T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không : Chữ nghĩa làng văn (Kỳ 80)

clip_image001

Tiếng Việt…nhức nhối

Ngồi cũng nhiêu khê không phải là ít. Vì kiểu ngồi và cách ngồi.

Kiểu ngồi: ngồi xổm, ngồi bó gối, ngôi xếp chân, ngồi bằng tròn, ngồi bắt chân chữ ngũ;

Sau này còn có kiểu…”ngồi nước lụt”.

Cách ngồi: ngồi vắt vẻo, ngồi ghễu nghện, ngồi nhấp nhổm, ngồi ngất ngểu, ngồi chơi, ngồi bạnh chọe, ngồi một đống, ngồi thu lu.

Ấy là chưa kể ngồi đồng và…ngồi không.

Và chẳng thể vắng bóng:

Trăng khuya, trăng khóc trên đồi

Khóc cho chiếc bóng hết ngồi lại đi

(ca dao)

(Đỗ Quang Vinh – Tiếng Việt tuyệt vời)

Chữ Hán, chữ Việt II

Chuyện kể rằng : Ngày xưa có 1 ông võ vẽ ba chữ gọi là “thầy đồ” đến xin gia đình nọ mượn chỗ mở lớp dậy một số học trò.
Qua một thời gian, ông thầy léng phéng với cô chị, hai người hò hẹn nhau đúng giờ Tý thầy sẽ khoét vách đưa…của quý vào phòng cô nọ. Mới vào giữa giờ Hợi thầy ta nóng lòng nên khoét vách (hồi đó vách nhà chỉ làm bằng phên) rồi thập thò thằng nhỏ đút qua cái lỗ đã được khoét.

Trong khi đó, cô em nghe tiếng sột soạt nên mò dậy xem sự thể, trong phòng tắt đèn tối thui, cô em hết hồn thấy vật gì đen đen cứ thò ra thụt vào tưởng là chuột khoét vách chui vào. Không ngần ngại nàng ta lấy lửa châm vào vật nọ. Thầy đồ đau quá thụt chạy mất tiêu.

Đúng giờ hẹn (nửa đêm) cô chị thức dậy thấy vách đã khoét sẵn rồi mà không thấy …cái đó của thầy đâu bèn hỏi khéo:
– Nguyệt đáo trung Thiên ..vị kiến kiều !?
Mặc dù đau rát nhưng nghe người yêu nhắc hỏi nên thầy ta cũng ráng trả lời để cô nàng yên tâm :
– Anh hùng ngộ nạn…hỏa lôi thiêu.

Đến đây thì cô em đã phần nào hiểu được sự tình nên thanh minh với hai người :
– Dạ gian tróc đắc xuyên tường Thử .
Bố mẹ hai nàng nghe loáng thoáng nghĩ là chuột bọ phá phách lên ông cụ trách 2 cô con gái :
– Đẳng nữ hà vi bất dưỡng Miêu ….

Tiếng Việt không đơn giản

Hỏi:

– Đang tìm hiểu tại sao chữ Vũ được dùng ở miền Bắc va miền Nam lại dùng chữ Võ….

Đáp:

– Cái nầy tôi có đọc ở đâu mà quên mất rồi, sỡ dĩ miền Nam gọi Võ là do cha nào đó trong triều đình nhà Nguyễn có tên là Vũ mà người Việt mình kỵ gọi tên nên dân chúng sợ “tru di tam tộc” mà đọc thành Võ cho “yên bề gia thất”.

(Nguồn ĐatViet.com)

Nghi vấn làng văn

Chẳng thanh cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

(Tràng An là kinh đô của người Trung Hoa đời nhà Tần)

Có nguồn cho là câu này của Nguyễn Công Trứ.

