T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nguyễn Quang Duy: Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976.

Đây là bài thứ 2 trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Có lược dịch qua Anh ngữ xin đính kèm.

Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua. Chúng tôi chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết (NQD).

 Bài 1: Những người Việt đầu tiên tại Úc.


Bài 2: Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976.

Theo phần mở đầu Bản Nội Quy, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria đã được hình thành vào những năm cuối của thập niên 1970, nhưng Bản Nội Quy không cho biết ngày thành lập.

Theo thông tin về Liên Hội Ái Hữu người Việt Tự Do Úc châu tiền thân Cộng Đồng Úc châu đã được thành lập vào ngày 26/12/1977, tại thủ đô Canberra.

Đại diện cho Victoria tham dự cuộc họp có Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan, bà Huỳnh Bích Cẩm và ông Đoàn Việt Trung. Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng mặc dầu không tham dự cuộc họp nhưng sau đó được mời làm Tổng thư ký Hội từ năm 1977 đến năm 1983.

Nhờ thông tin của bà Huỳnh Bích Cẩm và nhờ một số tài liệu tìm được cho biết Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do được thành lập ngày 10/2/1976 chính là tiền thân của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria.

 

Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng dưới bút danh Đào Phụ Hồ trên báo Văn Nghệ phát hành tại Úc châu vào ngày 12/8/2004, cho biết Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do được thành lập ngày 10/2/1976.

Theo hồi ký Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan sau khi Thủ tướng Malcolm Fraser quyết định nhận người tị nạn chính trị vào tháng 2/1976, ông và một số sinh viên tổ chức một cuộc họp để thành lập Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do dự tính hợp tác vớichính quyền tiểu bang Victoria tiếp đón và giúp đỡ đồng bào mới qua.

Ông Đan cho biết Hội bầu một Ban Chấp Hành Lâm Thời gồm 4 người, trong đó có ông và bà Huỳnh Bích Cẩm hiền thê của ông, ít lâu sau mọi người cử ông làm Hội trưởng.

Bà Huỳnh Bích Cẩm cho biết cuộc họp chỉ có 7 hay 8 người, Ban Chấp Hành còn có Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng và Thầy Huỳnh San, cuối năm 1979 Thầy San chịu chức linh mục.

Bà Cẩm không nhớ tên các hội viên sáng lập khác vì họ hầu hết là sinh viên sau này không còn sinh hoạt.

Theo thống kê dân số vào tháng 6/1976, có 382 người Việt sống rải rác tại Melbourne, nên so ra số hội viên sáng lập tuy khiêm nhượng nhưng chiếm một tỉ lệ không nhỏ.

Bà Cẩm cho biết nhu cầu chính của Hội lúc ban đầu là tạo mối dây liên lạc với người Úc, ông Đan có kinh nghiệm và quen biết với chính giới, lãnh đạo tôn giáo, ký giả và giới khoa bảng Úc nên được các hội viên đề cử giữ vai trò Hội trưởng.

Trong hồi ký ông Nguyễn Triệu Đan nói rõ hơn: “Mang tên là Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do, song trên thực tế chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ nhoi tự nguyện hoạt động, phương tiện không có, đọc báo theo dõi tin tức, thấy nói có người mình tới thì bảo nhau đến thăm. Bà con gặp nhau tay bắt mặt mừng, song giúp đỡ cụ thể thì người đến trước chỉ có thể giúp đồng hương tới sau bằng cách thông ngôn và cung cấp chỉ dẫn về đời sống địa phương.”

 

Danh xưng Việt kiều

Bà Huỳnh Bích Cẩm cho biết tên tiếng Anh của Hội là Vietnamese Friendly Society. Chữ Vietnamese vì thế có thể được dịch là Việt kiều, người Việt hay người Việt tự do.

Ông Đoàn Việt Trung, cựu chủ tịch Cộng Đồng Úc châu, giải thích chữ Việt kiều khi ấy mang ý nghĩa công dân Việt Nam Cộng Hòa sống trên đất Úc.

