T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không: Chữ nghĩa làng văn (Kỳ 241)

Chữ nghĩa làng văn (1)

Với tên gọi Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, thực ra trước Xuân Diệu đến 30 năm, tính đến 1980 là năm kết thúc công trình nghiên cứu của Xuân Diệu. Từ năm 1950, Lê Tâm đã gọi Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm trong tập sách do Nhà xuất bản Cây Thông, Hà Nội ấn hành. Nhưng người ta cứ nghĩ danh hiệu này là do Xuân Diệu đầu tiên nêu ra.

(Nguồn: Trần Nhuận Minh – Vấn đề Hồ Xuân Hương, đã rõ)

Nói lái trong câu hò đối đáp

 

Cũng như ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố cũng là một hình thái của Văn học dân gian. Những câu đố nói lái thường hay bị tròng tréo chữ nghiã mà đôi khi không đáp được, thí dụ:

Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt,
Cô gái mồm to lặn lội mò tôm 


Con cóc cái ngồi trên cái cốc,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây  

(Nguyễn Văn Hiếu – Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam)

Lếu

Lếu: quấy phá

(lếu láo – bá lếu)

(Tự điển tiếng Việt cổ – Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)

Đôi đũa

Đôi đũa tre là vật dùng hàng ngày trong mâm cơm của người Việt, nó gắn bó cuộc sống con người từ lúc sống cho đến lúc xuôi tay trở về cát bụi. Đôi đũa để và cơm và gắp thức ăn có phong vị văn hoá Việt và còn tạo ra cả những ứng xử mang tính nhân văn.

Như người Bắc thường dùng đôi đũa cả thay cho nêm, hoặc thìa để xới cơm. Xới cơm, không được xới cao hơn mặt bát, vì như thế sẽ bị ngầm chê trách là ăn tham. Xới cơm, không được để cơm vương vãi khắp nơi, vì như thế là mất thẩm mỹ, phí phạm. Tóm lại, chỉ mỗi việc dùng đôi đũa cả để xới cơm, cũng đã lộ ra rất nhiều nhiêu khê.

Khi ăn cơm, người Bắc thường có thói quen so đũa đều, rồi chia từng đôi đũa cho người khác. Nếu ai vô tình nhận được đôi đũa lệch thường có cảm nghĩ như mình bị người khác xem thường. Một số người thường trở đũa để gắp thức ăn, đầu đũa để và cơm, và có thói quen dùng đôi đũa đập đập vào bát ngầm báo hiệu cho chủ nhà là muốn gì đó. Hoặc giả khi ăn xong thường chập hai cây đũa lại làm một, và quẹt ngang miệng như một kiểu lau mồm.

(Nguyễn Thanh Hải – Văn hóa đũa trong mâm cơm người Việt)

Câu thai đố

Câu thai đố là một loại hình văn dân gian, một loại văn chương bình dân truyền khẩu đa dạng, hình thức có lúc nghiêm túc, có lúc bông đùa, dí dỏm, có lúc thô tục.

Thí dụ:

Hai tay ôm lấy cột nhà
Tôi muốn cho chủ tôi tàn
Để tôi mắc võng nghênh ngang khắp nhà. 
(Con nhện)

Hoặc giả như:

Hai người đứng bắt tay nhau,
Chạm trán chạm đầu mà chẳng chạm chân. 
(Chữ A)

(Lưu Văn Nam – Văn hóa dân gian)

Bóc áo tháo cày

Người ta có cái áo bắt cởi ra mà lấy, có cái cày để làm ruộng, bắt tháo bỏ đi không cho cày nữa. Ám chỉ hành động ngang ngược.

(Việt Chương – Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)

Đất lề quê thói với phong tục cổ truyền

Trưởng tộc

Ngày xưa việc họ là cứ vào tộc trưởng. Họ lớn có tộc trưởng họ lớn; các chi có trưởng chi. Tộc trưởng có quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng. Ruộng hương hoả và tự điền có nhiều thì lễ to, nhà thờ họ lớn, tế khí đầy đủ và ngược lại.

Khi vào tế lễ, tộc trưởng đầu còn trẻ tuổi vẫn là chủ tế, các ông chú dẫu cao tuổi vẫn là bồi tế. Nếu nhỏ quá thì một ông chú kế trưởng thay thế, cũng như ông vua trẻ chưa thành niên có phụ chính đại thần.

Chữ nghĩa làng…nhậu

Bình minh nhất trản trà

Bán dạ tam bôi tửu

Nhất nguyệt giao nhất độ

Lương y bất đáo gia

Nghĩa là:

Bình minh một chén trà

Nửa đêm ba ly rượu

Một tháng  “ấy” một cái

Thầy thuốc chẳng tới nhà

Rượu đế Bến Gỗ

Vào nửa sau thế kỷ XVII, các thế hệ di dân người Việt với thuyền, ghe, xuồng… theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai vào định cư ở các giồng đất hai bên bờ. Do đây là những nơi sẵn nước ngọt dùng cho sinh hoạt, trồng tỉa nên người Việt đến khai khẩn sớm nhất (theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức). Theo đó, Bến Gỗ (nay thuộc xã An Hòa – huyện Long Thành) là một trong những vùng định cư sớm nhất của số cư dân này ở xứ Đồng Nai. Và không biết tự lúc nào rượu đế Bến Gỗ đã vang tiếng khắp miền Nam. Trong Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển thì cho rằng: “… Thức uống có men phải nói đến rượu đế.”

Cùng với rượu Gò Đen (Long An), Hòa Long (Bà Rịa), rượu gạo Bến Gỗ (Long Thành) cũng nổi tiếng xứ Đồng Nai. Rõ ràng là chi tiết “cùng với” không được đúng lắm vì Bến Gỗ hình thành địa bàn dân cư sớm hơn Long An, Long Đất thì rượu đế Bến Gỗ không thể xuất hiện cùng thời với rượu đế Gò Đen, rượu đế Hòa Long mà là phải có trước.

Khi người  Pháp chiếm làng Bến Gỗ, cấm dân không được nấu rượu để rượu công-xi của họ độc quyền tiêu thụ. Dân làng làm rượu lén chuyển nếp, men và đồ nghề ra rừng để nấu rượu. Thời đó, người ta lén lút uống rượu đế Bến Gỗ với nhau và gọi đó là… “rượu rừng”.

Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Chồng già vợ trẻ là tiên

Vợ già chồng trẻ là duyên con bò

Chữ nghĩa làng văn

Năm 1940, Trương Tửu, tức Nguyễn Bách Khoa gọi ca dao của ta là Kinh Thi Việt Nam

Khoảng 12, 13 năm trước đó, một buổi chiều đi hóng gió quanh hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội ông đã gặp một cụ già. Trong khi tình cờ ngồi cạnh trên băng ghế dưới chân tượng Paul Bert, Trương Tửu được cụ già giải thích cho nghe về mấy câu đồng dao mà trẻ con thường dùng trong trò chơi bịt mắt bắt dê. Theo cụ, đã sai lạc và trở thành vô nghĩa.

Đúng ra bài hát đó như sau:    

Chu tri rành rành

Cái đanh nổ lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương tập đế

Cấp kế đi tìm

Hú tim bắt ập

Chu tri rành rành có nghĩa là bố cáo cho thiên hạ được biết.
Cái đanh nổ lửa nói về tiếng súng đại bác đầu tiên của chiến hạm Catinat bắn vào Đà Nẵng năm Bính Thìn 1856 trong chủ trương gây hấn của người Pháp.

Con ngựa đứt cương diễn tả sự rối loạn của triều đình Huế sau khi vua Tự Đức băng hà vào năm Quí Mùi 1883. Lúc đó, ngoài Bắc đang đánh nhau với quân Pháp, trong triều thì quyền thần chuyên chế không còn trật tự, kỷ cương gì nữa.

Ba vương tập đếchỉ vào việc Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường chuyên quyền làm bậy, giết hại công thần. Tháng 9 năm 1884 Tường và Thuyết đổi di chiếu của vua Tự Đức, đem Dục Đức giam vào nhà tối, không cho ăn uống để chết đói, đổ cho tội thông mưu với Pháp, lập Hiệp Hòa lên làm vua. Hơn 4 tháng sau, Tường và Thuyết đầu độc vua Hiệp Hòa, đưa Kiến Phúc, lúc đó mới 15 tuổi lên ngôi. Được hơn 6 tháng, Kiến Phúc ngộ độc chết, Tường và Thuyết lập Hàm Nghi mới 12 tuổi lên ngôi báu. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm mà có tới 3 ông vua thay nhau lên ngôi, câu “ba vương tập đế” chỉ vào những biến cố này.

Cấp kế đi tìm nói về việc Tôn Thất Thuyết vì bị Thống Chế De Coursy xử ép nên đêm 22 tháng 5, 1885 liều đánh úp dinh Khâm Sứ và đồn Mang Cá ở Huế. Việc thất bại, Thuyết đem vua đi trốn rồi truyền hịch Cần Vương đi khắp nơi. Quân Pháp một mặt lo dẹp loạn, một mặt cấp tốc cho người đi tìm vua Hàm Nghi về để yên lòng dân.

Hú tim bắt ập chỉ vào việc tên Trương Quang Ngọc làm phản, cùng với suất đội hầu cận vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình, nửa đêm 26 tháng 9, 1888 cùng 20 thủ hạ xông vào chỗ vua tạm trú ở làng Tả Bảo, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bắt sống và đem nộp nhà vua cho Pháp lãnh thưởng.

(Trần Bích San – Kinh thi Việt Nam)

Triết lý củ khoai

Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lát
Nào ngờ đâu.. bi đát đến hôm nay!
(Thích Tánh Tuệ)

Chữ và nghĩa

Kiều dân, kiều bào – Chữ kiều có nghĩa là đi ở xứ khác, nơi không phải nước mình. Kiều dân là dân nước này đang ở nước khác. Kiều bào cũng có nghĩa tương tự, nhưng người Việt Nam thì gọi các người Việt khác là kiều bào vì là đồng bào, cùng một bọc với nhau; còn khi gọi các người Pháp, người Hoa cũng ở nhờ thì gọi họ là kiều dân, không dùng chữ bào nữa. Các từ này được dùng từ khi chúng ta không phân biệt chủng tộc và quốc tịch. Ngày nay, có sự phân biệt vì mỗi quốc gia có thể gồm nhiều chủng tộc khác nhau. Cho nên, nên gọi những người quốc tịch nước này sang ở nước khác là kiều dân, khi họ nhập tịch rồi thì không nên gọi bằng tên đó mà dùng chữ “người Mỹ gốc …” Tuy nhiên theo lối thông thường tất cả mọi người cùng gốc từ một quốc gia mà sống ở nước khác có thể gọi chung là kiều bào. Cho nên chữ Việt kiều có thể dùng để chỉ chung tất cả mọi người Việt Nam sống ngoài nước Việt Nam, dù họ đã đổi sang quốc tịch mới hay chưa. Chữ Hoa kiều chỉ chung tất cả những người Trung Hoa ở nước ngoài. Ngày nay các chữ “Người Việt hải ngoại” hay “Hoa kiều hải ngoại” thông dụng hơn.

(Ngô Nhân Dụng – Phiếm khảo)

Tiếng Việt trên net

iêm = em
iu = yêu

(Nguồn: Gio-o.com)

Chữ và nghĩa

Rất nhiều từ ngữ mà chúng ta cho là của người trong nước sau 75, thực ra là của Việt Nam trước đó. Vậy tiếng nào là tiếng của người Việt trước hay sau 75?

Hoành trángtheo Tự điển Lê Văn Ðức đồng nghĩa với “hoành lệ” nghĩa là “rộng lớn, đẹp đẽ”. Như vậy “hoành tráng” thuộc kho tàng ngữ vựng Việt Nam, không nên hiến cho người trong nước độc quyền. (Tại sao ta có khuynh hướng dị ứng với chữ này và nhiều chữ khác?)

