T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không : Tạp Ghi Sau 40 Năm – Kỳ 16

Nhật ký Sài Gòn ngày dài nhất

“Lính văn nghệ đang chơi nhau dữ dội ở cầu Thị Nghè”. Tôi biết rõ những người lính ấy. Lính văn nghệ cơ hữu của cục tâm lý chiến chỉ có bổn phận canh gác giữ an ninh cho cục ngày và đêm. Họ đã học 9 tuần quân sự ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Vòng đai an ninh của cục bé nhỏ. Đã có lực lượng bảo vệ an ninh của cục an ninh quân đội lo giùm. Vậy bên đây cầu Thị Nghè, kế sát “cục”, là nơi lính văn nghệ canh gác ban đêm để bảo vệ tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến, văn phòng của các quan văn nghệ… Nói ra hơi buồn, lính văn nghệ gác cầu, chỉ nhằm bảo vệ cho các quan tâm lý chiến chơi xì-phé, mạt chược những đêm trực.

Truyện kể về những người lính văn nghệ gác cầu Thị Nghè sáng 30-4-1975 như sau:

Xe tăng lính bộ đội ông Hồ vào thành phố Sài Gòn để vào dinh Độc Lập bằng hai ngả. Ngả thứ nhất: Từ ngã tư xa lộ Hàng Xanh, T54 của của chúng chia đôi. Có 10 chiếc thôi. 5 chiếc rẽ phải vào Hàng Xanh, qua đường Bạch Đằng, qua đường Chi Lăng, Võ Tánh, Phú Nhuận, bọc lên đường Công Lý. 5 chiếc rẽ trái vào Thị Nghè, qua cầu, qua đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua đường Thống Nhất. Chiếc thứ nhất bị lính văn nghệ chặn đánh ở bên kia cầu.

Với súng M16, những người lính văn nghệ nhắm T54 mà khạc đạn. Đạn chạm vỏ sắt xe tăng văng ra. Lúc ấy, 10 giờ 45 phút, sau lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh 15 phút. Mỗi người lính có một băng đạn, lính văn nghệ bắn vào 5 chiếc xe tăng không quá một phút là hết đạn. Lính văn nghệ đã gây cảm hứng cho đám thanh niên Thị Nghè. Họ chạy vào ngõ mang ra một can xăng và cả chục cái chai không với một mớ giẻ rách. Nhiệt tình nổi lửa, nhiệt tình của tuổi trẻ Thị Nghè bốc phừng phừng. Bất chấp cái chết, thanh niên Thi Nghè phụ sức với lính văn nghệ bằng những chai xăng châm lửa ném tới tấp vào T54 của kẻ thù. Lửa cháy xích T-54. Lửa cháy trên pháo tháp T-54. Lửa Thị Nghè của Sài Gòn. đánh như chơi, đánh như nghịch đùa của tuổi trẻ và lính văn nghệ già. Chiếc T54 dẫn đầu ngừng lại. Lính bộ đội ông Hồ trong pháo tháp nghe vỏ chai đụng vào thành sắt nghe lộp cộp bèn mở nắt thò đầu ra xem. Một thanh niên Thị Nghè nhẩy lên xe tăng thảy vào pháo tháp một “chai bom xăng”. Lửa bùng lên. Chiếc T54 bốc cháy. Bốn chiếc sau dừng lại, ngơ ngác. Kẻ thù hung hãn khạc đạn.

Bị trúng đạn, anh thanh niên Thị Nghè trên pháo tháp bung người lên…

Anh bung người lên rơi xuống đường…nằm chết như mơ.

(…)

Cuộc chiến đấu bi hùng của Thiếu sinh quân Vũng Tàu

Trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, bọn bộ đội xâm nhập thị xã. Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ. Ngoại trừ một cứ điểm duy nhất còn chống cự do các em thiếu sinh quân tuổi 12 đến 17 tự lập phòng tuyến tử thủ. Cứ điểm đó là trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu.

Chiều tối bọn bộ đội tung hai tiểu đoàn xung kích bao vây cứ điểm cuối cùng này. Chúng bắt loa kêu gọi các em đầu hàng. Tiếng loa vừa dứt, bọn bộ đội nhận ngay một tràng đại liên thay cho câu trả lời, gọn gàng và cương quyết của gần 700 tay súng. Chúng lui ra xa tránh đạn, bắc loa ra lệnh các em phải đầu hàng đúng 9 giờ 30 sáng hôm sau, ngày 30 tháng Tư. Mặc địch kêu gọi và đe doạ, Các em vẫn kiên trì tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm tuyến phòng ngự, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương. Anh lớn chỉ các em nhỏ những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến trong thành phố đã được giảng dậy ở quân trường.

Đúng 9 giờ 30 sáng ngày 30-4. Bọn bộ đội ra lệnh gọi đầu hàng lần chót. Nhưng các em thiếu sinh quân vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn. Chúng khai hoả, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng. Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, vì hoả lực từ bên trong bắn ra vô cùng mãnh liệt. Các em chưa bao giờ được bắn, nay đã bắn với tất cả những gì đang có trong tay. Các em có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Ngoài ra còn có lợi điểm là các công sự trong trường, vừa đánh vừa di chuyển, ẩn núp. Lại có những quân nhân giã ngũ bên ngoài kích động, tìm cách lẻn vào tăng cường tay súng, nhập cuộc cùng các thiếu sinh quân chiến đấu ngay trong sân trường.

Đây là trận đánh thực sự đầu tiên và cũng là trận đánh cuối cùng của các em thiếu sinh quân đã chiến đấu không nao núng dù có nhiều em ngã gục. Những em đã chết trong giờ phút cuối cùng của miền Nam, khi tóc còn xanh, mộng đời chưa trọn. Đồng bào chứng kiến cảnh bi thương này đã oà lên khóc. Có những bà mẹ kêu gào, lăn xả vào cản ngăn họng súng bọn bộ đội để che chở cho các ở bên trong. Tiếng nổ, tiếng hò hét, tiếng kêu khóc, tiếng loa uy hiếp của bọn bộ đội đã tạo nên một không khí chiến trường lạ lùng chưa từng thấy. Các em thiếu sinh quân chiến đấu với tất cả nhiệt tình và sinh lực của tuổi trẻ hăng say….

(Đào Vũ Anh Hùng)

Nhật ký Sài Gòn ngày dài nhất

Tôi nhớ lại xe tăng Hồng quân Xô Viết kéo vào thủ đô Budapest của Hungary. Người dân thành phố Hungary đã dùng “chai bom xăng” ném vào xe tăng Hồng quân. Hồng quân Xô Viết cũng hung hãn khạc đạn. Từ đó “chai bom xăng” trong chiến sử có tên: “bom Cocktail”. Tôi cũng nhớ đã xem một phim, hình như tên phim là El Alamein do Frederick Stafford thủ vai đại úy quân đội Ý, diễn tả một trận đánh tuyệt vọng giữa đám quân đồn trú ở sa mạc Phi Châu với đạo quân xe tăng của tướng Montgomery lừng danh Anh Quốc. Tăng của tướng Montgomery đã phơi xác lớp lớp. Và rồi, kẻ chiến thắng đã nghiêng mình kính cẩn chào tinh thần chiến đấu quả cảm tới phút chót của kẻ chiến bại là quân đội Ý. Người cộng sản, chắc chắn, thiếu sự hào sảng đó.

Và, tôi còn thấy thiếu cả những trang sách viết về những thanh niên Thị Nghè, những người lính văn nghệ đã chết hay vẫn sống đã hạ 1 chiếc T54 bên kia cầu Thị Nghè buổi trưa ngày 30-4-1975. Tôi cố tìm ở hồi ký dầy cộm của các quan văn nghệ báo Tiền Tuyến. Chẳng thấy gì.

(…)

 

TQLC…ra khơi

Ngày 4-4-1975, về đến Vũng Tàu SĐ/TQLC đang trong tình trạng tái bổ sung quân số, sau cuộc lui binh từ Đà Nẵng về đây. Lạng Sơn tư lệnh kiêm nhiệm thêm chức quân trấn trưởng thị xã Vũng Tàu nên ông rất bận rộn vì dân số tăng gấp bốn lần vì dân từ miền Trung chạy vào lánh nạn, khi tư lệnh bận bịu một thì chúng tôi phải tất bật gấp đôi cho đến ngày…

Ngày 28-4-75, 7 giờ sáng, Đại Dương (Đại úy Nguyển Quang Đan K21/VB) tập họp anh em chúng tôi lại nói sơ qua tình hình rất bi đát hiện tại và anh có nói nếu tụi cán búa chiếm được miền Nam thì tư lệnh nhất quyết không đầu hàng, có hai trường hợp xử trí:
1. Là tử thủ (nếu có thể)
2. Là ra khơi (vì…biển ngay trước mặt)
Chưa biết phải đi đâu? Tất cả anh em chúng tôi đứng im lặng, mỗi người có ý nghĩ riêng tư trong đầu, Đại Dương tiếp:
– Nếu tư lệnh…ra khơi, ai muốn đi theo tư lệnh đứng sang một bên, ai chọn ở lại về với gia đình tư lệnh sẽ cho trực thăng chở về căn cứ Sóng Thần. Trong số đi theo tư lệnh có Tiểu Cần tôi (vì tư lệnh…”cần” tôi?), đến bây giờ sau 35 năm tôi vẩn chưa có câu trả lời tại sao đi theo tư lệnh mà bỏ mẹ già đơn chiếc ở quê nhà để có dịp…”xa quê hương nhớ mẹ hiền…”.

