T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Trần Hoàn: Sơn Nữ Ca

“. . .Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhạc sĩ Trần Hoàn với những cô nữ sinh trường Phan Bội Châu ở chiến khu Quảng Bình đã gợi nhớ những kỷ niệm của một thời học sinh. Và bản nhạc “Sơn nữ ca” với giai điệu tănggô tha thiết đã ra đời. . .”

Trần Hoàn: Sơn Nữ Ca

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Son nu ca 1

Son nu ca 2

Son nu ca 3

Son nu ca 4

 Sơn Nữ Ca – Sáng Tác: Trần Hoàn

Trình Bày: Ánh Tuyết

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn : Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam ).

©T.Vấn 2017

Đọc Thêm:

SƠN NỮ CA

“Sơn nữ ơi! Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây…” – những lời ca trong bài hát Sơn Nữ Ca hình như lại “ứng” vào cuộc đời của tác giả dù bài hát ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ (1948).

“Sơn nữ ca” hay tính hồn nhiên của những cô gái đi kháng chiến đã làm thức dậy những khoảnh khắc lãng mạn trong tâm hồn người trai dọc lối mòn kháng chiến.Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhạc sĩ Trần Hoàn với những cô nữ sinh trường Phan Bội Châu ở chiến khu Quảng Bình đã gợi nhớ những kỷ niệm của một thời học sinh. Và bản nhạc “Sơn nữ ca” với giai điệu tănggô tha thiết đã ra đời.

. . . . . .

Vậy là tôi vào hẳn chiến khu Quảng Bình. Ở đó, có những đêm lửa trại rất lớn và tôi luôn được các cô nữ sinh Trường Phan Bội Châu (trong chiến khu) chú ý bởi tài đàn hát của mình. Bị các cô “đeo bám’ quá tôi làm Sơn nữ ca để bày tỏ chí hướng của mình: “Sơn nữ ơi! làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian rồi thương rồi nhớ. Sơn nữ ơi! Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra tay”. Thật ra, các cô đều là nữ giữa chiến khu nên tôi gọi các cô là “sơn nữ” cho… thi vị!”.

Trần Hoàn sinh ở Quảng Trị, huyện Hải Lăng nổi tiếng với câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương: “Hải Lăng mồ chôn thôn xóm – cát trắng ven làng máu hoen – dân làng yên vui – giặc lên tàn phá…”. Nhạc sĩ vào tuổi thanh xuân lúc đất nước vào cuộc kháng chiến và nổi tiếng với bài “Sơn nữ ca”. Đam mê nhạc sĩ Văn Cao đến nỗi, chàng thanh niên Nguyễn Tăng Hích ấy đã lấy chữ “trần hoàn” trong câu “Lưu Nguyễn quên Trần Hoàn” ở ca khúc “Thiên Thai” nổi tiếng của Văn Cao làm tên tác giả âm nhạc cho mình. Và cái tên ấy gắn bó với ông, để chúng ta có một nhạc sĩ Trần Hoàn như ngày hôm nay. Năm 16 tuổi ông đã viết được những ca khúc đầu tay như: Trên đường về, Học sinh vui tươi… 17 tuổi đã có bài hát đầu tiên được xuất bản (Hồn nước – 1946). Nhạc sĩ Trần Hoàn cho biết: “Tôi tự học là chính, chỗ nào chưa hiểu thì có nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương (tác giả Đêm đông) giúp đỡ. Thế hệ chúng tôi lúc đó đâu có điều kiện để học âm nhạc theo kiểu chính quy như bây giờ”.

(Theo Quảng Lê – vunglep.blogspot.com)

Bài Mới Nhất
Search