(Tâm Thanh – Chiêu hồi ngôn ngữ)

Văn tế

 

Văn tế nói chung là loại văn đọc khi tế cúng người chết; bởi vậy nói có hình thức tế – hưởng. Chẳng hạn: mở đầu bằng năm, tháng, ngày, kính mời vong linh người nào đó; kết thúc bằng ô hô, ai tai (Hỡi ơi! đau đớn thay!) Về hình thức viết văn tế người ta có thể dùng văn vần, tản văn, biền văn

Xin liệt kê một số tác phẩm văn tế tiêu biểu sau đây:

1. Tác phẩm văn tế đầu tiên xuất hiện lại bằng chữ Nôm và theo truyền tụng (văn bản gốc không còn) chính là bài Văn tế cá sấu của Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên), đời Trần Nhân Tông

2.   Nguyễn Thị Bích Châu tế văn – Trần Kính

3.   Văn tế một vị công chúa – Mạc Đĩnh Chi

4.   Bài văn tế ông Nguyễn Biểu – Trần Đế Quý Khoách

5.   Cầu siêu cho Nguyễn Biểu – Sư Chùa Yên Quốc

6.   Văn tế Trương Quỳnh Như – Phạm Thái

7.   Văn tế chị – Nguyễn Hữu Chỉnh

8.   Văn tế sống hai cô gái ở Trường Lưu – Nguyễn Du

9.   Văn tế vợ – Võ Phân (quan chức thời Tây Sơn)

10.  Văn tế Phò mã Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ Bộ Thượng thư Ngô Tùng Châu – Đặng Đức Siêu.

11.   Tế đốc học tự pháp Vũ Lỗ Am văn (1851) – Nguyễn Văn Lý (1795 – 1868)

12.   Văn tế trận vong tướng sĩ – Nguyễn Văn Thành

13.   Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu

14.   Văn tế Trương Định – Nguyễn Đình Chiểu

15.   Văn tế trận vong lục tỉnh – Nguyễn Đình Chiểu

16.   Văn tế Criviê (1882) – Khuyết danh

17.   Văn tế Francis Garnier – Khuyết danh

18.   Văn tế mẹ (Làm hộ người cùng xã) – Nguyễn Khuyến

19.   Văn tế sống vợ – Trần Tế Xương

20.   Văn tế cha (Trích “Lệ ngữ tập văn, sách Nôm trường Bác Cổ)

21.   Văn tế mẹ (con nhà làm thuốc) (Trích “Lệ ngữ tập văn, sách Nôm của trường Bác Cổ)

22.   Văn tế Phan Chu Trinh – Phan Bội Châu

23.   Văn tế đồng bào Bình Định bị nạn lụt – Phan Bội Châu

24.   Văn tế đồng bào Nghệ Tĩnh vì nạn bão lụt – Phan Bội Châu

25.   Văn tế Phan Bội Châu – Huỳnh Thúc Kháng

26.   Văn tế Phan Bội Châu tại thị xã Vinh, Bến Thuỷ, Nghệ An.

Điển hình qua các tác phẩm: Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Quỳnh Như, Văn tế Francis Garnier (khuyết danh).

(Trần Minh Thương –  Thể loại văn tế)

Bọ người thì nhắm, bọ mắm thì chê

Y xem khiếm khuyết của mình là thường, trong khi nghiêm khắc

với khuyết  điểm của người khác.

Người Quảng Bình có câu tương tự: “Mắm có troi, bòi có lông”.

(tiếng Quảng Bình “troi” là con dòi, “bòi” hay buồi là dương vật).

(Việt Chương – Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)

Nguồn gốc tên bà chúa thơ Nôm (2)

Bấy lâu nay, rất nhiều tài liệu cho rằng danh hiệu bà chúa thơ Nôm dùng để tôn vinh Hồ Xuân Hương vốn do thi sĩ Xuân Diệu (1916 – 1985) tạo nên. Bình giảng thơ “người Cổ Nguyệt” trong nhà trường, không ít giáo viên ngữ văn cũng nói vậy.

Song sự thật lại chẳng phải vậy!

Tiểu luận Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm do Xuân Diệu biên soạn và công bố trên tạp chí Văn Nghệ ấn hành tại Hà Nội tháng 1-1959, sau đó được sửa chữa lẫn bổ sung để đưa vào nhiều sách khác nhau. Cuối tiểu luận, Xuân Diệu cẩn thận cước chú thời gian chấp bút: “tháng 12-1958”.

Trước đấy khá lâu, năm 1950, NXB Cây Thông ở Hà Nội từng in cuốn Thân thế và thi ca Hồ Xuân Hương. Sách này của Lê Tâm, với tiêu đề phụ ghi rõ: Bà chúa thơ Nôm.

(Phanxipăng – Chơi xuân cùng bà chúa thơ Nôm)

Chữ nghĩa làng văn (1)

Với tên gọi Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, thực ra trước Xuân Diệu đến 30 năm, tính đến 1980 là năm kết thúc công trình nghiên cứu của Xuân Diệu. Từ năm 1950, Lê Tâm đã gọi Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm trong tập sách do Nhà xuất bản Cây Thông, Hà Nội ấn hành. Nhưng người ta cứ nghĩ danh hiệu này là do Xuân Diệu đầu tiên nêu ra.

(Nguồn: Trần Nhuận Minh – Vấn đề Hồ Xuân Hương, đã rõ)

Nói lái trong câu hò đối đáp

 

Cũng như ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố cũng là một hình thái của Văn học dân gian. Những câu đố nói lái thường hay bị tròng tréo chữ nghiã mà đôi khi không đáp được, thí dụ:

Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt,
Cô gái mồm to lặn lội mò tôm 


Con cóc cái ngồi trên cái cốc,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây  

(Nguyễn Văn Hiếu – Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam)

Lếu

Lếu: quấy phá

(lếu láo – bá lếu)

(Tự điển tiếng Việt cổ – Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)

Đôi đũa

Đôi đũa tre là vật dùng hàng ngày trong mâm cơm của người Việt, nó gắn bó cuộc sống con người từ lúc sống cho đến lúc xuôi tay trở về cát bụi. Đôi đũa để và cơm và gắp thức ăn có phong vị văn hoá Việt và còn tạo ra cả những ứng xử mang tính nhân văn.

Như người Bắc thường dùng đôi đũa cả thay cho nêm, hoặc thìa để xới cơm. Xới cơm, không được xới cao hơn mặt bát, vì như thế sẽ bị ngầm chê trách là ăn tham. Xới cơm, không được để cơm vương vãi khắp nơi, vì như thế là mất thẩm mỹ, phí phạm. Tóm lại, chỉ mỗi việc dùng đôi đũa cả để xới cơm, cũng đã lộ ra rất nhiều nhiêu khê.