Câu đối Tết
Vậy tục treo câu đối Tết có từ bao giờ? Sách xưa có kể phong tục của người dân Bách Việt, trong ngày Tết Nguyên đán theo bùa gỗ có hình hai vị thần Thần ĐồUất Luỹ treo hai bên cửa ngõ. Đó là hai vị thần sống dưới gốc đào lớn dưới núi Độ Sóc chuyên cai quản đàn quỷ, hễ quỷ nào “phá rào” đi làm hại dân thì thần hoá phép trừ đi. Sau này việc treo bùa gỗ “Đào phù” được thay bằng câu đối hai bên cửa.
Đời sống hấm khá dần, mỗi người, tuỳ hoàn cảnh, gưi gắm vào câu đối những ước vọng vào một năm mới đang đến. Vào thế kỷ 15, thú chơi câu đối Tết đã trở nên phổ biến, khắp Kinh kỳ, từ dinh thự của quan lại tới các tư gia, đâu đâu cũng treo câu đối Tết. Lại có cả cấu đối nói về nghề nghiệp dán ở cửa hàng, cửa hiệu. Tương truyền, vào một năm, sắp tới giao thừa, vua Lê Thánh Tông ra phố phường xem dân ăn tết. Thấy một nhà không treo câu đối, vua vào hỏi, biết đó là nhà một người thợ nhuộm vợ goá, con trai đi vắng, vua bèn lấy giấy bút và viết.
Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ;
Triều đình chu tử tổng ngõ gia.
(Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ
Đỏ tía triều đình tự cửa ta)

(Trích từ Văn Hóa Việt)

Chữ nghĩa làng văn

“Già còn chơi trống bỏi ” thì “trống bỏi” đây là trống cho trẻ con chơi. Tang trống có hai sợi dây gắn hai lục lạc tròn bằng nhôm. Khi lắc trống, hai lục lạc này va vào mặt trống kêu thành tiếng.

Chữ và nghĩa

Tiếng Hán tuỳ theo mạch văn mà ngừng lại cho trọn nghiã của câu. Như: Sử gia Trung Hoa Phạm Việp, trong sách Hậu Hán Thư viết: “Châu diên lạc tướng tử danh thi sách mê linh lạc tướng nữ danh trưng trắc vi thê trắc…”

Nếu nhấn hoặc ngừng ở chữ “Sách” theo chữ Hán hoặc đánh dấu phẩy và viết hoa theo chữ Quốc Ngữ sau này thì có nghĩa là: “Con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên Thi Sách, có vợ là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên Trưng Trắc…”

Sau Thái Tử Hiền, con vua Cao Tông nhà Đường, chú thích để sửa lại như sau, vì “sách” ở đây nghiã là “lấy” và “thê” là “vợ”, nên phải nhấn ở chữ “Thi”:

“Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê”. Và diễn nghĩa: “ Con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên Thi, lấy vợ là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên Trưng Trắc…”

Các sử gia Việt không để ý đến phần chú thích của Thái Tử Hiền ở phần cuối sách, cột 3, trang 747, quyển 54. Vì vậy, tên chồng của bà Trưng Trắc không là Thi Sách, mà là “Thi”.

Chữ nghĩa trong nước I

Cần chú ý đến cách viết tên nước. Chúng ta viết tiếng “Việt Nam” bằng tiếng Việt, nhưng còn tiếng Anh thì thiếu nhất quán.

Có khi ta (Bộ ngoại giao) viết “Vietnam”, có khi lại “Viet Nam”, Viet nam, hay thậm chí “Việt Nam” và một đôi khi viết tắt là “VN”.

Cách viết VN chỉ có người Việt mới hiểu, chứ có bao nhiều người nước ngoài hiểu. Bộ ngoại giao mà viết tên nước tùy tiện như thế là rất đáng trách! Không chấp nhận được?

(Nguyễn Văn Tuấn – báo Sài Gòn Nhỏ)

Lối chơi chữ trong đối và thơ

Câu thơ sau cũng có có hiện tượng đồng âm rất đắt:

Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò

Đủ tên 4 con vật lớn: hươu, nai, nghé, bò. Hai địa danh được lấp ra phần sau (thành tố sau của một từ gồm hai thành tố) đồng âm với tên hai con vật nai và nghé. Kiểu đồng âm vẫn được vận dụng trong ca dao mới với cách thức trang trọng như:

Sầu riêng ai khéo đặt tên,
Ai sầu không biết, riêng em không sầu!