Cuộc họp bỏ túi xong tôi được lệnh mang máy PRC25 theo trực thăng đưa những anh em chọn ở lại bay về căn cứ Sóng Thần. Nhìn những gương mặt thân thương với nhiều năm tháng chiến đấu bên nhau lòng dạ tôi cảm thấy nao nao buồn…Những Tr/sĩ Nam, phụ trách ẩm thực cho tư lệnh, H/sĩ Guông người gốc Miên, Tr/sĩ Trương cao 1,90 m, Tr/sĩ Hoài tây lai đẹp trai, Tr/sĩ Mến gốc người Hoa hiền như cục đất thó…

Lần chia tay mãi đến bây giờ…40 năm sau chưa một lần gặp lại.

(Tháng 3 buồn thiu, tháng 4 gãy súng – MX Tiểu Cần)

Nhật ký Sài Gòn ngày dài nhất

11 giờ 40 phút…

Tôi rủ Côn ra đường. Vỉa hè nhà tôi, vỉa hè bên kia phố đã ngổn ngang mũ sắt, mũ vải, giầy vớ, ba lô, súng đạn. Vợ tôi và ba đứa con cũng mở cổng ra đường. Khi nhìn quân trang, quân dụng, võ khí của quân đội ta xép lớp trên vỉa hè, vợ tôi òa lên khóc, con tôi khóc theo. Những tiếng khóc, những giọt nước mắt muộn màng. Tại sao người ta chỉ biết khóc vào hoàng hôn?

Cảnh tượng bây giờ đã thay đổi chút chút. Tôi thấy có nhiều người đeo băng vải đỏ ở cánh tay phải. A, những người này tôi đều biết. Họ ở dưới chợ xóm Lách. Họ đã là nhân dân tự vệ chọc chó, hái trộm khế nhà tôi. Họ là ông thợ may hiền lành, bà chạp phô dễ tính. Họ đeo băng đỏ chờ đợi hoan hô cách mạng, hoan hô quân giải phóng. Họ thuộc “Sư đoàn 304 tân lập*.

11 giờ 45 phút,..

Nó ngang qua nhà tôi. Năm chiếc. T54 treo hoa ny-lông phía trước. Nóc xe đầy nhóc lính “Sư đoàn 304 tân lập* phất lia lịa cờ đỏ sao vàng và cờ trên đỏ, dưới xanh, giữa sao vàng. Bên hông xe đeo tòng teng lồng gà, lồng vịt. Hẳn là tăng đã dừng lại để nhận quà của “nhân dân” và để lính 304 leo lên… giải phóng Sài Gòn. Gà và vịt cũng hãnh diện tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh! Xe tăng đi qua một lát thì mô-lô-tô-va và GMC Trung quốc tiến vào. Lính bộ đội ông Hồ đội nón cối. Quân giải phóng đội mũ tai bèo. Tất cả đứng trên xe vẫy tay rối rít. Tuyệt nhiên, “nhân dân” không hoan hô. Không còn cách mạng “diễu binh” nữa, “nhân dân” tản mạn về nhà mình. Tôi bảo vợ con vào nhà, đóng cổng, khóa kỹ rồi rủ Đặng Xuân Côn đi bộ lên Sài Gòn.

Đi bộ lên Sài Gòn, tôi lại nhớ đến phim The Longest Day, xe tăng Mỹ vào Bá Linh. Anh Mỹ GI tài xế xe tăng tới nhà một người vợ lính Đức vừa tử trận mà anh tìm thấy địa chỉ trong túi quần của xác chết. Anh để những thỏi kẹo “sô-cô-la” lên bàn. Vợ người lính Đức lặng lẽ nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngoài kia là những đống gạch vụn của nhà cửa đổ nát vì bom đạn. Cạnh một đống rác có con chó đang lè lưỡi đi tìm thức ăn. Ngày hôm sau anh GI cũng lái xe tăng, trên pháo tháp buộc cái chuồng đầy nhóc những gà là gà. Anh GI xách cái chuồng gà bước ba bậc tam cấp lên cửa. Cửa mở. Hai người ôm hôn nhau…

(…)

Vượt biên kể chuyện súng đạn

Là lính đi tù cải tạo. Hắn đi đạp xích lô, hắn không biết hắn là ai. Hắn chỉ thực là lính sau khi hắn vượt biên. Ở đất tạm dung, cuối tuần nào cũng thế, ngồi trong phòng ăn, với ly bia trên tay, giữa đám bạn bè mới, hắn say sưa kể về cuộc đời lính chiến của hắn. Hắn kể say sưa và đầy tự tin: hắn biết chắc chắn trong những trận đánh ấy hắn không bao giờ thua trận.

Bạn bè hắn cũng thích thú. Họ nâng ly, cổ võ: “Dzô… Dzô…”.

(Website Tiền Vệ – Truyện cực ngắn hay Truyện chớp)

Cuộc chiến đấu bi hùng của Thiếu sinh quân Vũng Tàu

Cuộc chống cự kéo dài đến 3 giờ chiều. Cho đến khi kho đạn dược đã cạn và kho lương thực bị bốc cháy, các em thiếu sinh quân mới bằng lòng cho bọn bộ đội thương thảo. Các em chấp

nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng…Và các em đã dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những đồng đội đã gục ngã, và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ.

Có chừng hơn một trung đội em thiếu sinh quân đã tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và nhìn lên lá quốc kỳ bay phất phới trên nền mây âm u. Hai thiếu sinh quân lớp 12 là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào. Họ từ từ nắm từng nấc giây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm như cố kéo dài giây phút thiêng liêng này, nước mắt đầm đìa.

Tất cả các em thiếu sinh quân từ trong các tầng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, bờ tường, sau những mái nhà…, không ai bảo ai, đồng loạt đứng dậy đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca. Gần 700 giọng hát hùng tráng cát lên, vang khắp sân trường. Bọn bộ đội nghe, ngơ ngác không phản ứng. Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch vang ra tận cổng sân trường, ra ngoài đường phố. Người dân Vũng Tàu đã đều nghe và xúc động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cùng ngẩn ngơ rớm lệ theo tiếng hát. Đồng bào cùng thổn thức thương tủi và thổn thức hát theo.

Thời gian như ngưng đọng lại trong giờ khắc bi thảm, xúc động cùng lẫm liệt đó. Cho đến bây giờ, 22 năm sau, nhiều người dân Vũng Tàu vẫn nghe văng vẳng trong sâu kín tiếng hát bi thương hùng tráng của các em thiếu sinh quân hát bài quốc ca trong ngày cuối cùng của tháng

tư đen, ngày oan khiên định mệnh cho dân tộc Việt.

(Đào Vũ Anh Hùng)

Tác giả tên thật: Đào Bá Hùng, với bút hiệu Đào Vũ Anh Hùng, cộng tác với báo Sóng Thần, Sống, Đời. Tác giả là thiếu tá Không quân, viết báo Tiền Tuyến, Lý Tưởng Không quân, v…v…

 

Nhật ký Sài Gòn ngày dài nhất

2 giờ 30…

Chúng tôi vào trung tâm thành phố. Dân chúng đang bu kín công viên dựng hai thủy quân lục chiến họng súng chĩa vào Hạ viện. Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra còn đỏ tươi. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon trung tá. Nắp túi ngực in chữ Long. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này.

Lúc tôi đến là 2 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng.

– Tôi chứng kiến từ phút đầu.

– Ông nói sao?

– Tôi nhìn rõ ông ta rút súng bắn vào thái dương mình.

– Thật chứ?

– Phải.

Tôi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện. Và tôi được nghe “Huyền sử một người mang tên Long” do một trong hai người kể. Truyện như vầy:

10 giờ 30, Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng. Trung tá Long từ nơi nào đến, chẳng ai rõ. Ông xuất hiện ở công viên trước Hạ viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, ông trầm ngâm hút thuốc. Rồi ông ta đưa tay ôm lấy đầu, cúi thấp. Bất chợt, ông đứng dậy, chậm rãi bước gần chân tượng đài. Trung tá Long đứng thẳng. ngẩng mặt. Thản nhiên, ông rút khẩu súng lục, kê họng súng vào thái dương mình bóp cò.

– Đó, diễn tiến cái chết của ông ta như vậy đó.

– Ông có mặt ở đây trước lúc ông ấy xuất hiện?

– Phải.

Tôi đã nhìn kỹ. Lịch sử của chúng ta đã có những vị anh hùng chỉ có tên mà không có họ. Như Đô đốc Tuyết, Đô đốc Long… Hôm nay, chúng ta có thêm Trung tá Long.

Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Người bên kia Bên Hải đã viết cả pho sách dày cộm để nguyền rủa một xác chết. Người bên kia cũng đã viết cả pho sách dầy cộm để suy tôn một xác sống! Người ta ồn ào. Người ta vo ve. Lịch sử đã hóa thành huyền sử.

(…)

 

LĐ81 Biệt cách nhảy dù

12 giờ trưa ngày 28-4-1975, Đại tá Phan Văn Huấn Liên đoàn 81 BCND được lệnh Trung tướng Nguyễn Văn Toàn gọi về bộ tư lệnh QĐ3 họp khẩn. Trong phòng họp trung tướng Toàn nói: Ngày mai chúng ta rút khỏi Biên Hòa về phòng thủ Thủ Đức, Liên Đoàn 81 BCND là lực lượng đi sau cùng có nhiệm vụ phá hủy chiếc cầu trên xa lộ Đại Hàn gần phi trường Biên Hòa.