Khi ăn cơm, người Bắc thường có thói quen so đũa đều, rồi chia từng đôi đũa cho người khác. Nếu ai vô tình nhận được đôi đũa lệch thường có cảm nghĩ như mình bị người khác xem thường. Một số người thường trở đũa để gắp thức ăn, đầu đũa để và cơm, và có thói quen dùng đôi đũa đập đập vào bát ngầm báo hiệu cho chủ nhà là muốn gì đó. Hoặc giả khi ăn xong thường chập hai cây đũa lại làm một, và quẹt ngang miệng như một kiểu lau mồm.

(Nguyễn Thanh Hải – Văn hóa đũa trong mâm cơm người Việt)

Câu thai đố

Câu thai đố là một loại hình văn dân gian, một loại văn chương bình dân truyền khẩu đa dạng, hình thức có lúc nghiêm túc, có lúc bông đùa, dí dỏm, có lúc thô tục.

Thí dụ:

Hai tay ôm lấy cột nhà
Tôi muốn cho chủ tôi tàn
Để tôi mắc võng nghênh ngang khắp nhà. 
(Con nhện)

Hoặc giả như:

Hai người đứng bắt tay nhau,
Chạm trán chạm đầu mà chẳng chạm chân. 
(Chữ A)

(Lưu Văn Nam – Văn hóa dân gian)

Bóc áo tháo cày

Người ta có cái áo bắt cởi ra mà lấy, có cái cày để làm ruộng, bắt tháo bỏ đi không cho cày nữa. Ám chỉ hành động ngang ngược.

(Việt Chương – Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)

Đất lề quê thói với phong tục cổ truyền

Trưởng tộc

Ngày xưa việc họ là cứ vào tộc trưởng. Họ lớn có tộc trưởng họ lớn; các chi có trưởng chi. Tộc trưởng có quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng. Ruộng hương hoả và tự điền có nhiều thì lễ to, nhà thờ họ lớn, tế khí đầy đủ và ngược lại.

Khi vào tế lễ, tộc trưởng đầu còn trẻ tuổi vẫn là chủ tế, các ông chú dẫu cao tuổi vẫn là bồi tế. Nếu nhỏ quá thì một ông chú kế trưởng thay thế, cũng như ông vua trẻ chưa thành niên có phụ chính đại thần.

Chữ nghĩa làng…nhậu

Bình minh nhất trản trà

Bán dạ tam bôi tửu

Nhất nguyệt giao nhất độ

Lương y bất đáo gia

Nghĩa là:

Bình minh một chén trà

Nửa đêm ba ly rượu

Một tháng  “ấy” một cái

Thầy thuốc chẳng tới nhà

Rượu đế Bến Gỗ

Vào nửa sau thế kỷ XVII, các thế hệ di dân người Việt với thuyền, ghe, xuồng… theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai vào định cư ở các giồng đất hai bên bờ. Do đây là những nơi sẵn nước ngọt dùng cho sinh hoạt, trồng tỉa nên người Việt đến khai khẩn sớm nhất (theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức). Theo đó, Bến Gỗ (nay thuộc xã An Hòa – huyện Long Thành) là một trong những vùng định cư sớm nhất của số cư dân này ở xứ Đồng Nai. Và không biết tự lúc nào rượu đế Bến Gỗ đã vang tiếng khắp miền Nam. Trong Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển thì cho rằng: “… Thức uống có men phải nói đến rượu đế.”

Cùng với rượu Gò Đen (Long An), Hòa Long (Bà Rịa), rượu gạo Bến Gỗ (Long Thành) cũng nổi tiếng xứ Đồng Nai. Rõ ràng là chi tiết “cùng với” không được đúng lắm vì Bến Gỗ hình thành địa bàn dân cư sớm hơn Long An, Long Đất thì rượu đế Bến Gỗ không thể xuất hiện cùng thời với rượu đế Gò Đen, rượu đế Hòa Long mà là phải có trước.

Khi người  Pháp chiếm làng Bến Gỗ, cấm dân không được nấu rượu để rượu công-xi của họ độc quyền tiêu thụ. Dân làng làm rượu lén chuyển nếp, men và đồ nghề ra rừng để nấu rượu. Thời đó, người ta lén lút uống rượu đế Bến Gỗ với nhau và gọi đó là… “rượu rừng”.

Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Chồng già vợ trẻ là tiên

Vợ già chồng trẻ là duyên con bò

Chữ nghĩa làng văn

Năm 1940, Trương Tửu, tức Nguyễn Bách Khoa gọi ca dao của ta là Kinh Thi Việt Nam

Khoảng 12, 13 năm trước đó, một buổi chiều đi hóng gió quanh hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội ông đã gặp một cụ già. Trong khi tình cờ ngồi cạnh trên băng ghế dưới chân tượng Paul Bert, Trương Tửu được cụ già giải thích cho nghe về mấy câu đồng dao mà trẻ con thường dùng trong trò chơi bịt mắt bắt dê. Theo cụ, đã sai lạc và trở thành vô nghĩa.

Đúng ra bài hát đó như sau:    

Chu tri rành rành

Cái đanh nổ lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương tập đế

Cấp kế đi tìm

Hú tim bắt ập

Chu tri rành rành có nghĩa là bố cáo cho thiên hạ được biết.
Cái đanh nổ lửa nói về tiếng súng đại bác đầu tiên của chiến hạm Catinat bắn vào Đà Nẵng năm Bính Thìn 1856 trong chủ trương gây hấn của người Pháp.


Con ngựa đứt cương diễn tả sự rối loạn của triều đình Huế sau khi vua Tự Đức băng hà vào năm Quí Mùi 1883. Lúc đó, ngoài Bắc đang đánh nhau với quân Pháp, trong triều thì quyền thần chuyên chế không còn trật tự, kỷ cương gì nữa.


Ba vương tập đếchỉ vào việc Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường chuyên quyền làm bậy, giết hại công thần. Tháng 9 năm 1884 Tường và Thuyết đổi di chiếu của vua Tự Đức, đem Dục Đức giam vào nhà tối, không cho ăn uống để chết đói, đổ cho tội thông mưu với Pháp, lập Hiệp Hòa lên làm vua. Hơn 4 tháng sau, Tường và Thuyết đầu độc vua Hiệp Hòa, đưa Kiến Phúc, lúc đó mới 15 tuổi lên ngôi. Được hơn 6 tháng, Kiến Phúc ngộ độc chết, Tường và Thuyết lập Hàm Nghi mới 12 tuổi lên ngôi báu. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm mà có tới 3 ông vua thay nhau lên ngôi, câu “ba vương tập đế” chỉ vào những biến cố này.

