T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nguyên Lạc: LỤC VÂN TIÊN CÕNG MẸ VIỆT NAM

chien si

Chiến Sĩ – Tranh: Thanh Châu

Lục Vân Tiên là một tác phẩm văn chương nổi tiếng của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu. Nó đã thấm vào máu, vào hồn của dân tộc Việt, nhất là những người dân quê mộc mạc, hiền lành nhưng cương nghị miền nam Việt Nam. Hôm nay tôi xin đốt một nén hương để tưởng nhớ hương hồn một KẺ SĨ chân chính “Nhân nghĩa tợ thiên kim / Tiền tài như phần thổ” và xin phép được mượn những điều đạo nghĩa qua nhân vật LỤC VÂN TIÊN để phê phán nhưng kẻ vong tình cha ông, bạc tình non nước

 Đêm quánh đặc. thời gian tích tắc

Chong đèn khuya. đọc truyện nhân sinh

Thấy người xưa khóc mù đôi mắt

Sao người nay vui sống riêng mình!

(Nguyên Lạc)

 

VÀI HÀNG VỀ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)  là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mù (vì khóc mẹ chết), và gặp lúc biến loạn mà vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để “chở đạo, sửa đời và dạy người”. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông:

Chở bao nhiên đạo thuyền không khắm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Các tác phẩm của cụ: Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều Vấn Đáp Nho Ý Diễn Ca, Văn tế Tướng Quân Trương Định,Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thà đui …(Wikipedia)

 

TRUYỆN TÂY MINH

 Trước đèn xem truyện Tây Minh

 Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le.

Bài Tây Minh có 252 chữ. Trong bộ Nho giáo, học giả Trần Trọng Kim viết: “Trương Hoàng Cừ (Trương Tái – NL) viết hai bài minh ở hai bên tả hữu nhà học, gọi là Đông Minh và Tây Minh, có nhiều ý kiến rất sâu xa, cho nên Trình Tử (tức Trình Y Xuyên) mới chép mà truyền cho học giả.

Trong bài Tây Minh, Trương nói rằng: “Dân ngô đồng bào, vật ngô dữ dã (dân là anh em đồng bào của ta, vật là cùng ta chịu cái lý và cái khí của trời đất vậy)”.

Tây Minh là những bài Trương Tái tóm lược và diễn giảng những điều ông tâm đắc về triết lý nhân sinh của đạo Nho, những nguyên lý đạo đức của thánh hiền mà ông học được và đem truyền thụ theo cách hiểu của mình cho học trò.

Nguyễn Đình Chiểu đọc và tâm đắc bài Tây Minh, ông dùng nó làm nền tảng tư tưởng triết học cho nhân vật Lục Vân Tiên.

Kêu rằng bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân

 

NHÂN VẬT LỤC VÂN TIÊN

Nhân vật Lục Vân Tiên là hư cấu mà cụ Nguyễn Đình Chiểu tạo ra để gởi gấm tâm sự mình vào. Nhân vật nầy đại diện các nhà Nho, các trí thức thời cụ.

Lúc trước, để phê phán: “Con thuyền “chở đạo” của Nguyễn Đình Chiểu (qua nhân vật Lục Vân Tiên -các nhà Nho, các tri thức – NL) chỉ loay hoay mãi trong một vũng nước tù, không có lối thoát, hết “đụng” cái này thì “đụng” cái kia, cứ quanh quanh quẩn quẩn mãi trong sự tuyệt vọng và bế tắc. Nói cách khác, đó là những lý tưởng ở đường cùng ” (Đọc…chơi vài bài ca dao – Nguyễn Hưng Quốc) người ta đã mỉa mai bằng các câu ca dao:

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,

Đụng phải cột nhà, cõng mẹ chạy vô.

Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,

Đụng phải cái bồ, cõng mẹ chạy ra.

