T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Phạm Mạnh Cương: Thung Lũng Hồng

“. . .Mỗi nhạc phẩm là một bức tranh, Thí dụ như bài “Thung Lũng Hồng” tả thung lũng của Ðà Lạt, buổi sáng mặt trời lên đẹp lắm, sương và ánh nắng hồng chiếu. Rồi từ Thung Lũng Hồng đó tôi nghĩ tới Ðà Lạt có thung lũng gọi là Thung Lũng Tình Yêu… thường thường một nhạc sĩ nói về tình cảm dành cho một mối tình chẳng hạn thì làm một bài thôi. Một bài có dính líu đến mối tình đó.. .”

Phạm Mạnh Cương: Thung Lũng Hồng

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Thung lung hong 1

Thung lung hong 2

Thung lung hong 3

Thung lung hong 4

Thung Lũng Hồng- Sáng tác: Phạm Mạnh Cương

Trình Bày: Khánh Ly (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn : Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam ).

©T.Vấn 2017

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương

Hồi đi học, là tôi đã thích, đã mê nhạc lắm rồi. Tôi nhớ lúc còn đang đi học, trong nhà có một cái radio cổ lỗ sĩ mà cứ ráng bắt cho được những đài Pháp Á, đài Hirondelle ở Hà Nội… Nghe cứ ù ù mà thích lắm. Thời đó tôi mê loại nhạc thời danh của Ðoàn Chuẩn-Từ Linh, nghe được những bài “Tà áo Xanh”, “Dang Dở” hay “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay” thú vị lắm. Thời ấy làm như mình bị thấm cái nhạc đó cho nên khi sáng tác, mình phải làm sao có cái “air” nhạc cho nó như vậy…

Phạm Mạnh Cương tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Huế… dạy Việt văn, Sư địa và Triết học tại Sàigòn… kể từ năm 66, Phạm mạnh Cương có thể coi như là một trong những người đã đưa việc thực hiện băng nhạc vào lãnh vực kinh doanh dưới nhãn hiệu Tú Quỳnh… Nhạc phẩm Thương Hoài Ngàn Năm là nhạc phẩm đầu tiên ông viết tại miền Nam… Phía sau mỗi nhạc phẩm đều ghi dấu một kỷ niệm đã tạo nên nguồn cảm hứng, từ đó ông liên tiếp tung ra những ca khúc: Thung Lũng Hồng, Mắt Lệ Cho Người Tình, Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè…. Tuy nơi PMC có hai con người khác biệt, một con người mô phạm, và một con người nghệ sĩ, nhưng ông không để cho hai sự tương phản đó xáo trộn hoạt động của mình… (Trường KỳSmile

Với tôi, tôi thu xếp đâu ra đó. Dạy học vẫn làm tròn bổn phận của một nhà giáo, còn nghệ sĩ thì hoạt động hoàn toàn là một nhạc sĩ… Có lẽ tôi mang một tính chất nhà giáo để qua hoạt động bên văn nghệ……Tôi quan niệm, lời ca phải làm cho người ta cảm, chứ đừng viết một cách cao xa quá. Hình ảnh trong âm nhạc phải cụ thể, nhưng không phải cụ thể một cách tầm thường, nhưng là một cụ thể có thi vị…

Những bài như “Loài Hoa Không Tan Vỡ”, có gì triết lý trong đó đâu. “Thương Hoài Ngàn Năm“ có gì triết lý trong đó đâu, không có. Có một vài bài như bài “Mắt Lệ Cho Người Tình“ thì cũng phong cảnh thôi, như bài “Tóc Em Chưa úa Nắng Hè“ có thể dùng một vài chữ nó có văn chương, bóng bẫy chút vậy thôi, không phải danh từ “triết”

… Mỗi nhạc phẩm là một bức tranh, Thí dụ như bài “Thung Lũng Hồng” tả thung lũng của Ðà Lạt, buổi sáng mặt trời lên đẹp lắm, sương và ánh nắng hồng chiếu. Rồi từ Thung Lũng Hồng đó tôi nghĩ tới Ðà Lạt có thung lũng gọi là Thung Lũng Tình Yêu… thường thường một nhạc sĩ nói về tình cảm dành cho một mối tình chẳng hạn thì làm một bài thôi. Một bài có dính líu đến mối tình đó. Còn đa số nghệ sĩ khi nào cũng có cái tưởng tượng phong phú. Nhiều người cô độc nhưng vẫn viết được nhạc tình yêu rất hay…
theo tài liệu của nhà báo Trường Kỳ

(tuyển tập Nghệ Sĩ 5 xuất bản năm 2001)

Bài Mới Nhất
Search