Cấp kế đi tìm nói về việc Tôn Thất Thuyết vì bị Thống Chế De Coursy xử ép nên đêm 22 tháng 5, 1885 liều đánh úp dinh Khâm Sứ và đồn Mang Cá ở Huế. Việc thất bại, Thuyết đem vua đi trốn rồi truyền hịch Cần Vương đi khắp nơi. Quân Pháp một mặt lo dẹp loạn, một mặt cấp tốc cho người đi tìm vua Hàm Nghi về để yên lòng dân.


Hú tim bắt ập chỉ vào việc tên Trương Quang Ngọc làm phản, cùng với suất đội hầu cận vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình, nửa đêm 26 tháng 9, 1888 cùng 20 thủ hạ xông vào chỗ vua tạm trú ở làng Tả Bảo, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bắt sống và đem nộp nhà vua cho Pháp lãnh thưởng.

(Trần Bích San – Kinh thi Việt Nam)

Triết lý củ khoai


Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lát
Nào ngờ đâu.. bi đát đến hôm nay!
(Thích Tánh Tuệ)

Chữ và nghĩa

Kiều dân, kiều bào – Chữ kiều có nghĩa là đi ở xứ khác, nơi không phải nước mình. Kiều dân là dân nước này đang ở nước khác. Kiều bào cũng có nghĩa tương tự, nhưng người Việt Nam thì gọi các người Việt khác là kiều bào vì là đồng bào, cùng một bọc với nhau; còn khi gọi các người Pháp, người Hoa cũng ở nhờ thì gọi họ là kiều dân, không dùng chữ bào nữa. Các từ này được dùng từ khi chúng ta không phân biệt chủng tộc và quốc tịch. Ngày nay, có sự phân biệt vì mỗi quốc gia có thể gồm nhiều chủng tộc khác nhau. Cho nên, nên gọi những người quốc tịch nước này sang ở nước khác là kiều dân, khi họ nhập tịch rồi thì không nên gọi bằng tên đó mà dùng chữ “người Mỹ gốc …” Tuy nhiên theo lối thông thường tất cả mọi người cùng gốc từ một quốc gia mà sống ở nước khác có thể gọi chung là kiều bào. Cho nên chữ Việt kiều có thể dùng để chỉ chung tất cả mọi người Việt Nam sống ngoài nước Việt Nam, dù họ đã đổi sang quốc tịch mới hay chưa. Chữ Hoa kiều chỉ chung tất cả những người Trung Hoa ở nước ngoài. Ngày nay các chữ “Người Việt hải ngoại” hay “Hoa kiều hải ngoại” thông dụng hơn.

(Ngô Nhân Dụng – Phiếm khảo)

Tiếng Việt trên net


iêm = em
iu = yêu

(Nguồn: Gio-o.com)

Chữ và nghĩa

Rất nhiều từ ngữ mà chúng ta cho là của người trong nước sau 75, thực ra là của Việt Nam trước đó. Vậy tiếng nào là tiếng của người Việt trước hay sau 75?

Hoành trángtheo Tự điển Lê Văn Ðức đồng nghĩa với “hoành lệ” nghĩa là “rộng lớn, đẹp đẽ”. Như vậy “hoành tráng” thuộc kho tàng ngữ vựng Việt Nam, không nên hiến cho người trong nước độc quyền. (Tại sao ta có khuynh hướng dị ứng với chữ này và nhiều chữ khác?)

(Tâm Thanh – Chiêu hồi ngôn ngữ)

Văn tế

 

Văn tế nói chung là loại văn đọc khi tế cúng người chết; bởi vậy nói có hình thức tế – hưởng. Chẳng hạn: mở đầu bằng năm, tháng, ngày, kính mời vong linh người nào đó; kết thúc bằng ô hô, ai tai (Hỡi ơi! đau đớn thay!) Về hình thức viết văn tế người ta có thể dùng văn vần, tản văn, biền văn.

Xin liệt kê một số tác phẩm văn tế tiêu biểu sau đây:

1. Tác phẩm văn tế đầu tiên xuất hiện lại bằng chữ Nôm và theo truyền tụng (văn bản gốc không còn) chính là bài Văn tế cá sấu của Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên), đời Trần Nhân Tông

2.   Nguyễn Thị Bích Châu tế văn – Trần Kính

3.   Văn tế một vị công chúa – Mạc Đĩnh Chi

4.   Bài văn tế ông Nguyễn Biểu – Trần Đế Quý Khoách

5.   Cầu siêu cho Nguyễn Biểu – Sư Chùa Yên Quốc

6.   Văn tế Trương Quỳnh Như – Phạm Thái

7.   Văn tế chị – Nguyễn Hữu Chỉnh

8.   Văn tế sống hai cô gái ở Trường Lưu – Nguyễn Du

9.   Văn tế vợ – Võ Phân (quan chức thời Tây Sơn)

10.  Văn tế Phò mã Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ Bộ Thượng thư Ngô Tùng Châu – Đặng Đức Siêu.

11.   Tế đốc học tự pháp Vũ Lỗ Am văn (1851) – Nguyễn Văn Lý (1795 – 1868)

12.   Văn tế trận vong tướng sĩ – Nguyễn Văn Thành

13.   Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu

14.   Văn tế Trương Định – Nguyễn Đình Chiểu

15.   Văn tế trận vong lục tỉnh – Nguyễn Đình Chiểu

16.   Văn tế Criviê (1882) – Khuyết danh

17.   Văn tế Francis Garnier – Khuyết danh

18.   Văn tế mẹ (Làm hộ người cùng xã) – Nguyễn Khuyến

19.   Văn tế sống vợ – Trần Tế Xương

20.   Văn tế cha (Trích “Lệ ngữ tập văn, sách Nôm trường Bác Cổ)

21.   Văn tế mẹ (con nhà làm thuốc) (Trích “Lệ ngữ tập văn, sách Nôm của trường Bác Cổ)

22.   Văn tế Phan Chu Trinh – Phan Bội Châu

23.   Văn tế đồng bào Bình Định bị nạn lụt – Phan Bội Châu

24.   Văn tế đồng bào Nghệ Tĩnh vì nạn bão lụt – Phan Bội Châu

25.   Văn tế Phan Bội Châu – Huỳnh Thúc Kháng

26.   Văn tế Phan Bội Châu tại thị xã Vinh, Bến Thuỷ, Nghệ An.

Điển hình qua các tác phẩm: Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Quỳnh Như, Văn tế Francis Garnier (khuyết danh).

