française”, Le premier bonheur du jour (Niềm hạnh phúc đầu ngày) có giá trị hơn cả, nhưng nếu chỉ nói về giai điệu, Le temps de l’amour (Thời để yêu) được ưa chuộng và phổ biến hơn; bản này Françoise Hardy viết chung với Jacques Dutronc, người về sau trở thành bạn đời của cô.

Cho nên cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Le temps de l’amour là ca khúc đầu tiên của Françoise Hardy được đặt lời Việt (Mùa tình yêu, Trường Kỳ), và cũng là bản được nhiều nữ ca sĩ hát nhạc trẻ ưa chuộng nhất, như Thanh Lan, Kiều Mai, Julie trước 1975, và Ngọc Lan sau này.

Le temps de l’amour

C’est le temps de l’amour,
Le temps des copains et de l’aventure.
Quand le temps va et vient,
On ne pense a rien malgre ses blessures.
Car le temps de l’amour
C’est long et c’est court,

Ca dure toujours, on s’en souvient.

On se dit qu’ a vingt ans on est le roi du monde,
Et
qu’éternellement il y aura dans nos yeux
Tout le ciel bleu.

C’est le temps de l’amour,
Le temps des copains et de l’aventure.
Quand le temps va et vient,
On ne pense a rien malgre ses blessures.
Car le temps de l’amour
Ca vous met au coeur
Beaucoup de chaleur et de bonheur.

Un beau jour c’est l’amour et le coeur bat plus vite,
Car la vie suit son cours
Et l’on est tout heureux d’etre amoureux.

C’est le temps de l’amour,
Le temps des copains et de l’aventure.
Quand le temps va et vient,
On ne pense a rien malgre ses blessures.
Car le temps de l’amour
C’est long et c’est court,
Ca dure toujours, on s’en souvient.

Phụ lục (2): Le temps de l’amour, Françoise Hardy

Mùa tình yêu

Mùa tình yêu đến đây rồi

Mùa tươi thắm cho đời

Lời yêu thương vang khắp nơi

Mùa tình yêu ngất ngây lòng

Mùa phiêu lãng tang bồng

Vào đắm đuối mê say

Dù tình yêu có điên cuồng

Tình yêu có đau buồn

Đời ta vẫn cứ yêu và còn mãiyêu

ĐK:

Đời người có những lúc vui như lúc sống trong mùa yêu thương
Trời tình ái đã ngát hoa ta hãy vui trong tình yêu chớ lo chi


Mùa tình yêu sắc tô hồng

mùa xao xuyến tâm hồn

Lời hoan ca reo đó đây

Mùa tình yêu đớn đau nhiều

Mùa tim vỡ tan tành

Bên tiếng khóc than van

Dù tình yêu có tươi màu tình yêu có u sầu

Đời ta vẫn cứ yêu và còn mãi yêu.

Phụ lục (3): Mùa tình yêu, Julie (trước 1975)

Qua năm 1963, Françoise Hardy viết thêm ba ca khúc nổi tiếng khác là L’amitié (Tình bằng hữu), L’amour s’en va (Tình bỏ ra đi) và Ton meilleur ami (Người bạn thân của anh).

L’amour s’en va được Françoise Hardy viết để đại diện Tiểu vương quốc Monaco tham dự giải ca khúc Âu châu Eurovision năm 1963. Tuy chỉ đứng hạng 5 trong số 16 ca khúc vào chung kết, cho tới nay, L’amour s’en va vẫn được người yêu nhạc tình cảm êm dịu xem là một trong những ca khúc “cầu chứng” của Françoise Hardy.

Sau khi được trình diễn tại giải Eurovision 1963, L’amour s’en va đã được Françoise Hardy thu đĩa bằng ba ngôn ngữ Pháp, Ý (L’amore va), Đức (Die Liebe geht), và đem lại cho nàng ca nhạc sĩ 20 tuổi giải thưởng cao quý Grand Prix du Disque 1963 của Pháp quốc.

VIDEO:

ESC 1963 15 – Monaco – Françoise Hardy – L’Amour S’En Va

Tuy nhiên, với giới trẻ yêu nhạc Pháp tại Sài Gòn ngày ấy, nhất là các cô gái, bản Ton meilleur ami được yêu chuộng hơn, bởi, tương tự bản Le temps de l’amour đã nhắc tới ở trên, Ton meilleur ami có giai điệu thu hút hơn (nhạc do Roger Samyn hợp soạn), đồng thời nội dung ca khúc cũng khá ngộ nghĩnh, dễ thương: người bạn thân nhất của bạn trai của mình lại… tán tỉnh mình!