Ngược lại chữ hội trưởng hay chủ tịch đều được dịch sang Anh ngữ là president. Trong khi đó phía cộng sản dịch chữ chủ tịch là chairman.

 

Nhóm tị nạn đầu tiên.

Ngày 19/3/1976, nhóm người Việt tị nạn đầu tiên gồm chừng 20 người đến định cư tại Melbourne từ Thái Lan.

Ông Nguyễn Hữu Thu là một người trong nhóm này cho chúng tôi biết Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng, Thầy Huỳnh San cùng một nhóm nhỏ nữ sinh viên tại đại học Monash đến đón bà con ngay tại phi trường Tullamarine rồi đưa về thẳng bệnh viện ở vài ngày để khám sức khỏe tổng quát trước khi chuyển về Eastbridge Hostel, Nunawading.

Đến ngày 7/2/1977, nhóm người Việt tị nạn thứ hai gồm chừng 250 người trong số có Thầy Bùi Đức Tiến, đến cuối năm 1979 Thầy được thụ phong linh mục.

Tương tự, Linh mục Tiến cho biết Thầy Huỳnh San, Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng và Tiến sĩ Trần Minh Hà đã ra tận phi trường Tullamarine, Melbourne, đón bà con mới sang và giúp đỡ bà con trong bước đầu định cư.

 

Thuyền nhân đề tài chính trị.

Ngày 26/4/1976, tàu Kiên Giang chở 5 thuyền nhân đến thẳng Úc. Khi tàu ghé Malaysia định đi Guam họ được một thuyền trưởng người Úc cho bản đồ, hướng dẫn đường đi và khuyên họ nên đi thẳng tới Úc theo luật (khi đó) họ sẽ được nhận.

Trong năm 1976, 3 tàu khác với 111 thuyền nhân cũng đến thẳng Úc. Sang năm 1977, có thêm gần 30 tàu với tổng số 868 người cập bến Úc.

Ngày 13/12/1975, đảng Lao Động thất cử, Gough Whitlam mất chức thủ tướng, nhưng tiếp tục giữ chức thủ lãnh đối lập và vẫn giữ đường lối cứng rắn hầu ngăn cản người Việt tị nạn được đến Úc định cư.Gough Whitlam lợi dụng việc thuyền nhân từ Việt Nam đến thẳng Úc để mở chiến dịch tranh cử.

Thủ Tướng Gough Whitlamlà người bãi bỏ chính sách di dân da trắng của Úc, nhưng lại mâu thuẫn trong chính sáchđối với người tị nạn cộng sản, nên đến nay nhiều người vẫn xem ông là thiên cộng và kỳ thị người miền Nam Việt Nam.

Ngày 10/12/1977, Thủ tướng Malcolm Fraser thắng cử nhiệm kỳ 2 nhưng thuyền nhân vẫn là đề tài tranh luận tại Quốc Hội.

Năm 1978, có thêm 746 thuyền nhân Việt đến thẳng Úc, phe đối lập đề nghị lập trại tạm giam, kéo tàu tị nạn trở ra biển và giới hạn những trợ cấp an sinh xã hội.

Tất cả mọi ý kiến của phía đối lập đều bị Thủ tướng Fraser bác bỏ, ngược lại phe đối lập không cho phép chính phủ nhận thêm nhiều người Việt từ các trại tị nạn.

Trong khi đó, các trại tị nạn tại Đông Nam Á lại chật cứng thuyền nhân mới tới. Năm 1977 có 21,276 người; năm 1978 có tới 106,489 người; và chỉ 6 tháng đầu năm 1979 có đến 166,604 người đến được các trại tị nạn.

Nhiều người bị hải tặc Thái Lan cướp, cưỡng hiếp và bắt cóc, nhiều tàu cập bến bị đuổi ra, nhiều người chết trên biển, và nhiều con tàu tiếp tục cuộc hành trình đến Úc.