(Trần Minh Thương –  Thể loại văn tế)

Bọ người thì nhắm, bọ mắm thì chê

Y xem khiếm khuyết của mình là thường, trong khi nghiêm khắc

với khuyết  điểm của người khác.

Người Quảng Bình có câu tương tự: “Mắm có troi, bòi có lông”.

(tiếng Quảng Bình “troi” là con dòi, “bòi” hay buồi là dương vật).

(Việt Chương – Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)

Nguồn gốc tên bà chúa thơ Nôm (2)

Bấy lâu nay, rất nhiều tài liệu cho rằng danh hiệu bà chúa thơ Nôm dùng để tôn vinh Hồ Xuân Hương vốn do thi sĩ Xuân Diệu (1916 – 1985) tạo nên. Bình giảng thơ “người Cổ Nguyệt” trong nhà trường, không ít giáo viên ngữ văn cũng nói vậy.

Song sự thật lại chẳng phải vậy!

Tiểu luận Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm do Xuân Diệu biên soạn và công bố trên tạp chí Văn Nghệ ấn hành tại Hà Nội tháng 1-1959, sau đó được sửa chữa lẫn bổ sung để đưa vào nhiều sách khác nhau. Cuối tiểu luận, Xuân Diệu cẩn thận cước chú thời gian chấp bút: “tháng 12-1958”.

Trước đấy khá lâu, năm 1950, NXB Cây Thông ở Hà Nội từng in cuốn Thân thế và thi ca Hồ Xuân Hương. Sách này của Lê Tâm, với tiêu đề phụ ghi rõ: Bà chúa thơ Nôm.

(Phanxipăng – Chơi xuân cùng bà chúa thơ Nôm)

Chữ nghĩa làng văn (1)

Với tên gọi Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, thực ra trước Xuân Diệu đến 30 năm, tính đến 1980 là năm kết thúc công trình nghiên cứu của Xuân Diệu. Từ năm 1950, Lê Tâm đã gọi Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm trong tập sách do Nhà xuất bản Cây Thông, Hà Nội ấn hành. Nhưng người ta cứ nghĩ danh hiệu này là do Xuân Diệu đầu tiên nêu ra.

(Nguồn: Trần Nhuận Minh – Vấn đề Hồ Xuân Hương, đã rõ)

Nói lái trong câu hò đối đáp

 

Cũng như ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố cũng là một hình thái của Văn học dân gian. Những câu đố nói lái thường hay bị tròng tréo chữ nghiã mà đôi khi không đáp được, thí dụ:

Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt,
Cô gái mồm to lặn lội mò tôm 


Con cóc cái ngồi trên cái cốc,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây  

(Nguyễn Văn Hiếu – Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam)

Lếu

Lếu: quấy phá

(lếu láo – bá lếu)

(Tự điển tiếng Việt cổ – Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)

Đôi đũa

Đôi đũa tre là vật dùng hàng ngày trong mâm cơm của người Việt, nó gắn bó cuộc sống con người từ lúc sống cho đến lúc xuôi tay trở về cát bụi. Đôi đũa để và cơm và gắp thức ăn có phong vị văn hoá Việt và còn tạo ra cả những ứng xử mang tính nhân văn.

Như người Bắc thường dùng đôi đũa cả thay cho nêm, hoặc thìa để xới cơm. Xới cơm, không được xới cao hơn mặt bát, vì như thế sẽ bị ngầm chê trách là ăn tham. Xới cơm, không được để cơm vương vãi khắp nơi, vì như thế là mất thẩm mỹ, phí phạm. Tóm lại, chỉ mỗi việc dùng đôi đũa cả để xới cơm, cũng đã lộ ra rất nhiều nhiêu khê.

Khi ăn cơm, người Bắc thường có thói quen so đũa đều, rồi chia từng đôi đũa cho người khác. Nếu ai vô tình nhận được đôi đũa lệch thường có cảm nghĩ như mình bị người khác xem thường. Một số người thường trở đũa để gắp thức ăn, đầu đũa để và cơm, và có thói quen dùng đôi đũa đập đập vào bát ngầm báo hiệu cho chủ nhà là muốn gì đó. Hoặc giả khi ăn xong thường chập hai cây đũa lại làm một, và quẹt ngang miệng như một kiểu lau mồm.

(Nguyễn Thanh Hải – Văn hóa đũa trong mâm cơm người Việt)

Câu thai đố

Câu thai đố là một loại hình văn dân gian, một loại văn chương bình dân truyền khẩu đa dạng, hình thức có lúc nghiêm túc, có lúc bông đùa, dí dỏm, có lúc thô tục.

Thí dụ:

Hai tay ôm lấy cột nhà
Tôi muốn cho chủ tôi tàn
Để tôi mắc võng nghênh ngang khắp nhà. 
(Con nhện)

Hoặc giả như:

Hai người đứng bắt tay nhau,
Chạm trán chạm đầu mà chẳng chạm chân. 
(Chữ A)

(Lưu Văn Nam – Văn hóa dân gian)

Bóc áo tháo cày

Người ta có cái áo bắt cởi ra mà lấy, có cái cày để làm ruộng, bắt tháo bỏ đi không cho cày nữa. Ám chỉ hành động ngang ngược.

(Việt Chương – Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)

Đất lề quê thói với phong tục cổ truyền

Trưởng tộc

Ngày xưa việc họ là cứ vào tộc trưởng. Họ lớn có tộc trưởng họ lớn; các chi có trưởng chi. Tộc trưởng có quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng. Ruộng hương hoả và tự điền có nhiều thì lễ to, nhà thờ họ lớn, tế khí đầy đủ và ngược lại.

Khi vào tế lễ, tộc trưởng đầu còn trẻ tuổi vẫn là chủ tế, các ông chú dẫu cao tuổi vẫn là bồi tế. Nếu nhỏ quá thì một ông chú kế trưởng thay thế, cũng như ông vua trẻ chưa thành niên có phụ chính đại thần.