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra…

 

LỤC VÂN TIÊN TÂN THỜI

Tôi xin theo cụ Nguyễn dùng Lục Vân Tiên như đại diện cho những người trí thức thời nay,trong xã hội bây giờ. Tôi sẽ sử dụng ý nghĩa nói trên cho Lục Vân Tiên thời này, cũng cứ quanh quanh quẩn quẩn mãi trong sự tuyệt vọng, bế tắc, mất phương hướng trong một xã hội vô cảm, chỉ biết lợi riêng mình, vọng ngoại, giả dối, khiếp nhược với lũ bành trướng Đại Hán…

Do đâu?

Tuy không trả lời nhưng chắc ai cũng biết: Chỉ vì lợi ích của chủ nghĩa, đúng ra chỉ  lợi ích của riêng một thiếu số đặc quyền, vì quyền lợi cá nhân đã hy sinh biết bao xương máu người dân, đã đem đất đai của cha ông dâng trả món nợ vũ khí trong cuộc chiến tang thương, nồi da xáo thịt. Xây dựng được gì? Toàn là những lời dối trá, nhưng hứa hẹn hão huyền. Hậu quả của nó rành rành trước mặt, một xã hội đầy tiêu cực, một tương lai u tối, một cơ đồ đang bị gặm nhấm lần lần và có nguy cơ bị tiêu vong.

Nguyên do?

Từ việc giáo dục “con người mới XHCN”, bỏ môn đạo đức, từ bỏ những phẩm chất tốt đẹp căn bản của con người; thay thế vào đó môn chính trị, “đấu tranh giai cấp”, phân biệt TA/ĐỊCH. Thực chất chỉ là “giành giựt chủ nghĩa”, đưa cái TÔI lên đến tột cùng, đưa điều cổ hủ “Môn đương hộ đối” lên tầm cao, thông qua cách phân biệt thành phần, lý lịch, gây chia rẽ. v.v. và v.v…Tôi sẽ bàn rõ lại những điều này trong các bài sau.

Thử sơ lược vài tiêu cực của xã hội VN thời nay:

– Người dân vô cảm, ai chết mặc ai chỉ biết lợi riêng mình. Sống theo chủ nghĩa mackeno. Hãy xem bọn THÚ NGƯỜI nhố nhăng nhảy nhót trong ngày giỗ tổ Hùng Vương thì rõ. Đó là hậu quả của việc giáo dục “con người mới” XHCN.

– Mê tín, vọng ngọai: Người Tàu dân đông, nghèo, năm nào cũng thiếu ăn chết đói. Cái đói đã ám ảnh và đi vào tiềm thức nên gặp nhau họ thường hỏi nhau: “Ăn cơm chưa? “. Chính nỗi sợ đói nầy nên họ thường xuyên có mộng xâm lược các lân bang trù phú đất đai hòng tìm cái ăn, tìm tài nguyên, của cải. Chính cái mơ ước được cái ăn nầy đưa đến các hình trẻ con, các tượng Phật bụ bẫm, bụng bự, cao máu… Hãy nhìn các tướng Phật Tàu thì biết. Và cũng chính vì nghèo đói, mơ ước được giàu sang, đầy đủ nên mới xảy ra việc mê tín: Coi tay, coi bói, xin xăm…

Vì tính vọng ngoại, lụy Hán, đội Hán nên các Ngài đã RINH toàn bộ những điều tiêu cực trên vào VN. Hãy so sánh các tượng Phật VN với các tượng Phật Tàu thì sẽ rõ. Trong chùa gì mà xin xăm, lấy số.v.v.. Sư thì có người hầu hạ, đón đưa, nhảy nhót ca nhạc disco…