Ton meilleur ami cũng là một trong những ca khúc của Françoise Hardy được cô thu đĩa phiên bản tiếng Anh (Only friends) rất được yêu chuộng tại Anh quốc.

Ton meilleur ami

Ton meilleur ami
Vient bien souvent me revoir
Ton meilleur ami
Me téléphone tous les soirs
Il me dit qu’il m’aime
Que sans moi sa vie
Ne vaudrait plus la peine
Oui voilà ce qu’il dit

Ton meilleur ami
Quand je lui demande: “Pourquoi
Depuis des jours des nuits
Je suis sans nouvelles de toi?”
Il répond qu’il m’aime
Que sans moi sa vie
Ne vaudrait plus la peine
Oui voilà ce que me dit

Ton meilleur ami
Pourtant moi je ne veux pas croire
Que tu sois d’accord avec lui
Sûrement ce n’était qu’une histoire
Quand il me la dit

Ton meilleur ami
Ne vient plus me voir maintenant
Puisque je lui ai dit
Qu’avec moi il perdait son temps
J’ai dit que je t’aime
Que sans toi ma vie
Ne vaudrait plus la peine
Voilà ce que j’ai dit
À ton meilleur ami
À ton meilleur ami
À ton meilleur ami

Phụ lục (4): Ton meilleur ami, Françoise Hardy

VIDEO:

 Francoise Hardy – Only Friends (ton meilleur ami)

Tiếp theo, trong năm 1964, Françoise Hardy đã đạt thành công rực rỡ với ca khúc Mon amie la rose (Bông hồng bạn tôi), nguyên là một bài thơ có cùng tựa của nữ thi sĩ Cécile Caulier được chính nữ thi sĩ và Jacques Lacome phổ nhạc.

Ngoài bản Mon amie la rose, trong album có cùng tựa của Françoise Hardy còn có một bản nổi tiếng khác là Dans le monde entier do cô sáng tác, qua năm 1965 đã được cô thu đĩa phiên bản lời Anh với tựa All Over the World, đứng hạng 16 trên Top 20 của Anh quốc.

Phụ lục (5): Mon amie la rose, Françoise Hardy

Cũng trong năm 1965, phiên bản lời Anh một ca khúc khác của Françoise Hardy đã đứng hạng 22 trên Top 50 Anh quốc, đó là bản Only You Can Do It (nguyên tác: Je veux qu’il revienne – Tôi muốn chàng trở lại).

Năm 1966, Françoise Hardy thu đĩa một trong những ca khúc được ưa chuộng nhất trong sự nghiệp của mình: La maison òu j’ai grandi (Căn nhà nơi tôi đã lớn lên).

Nguyên bản của La maison òu j’ai grandi là ca khúc Il ragazzo della via Gluck (The boy from Gluck Street) của tác giả Ý Adriano Celentano. Gluck Street (via Gluck) là một đường phố ở Milan, nơi Adriano Celentano đã sống 8 năm thơ dại.

Phiên bản lời Pháp La maison òu j’ai grandi là của tác giả Eddy Marnay.

Eddy Marnay (1920- 2003), như chúng tôi đã có lần nhắc tới, là một nhà viết lời hát nổi tiếng bậc nhất của Pháp; trong số những ca khúc bất hủ do ông đặt lời có bản Les Amants de Paris do Édith Piaf thu đĩa, Une femme amoureuse (Woman in love) do Mireille Matthieu thu đĩa, v.v…; đồng thời ông cũng là người đã có công giới thiệu “cô bé” Céline Dion tới người yêu nhạc.

Lời hát của La maison òu j’ai grandi là sự hoài niệm về căn nhà của tuổi ấu thơ nay đã không còn một dấu tích. Françoise Hardy chọn thu đĩa ca khúc này bởi đó cũng là tâm sự của chính cô, cho dù, theo lời thú nhận của cô, căn nhà xưa mà cô sống với mẹ và em gái sau khi ông bố bỏ đi, không đẹp và thơ mộng như trong lời hát của Eddy Marnay.

La maison òu j’ai grandi khá dài, nhưng chúng tôi cũng xin đăng trọn bài để gửi tới quý độc giả yêu chuộng thơ văn Pháp.