Sáng 29-4, đơn vị di chuyển qua cầu xa lộ Đại Hàn, rút khỏi thành phố Biên Hòa đúng theo lệnh tướng Toàn đã nói. Đúng 8 giờ sáng Liên đoàn 81 BCND qua khỏi cầu Mới và Biệt đội 812 cùng toán công binh của đại úy Hoàng tăng phái cho Liên đoàn 81 là đơn vị sau cùng qua cầu và đã hoàn tất nhiệm vụ dùng chất nổ phá chiếc cầu đó. Đơn vị vừa qua khỏi cầu thì nghe lệnh ông Vũ Văn Mẫu, yêu cầu người Mỹ rút ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Sài Gòn chỉ còn 2 điểm kháng cự ở ngã tư Bảy Hiền và lăng Cha Cả. Chẳng bao lâu sau đó, tiếng súng cả hai nơi không còn nổ nữa, anh em rời vũ khí và chia tay nhau mỗi người mỗi ngả!

Sáng 30-4, Liên đoàn 81 BCND từ rừng Cò Mi men theo đường rừng di chuyển dần về hướng Thủ Đức để hy vọng gặp được đơn vị bạn nhưng hoàn toàn tuyệt vọng. Trên đường di chuyển LĐ81 BCND chỉ thỉnh thoảng bắt gặp các quân trang quân dụng của các đơn vị bạn bỏ lại! Khi đến gần núi Châu Thới, đơn vị dừng quân và tung các toán thám sát ra các xa lộ Lái Thiêu-Đại Hàn quan sát tình hình. Các toán thám sát báo về bộ chỉ huy LĐ81 BCND quân xa của Bắc quân đang chạy công khai trên các trục lộ mà không gặp một sự kháng cự nào của đơn vị trách nhiệm trong vùng. Tất cả các nơi như là đều đã rã ngũ hết rồi!

(…)

Nhật ký Sài Gòn ngày dài nhất

4 giờ thiếu 10 phút…

Một nhánh cỏ đuôi chồn, tên lính “Sư đoàn 304 tân lập”, leo lên tượng đài thủy quân lục chiến. Nó buộc hai sợi giây cáp vào cổ pho tượng. Nó siết chặt, kỹ lưỡng. Rồi khoá lại bằng ống khoá. Nó dùng cái búa bổ mạnh trên đầu pho tượng cao nhất. Ống kính điện ảnh của cộng sản thu kỹ cảnh này, cảnh mà họ đã dàn cảnh. Phóng viên truyền hình Pháp, Mỹ, Đức, Nhật… quay không tiếc phim. Phía dưới, những cỏ đuôi chồn, búa to búa nhỏ, búa dài, búa ngắn đã chuẩn bị từ trước để đập phá tượng đài. Xác Trung tá Long đã được kéo lết ra xa. Vũng máu của ông chưa kịp khô. Khi tên cỏ đuôi chồn ở trên tụt xuống, đám cỏ đuôi chồn ở dưới xúm nhau lại đập nát chân hai pho tượng. Cộng sản thuyết minh là “nhân dân Sài Gòn đã biểu lộ lòng căm thù Mỹ-Ngụy cao độ”. Rồi tất cả cỏ đuôi chồn kéo hai sợi giây cáp, Pho tượng thủy quân lục chiến từ từ ngã xuống. Truyền hình Pháp diễn giải: “Biểu tượng của miền Nam sụp đổ.”

Vỗ vai tôi, Côn nói:

– Đi chỗ khác, Long.

Tôi hỏi:

– Đi đâu?

Tôi không biết có người lính thủy quân lục chiến nào chứng kiến cảnh tượng này. Tôi cũng không biết ông tướng Lê Nguyên Khang, ông tướng Bùi Thế Lân đã xem những thước phim giật đổ tượng đài thủy quân lục chiến này chưa? Lúc này, đứng ngắm pho tượng ngã gục, tôi cứ tưởng những nhát búa bổ xuống đầu pho tượng là những nhát búa bổ xuống đầu mình.

Lảng chuyện, Côn hỏi tôi:

– Trong dinh Độc Lập có gì lạ?

Tôi dịu giọng:

– Có gì lạ?…

(…)

 

LĐ81 Biệt cách nhảy dù

Đại tá Phan Văn Huấn yêu cầu các cấp chỉ huy tập họp anh em xung quanh một ngôi mộ có gò mả khá cao. Đứng trên gò mả đại tá Huấn bùi ngùi nói trước hàng quân: Chúng ta sinh trưởng ở miền Nam, chúng ta có bổn phận phải bảo vệ miền Nam, bây giờ chúng ta thua rồi, chúng ta phải cay đắng tuân lệnh Tổng thống Dương Văn Minh, giao nạp vũ khí cho họ. Thưa anh em, chúng ta là một đơn vị ưu tú của Quân lực VNCH, qua bao nhiêu năm chiến đấu bên nhau, trong giờ phút lịch sử này, chúng ta phải chứng tỏ là một đơn vị có kỷ luật, vậy yêu cầu anh em theo tôi tiến ra xa lộ Đại Hàn, các biệt đội sắp hàng tư và di chuyển về hướng Sài Gòn để tiếp xúc với đơn vị họ mà bàn giao vũ khí rồi anh em chúng ta giải tán và chia tay nhau. Xin anh em nhớ rằng, anh em không có tội gì cả, vì anh em phải tuân hành theo lệnh của tôi, tôi sẵn sàng nhận tội và tôi sẽ đi đầu, nếu họ có bắn thì họ sẽ bắn tôi trước.

Trên xa lộ Đại Hàn gần lăng Chú Hỏa, quân nhân của Liên đoàn 81 BCND sắp hàng tiến về hướng Sài Gòn. Hai bộ chỉ huy chiến thuật và bộ chỉ huy Liên Đoàn 81 quân số gần 2.000, đội hình hàng tư dài hơn cây số. Đoàn quân yên lặng di chuyển trên xa lộ, không khí thật ngột ngạt khó thở, những người lính súng đạn còn trên tay nhưng cái lệnh đầu hàng đã làm cay lòng cay mắt. Những hình ảnh nhạt nhoà của những người dân đứng trước mái nhà tranh nhìn đoàn quân não nề tiến bước. Khi LĐ81/BCND đang di chuyển trên xa lộ Đại Hàn, xe lính chính quy Bắc Việt cũng di chuyển ngược xuôi bên đội hình Liên đoàn 81 BCND, cán binh Bắc quân trên xe nhìn Liên đoàn 81 BCND với nét mặt tò mò và ngạc nhiên khi thấy lính của LĐ81/BCND trên tay vẫn còn mang vũ khí. Liên Đoàn 81 BCND di chuyển khá xa thì có 2 xe từ hướng Sài Gòn chạy đến, trên xe có đặt máy quay phim. Họ quay phim từ đầu đội hình cho đến cuối và ngược lại từ cuối lên đầu đội hình, Khi Liên Đoàn 81 BCND dừng lại cho anh em nghỉ ngơi thì đơn vị cán binh Bắc quân đến tiếp xúc, lính Liên đoàn 81 BCND để vũ khí tại chỗ và giải tán..

(Đặc san GĐ81/BCND)

 

Nhật ký Sài Gòn ngày dài nhất

6 giờ 30…

Chúng tôi có mặt ở ngã tư Hiền Vương-Công Lý. Quân trang, quân dụng, xếp đống ngổn ngang trên vỉa hè. Súng đạn sẵn sàng, thừa mứa. Nhiều thanh niên biết xử dụng M16 lượm súng bắn chỉ thiên vung vít. Thành phố rền vang tiếng đạn nổ chỉ thiên…Chúng tôi thản nhiên đi. Lúc này, vẫn còn nhiều người lính trên đường về nhà mình. Tôi nhận ra những kẻ chiến bại bất đắc dĩ, họ mình trần, chân đất. Làm sao tôi biết chia xẻ những uất nghẹn của người lính đường chiều 30-4? Những trang sách nào soi tỏ uất nghẹn này? Bầy hạc gỗ của vua Vệ, bọn ý gẫy bút cùn của những “danh sĩ” thì làm nổi trò trống gì? Cho nên, chúng ta có cả trăm trang Khi đồng Minh tháo chạy, gần một nghìn trang Hồ sơ dinh Độc Lập. Nhưng vẫn còn thiếu một trang viết về người lính buông súng, lột bỏ quân phục chạy về nhà mình tức tưởi, phẫn nộ và lo âu.

7 giờ…

Bóng tối trùm thành phố. Đèn đường chưa lên. Đạn vẫn nhằm ông trời mà bắn. Tôi đi trong cái âm u của Sài Gòn lịm chết. Hình tưởng một nghĩa địa hoang vắng? Sài Gòn ở đó.

Bộ đội miền Bắc và quân giải phóng miền Nam xuất hiện trên các vỉa hè. Mạnh phe nào phe ấy nhặt nhạnh “chiến lợi phẩm”. Bộ đội miền Bắc chọn quân trang hơn võ khí. Họ liệng “chiến lợi phẩm” lên xe mô-lô-tô-va. Quân giải phóng chọn vũ khí. Họ thu lượm vội vàng chất lên xe ba bánh. Tôi thấy dọc phố Công Lý, cờ mới treo nhiều. Quả thực, tôi không nhận ra mầu cờ nữa.

Vì mắt tôi mờ. Vì bóng tối.

12 giờ đêm…

24 giờ rồi. Tôi đã qua một ngày dài nhất trong đời tôi, một ngày mà nhiều đời người không có. Văn hào Walter Scott viết: “Không ai đủ giầu để mua lại dĩ vãng đích thực của mình” ở đâu đó,. Và đó, bất hạnh trong hạnh phúc. Tôi đầy đủ ngày dài nhất ở Sài Gòn.

Và, cũng đó, hạnh phúc trong bất hạnh.