– Trí thức đúng nghĩa khó tìm, còn “trí thức mới” nở rộ như nấm mùa mưa. Bằng chứng là số các Ngài tiến sĩ đó: hàng chục vạn người. Làm được gì cho đất nước? Ngôn từ vọng ngoại, lụy Hán , “khoe mẻ”. Nên nhớ rằng, muốn dẫn dụ người ta phải làm sao dùng những lời bình dị, ai cũng hiểu; chứ không phải những từ vô nghĩa, HÙ người. Chính điều này là điểm tuyệt trong nghệ thuật tuyên truyền của những người CS, dùng lời dễ hiểu, dùng ca dao lục bát dễ thấm vào hồn người trong các cuộc chiến để thu phục nhân tâm; chỉ tiếc rằng mục đích của họ là không vì dân vì nước. Các Ngài “trí thức mới” sẽ chỉ làm thân “dẫn heo Nọc” thôi, hay nói theo tục ngữ đời thường là “cầm C. chó đái”  (từ DẪN HEO NỌC tôi đã dùng trong bài BÀN VỀ LỢN/HEO của tôi – dựa vào chuyện người tù già trong trại “cải tạo” dẫn heo Nọc đi bỏ giống của nhà văn Thảo Trường –  Đá Mục). Chính vì thế mới có câu “phán” nổi tiếng của Lenin, và cả ông Mao mà ai cũng biết “trí thức là cứt”.*

Ngay phần mở đầu cũa truyện Lục Vân Tiên, cụ Nguyễn đã viết:

Hỡi ai lẳng lặng mà nghe, 

Dữ răn việc trước, lành dè thân sau. 

Nếu cụ Nguyễn Đình Chiểu không dùng chữ đơn giản, bình dị dễ hiểu thì làm sao người nghe theo cụ mà “răn” với “dè”?

Đó chỉ là sơ lược một vài điều tiêu cực của xã hội VN thời này. Các ông TRÍ THỨC MỚI, các Lục Vân Tiên tân thời rồi thì cũng chỉ biết chạy loanh quanh, mất hướng như Lục Vân Tiên thời xưa thôi.

Sau đây là bài thơ tôi dựa vào nhân vật Lục Vân Tiên để diễn tả sự vô vọng và bế tắc này; sẵn luôn phê phán lũ người bội tình nước non, quên công ơn tiên tổ.

 

LỤC VÂN TIÊN CÕNG MẸ VIỆT NAM

 1.

Trước đèn xem truyện Tây Minh*

Giận loài ngạ quỷ vong tình cha ông

Nước non rồi sẽ còn không?

Chúng đem dâng trọn mưu toan Hán hồ

Quên câu Nam quốc Sơn hà *

Cáo hồ đốt cháy cơ đồ Việt Nam

Rồi xong dòng dõi rồng tiên

Chúng đành bội nghĩa vong tình nước non!

 

2.

Vân tiên giải cứu Mẹ già

Tránh phường bạo ngược cõng ra sân ngoài

Vân Tiên cõng Mẹ chạy dài

Đụng phường thảo khấu vội quày vào trong

Vân Tiên cõng Mẹ chạy rong

Đụng phường đội Hán vội vòng quay lui

Vân Tiên cõng Mẹ trở lùi

Gặp phải một lũ dùi cui vong tình

Vân Tiên uất hận bất bình

Ghét thay một lũ âm binh côn đồ

Vội vàng cõng mẹ chạy vô

Gặp phải một lũ xí xô xí xào

Giật mình chẳng biết tại sao?

Chúng nơi phương bắc sao vào nước ta!

Vân Tiên cõng mẹ mất đà

Hết đường bỏ chạy xót xa cơ đồ!

 

Đảng ta cùng với cáo hồ

Giang sơn xã tắc dâng cho Hán triều

Thế là gấm vóc sẽ tiêu

Thế là nước Việt mến yêu tan tành!

Ngẩng đầu than với trời xanh

Hận cho một lũ lưu manh bạc tình

Biết bao xương máu hy sinh

Công ơn tiên tổ chúng đành lãng quên!

Nguyên Lạc

 

Tham khảo: Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu, Thảo Trường, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Đình Đăng, Wikipedia, kho tàng ca dao VN, Thi Viện…

(*) Trong thư gửi Maxim Gorky ngày 15/9/1919, Lenin viết: “Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.”

 

 

 

 

©T.Vấn 2018

Bài Mới Nhất
Search