(Nguồn : e-cadao.com)

Khảo chứng về bài thơ trứ danh

Bài thơ không có tựa đề nhưng rất trứ danh được ký giả tiền bối Đoàn Bá Ninh dịch ra tiếng Việt vào năm 1947 trong trại giam Thái Nguyên, Bắc Việt từ tiếng Hán:

Hồng diện đa dâm thủy

Mi trường hạ tố mao

Triết yêu chân đại huyệt

Trường túc bất chi lao

Vì tam sao thất bản nên câu 2 và 3 có nhiều dị bản. Về phương diện khảo dị, câu 2 có những biến dạng như sau: “Đa mi tức đa mao” hay “Đa mi hấu đa mao”. Vì vậy chữ “tố” là sai. Đúng ra “đa” mới đúng vì chữ “tố” là âm Hoa ngữ Quảng Đông.

Câu 3 thì lại: “Tế yêu ư đại huyệt” hay “Tiểu yêu chân cự huyệt” hoặc giả như Phong yêu âm hộ đại”. “Tế yêu” hay “Tiểu yêu” thì nghĩa chỉ nhỏ thôi. Chữ “Phong yêu” tức đáy lưng ong nghe hay hơn vì ta có câu ca dao “Những người thắt đáy lưng ong – Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”.

Với eo thắt, trở về câu “Triết yêu chân đại huyệt” thì chữ “triết yêu” chỉ cái eo thắt như cái chén chiết yêu, nghe hợi hình gợi cảm hơn.

(Lê Văn Lân – Hồng diện đa dâm thủy)

Tên thật của Thế Lữ.

Cho tới nay hầu như đa số nhà văn, nhà báo hải ngoại vẫn tưởng tên thật nhà văn Thế Lữ là Nguyễn Thứ Lễ và bút hiệu Thế Lữ là sự đảo lộn các chữ cái Thứ Lễ như trường hợp đảo lộn Khánh Giư thành Khái Hưng.

Tôi cũng đã lầm như vậy cho tới năm 2000.

Nhờ tiếp xúc với con trai nhà văn Thế Lữ là ông Nguyễn Đình Nghi. Tôi được xác nhận tên thật Thế Lữ là Nguyễn Đình Lễ.

(Đặng Trần Huân – Bẩy vị tinh tú)

Phê bình văn học miền Nam 1954-1975

Tuy có điều kiện tiếp nhận với văn học Tây phương nhưng miền Nam vẫ thiếu những nhà phê bình đúng nghĩa.

Những bài điểm sách, phê bình phần lớn là những nhà văn, nhà thơ, trong số hiếm hoi này, Đặng Tiến có những bài sắc nét trên Tin Sách vào thập niên 60. Cao Huy Khanh, Phương Thảo, Uyên Thao, Phạm Thanh thỉnh thoảng có những bài phê bình trên các tạp chí văn học, tuy nhiên họ không có lý thuyết phê bình và thiếu phương pháp khoa học. Trừ Lê Tuyên, Đỗ Long Vân nhưng chưa thành công.

Tóm lại, trong suốt 20 năm, đúng như Võ Phiến đã viết: “Văn học miền Nam không có được lấy một nhà phê bình chuyên nghiệp”.

(Trần Bích San – Văn Khảo)

Hồ Xuân Hương tân biên bản mục III

Bà Hồ Xuân Hương tâm sự với Phạm Quý Thích là người bạn thân nhất của Nguyễn Du. Nên khi Phạm Quý Thích đã thăm bà ở Yên Tử. Bà thổ lộ cho biết đã kết bạn tình với Nguyễn Du năm 1913, năm Nguyễn Du được Gia Long bổ làm chánh sứ sang Tầu (Nguyễn Du là chú ruột vợ vua Gia Long)

Bà Hồ Xuân Hương có làm bài Hầu nghi Tiên Điền nhân trong tập Lưu hương Ký có hai câu “Chữ tình chốc đã ba năm vẹn – Giấc mộng rồi ra nửa khắc không”.

(Trần Nhuận Minh – Tạp chí Tân Văn)

Góp nhặt sỏi đá

Lập gia đình là dịch bài thơ ái tình ra truyện ngắn.

(Bougeart)

 

 

Ngộ Không

 

 

 

 

©T.Vấn 2015

Bài Mới Nhất
Search