(Duyên Anh Vũ Mộng Long)

 

Thất thủ Ninh Bình: 33 năm nhìn lại…(1)

clip_image002

Tăng T54 bị bắn hạ tại Ninh Bình bởi

Sư đoàn 18 BB miền Nam trên đường

tiến đến Hà Nội vào ngày 11-4-1975

Ngày 20-4-1975 thành phố Ninh Bình bị bỏ ngỏ. Sau tám ngày chống cự mãnh liệt với bốn sư đoàn miền Nam của Đại tướng Ngô Quang Trưởng, Sư đoàn 320 (1) Bắc Việt đã phải triệt thoái về để bảo vệ Hà Nội. Nam Định đã bị các lực luợng Mặt trận (Giải phóng miền Bắc) từ “Bùi Chu đất thép” và “Phát Diệm quê hương đồng khởi” cô lập trong khi Hải Dương bị sư đoàn thuỷ quân lục chiến đe doạ dồn dập tại ngoại vi sau khi làm chủ Hải Phòng. Tình thế không còn lật ngược được nữa, Trung Quốc quyết định hé cửa khẩu Đồng Đăng và Lạng Sơn cho dân chúng và các đơn vị quân đội nhân dân đang đổ xô về phía biên giới, trong khi Tổng bí thư Lê Duẩn đã an toạ tại Bình Nhưỡng cùng với lãnh tụ Khmer láng giềng, ông Pol Pot.

(Đỗ Kh)

(1) Chính xác hơn là…Sư đoàn 308.

– : Sau khi Bộ chính trị và Quân ủy nhất trí giải phóng miền Nam năm 75, tướng Giáp đi Ninh Bình, ông quyết định đưa vào Nam Quân đoàn 1, quân đoàn cuối cùng của miền Bắc.

Khi ấy Quân đoàn 1 đang giúp dân đắp đê ở Ninh Bình theo kế hoạch nghi binh, nhận lệnh báo động, nhanh chóng theo trục Quốc lộ 1 hành quân vào Nam. Chỉ để lại Sư đoàn 308 ở khu vực Hà Tây làm nhiệm vụ dự bị và bảo vệ Hà Nội. (Huy Đức – Quyền bính) (…trích lục lại)

Lịch sử nhìn từ âm bản (1)

Hàng năm cứ vào tháng Tư, lúc cơn gió Hạ Lào khắc nghiệt xoáy về thành phố, những đám mây màu da cam lại bắt đầu phát sáng trên không, ký ức của tôi lại bừng sống dậy với những hình ảnh của một cuộc chiến không thể nào tàn.

30-4-1975 là ngày miền Nam tiếp thu miền Bắc. Xe tăng Việt Nam Cộng Hòa đi từ năm cửa ô tiến vào đường Thanh Niên. Dân chúng đứng hai bên đường cầm cờ vàng ba sọc đỏ vẫy chào. Gió lùa lên từ hai phía hồ Tây và hồ Trúc Bạch phe phẩy những giải khăn tang trắng cột trước nòng đại bác. Những người lính thuộc nhiều binh chủng mặc dù đang bị thương, nhưng họ vẫn đứng nghiêm trong tư thế trình diện nhân dân Hà Nội. Xe tăng đi ngang Văn Miếu, vòng quanh chùa Một Cột rồi chuyển hướng tiến về phía quảng trường Ba Đình. Buổi trưa, tiếng xích sắt chiến xa nghiến rát bỏng trên mặt đường tráng nhựa.

Cả thế giới bàng hoàng chứng kiến lịch sử trên những màn ảnh TV đen trắng. Ngày tàn của cuộc chiến. cộng sản đã quy hàng. Nước Mỹ ngạc nhiên đến câm lặng và Kissinger buột mồm chửi “Fuck!”. Tiếng chửi đã được đài BBC thu lại, được cả tỷ lỗ tai loài người thu lại. Sau này ông ta đã viết khá nhiều cuốn sách để bôi xóa nó đi”.

(Đặng Thơ Thơ)

 

Hai ngày cuối với Không quân

Sáng ngày 29-4-1975, vẫn còn vài chiếc Tinh Long AC119K, cùng với hai khu trục A1 Skyraider, đã không ngừng lên xuống, nã đạn pháo, thả hỏa châu, soi sáng giúp quân bạn đang chiến đấu dưới đất suốt đêm qua cho đến khi chíếc Tinh Long của Trung úy Trang Văn Thành bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 chém đứt cánh máy bay và bốc cháy trên bầu trời.

KQ Thái Ngùng ghi lại sự kiện như sau (*** Quân sử KQ trang 320-321):

Khoảng 7 giờ sáng, trên không phận phi trường Tân Sơn Nhất, có một chiếc phi cơ bay lượn rất thấp, tôi ươc lượng không quá 5 ngàn bộ. Đứng ở tầng trên của dãy nhà cư xá độc thân nhìn về hương phi đạo, không bị một vật gì cao cản trở tầm mắt, tôi đã nhận dạng được đó là chiếc AC119K của phi đoàn tôi.

Chiếc phi cơ từ hướng Hóc Môn bay dọc theo phi đạo hướng về phia Tổng y viện Cộng Hòa rồi lại vòng lại. Từ trên phi cơ những khẩu đại liên 6 nòng và cây đại bác 20 ly khạc những làn đạn đỏ rực, liên tục băn vào đầu địch quân đang tấn công vào vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất…Máy bay bay vẩn vòng đi vòng lại trên không. Đạn từ trong phi cơ bắn ra, được trả lại bằng hỏa tiễn tầm nhiệt địa không SA7 từ dưới đất bắn lên…Phi cơ trúng hỏa tiễn:

Con tàu phát hỏa, chao đảo cố gắng gượng lấy lại thăng bằng nhưng rổi nổ tung và gãy làm đôi. Tôi thấy có một người nhảy dù ra, nhưng không biết vì lý do gì lại rơi thật nhanh. Đầu thân và một phần đuôi (C119 có hai đuôi) cùng rơi nhanh, riêng một phần đuôi còn lại vì nhẹ hơn nên lơ lửng, lượn qua lượn lại rơi xuống như một chiếc lá cuối mùa…

clip_image004

Phi hành đoàn Tinh Long 7 gồm Trung úy Trang Văn Thành và điều hành viên 8 người hy sinh, Riêng xạ thủ khẩu đại liên 6 nòng nhảy dù được, tuy sông sót nhưng bị thương nặng. Phi cơ bị rơi trong vòng rào của phi trường Tân Sơn Nhất. Hài cốt của phi hành đoàn đã được bốc và cải táng năm 2010 do sự tìm kiếm và yểm trợ tài chánh của các thân hữu KQVN.

(Trần Lý)

– : Sau trận Mùa hè đỏ lửa 1972, ta phát hiện Bắc quân được trang bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA7.  Không quân VNCH chỉ dẫn đối phó bằng cách mỗi khi phát hiện bị hỏa tiễn rượt thì trên máy bay thả ra một trái chiếu sáng với nhiệt độ 2.500 độ C, hỏa tiễn bị đánh lừa bởi nhiệt độ của trái sáng. Tuy nhiên vấn đề là phi công luôn luôn phát hiện hỏa tiễn chậm và thả trái sáng muộn cho nên cũng như không. Vì vậy mới có chuyện phi cơ bay tít trên trời cao rồi bất thần nhào xuống thả đại với xác xuất một trúng hai trật, chấm dứt thời đại phi cơ làm chủ chiến trường.

Thất thủ Ninh Bình: 33 năm nhìn lại…(2)

Sáng 30-4, tân Chủ tịch nước mới vừa nhậm chức được hai ngày, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi trong dinh Chủ tịch đợi các chiến xa M48 của địch tiến vào thủ đô. Lời “thầm hẹn” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương trở thành sự thật:

Hôm nao chiều mưa phơn phớt lạnh
Hiến cả đời trai với sa trường
Bao nhiêu chàng trai tay siết mạnh
Thầm hẹn ngày về quê Bắc ơi!
(Anh đi chiến dịch)

(…)

Lịch sử nhìn từ âm bản (2)

Ký ức của một người bị bắn vào đầu sẽ có nhiều sai lệch. Những gì tôi nhớ được đến ngày hôm nay, là do tôi cất giữ ở trong đầu. Nếu họ đập đầu tôi lúc đó, họ sẽ nhìn thấy…

Xe tăng tiến từ từ đến quảng trường Ba Đình trong tiếng hô hào vang dội, rồi quay về phía lăng Hồ Chí Minh. Nhưng xe tăng không ủi xập tường, không phá hủy lăng ông Hồ như người ta tưởng. Quân đội miền Nam giữ đúng tư cách, họ giải giới vũ khí trong tinh thần nhân bản. Xe tăng ngừng giữa những hàng cây. Gió tháng tư hiu hiu ngọt mùi hoa sữa. Những ủy viên trung ương đảng cộng sản đang đứng dưới cột cờ. Họ đã bỏ quần áo đại cán thay trang phục thường dân. Họ gỡ lá cờ đỏ sao vàng xuống. Những người lính miền Nam đứng theo đội hình, lặng lẽ làm nhân chứng: Như quân đội miền Bắc chiến thắng đứng ở thế nghiêm chào kẻ bái trận là quân đội miên Nam trong cuộc Nội chiến Nam-Bắc Hoa Kỳ. Cuộc hạ kỳ nào cũng làm chúng ta bùi ngùi, dù lá cờ thuộc về phe nghịch. Đây là lúc gấp lại quá khứ để mở ra tương lai, như thể quá khứ chỉ là một mảnh vải hình chữ nhật, một mảnh vải che vừa vặn chiếc quan tài.