La maison òu j’ai grandi

Quand je me tourne vers mes souvenirs
Je revois la maison où j’ai grandi
Il me revient des tas de choses
Je vois des roses dans un jardin
Là où vivaient des arbres
Maintenant la ville est là
Et la maison, les fleurs que j’aimais tant
N’existent plus

Ils savaient rire, tous mes amis
Ils savaient si bien partager mes jeux
Mais tout doit finir pourtant dans la vie
Et j’ai dû partir, les larmes aux yeux
Mes amis me demandaient: Pourquoi pleurer?
Découvrir le monde vaut mieux que rester
Tu trouveras toutes les choses qu’ici on ne voit pas
Toute une ville qui s’endort la nuit dans la lumière

Quand j’ai quitté ce coin de mon enfance
Je savais déjà que j’y laissais mon coeur
Tous mes amis, oui, enviaient ma chance
Mais moi, je pense encore à leur bonheur
À l’insouciance qui les faisaient rire
Et il me semble que je m’entends leur dire:
Je reviendrai un jour, un beau matin parmi vos rires
Oui je prendrai un jour le premier train du souvenir

Le temps a passé et me revoilà
Cherchant en vain la maison que j’aimais
Où sont les pierres et où sont les roses
Toutes les choses auxquelles je tenais?
D’elles et de mes amis plus une trace
D’autres gens, d’autres maisons ont volé leurs places
Là où vivaient des arbres maintenant la ville est là
Et la maison, où est-elle, la maison où j’ai grandi?

Je ne sais pas où est ma maison
La maison où j’ai grandi
Où est ma maison, qui sait où est ma maison?
Ma maison, où est ma maison?
Qui sait où est ma maison?
, La maison òu j’ai grandi

Phụ lục (6): La maison òu j’ai grandi, Françoise Hardy

Danh sách ca khúc do Françoise Hardy thu đĩa (tự sáng tác hoặc của tác giả khác) được ưa chuộng tại miền Nam VN ngày ấy còn khá dài, chúng tôi chỉ xin ghi thêm một số bản điển hình:

Le Temps des souvenirs (Một thời kỷ niệm), 1966; ca khúc này còn được Françoise Hardy đặt lời và trình bày bằng tiếng Anh với tựa Just Call and I’ll Be There, đứng hạng 83 trong Top 100 ở Anh quốc.

Comment te dire adieu? (Làm sao nói với anh lời vĩnh biệt?), 1968, là phiên bản tiếng Pháp của It Hurts to Say Goodbye, do nữ danh ca Vera Lynn của Anh thu đĩa, lên tới hạng 7 trong danh sách Billboard Adult Contemporary tại Hoa Kỳ.

Bước sang thế kỷ thứ 21, Françoise Hardy vẫn tiếp tục sáng tác và thu đĩa. Một trong những thành công điển hình là bản Tant de belles choses. Tant de belles choses (Có nhiều điều tốt đẹp), 2005, cũng là tựa đề album thứ 25 của Françoise Hardy; album này đã đem lại cho Françoise Hardy giải Nữ nghệ sĩ trong năm tại giải Victoires de la musique (tương đương với giải Grammy của Hoa Kỳ) của Bộ Văn hóa Pháp năm 2005. Khi ấy, Françoise Hardy đã 61 tuổi.

VIDEO:

Françoise Hardy – Tant de Belles Choses

Một trong những thực tế chứng minh giá trị lâu dài của các ca khúc của Françoise Hardy trên trường quốc tế là sau khi nhân loại đã bước sang thế kỷ thứ 21, các ca khúc của bà vẫn còn được đưa vào, hoặc sử dụng làm nhạc nền cho hàng chục cuốn phim điện ảnh và chương trình truyền hình.

Trong số này không thể không nói tới cuốn phim The Dreamers (2003) của đạo diễn Bernado Bertolucci (người từng thực hiện các phim Last Tango in Paris, The Last Emperor…). The Dreamers là một cuốn phim về tuổi trẻ, với soundtrack (nhạc phim) gồm 12 ca khúc nổi tiếng quốc tế, trong số này có Love me, please love me của Michel Polnareff, Non, Je ne regrette rien của Édith Piaf, và Tous les garçons et les filles của Françoise Hardy.