Theo ước tính của Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc có tới nửa triệu người Việt mất tích trên đường tìm tự do.

Ngày 21/7/1979, Hội nghị quốc tế về người tị nạn được triệu tập tại Geneva với 66 quốc gia tham dự để tìm ra những giải pháp cho người tị nạn Đông Dương.

Chính phủ Fraser đồng ý Úc sẽ nhận thêm mỗi năm hằng chục ngàn người tị nạn.Đồng thời tiến hành thương lượng với nhà cầm quyền cộng sản để những người tị nạn được bảo lãnh gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.

 

Hội trưởng đầu tiên

Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan là hội trưởng đầu tiên của Hội nhiệm kỳ 1 năm 1976-77.

Ông tốt nghiệp luật khoa Đại học Paris, ở Pháp, sau đó phục vụ ngoại giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến năm 1975.

Ông từng làm Tổng lãnh sự tại Ấn Độ, thành viên phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa Đàm Paris, Pháp, và là Đại sứ tại Nhật. Giữa tháng 7/1975 ông cùng gia đình đến Úc định cư.

Ông còn nhiều đóng góp khác cho cộng đồng, như đầu năm 1983, ông làm trưởng nhóm 25 người vận động đưa tiếng Việt vào Chương trình Trung Tiểu học tại Victoria. Đến đầu năm 1987 tiếng Việt đã được công nhận là môn thi để lấy bằng tốt nghiệp trung học tại Victoria.

Ông Nguyễn Việt Long, cựu chủ tịch Cộng Đồng và cựu chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân, cho biết ông Đan cũng giúp vận động để các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được hưởng quyền lợi hưu trí theo tiêu chuẩn cựu quân nhân Úc.

Vào tháng 10/1991, Tiến sĩ Đan thành lập Câu Lạc Bộ thứ Sáu là diễn đàn chính trị vận động cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Triệu Đan qua đời ngày 15/5/2013 tại Melbourne hưởng thọ 84 tuổi.

Hiền thê ông Đan là bà Huỳnh Bích Cẩm ở tuổi bát tuần (tuổi 80) vẫn tích cực hoạt động xã hội. Bà sáng lập Hội Phụ Nữ Việt Úc năm 1983 và vẫn giữ vai trò Tổng Thư Ký kiêm Giám Đốc của Hội. Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về Hội Phụ Nữ Việt Úc.

 

Hội trưởng thứ hai

Ông Đoàn Việt Trung, cựu chủ tịch Cộng Đồng Liên Bang, cho biết Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng là người soạn bản Nội Quy và là Hội trưởng thứ hai trong thời gian 1977-78.

Ông Trung là Trưởng ban Văn Nghệ nhưng không nhớ người nào khác trong Ban Chấp Hành dưới thời ông Hưng.

Ông Hưng là sinh viên Colombo sang Úc năm 1965, tốt nghiệp ngành Kỹ sư Hóa Học ở Viện đại học Queensland và Tiến sĩ Hóa học tại Viện đại học Monash.

Từ tháng 11/1975 đến cuối năm 1978, ông Hưng là chủ bút tạp chí Người Việt Tự Do, quay roneo và phổ biến miễn phí cho bà con mới sang.

Ông Đoàn Việt Trung chịu trách nhiệm vẽ cho tạp chí. Ông Hưng và ông Trung xin thư viên Đại Học Monash một góc riêng để giữ các tạp chí và sách báo của người Việt tự do.

Ông Hưng cộng tác với Bộ Di Trú Úc đón tiếp người tị nạn ngay tại phi trường, giúp đỡ bà con tại các trung tâm tiếp cư di dân, giúp đỡ bà con xin việc làm cũng như chuẩn bị cho họ khả năng hội nhập và định cư.

Ông đứng ra tổ chức Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, Tưởng niệm biến cố 30/4/1975, biểu tình chống các phái đoàn cộng sản.