Đầu những người lính miền Nam vẫn còn quấn băng che lỗ đạn bắn vào màng tang hôm trước. Dáng họ lảo đảo. Có thể thấy máu vẫn còn chảy dưới mớ tóc bệt trán, bên dưới thái dương…”

(…)

 

Hai ngày cuối với Hải quân

Căn cứ Hải quân Tuyên Nhơn, nằm ở bờ nam kinh Đồng Tiến. Trước mặt là bờ kinh, làm bãi ủi cho các chiến đĩnh. Ngoài hàng rào là la liệt những ổ mìn do đội tác chiến diện tử thiết trí. Ở từ hàng rào này chạy suốt về hướng bắc là một rừng cây đước âm u, nơi xuất phát của các cánh quân Bắc Việt từ biên giới Miên tiến về, với chằng chịt những con lạch nhỏ. Sát ngang hàng rào, phía tay trái là sân đáp trực thăng. Nơi đồn trú của Liên đoàn đặc nhiệm 214-1, gồm Giang đoàn 43 ngăn chận và Giang đoàn 64 tuần thám. Đây là cái gai khó nuốt của địch, là trở ngại chết người trên con đường huyết mạch của địch.

Lúc ấy, Sài Gòn đang ở vào giai đoạn chót của cuộc chiến. Nhưng cả Vùng 4 vẫn còn yên. Căn cứ Tuyên Nhơn vẫn bình thản đợi chờ một cuộc thư hùng khác. Nhưng không, tất cả vẫn thật là êm ả dù áp lực của địch mỗi lúc mỗi khép lại dần, mỗi lúc mỗi thấy khốc liệt. Ánh mắt của dân trên các con đường qua lại, như có điều gì lo âu, e ngại. Các mặt trận khác mỗi lúc mỗi ác. Tới tối ngày 29-4-1975, tư lệnh phó lực lượng trung ương, Hải quân Đại tá Vũ Xuân An gọi cho Hải quân Thiếu tá Lê Anh Tuấn: Bằng mọi cách phải đưa đơn vị rời Tuyên Nhơn. Cùng lúc này, đại tá An cho Tuấn hay là “quân đội mình đã rã ngũ”. Tuấn liên lạc lại với Hải quân Thiếu tá Phạm Văn Tạo, chỉ huy phó liên đoàn đặc nhiệm có mặt tại Bộ tư lệnh Sư đoàn 9 BB, để được xác nhận: Bộ tư lệnh hải quân Sài Gòn và hạm đội đã ra đi.

Trước hoàn cảnh này, Tuấn, với tư cách sĩ quan thâm niên hiện diện tại căn cứ chiến lược Tuyên Nhơn đã họp các sĩ quan và các thuyền trưởng lại, tại hầm chỉ huy, và tuyên bố: Nhân danh tư lệnh hải quân, tôi tuyên bố giải nhiệm các đơn vị trong vùng trách nhiệm… mình phải ra khỏi đây, về Bến Lức (1), hoặc xuôi ra biển. Để có thời giờ thu xếp cuộc lui quân, đơn vị vẫn sinh hoạt điều hòa, các vọng canh vẫn cẩn mật.

(Hải quân Thiếu tá Lê Anh Tuấn – Phan Lạc Tiếp)

(1) Bến Lức thuộc Tuyên Nhơn cách Tân An thuộc tỉnh Long An 15 km. Bến Lức nằm trên sông Vàm Cỏ đổ vào sông Soài Rạp ra biển Đông.

Thất thủ Ninh Bình: 33 năm nhìn lại…(3)

Trên cầu Chương Dương vào lúc trưa, Đại uý Cao Xuân Huy tác giả về sau của cuốn hồi ký Tháng Tư không gãy súng thuật lại cuộc đổ bộ Vinh của sư đoàn thuỷ quân lục chiến ngồi trên thiết vận xa M113 đi đầu, thấy một chiếc xích lô thong thả từ thành phố đi ra. Trước cảnh lạ lùng này, anh nhảy xuống hỏi thanh niên ngồi trên xích lô: “Anh đi đâu?” – “Đi đâu, đi đâu bây giờ? Xong rồi… Xong hết rồi…”. Hành khách này trả lời. Nhưng anh không biết, người thanh niên trên xích lô trưa hôm đó sau lại là nhà thơ Đồng Đức Bốn, có hai câu cảm thán:

Xong rồi chẳng biết đi đâu
Xích lô Bà Triệu qua cầu Chương Dương

11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Lữ đoàn 3 Kỵ binh, lực lượng xung kích Quân đoàn 3 miền Nam đã ủi sập hàng rào sắt ngoài cổng dinh Chủ tịch và treo cờ vàng ba sọc đỏ trên nóc dinh. Chạy ngang Cột Cờ (vì đi lạc mất một lúc trong khi tìm Bắc bộ phủ), Đại uý Cao Xuân Huy thấy xác một thượng tá công an tự sát nằm ngay ngắn với khẩu Makarov bên cạnh, ông ta nằm ngay ngắn dưới chân tượng Lê-nin đứng vẩn vơ, lạc lõng trước công viên Bắc bộ phủ.

(…)

Lịch sử nhìn từ âm bản (3)

Ký ức tôi rất nhạy với mùi máu. Máu vẫn còn rỉ trong đất dù những xác chết đã ngưng thở. Chín cái xác người vẫn còn nằm đó, Đại tá Đặng Sĩ Vinh và vợ con, mỗi người một viên đạn ghim giữa sọ. Những lá cờ vàng ba sọc đỏ đang che phủ thi thể và họ trở thành biểu tượng bình lặng nhất của cuộc chiến. Nhưng mùi máu vẫn đi xuyên qua vải, xộc lên mũi, lạnh óc. Mà máu đâu chỉ là máu thôi? Máu còn là nước rửa tội. Có những tội lỗi chỉ rửa sạch được bằng máu. Sự phản bội chẳng hạn. Cho nên cần nhiều máu để lau chùi sự phản bội của một tập thể, của những hiệp ước, của trước và sau chiến tranh, của một vị tướng ngang tàng đến đứa con cầu tự. Sự phản bội không thuộc riêng ai, nó như thuộc tính của con người.

Vậy là cuộc giải giới đã hoàn thành trong tình huynh đệ. Họ đã bắt tay nhau. Người chiến thắng đã đưa tay ra trước. Tấm hình người bộ đội và lính biệt động (1) đứng cạnh nhau đã xuất hiện trên trang nhất của các nhật báo toàn cầu. Báo Times còn tiết lộ họ chính là anh em ruột” (nguồn tin lấy từ tờ Chính Luận – Sài Gòn).

Bên bờ chiến sử

clip_image006

Phóng viên Chu Chí Thành (TTXVN) tháng 4-1973 chụp tại cổ thành Quảng Trị 2 người lính hai bên chiến tuyến khoác tay nhau (trong dịp ngưng bắn?). Nhưng ông quên ghi tên tuổi và đơn vị. 40 mươi năm sau, từ tấm ảnh chụp người lính miền Nam vô danh được “huyền thoại” là thuộc Tiểu đoàn 5, Lữ đoàn 258 TQLC (1). Còn người lính miền Bắc đã…”sinh Bắc tử Nam” sau 75. Thêm một “huyền thoại” khác nữa: 2 người lính hai bên chiến tuyến là…hai anh em ruột.

(…)

Thất thủ Ninh Bình: 33 năm nhìn lại…(4)

Ở ngõ Hàng Hành, người ta thấy một người đàn ông trung niên mang quân phục miền Nam đứng vơ vẩn một lúc lâu (cạnh căn nhà giờ là càfé Nhân) rồi ngồi sụp xuống vỉa hè ôm mặt khóc. Vài người đánh bạo rụt rè ra hỏi chuyện “giặc nguỵ” này thì ông nức nở thật sự chứ không phải chỉ vì bị hành làm cay mắt.

Đó là nhạc sĩ Anh Bằng và thay vì trả lời ông run run cất giọng:
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan trong mây chiều
(Nỗi lòng người đi)

Cố nhân của nhạc sĩ “Ai đứng trông ai ven Hồ, khua nước trong như ngày xưa”, hàng xóm cho biết là giờ nay là nữ cứu thương trên chiến trường và đã mịt mờ tăm tích nhưng nội chiến tương tàn Nam Bắc vừa mới kết thúc và Việt Nam hoà bình, thống nhất và độc lập sau 20 năm.

(…)

Lịch sử nhìn từ âm bản (4)

Trong buổi lễ bàn giao ở trụ sở Trung ương đảng Hà Nội, người chiến thắng đã nói:

“Trong chiến tranh, chúng ta dù theo đuổi những lý tưởng khác nhau, đều đã hành xử như những người lính can trường. Nỗ lực này cần phải được ghi nhận từ mọi phía. Con cháu chúng ta khi học lịch sử Việt Nam sẽ không khen người thắng không chê kẻ bại, nhưng sẽ ghi nhận

sự can trường hay hèn nhát của những người tham chiến (1).
Các anh yên tâm. Chúng tôi sẽ không bắt giam những người cách mạng. Bộ đội không phải đi học tập cải tạo, không phải lao động khổ sai. Ngay cả đảng viên cũng vậy. Chúng tôi sẽ không đấu tố tổng bí thư, không chôn sống bộ chính trị. Những nhà tù sẽ phải phá đi. Ba mươi năm qua chúng ta đã chơi một trò chơi điên rồ, và cám ơn trời Phật, trò chơi đã chấm dứt.”

(…)

(1) Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trong hồi ký Can trường trong chiến bại.