Gần đây, vào năm 2012, cuốn phim nghệ thuật (arthouse film) Moonrise Kingdom của đạo diễn Mỹ kiêm nhà làm phim nổi tiếng Wes Anderson, với các diễn viên thượng thặng Bruce Willis, Edward Norton, Bill Murray, Frances McDormand, trong soundtrack cũng sử dụng ca khúc Le Temps de l’amour của Françoise Hardy.

Le Temps de l’Amour còn được người Mỹ đưa vào cảnh cuối của phim tập phiêu lưu nghẹt thở Helix của Mỹ vào năm 2015.

* * *

clip_image004

Như chúng tôi đã viết ở phần đầu, Françoise Hardy không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực ca nhạc mà còn là một khuôn mặt độc đáo trên màn bạc, một khuôn mẫu về thời trang.

Về điện ảnh, từ năm 1963 tới năm 1976, Françoise Hardy đã đóng 6 cuốn phim, trong số này, theo ký ức của chúng tôi, có ít nhất 2 phim đã được chiếu tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Sài Gòn trước năm 1975:

Château en Suède (tựa tiếng Anh: Nutty, Naughty Chateau), 1963; một cuốn phim hỗn hợp Pháp – Ý do Roger Vadim (chồng cũ của Brigitte Bardot sau này lấy Jane Fonda) đạo diễn, trong đó Françoise Hardy chỉ thủ vai phụ bên cạnh nữ diễn viên Ý Monica Vitti nhưng đã được Roger Vadim hết lời ca tụng.

clip_image006

Une balle au cœu (A Bullet Through the Heart), 1966, một cuốn anh chị mafia, trong đó Françoise Hardy thủ vai nữ nhân vật chính bên cạnh nam diễn viên Sami Frey, kép cũ đồng thời cũng là người đóng chung với Brigitte Bardot trong cuốn phim nổi tiếng La Vérité (The Truth, 1960).

Về thời trang, Françoise Hardy được xem là khuôn mẫu, thần tượng số 1 của giới trẻ (Yé-Yé) trong suốt hai thập niên, cho dù chỉ vô tình.

Viết là “vô tình” bởi Françoise Hardy vốn là một người có bản tính nhút nhát, cộng thêm mặc cảm thua kém bạn bè thời còn đi học (nhà nghèo, không có tiền ăn diện, tham dự các party…) cho nên cô không bao giờ nghĩ rằng cách ăn mặc của mình sẽ trở thành “mốt”!

Bên cạnh đó, Françoise Hardy còn có một thân hình không lấy gì làm hấp dẫn: gầy như cây sậy (cao 1m79, vòng số 1 và vòng số 3 rất khiêm nhượng), mà một nhà báo Mỹ mô tả là “con sếu mặc mini-skirt và mang giày boot”, không bao giờ mặc màu đỏ, không son môi, không hút thuốc, không biết (hay không thích?) khiêu vũ)…

Nhưng khi được tạp chí thời trang Vogue giới thiệu tới độc giả vào 1963, Françoise Hardy lập tức trở thành một hiện tượng – “hiện tượng đối nghịch với thần tượng nhục thể Brigitte Bardot” (anti-Bardot).

“Con sếu mặc mini-skirt và mang giày boot” ấy đã một sớm một chiều trở thành biểu tượng thời trang Pháp, được các hiệu thời trang nổi tiếng như Paco Rabbane, Yves Saint Laurent ca tụng, và và tạo ảnh hưởng sâu đậm nơi các thế hệ đi sau, trong đó có nhà thiết kế thời trang Alexa Chung (biên tập tạp chí thời trang Vogue ấn bản Anh quốc), Nicolas Ghesquière, bộ óc sáng tạo của hiệu thời trang Louis Vuitton hiện nay…

Năm 1964, khi Françoise Hardy sang Hoa Kỳ lần đầu tiên và trình diễn trên truyền hình, Bob Dylan đã cảm tác một bài thơ đề tặng, phổ biến trên bìa một album của anh. Khi Françoise Hardy tới Anh quốc, cô được Mick Jagger (ban The Rolling Stones) xưng tụng là “ideal woman”; rất có thể vì vậy mà girlfriend của Mick lúc đó – nữ ca sĩ Anh Marianne Faithfull – đã bắt chước y hệt cách ăn mặc của Françoise Hardy!

clip_image008

Bob Dylan và Françoise Hardy

clip_image010

Mick Jagger Françoise Hardy

* * *

Trở lại với ca khúc chủ đề:Tous les garçons et le filles (dịch sang tiếng Anh là All the Boys and Girls).