Chữ nghĩa làng…nhậu

Bình minh nhất trản trà

Bán dạ tam bôi tửu

Nhất nguyệt giao nhất độ

Lương y bất đáo gia

Nghĩa là:

Bình minh một chén trà

Nửa đêm ba ly rượu

Một tháng  “ấy” một cái

Thầy thuốc chẳng tới nhà

Rượu đế Bến Gỗ

Vào nửa sau thế kỷ XVII, các thế hệ di dân người Việt với thuyền, ghe, xuồng… theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai vào định cư ở các giồng đất hai bên bờ. Do đây là những nơi sẵn nước ngọt dùng cho sinh hoạt, trồng tỉa nên người Việt đến khai khẩn sớm nhất (theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức). Theo đó, Bến Gỗ (nay thuộc xã An Hòa – huyện Long Thành) là một trong những vùng định cư sớm nhất của số cư dân này ở xứ Đồng Nai. Và không biết tự lúc nào rượu đế Bến Gỗ đã vang tiếng khắp miền Nam. Trong Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển thì cho rằng: “… Thức uống có men phải nói đến rượu đế.”

Cùng với rượu Gò Đen (Long An), Hòa Long (Bà Rịa), rượu gạo Bến Gỗ (Long Thành) cũng nổi tiếng xứ Đồng Nai. Rõ ràng là chi tiết “cùng với” không được đúng lắm vì Bến Gỗ hình thành địa bàn dân cư sớm hơn Long An, Long Đất thì rượu đế Bến Gỗ không thể xuất hiện cùng thời với rượu đế Gò Đen, rượu đế Hòa Long mà là phải có trước.

Khi người  Pháp chiếm làng Bến Gỗ, cấm dân không được nấu rượu để rượu công-xi của họ độc quyền tiêu thụ. Dân làng làm rượu lén chuyển nếp, men và đồ nghề ra rừng để nấu rượu. Thời đó, người ta lén lút uống rượu đế Bến Gỗ với nhau và gọi đó là… “rượu rừng”.

Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Chồng già vợ trẻ là tiên

Vợ già chồng trẻ là duyên con bò

Chữ nghĩa làng văn

Năm 1940, Trương Tửu, tức Nguyễn Bách Khoa gọi ca dao của ta là Kinh Thi Việt Nam

Khoảng 12, 13 năm trước đó, một buổi chiều đi hóng gió quanh hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội ông đã gặp một cụ già. Trong khi tình cờ ngồi cạnh trên băng ghế dưới chân tượng Paul Bert, Trương Tửu được cụ già giải thích cho nghe về mấy câu đồng dao mà trẻ con thường dùng trong trò chơi bịt mắt bắt dê. Theo cụ, đã sai lạc và trở thành vô nghĩa.

Đúng ra bài hát đó như sau:    

Chu tri rành rành

Cái đanh nổ lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương tập đế

Cấp kế đi tìm

Hú tim bắt ập

Chu tri rành rành có nghĩa là bố cáo cho thiên hạ được biết.
Cái đanh nổ lửa nói về tiếng súng đại bác đầu tiên của chiến hạm Catinat bắn vào Đà Nẵng năm Bính Thìn 1856 trong chủ trương gây hấn của người Pháp.


Con ngựa đứt cương diễn tả sự rối loạn của triều đình Huế sau khi vua Tự Đức băng hà vào năm Quí Mùi 1883. Lúc đó, ngoài Bắc đang đánh nhau với quân Pháp, trong triều thì quyền thần chuyên chế không còn trật tự, kỷ cương gì nữa.


Ba vương tập đếchỉ vào việc Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường chuyên quyền làm bậy, giết hại công thần. Tháng 9 năm 1884 Tường và Thuyết đổi di chiếu của vua Tự Đức, đem Dục Đức giam vào nhà tối, không cho ăn uống để chết đói, đổ cho tội thông mưu với Pháp, lập Hiệp Hòa lên làm vua. Hơn 4 tháng sau, Tường và Thuyết đầu độc vua Hiệp Hòa, đưa Kiến Phúc, lúc đó mới 15 tuổi lên ngôi. Được hơn 6 tháng, Kiến Phúc ngộ độc chết, Tường và Thuyết lập Hàm Nghi mới 12 tuổi lên ngôi báu. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm mà có tới 3 ông vua thay nhau lên ngôi, câu “ba vương tập đế” chỉ vào những biến cố này.

Cấp kế đi tìm nói về việc Tôn Thất Thuyết vì bị Thống Chế De Coursy xử ép nên đêm 22 tháng 5, 1885 liều đánh úp dinh Khâm Sứ và đồn Mang Cá ở Huế. Việc thất bại, Thuyết đem vua đi trốn rồi truyền hịch Cần Vương đi khắp nơi. Quân Pháp một mặt lo dẹp loạn, một mặt cấp tốc cho người đi tìm vua Hàm Nghi về để yên lòng dân.


Hú tim bắt ập chỉ vào việc tên Trương Quang Ngọc làm phản, cùng với suất đội hầu cận vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình, nửa đêm 26 tháng 9, 1888 cùng 20 thủ hạ xông vào chỗ vua tạm trú ở làng Tả Bảo, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bắt sống và đem nộp nhà vua cho Pháp lãnh thưởng.

(Trần Bích San – Kinh thi Việt Nam)

Triết lý củ khoai


Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lát
Nào ngờ đâu.. bi đát đến hôm nay!
(Thích Tánh Tuệ)

Chữ và nghĩa

Kiều dân, kiều bào – Chữ kiều có nghĩa là đi ở xứ khác, nơi không phải nước mình. Kiều dân là dân nước này đang ở nước khác. Kiều bào cũng có nghĩa tương tự, nhưng người Việt Nam thì gọi các người Việt khác là kiều bào vì là đồng bào, cùng một bọc với nhau; còn khi gọi các người Pháp, người Hoa cũng ở nhờ thì gọi họ là kiều dân, không dùng chữ bào nữa. Các từ này được dùng từ khi chúng ta không phân biệt chủng tộc và quốc tịch. Ngày nay, có sự phân biệt vì mỗi quốc gia có thể gồm nhiều chủng tộc khác nhau. Cho nên, nên gọi những người quốc tịch nước này sang ở nước khác là kiều dân, khi họ nhập tịch rồi thì không nên gọi bằng tên đó mà dùng chữ “người Mỹ gốc …” Tuy nhiên theo lối thông thường tất cả mọi người cùng gốc từ một quốc gia mà sống ở nước khác có thể gọi chung là kiều bào. Cho nên chữ Việt kiều có thể dùng để chỉ chung tất cả mọi người Việt Nam sống ngoài nước Việt Nam, dù họ đã đổi sang quốc tịch mới hay chưa. Chữ Hoa kiều chỉ chung tất cả những người Trung Hoa ở nước ngoài. Ngày nay các chữ “Người Việt hải ngoại” hay “Hoa kiều hải ngoại” thông dụng hơn.