Hai ngày cuối với Hải quân

Sáng hôm sau 30-4-1975 căn cứ Tuyên Nhơn vẫn như thường. Quốc kỳ VNCH vẫn phất phới trên cột cờ giữa sân đơn vị. Tất cả quân nhân các cấp toàn căn cứ và thân nhân kể cả đàn bà và trẻ nhỏ độ 250 người, các chiến đỉnh còn hoạt động được của cả 2 Giang đoàn 64 Tuần thám và Giang đoàn 43 ngăn chận là 23 chiếc. Mọi sửa soạn để ra đi rất bình tĩnh, chu đáo.

Vì thế, lúc gần trưa 30-4, khi Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố: Tôi yêu cầu anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó thì Tuấn theo chỉ thị nói trên, cho tất cả các

chiến đĩnh của căn cứ đều cắm một mảnh vải trắng trên cần ăng ten. Mọi người xuống tàu vào lúc 5 giờ chiều. Đoàn tàu đi rất chậm. Chiếc HQ 7773 do trung sĩ vận chuyển Nguyễn Văn Lực đi sau cùng. Chỉ độ nửa giờ đoàn tàu đã ra tới ngă ba kinh Đồng Tiến và sông Vàm Cỏ Tây.

clip_image008

Theo anh Lực nói lại: “Tàu tiến thận trọng, lệnh ra là không được khai hỏa, nhưng phải sẵn sàng. Mà, lạ lùng, trước đây ở miệt này, khi đi tuần chỉ thấy bờ sông tối om. Sao mà hôm nay ở hai bên bờ, căn cứ Tuyên Nhơn, đèn đóm ở đâu mà trùng điệp như sao xa”. Vẫn theo lời anh Lực kể: Ông Tuấn dặn rất kỹ cố rời căn cứ, nếu không đến Bến Lức được thì ra biển. Trên các chiến đĩnh đồ ăn đem đủ cho 2 đến 3 tuần.
Bỗng trên hệ thống âm thoại chỉ huy, có tiếng nói của Bắc quân xen vào rất rành rẽ: Các anh hãy buông súng xuống, lần lượt từng chiếc một ủi bãi vào bờ bên trái. Đoàn tàu khựng lại một chút và được lệnh cứ tiến. Tiếng nói của địch rạ hạn: Các anh hãy nghe lệnh của quân đội giải phóng, buông súng và ủi bãi, từng chiếc một. Đoàn tàu cứ đi. Rồi một trái đạn bùng lên, xanh lè ở phía trước đoàn tàu, và tôi nghe trên máy, (lời anh Lực), số 1 của 43 đã chết. Đoàn tàu như không còn linh hồn nữa, chùng lại. Tiếng lệnh của địch lại vang lên.

Tàu tôi, chiếc 7773, đi sau chót, sát bờ bên phải, thấy xe tăng Băc quân đen ngòm lội ở phía sau tàu, đang hướng đại bác vào tàu mình. Thế là đoàn tàu lần lượt ghé mũi vào bờ bên trái con sông Vàm Cỏ Tây, dưới ánh đèn pin ra lệnh của địch.

Lúc ấy, lúc ông Tuấn tự tử chết bằng súng Colt, vào khoảng 12 giờ đêm ngày 30-4-1975. Ông Tuấn tự tử ý ông không muốn đầu hàng địch, mà dù có hàng địch dễ gì chúng tha mạng cho ông. Xác ông Tuấn, theo anh em kể lại, vẫn lời anh Lực, được cuốn trong cuốn drap trắng, và tẩm liệm đêm hôm ấy, vào khoảng 3, 4 giờ sáng. Người ở gần ông Tuấn, lo lắng cho ông là anh Uy, trung sĩ vận chuyển Uy.

(Hải quân Thiếu tá Lê Anh Tuấn – Phan Lạc Tiếp)

– : Hải quân Thiếu tá Lê Anh Tuấn là em của Thiếu tướng tư lệnh TQLC Lê Nguyên Khang.

Một cơn gió bụi

Sau này, gia đình Hải quân Thiếu tá Lê Anh Tuấn đã từ Mỹ về đến bờ sông Vàm Cỏ Tây tìm mộ thiếu tá Tuấn, thấy ngôi mộ đã được dân chúng tự động xây cất rất to, đẹp. Đào lên giấy tờ bọc plastic vẫn còn nguyên. Hài cốt thiếu tá Tuấn đã được hỏa thiêu và đem qua Mỹ. Gia đình hải quân đã làm lễ tiếp đón và truy điệu rất trang nghiêm. Nhiều bạn bè, đại diện các đoàn thể đến nghiêng mình trước di hài và di ảnh của một kẻ anh hùng đã chết không hàng giặc.

Thất thủ Ninh Bình: 33 năm nhìn lại…(5)

Nếu đây là chuyện xảy ra hơn 30 năm về trước và cho là như vậy, thì để tiếp tục chuyện này cho đến 2007, cần có một số câu hỏi phải trả lời.
Việt Nam Cộng Hoà trong những năm sau đó (và đến giờ này) có áp dụng chính sách lý lịch và phân biệt hay không, chẳng những đối với những người trách nhiệm và ít nhiều hệ luỵ với chế

độ miền Bắc hay đảng cộng sản, mà đối với cả con cả cháu của họ?
Đối với những người trách nhiệm nói trên, chậm chân không sang Trung Quốc, Bắc Triều Tiên kịp (hay tị nạn Cuba), có lùa 30.000 từ cấp chuẩn uý trở lên vào các trại học tập dân chủ tư

sản và gắng cải tạo họ thành doanh gia mẫu mực của kinh tế thị trường?
Ngoài hơn 100.000 người vào những ngày cuối sang lánh nạn ở các nước xã hội chủ nghĩa, có hơn triệu người phải chôn dầu, đóng thuyền từ Bãi Cháy, Quảng Ninh vượt biên tìm đường sống ở Liên Xô, Hung, Ba Lan, Tiệp hay không?

(…)

Lịch sử nhìn từ âm bản (5)

Ký ức tôi vẫn chơi trò nhìn từ âm bản, nhìn bóng tối thành ánh sáng, nhìn trắng thành đen, nhìn cỏ xanh thấy ra máu đỏ. Tôi đang xoay chiều lịch sử trong thế giới của riêng mình, lịch sử của những người đã chết.

Dưới chân tượng người lính thủy quân lục chiến, những giọt máu cuối cùng của Nguyễn Văn Long đang trút xuống để viết lên lịch sử. Máu tuôn ồng ộc trên những bậc thang. Máu rút qua khe cỏ thấm giữa lòng đá, máu trở về đất và nằm mãi nơi đó. Pho tượng lính đã bị kéo xập. Gạch vụn đổ lên xác người trung tá. Mỗi người có cách viết lịch sử riêng của họ. Người ta đã bôi xóa nhiều thứ khỏi thực tại nhưng vẫn còn ký ức là vùng bất khả xâm phạm.

Bạn tôi Hồ Ngọc Cẩn đang đứng giữa phiên tòa công cộng. Anh đã dùng đến viên đạn cuối cùng. Đến phiên những người công an chỉa súng và bạn tôi trở thành tên phản động, thành tay sai đế quốc, thành kẻ phản bội nhân dân. Bản án của họ vội vã, lấp liếm, trá ngụy. Họ xử tử ngay giữa chợ. Hồ Ngọc Cẩn nói: Cho tôi mặc quân phục miền Nam, cho tôi chào lá quốc kỳ lần chót, rồi hãy bắn tôi.

Trong ba điều ước, người cộng sản chỉ cho anh điều cuối.

“Những anh hùng liệt sĩ hai miền đang gượng dậy từ cuộc mất máu. Lê Anh Tuấn (1) không nhặt khẩu Colt45 văng giữa lòng thuyền. Lê Văn Hưng nhét súng lục dưới nệm và bỏ quên ở đó. Lê Nguyên Vỹ bước tới tương lai, khẩu súng để lại dưới cột cờ của tổng hành dinh doanh trại. Vũ khí không còn hữu dụng nữa. Họ cùng Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai đang chỉ huy đoàn xe tăng đi ngược đường Trường Sơn, theo Quốc lộ 1 băng qua những vùng chiến thuật. Khắp nơi mặt đất nở hoa huệ trắng. Chỉ có mùi huệ tinh khiết mới át nổi mùi tử khí còn tươi roi rói.”

(…)

(1) Thiếu tá Lê Anh Tuấn sau lệnh bỏ súng của ông Dương Văn Minh vẫn hiên ngang chỉ huy đoàn chiến đỉnh về Bến Lức. Khi bị chận đêm 30-4-1975, không còn lối thoát, thiếu tá Tuấn tự sát bằng Colt45 không chịu đầu hàng (theo Hồ Văn Kỳ Thoại). Tướng Lê Văn Hưng trước khi tự vẫn đã dấu súng dưới nệm, vì sợ vợ ông tìm thấy súng sẽ tự vận theo (theo lời kể của bà Phạm Thị Kim Hoàng, vợ tướng Hưng). Tướng Lê Nguyên Vỹ đi về phía trailer (phòng ngủ riêng của ông) và đã tử sát ở đấy trong sân bộ tư lệnh tại Lai Khê. (Nguồn: Đặng Thơ Thơ)

(…)

 

Chuyện thời hậu chiến

Nhà có hai chị em. Năm 1954, chị ở lại với gia đình ngoài Bắc, em theo chồng vào Nam.

Chiến tranh. Thằng con người chị trúng nghĩa vụ quân sự đi bộ đội. Và đi B vào Nam chiến đấu. Thằng con người em dù trốn chui, trốn lủi, cuối cùng số phận cũng bắt phải cầm lấy khẩu súng, và là người lính của phía bên kia. Cả hai đều tử trận vào ngày 30-4-1975!