Trong một cuộc phỏng sau này, Françoise Hardy cho biết vốn bản tính nhút nhát, cô không bao giờ vững tin vào những ca khúc do mình sáng tác, vì thế việc hãng đĩa Disque Vogue đưa bản Tous les garçons et le filles vào mặt B trong đĩa 45 vòng đầu tay của mình, với cô đã là vượt quá sự mong đợi.

Vậy mà sáng tác ấy của nữ ca nhạc sĩ 18 tuổi chưa ai biết đến tên tuổi “đã làm nên lịch sử trong một đêm lịch sử”!

“Đêm lịch sử” đó là tối 28/10/1962, cả nước Pháp đang theo dõi màn ảnh truyền hình, chờ đợi kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho phép người dân trực tiếp bầu ra vị Thổng thống của nền Đệ ngũ Cộng hòa.

Trong một lúc tạm ngưng (break), một nhân viên phụ trách nhạc chuyển mục (interlude) đã cho phát đi bản Tous les garçons et le filles lần đầu tiên trên làn sóng điện.

Tous les garçons et le filles đã “làm nên lịch sử”. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 1962, nửa triệu đĩa đã bán sạch.

clip_image012

Tous les garçons et les filles

Tous les garçons et les filles de mon âge
se promènent dans la rue deux par deux
tous les garçons et les filles de mon âge
savent bien ce que c’est d’être heureux
et les yeux dans les yeux et la main dans la main
ils s’en vont amoureux sans peur du lendemain
oui mais moi, je vais seule par les rues, l’âme en peine
oui mais moi, je vais seule, car personne ne m’aime

Mes jours comme mes nuits sont en tous points pareils
sans joies et pleins d’ennuis personne ne murmure “je t’aime”
à mon oreille

Tous les garçons et les filles de mon âge
font ensemble des projets d’avenir
tous les garçons et les filles de mon âge
savent très bien ce qu’aimer veut dire
et les yeux dans les yeux et la main dans la main
ils s’en vont amoureux sans peur du lendemain
oui mais moi, je vais seule par les rues, l’âme en peine
oui mais moi, je vais seule, car personne ne m’aime

Mes jours comme mes nuits sont en tous points pareils
sans joies et pleins d’ennuis oh! quand pour moi brillera le soleil?

Comme les garçons et les filles de mon âge connaîtrais-je
bientôt ce qu’est l’amour?
comme les garçons et les filles de mon âge je me
demande quand viendra le jour
où les yeux dans ses yeux et la main dans sa main
j’aurai le coeur heureux sans peur du lendemain
le jour où je n’aurai plus du tout l’âme en peine
le jour où moi aussi j’aurai quelqu’un qui m’aime

Phụ lục (7): Tous les garçons et le filles, Françoise Hardy

Ngay trong năm 1962, Françoise Hardy đã thu phiên bản tiếng Ý với tựa Quelli della mia età, qua năm 1963 thu phiên bản tiếng Đức Peter und Lou, và năm 1964 phiên bản tiếng Anh Find Me a Boy.

Một điều thú vị nữa liên quan tới đĩa Tous les garçons et le filles của Françoise Hardy là Jimmy Page, người đàn guitar khúc nhạc đạo đầu (intro) của ca khúc này lúc đó còn là một anh chàng 17 chưa ai biết tới, về sau trở thành một trong những tay đàn guitar nổi tiếng nhất thế giới, và cũng là người sáng lập ban nhạc Anh Led Zeppelin vào năm 1968 – ban nhạc mà tên tuổi gắn liền với ca khúc bất hủ Stairway to Heaven (Cầu thang lên Thiên đàng).

[Xin được phép ra ngoài đề để viết về chuyện thời sự: Stairway to Heaven do Jimmy Page và Robert Plant (ca sĩ chính của Led Zeppelin) sáng tác năm 1971, được xưng tụng là một trong hai bản nhạc rock hay nhất xưa nay được viết bằng âm giai La thứ (Am); bản kia là House of the Rising Sun của ban The Animals). Stairway to Heaven cũng là ca khúc nhạc rock duy nhất được nằm trong danh sách ca khúc được sử dụng nhiều nhất trong tang lễ.