(Ngô Nhân Dụng – Phiếm khảo)

Tiếng Việt trên net


iêm = em
iu = yêu

(Nguồn: Gio-o.com)

Chữ và nghĩa

Rất nhiều từ ngữ mà chúng ta cho là của người trong nước sau 75, thực ra là của Việt Nam trước đó. Vậy tiếng nào là tiếng của người Việt trước hay sau 75?

Hoành trángtheo Tự điển Lê Văn Ðức đồng nghĩa với “hoành lệ” nghĩa là “rộng lớn, đẹp đẽ”. Như vậy “hoành tráng” thuộc kho tàng ngữ vựng Việt Nam, không nên hiến cho người trong nước độc quyền. (Tại sao ta có khuynh hướng dị ứng với chữ này và nhiều chữ khác?)

(Tâm Thanh – Chiêu hồi ngôn ngữ)

Văn tế

 

Văn tế nói chung là loại văn đọc khi tế cúng người chết; bởi vậy nói có hình thức tế – hưởng. Chẳng hạn: mở đầu bằng năm, tháng, ngày, kính mời vong linh người nào đó; kết thúc bằng ô hô, ai tai (Hỡi ơi! đau đớn thay!) Về hình thức viết văn tế người ta có thể dùng văn vần, tản văn, biền văn.

Xin liệt kê một số tác phẩm văn tế tiêu biểu sau đây:

1. Tác phẩm văn tế đầu tiên xuất hiện lại bằng chữ Nôm và theo truyền tụng (văn bản gốc không còn) chính là bài Văn tế cá sấu của Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên), đời Trần Nhân Tông

2.   Nguyễn Thị Bích Châu tế văn – Trần Kính

3.   Văn tế một vị công chúa – Mạc Đĩnh Chi

4.   Bài văn tế ông Nguyễn Biểu – Trần Đế Quý Khoách

5.   Cầu siêu cho Nguyễn Biểu – Sư Chùa Yên Quốc

6.   Văn tế Trương Quỳnh Như – Phạm Thái

7.   Văn tế chị – Nguyễn Hữu Chỉnh

8.   Văn tế sống hai cô gái ở Trường Lưu – Nguyễn Du

9.   Văn tế vợ – Võ Phân (quan chức thời Tây Sơn)

10.  Văn tế Phò mã Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ Bộ Thượng thư Ngô Tùng Châu – Đặng Đức Siêu.

11.   Tế đốc học tự pháp Vũ Lỗ Am văn (1851) – Nguyễn Văn Lý (1795 – 1868)

12.   Văn tế trận vong tướng sĩ – Nguyễn Văn Thành

13.   Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu

14.   Văn tế Trương Định – Nguyễn Đình Chiểu

15.   Văn tế trận vong lục tỉnh – Nguyễn Đình Chiểu

16.   Văn tế Criviê (1882) – Khuyết danh

17.   Văn tế Francis Garnier – Khuyết danh

18.   Văn tế mẹ (Làm hộ người cùng xã) – Nguyễn Khuyến

19.   Văn tế sống vợ – Trần Tế Xương

20.   Văn tế cha (Trích “Lệ ngữ tập văn, sách Nôm trường Bác Cổ)

21.   Văn tế mẹ (con nhà làm thuốc) (Trích “Lệ ngữ tập văn, sách Nôm của trường Bác Cổ)

22.   Văn tế Phan Chu Trinh – Phan Bội Châu

23.   Văn tế đồng bào Bình Định bị nạn lụt – Phan Bội Châu

24.   Văn tế đồng bào Nghệ Tĩnh vì nạn bão lụt – Phan Bội Châu

25.   Văn tế Phan Bội Châu – Huỳnh Thúc Kháng

26.   Văn tế Phan Bội Châu tại thị xã Vinh, Bến Thuỷ, Nghệ An.

Điển hình qua các tác phẩm: Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Quỳnh Như, Văn tế Francis Garnier (khuyết danh).

(Trần Minh Thương –  Thể loại văn tế)

Bọ người thì nhắm, bọ mắm thì chê

Y xem khiếm khuyết của mình là thường, trong khi nghiêm khắc

với khuyết  điểm của người khác.

Người Quảng Bình có câu tương tự: “Mắm có troi, bòi có lông”.

(tiếng Quảng Bình “troi” là con dòi, “bòi” hay buồi là dương vật).

(Việt Chương – Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)

Nguồn gốc tên bà chúa thơ Nôm (2)

Bấy lâu nay, rất nhiều tài liệu cho rằng danh hiệu bà chúa thơ Nôm dùng để tôn vinh Hồ Xuân Hương vốn do thi sĩ Xuân Diệu (1916 – 1985) tạo nên. Bình giảng thơ “người Cổ Nguyệt” trong nhà trường, không ít giáo viên ngữ văn cũng nói vậy.

Song sự thật lại chẳng phải vậy!

Tiểu luận Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm do Xuân Diệu biên soạn và công bố trên tạp chí Văn Nghệ ấn hành tại Hà Nội tháng 1-1959, sau đó được sửa chữa lẫn bổ sung để đưa vào nhiều sách khác nhau. Cuối tiểu luận, Xuân Diệu cẩn thận cước chú thời gian chấp bút: “tháng 12-1958”.

Trước đấy khá lâu, năm 1950, NXB Cây Thông ở Hà Nội từng in cuốn Thân thế và thi ca Hồ Xuân Hương. Sách này của Lê Tâm, với tiêu đề phụ ghi rõ: Bà chúa thơ Nôm.

(Phanxipăng – Chơi xuân cùng bà chúa thơ Nôm)

Ngộ  Không

(Sưu Tập)

©T.Vấn 2022

Bài Mới Nhất
Search