Đất nước thống nhất. Hai chị em (lúc này đã là hai bà lão) đều sống trong cảnh cô đơn. Em đón chị vào Nam ở, để chị em sớm tối có nhau.

Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 30 tháng Tư, người em lại vắng nhà…

(Website Tiền Vệ – Truyện cực ngắn hay Truyện chớp)

Thất thủ Ninh Bình: 33 năm nhìn lại…(6)

Hà Nội có phải đổi tên hay không? Và đổi tên gì, tên ai?

(…)

Lịch sử nhìn từ âm bản (6)

Ra đến Bắc, đoàn xe tăng biến thành xe tải đi khắp thành phố làng mạc. Những chiếc xe tải mang gạo, mang nhu yếu phẩm, mang thuốc men, mang sách vở từ trong Nam ra phân phát cho dân miền Bắc. Dân chúng ùa ra đường ăn mừng hòa bình.

Những người con bộ đội đã trở về. Lưu Quang Vũ ngồi viết những bài thơ khác, trên sân khấu của anh là những vở kịch khác và một định mệnh khác ngoài đời. Dương Thu Hương (1) nếu có khóc cũng sẽ là những giọt nước mắt khác, trên những vỉa hè khác, cho những thân phận khác. Truyền hình trên thế giới nhận định: “Đây mới là đổi đời thật sự. Người miền Bắc ăn mừng sự phá sản của chế độ tem phiếu và hộ khẩu. Họ ăn mừng ngày tàn của chế độ cộng sản. Từ nay trở đi, chuyện đấu tranh giai cấp chỉ là một khái niệm gớm ghiếc. Những từ ngữ ghê rợn như tịch thu nhà, đánh tư sản, kiểm kê, kinh tế mới… chỉ là những giải nghĩa lỗi thời trong tự điển. Cơn ác mộng của miền Bắc ba mươi năm kháng chiến chống Mỹ đã qua đi.”

(…)

(1) – Việt Tide: Bà từng viết rằng, ngày 30-4-1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trồ trước sự phát triển vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn.

Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?

– Dương Thu Hương: (thở dài) Khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí.

Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do, tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè.

Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử.

(Đinh Quang Anh Thái phỏng vấn bà Dương Thu Hương tại Paris)

30-4-1975, ký ức một người Hà Nội

Trưa ngày 30-4-1975, tôi đang ngồi trong căng-tin của nhà máy Việt Trì thì tai nghe những tiếng la hét ầm ĩ từ phòng thông tin của nhà máy: “Thắng rồi…Ta thắng rồi…Dương Văn Minh đầu hàng rồi”. Tôi bỏ dở cốc nước chè chạy vội ra xem chuyện gì. Một công nhân cho biết tin vừa nhận được qua đài Tiếng nói Việt Nam là quân ta đã chiếm được dinh Độc Lập, bắt Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng. Những ngày trước đây, kể từ sau trận đánh vào Buôn Mê Thuột, nhà máy đã làm một áp phích lớn vẽ bản đồ của 44 tỉnh miền Nam và dựng nó gần cổng ra vào. Trên tấm áp phích đó, cứ mỗi khi được tin quân ta giải phóng thêm tỉnh nào thì lập tức tỉnh đó được vẽ một lá cờ đỏ sao vàng ngay. Tôi đã thấy càng lúc càng nhiều lá cờ đỏ xuất hiện trên tấm áp phích chỉ trong một thời gian ngắn đến nỗi phải hoài nghi, dù không nói ra mặt. Bây giờ, điều nghi ngờ đó đã thật rồi. Thôi từ nay là hết chiến tranh và những thanh niên miền Bắc sẽ không còn phải xuôi Nam chiến đấu trong chiến trường B nữa. Và điều quan trọng tôi sẽ gặp lại người cha ruột đã xa cách gia đình tới 21 năm rồi. Tôi phóng nhanh xe đạp về nhà báo tin cho mẹ tôi biết ngay tin vui này.

Về đến nhà, dắt xe vào trong, chưa kịp khoe tin thì mẹ tôi đã nói: Sao nay con về sớm vậy? Bộ đội vào tới Sài Gòn rồi con biết chưa?. Mẹ tôi ngồi ở bàn sát cửa sổ như đang suy nghĩ điều gì. Tôi cởi áo đi ra giếng nước sau nhà múc nước tắm sau đó quay trở vào mà vẫn thấy mẹ tôi ngồi yên tại chỗ. Tôi bước lại bên bà, hỏi: U sao vậy? Và tôi tiếp: U cảm hay sao nói cho con biết với. Nhưng bà nhìn tôi, miệng cười mỉm, trả lời: Không con. Mẹ khoẻ mà… có điều mẹ đang nghĩ về thầy con thôi. Không biết thầy con bây giờ trong đó đang như thể nào?

Nghe thế, tôi đi mở cái tủ gỗ gụ cũ, lục lọi rồi lấy ra tấm ảnh đen trắng chụp chân dung cha tôi đã cũ, ố vàng. Trong ảnh, một người đàn ông mặc bộ đồ trận rằn ri, ánh mắt nghiêm nghị, đứng cạnh lề đường một khu nào đó trong thành phố Sài Gòn của miền Nam. Tấm ảnh này là tấm duy nhất, gia đình nhận được từ cha tôi, khi hai miền Nam-Bắc còn liên lạc được bằng thư từ.

(Viết để nhớ lại ngày 30-4-1975 – Phạm Thắng Vũ)

Thất thủ Ninh Bình: 33 năm nhìn lại…(7)

Chuyện đổi tiền bắt buộc phải xảy ra, nhưng sẽ xảy ra như thế nào? Có chiến dịch kiểm kê tài sản, tịch thu văn hoá phẩm, đốt sách không? Lực lượng Xung kích Quân đoàn 3 miền Nam ngày nay có làm chủ toàn thể khu vực Gia Lâm, tịch thu nhà cửa của quân nhân chế độ cũ ở Phố Lính để rầm rộ kinh doanh? Vợ con của thành phần chế độ cũ này có phải đẩy đi kinh tế mới, đào đắp thuỷ lợi không?

Nói chung và nói rộng, vào ngày hôm nay, 2007, thì về mặt dân chủ chính trị, tự do xã hội, quyền lợi lao động, về mặt giáo dục, y tế công cộng, về mặt công bằng, về cách biệt giàu nghèo, về mặt tội ác, tiêu cực xã hội…đất nước đang ở vị trí nào?

(…)

Lịch sử nhìn từ âm bản (7)

Buổi chiều trên dốc Thiên Thu, những vong linh ở nghĩa trang Quân Đội bay chập chờn trên đỉnh núi Châu Thới, những vong linh nhìn về trời và hát vu vơ: Chiều lên trên đồi cao, hát trên những xác người, tôi đã thấy…tôi đã thấy…trên cuộc đời, những hiện thực này không phủ nhận nhau. Những hiện thực của âm và dương không triệt tiêu nhau. Chúng cùng tồn tại.

Ủy ban quân quản miền Nam quyết định lưu giữ tất cả những di tích văn hóa lịch sử dựng lên từ thời cộng sản. Họ cũng quyết định không đốt sách, dù là sách tuyên truyền, dù là nghệ thuật minh họa. Tượng Lê-nin đứng gác ở công viên Hà Nội cũng để nguyên. Những bài ca từ thời hồng và chuyên cũng vậy. Âm nhạc sẽ đi qua cánh đồng thời gian không biên giới. Tiến quân ca vẫn cứ là niềm tự hào của nhiều thế hệ từng tham gia kháng chiến”.

(…)

30-4-1975, ký ức một người Hà Nội

Cha tôi, một chiến binh trong lực lượng Dù thuộc quân đội Liên Hiệp Pháp. Những ngày cuối cuộc chiến năm 1954, đơn vị ông được máy bay thả xuống tiếp sức cho căn cứ Điện Biên Phủ đang bị vây hãm để không lâu sau đó, căn cứ này lọt vào tay bộ đội Việt Minh. May mắn thoát chết, bị bắt làm tù binh rồi ông được trả tự do và theo đơn vị quay về Hà Nội. Những ngày cuối của Hiệp định Geneva, ông đã cho người về quê Sơn Tây đón mẹ con tôi lên để cùng ông vào miền Nam nhưng chuyện không thành, ông phải theo đơn vị vào Sài Gòn trước. Thực ra thì chuyến đi ra Hà Nội khi đó, đoàn người làng có hai mẹ con tôi đã bị cán bộ Việt Minh lừa đưa vào tạm trú trong khu rừng vắng. Khi đoàn người được phép ra khỏi rừng thì thời hạn di cư đã qua, gia đình bị chia cắt từ đó lúc tôi mới được gần một tuổi.

Lúc đó, tôi cũng không hiểu tại sao? Có khi về hỏi mẹ thì bà chỉ nói: Thôi con, họ không cho thì về nhà với mẹ. Rồi những năm chiến tranh lan ra miền Bắc. Máy bay Mỹ ném bom nhiều nơi và ngay ở cả Hà Nội nữa. Những đợt bom chùm tuốt từ trên mây rải xuống đã phá huỷ nhiều khu phố lớn. Cảnh người chết mất xác trong các đống gạch vụn cùng lửa khói cháy nghi ngút khiến ai cũng sợ. Đành phải kéo nhau đi sơ tán về quê nội ở tỉnh Sơn Tây cũ. Trong làng có nhiều đứa thiếu niên trạc tuổi tôi và tôi rất muốn làm bạn chơi với chúng nhưng chúng không thích tôi ra mặt. Trẻ em đã vậy mà người lớn cũng nói xấu, dèm sau lưng mẹ tôi mỗi khi họ gặp mặt nhau trên đường hoặc trong phiên chợ. Tôi đành kết bạn với mẹ thôi, không ai khác.