Những ai chơi guitar (nhạc trẻ) hoặc thích nghe guitar đều bị chinh phục bởi tiếng đàn của Jimmy Page trong khúc intro dài gần 1 phút của ca khúc này.

Thế nhưng, 46 năm sau, người thừa kế của tay guitar Randy Wolfe (đã qua đời năm 1997) trong ban nhạc Mỹ Spirit đã đệ đơn kiện Led Zeppelin tại Tòa án Liên bang Hoa Kỳ về tội đạo nhạc. Đó là khúc intro của bản Stairway to Heaven mà phía nguyên đơn cho rằng giống hệt khúc intro của bản Taurus của ban Spirit.

Như độc giả có thể mường tượng, xử “đạo nhạc” khó khăn hơn xử “đạo văn” rất nhiều, bởi vì bên cạnh trình độ thẩm âm, các quan tòa và các vị bồi thẩm còn phải sáng suốt phân định giữa mức độ khác nhau, hơi giống nhau, rất giống nhau, và giống y hệt.

Lúc ban đầu, vụ kiện ban Led Zeppelin được một vị Chánh Tòa án Liên bang Hoa Kỳ tại Los Angeles xét xử, và phán quyết Led Zeppelin đã đạo nhạc. Các luật sư đại diện cho Led Zeppelin kháng án, đòi phải xử lại với một bồi thẩm đoàn. Kết quả vào cuối tháng 6/2016 vừa qua, bồi thẩm đoàn đã phán quyết Led Zeppelin không đạo nhạc; kết thúc vụ án đạo nhạc sôi nổi và kéo dài nhất trong lịch sử]

* * *

Ngoài cuốn phim The Dreamers (2003) chúng tôi đã nhắc tới ở trên, trước sau Tous les garçons et le filles còn được sử dụng làm nhạc phim cho bốn cuốn phim khác, gồm: Metroland (1997) của Anh quốc, The Statemen (2003) một sản phẩm hỗn hợp Anh, Pháp, Gia-nã-đại, và Attenberg (2011) của Hy-lạp.

Riêng phiên bản lời Anh Find Me a Boy đã được đưa vào cuốn phim The Misadventures of Margaret (1998) của Anh quốc tới hai lần, một do Françoise Hardy thu đĩa, một do ban nhạc trẻ Saint Etienne hát “live”.

Trước năm 1975, Tous les garçons et le filles đã được Phạm Duy đặt lời Việt tới tựa Những nụ tình xanh, và cùng với Em đẹp nhất đêm nay / La plus belle pour aller danser, đã trở thành một trong những ca chúc “cầu chứng” của Nữ hoàng nhạc Pháp Thanh Lan.

Những nụ tình xanh

Bao nhiêu uyên ương trong cơn yêu đương
Đôi chân miên man hân hoan
Lang thang giữa phố phường.
Bao nhiêu duyên vui xuân xanh
Đôi mươi xuân xanh như tôi,
Ai kia hai mươi cũng biết rồi.
Niềm hạnh phúc trong tay người
Hay trong mắt, trên môi cười
Họ yêu nhau và đi tới sẽ sống với niềm vui mới
Thế nhưng tôi vẫn đơn côi vẫn không ai kết duyên đôi
Thế nhưng tôi vẫn đơn côi vẫn không ai đoái hoài tôi.
. . . . . . .
Nỗi sầu, ôi nỗi u sầu
Những ngày buồn trôi giống nhau.
Cõi đời ôi là những âu sầu
Không có những tiếng nói ấm áp
Của người yêu mến nhau.
Tôi chưa yêu đương, tôi mong yêu, trong cơn đau thương
Ai đưa tôi lên chốn Thiên Đường ?
Tôi chưa duyên vui, xuân tôi hai mươi,
Tôi mong như ai, vui trong duyên đôi sẽ biết đời
Niềm hạnh phúc trong tay người,
Hay trong mắt, trên môi cười
Họ yêu nhau và đi tới sẽ sống với niềm vui mới
Khiến cho tôi có ai yêu sẽ quên đi
Những cơn đau, dắt tay nhau
Tới mai sau
Tới nơi yêu nhau dài lâu.

Phụ lục (8): Tous les garçons et le filles/Những nụ tình xanh, Thanh Lan (trước 1975)

Phụ lục (9): Những nụ tình xanh, Kiều Nga

Hoài Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2016

Bài Mới Nhất
Search