(…)

Thất thủ Ninh Bình: 33 năm nhìn lại…(8)

Việt Nam Cộng Hoà (thống nhất), sau nhiều lần bầu cử tự do và đa nguyên, tưởng đã được quân đội để yên, lại vừa có mấy cha nội nào đó đảo chánh. Thủ tướng là người giàu nhất nước vừa mới phải ra đi sau khi bán công ty viễn thông do ông thành lập (FPT) với giá 1,2 tỉ USD cho Singapore. Đĩ thì đầy đường, rất là vui mắt, nhưng về mặt phát triển kinh tế, chẳng ai lo hay phải ngồi bàn ra cãi vào là chẳng bao giờ hay bao nhiêu năm nữa mới đuổi kịp một quốc gia bên cạnh như là Thái Lan.

(Đỗ Kh)

Lịch sử nhìn từ âm bản (8)

Ký ức tôi rất dễ bị tổn thương với những bài ca. Những lời ca vẫn làm tôi phải khóc như một đứa bé thơ: Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống…Bài ca này anh em chúng tôi sẽ hát trước giờ cố thủ, trước khi kề súng sát màng tang.

Hai tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng đã thành công trong việc cố thủ Cần Thơ, đã giữ được quân khu 4 và bảo toàn tỉnh Chương Thiện. Đoàn xe khởi hành đúng ngày 30 tháng Tư. Theo hoạch định, họ sẽ đến Hà Nội kịp thời để dự đám tang tập thể trên phố Khâm Thiên vì bom đạn. Cả trăm cỗ quan tài đặt tạm trên nền hố bom, gạch vỡ. Nến chảy leo lét giữa những căn hộ không mái không tường. Sáu giờ chiều là lúc cửa âm mở, là lúc những vong linh nhập vào làn khói đang bốc lên uể oải để hiện nguyên hình dạng. Khói hương lẩn khuất đọng giữa lối đi trên phố, không tan.

Đám tang xong, hai tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng và tướng Ngô Quang Trưởng cùng những người lính miền Nam quay về Huế thăm nấm mồ tập thể từ sau cuộc thảm sát Mậu Thân 1968. Đoàn xe của họ sẽ lại băng ngang vĩ tuyến 17, nhiều lần như vậy…

Ranh giới ấy bây giờ chỉ còn là một đường nứt đã phai mờ.

(Đặng Thơ Thơ)

Tác giả sinh năm 1962, sang Hoa Kỳ năm 1992, là cháu ngoại của nhà văn Hoàng Đạo trong nhóm Tự lực văn đoàn. Hiện đang chủ trương tạp chí Da Màu.

Góp nhặt…ghi chép…

Về con số tử vong của hai miền Nam Bắc có quá nhiều sai biệt qua những nguồn khác nhau. Năm 2015, một nhà báo người Đức tên Uwe Siemon Netto với 53 năm kinh nghiệm phóng viên. Ông viết một quyển sách có tựa đê: A reporter’s love for the abandoned soldier of Viet Nam.

clip_image010

Phần dẫn nhập ông viết: Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, mọi người sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 ngày “30-4-1975”. Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này. Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách kinh điển của nhà báo, tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam quá nhiều đau thương….

(…) Sau trận Xuân Lộc, tôi về nước nên không có mặt lúc Sài Gòn thất thủ, sau khi toàn bộ các đơn vị quân lực VNCH đã chiến đấu một cách mãnh liệt và quả cảm, mặc dù họ biết rằng họ không thể thắng hay sống sót sau trận đánh cuối cùng này. (…)

(…) Về con số tử vong, ông đưa ra rất nhiều tác giả mọi giới, nhưng theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc…(…)

(…) Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đáng lý họ phải thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927). (…)

(Uwe Siemon-Netto)

Uwe Siemon-Netto sinh năm 1936 tại Leipzig, Germany. M.A. thần học hệ Lutheran tại Chicago. Ph.D. thần học và xã hội học về tôn giáo tại đại học Boston.

 

30-4-1975, ký ức một người Hà Nội

Hai tháng sau cái ngày chiến thắng, mẹ tôi về lại Hà Nội để dò hỏi tung tích cha tôi. Trong họ hàng bên nội, có người vào miền Nam công tác và qua đó đã tìm được các thân nhân theo các địa chỉ cũ năm xưa. Khi quay trở lại miền Bắc, người bà con này gặp bà và cho biết các tin tức về cha tôi. Theo đó, ông là một sĩ quan quân đội cao cấp của chính quyền miền Nam và đã phải bị học tập cải tạo. Quay về nhà mẹ tôi cho biết tin và khi kể chuyện, không hiểu vì nghĩ đến việc học tập cải tạo rồi liên tưởng những cảnh tù tội của cha tôi năm xưa lúc bị bắt làm tù binh hay vì cám cảnh thân phận mà mẹ tôi khóc nhiều. Tôi dỗ mẹ đừng khóc rồi tôi cũng khóc theo mẹ.

Mẹ tôi rất muốn đi vào miền Nam ngay để biết thêm các tin tức về thầy tôi nhưng khi đó giao thông hai miền còn khó khăn lắm, vẫn còn hạn chế chỉ ưu tiên cho những cán bộ đi công tác. Đường xuyên Việt nhiều nơi phải sửa chữa và đường sắt nhiều vùng đã mất hẳn từ lâu. Chiến tranh bao năm trời đâu phải một sớm một chiều thông đường ngay được. Tôi vẫn tiếp tục đi làm, cũng không hề nghĩ là có ngày mình đặt chân vào miền Nam và thành phố Sài Gòn.

Tin về miền Nam đói nghèo, lạc hậu do chính miệng những bộ đội miền Bắc từ chiến trường miền Nam trở về kể lại trong các tháng trước đã làm con số người xung phong chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng sợ khổ, sợ phải xa gia đình để đến công tác trong vùng đất đói nghèo đến nỗi cả bát ăn cơm cũng không có mà ăn. Kết quả, nhà máy phải họp và xét hoàn cảnh từng người một để chỉ định bắt buộc. Tên tôi đã được họ chọn, đành phải chuẩn bị hành

lý để theo đoàn vào Nam dù tôi không muốn.

(…)

 

Giã từ vũ khí

– Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975), tư lệnh Sư đoàn 5 BB. Sau khi nghe kêu gọi buông súng của ông Minh. Vào lúc 12 giờ 30 trưa ngày 30-4, ông dùng khẩu Beretta 6.35 bắn từ phía dưới cằm lên đầu tự sát tại trailer (phòng lưu động của quân đội) dùng làm phòng ngủ riêng cho tư lệnh tại bộ tư lệnh ở Lai Khê (Bến Cát, Bình Dương).

Thi thể ông được an táng trong rừng cao su gần doanh trại bộ tư lệnh. Ngày 2-5-1975 được thân nhân bốc đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Năm 1987, nghĩa trang Hạnh Thông Tây có lệnh giải toả. Hài cốt ông được thân mẫu (đã ngoài 80 tuổi) cùng với người em là Lê Nguyên Quốc từ miền Bắc vào, đến nghĩa trang Hạnh Thông Tây bốc mộ và hỏa thiêu, đem về thờ ở nhà từ đường họ Lê Nguyên tại nguyên quán số nhà 151 đường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây. Sau đó, tái cải táng xây lăng mộ tại nghĩa trang của gia tộc ở đây.

– Chuẩn tướng Trần Văn Hai (1927-1975), tư lệnh Sư đoàn 7 BB. Trước sự kiện 30-4 khoảng hơn mười ngày, ông Thiệu cho máy bay riêng xuống rước chuẩn tướng Hai di tản nhưng ông từ chối. Chiều ngày 30-4 sau khi cho binh sĩ rời quân ngũ theo lệnh của ông Minh, nửa đêm về sáng ngày 1-5-1975, ông đã dùng thuốc Optalidon (uống nguyên ống 20 viên) tự vẫn trong phòng làm việc tại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho. Thi thể ông được thân mẫu và bào đệ đem về mai táng tại nghĩa trang chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn ngày 2-5-975.

Buổi chiều trong ngày, trước khi uống thuốc tự vẫn, ông trao cho sĩ quan tuỳ viên số tiền 70.000 đồng nhờ đưa cho người mẹ già của mình. Đây cũng là tháng lương cuối cùng của một người lính suốt đời liêm chính.

– Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (1933-1975), tư lệnh phó Quân đoàn IV tự sát tại tư dinh ở trại Lê Lợi, Cần Thơ 8 giơ 45 tối ngày 30-4.

– Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam (1927-1975), tư lệnh Quân đoàn IV tự sát bằng súng Colt trong trailer ở bộ chỉ huy quân đoàn, trước bàn thờ Phật khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 1-5.

– : Trước đó, Thiếu tướng Phạm Văn Phú tự sát tại Sài Gòn trưa ngày 29-4.

Tàn cuộc binh đao

– Thiếu tướng Đoàn Văn Quảng, tư lệnh lực lượng đặc biêt, chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Quang Trung chết trong tù ở trại khổ sai Nam Hà ngày 6-3-1984.

9 ngày sau…

– Chuẩn tướng Bùi Văn Nhu, tư lệnh phó tổng nha cảnh sát quốc gia bị đưa đi tập trung khổ sai và chết tại trại tù Nam Hà, ngày 15-3-1984.

Ngộ Không

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2016

Bài Mới Nhất
Search