Ông Hưng còn là Tổng thư ký của Liên Hội Ái Hữu người Việt Tự Do Úc châu trong 5 năm, liên tục từ 1977 đến 1982.

Ông vận động đài sắc tộc 3EA cho chương trình phát thanh tiếng Việt và được 3EA mời giữ Trưởng ban Việt ngữ.

Đài phát thanh hàng tuần buổi đầu tiên vào ngày 25/4/1978 cho đến giữa năm 1992 đài sáp nhập với 2EA Sydney thành đài phát thanh toàn quốc SBS.

Ông Hưng và ông Nguyễn Ngọc Phách trong một thời gian dài còn thực hiện chương trình phát thanh hàng tuần trên đài phát thanh Radio Australia phát về Việt Nam.

Ông Hưng là tác giả hằng ngàn bài báo và nghiên cứu, dưới các bút hiệu Đào Phụ Hồ, Nguyễn Lương Triều, Nguyễn Nhất Đình, Ngụy Ông, Nguyễn Tất Thắng, Đằng Phong Hầu, được đăng trên nhiều tờ báo hải ngoại.

Khoảng đầu thập niên 1990, khi biết tôi viết tiểu luận cao học về “Tình hình giáo dục tại Việt Nam”, chính ông Hưng đã đến tận nhà hỏi mượn bài viết cùng tài liệu để nghiên cứu và viết bài.

Ông Hưng, Giáo sư Bửu Khải và Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách còn thành lập và phụ trách giảng dạy khoa Thông Ngôn Phiên Dịch, thuộc trường Ngôn Ngữ Viện Cao Đẳng Kỹ Thuật RMIT ở Melbourne.

Trong vòng 20 năm cộng tác với RMIT ông đào tạo hàng trăm thông ngôn và phiên dịch viên. Ông cũng dịch nhiều tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng Anh, như quyển “Chuyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn.

Công việc chính của ông Hưng là Giám Đốc kỹ thuật Công ty hóa chất ICI (sau đổi thành Orica), những đóng góp của ông cho cộng đồng đều hoàn toàn bất vụ lợi.

Ông Hưng tiêu biểu cho những người tiên phong khai dựng Cộng đồng người Việt tự do tại Victoria và Úc châu, ông qua đời ngày 5/8/2012 tại Melbourne hưởng thọ 65 tuổi.

 

Linh mục Huỳnh San

Cha San luôn gắn bó với sinh hoạt Cộng Đồng, Cha là chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Victoria, nhiệm kỳ 1982-83.

Cha về chốn Vĩnh Hằng ngày 10/10/2019, hưởng thọ 71 tuổi, với một tang lễ thật đơn sơ. Quan tài của Cha được đặt dưới đất với di ảnh Cha mặc áo lễ có hình lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Chiếc áo lễ vớihình lá cờ Việt Nam Cộng Hòa này, Cha được một giáo dân tặng và đã mặc trong buổi lễ thụ phonglinh mục trên 40 năm trước.

 

Người Việt Tự Do

Đến khoảng cuối năm 1978 thành phố Melbourne đã có trên 2,000 người, để tránh bị coi là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, những người tị nạn mới sang không còn đồng ý sử dụng Danh xưng Việt kiều nữa.

Danh xưng được đổi thành người Việt tự do và Hội đổi tên thành Hội Ái Hữu người Việt Tự Do tại Victoria.

Mời các bạn đón xem số tới về những thách thức của người tị nạn tại thành phố Melbourne trong giai đoạn 1978-83.

Nếu có thông tin chưa chính xác, xin quý bạn chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

 

Bản lược dịch sang Anh Ngữ

Vietnamese Community in Victoria1976-76.

Nguyễn Quang Duy

According to the preamble of the current Constitution, the Vietnamese Community in Victoria was established in the late 1970s, but it does not indicate the date of establishment.

According to information from the Vietnamese Community in Australia, our Community was established at the National Conference organised in Canberra on December 26, 1977.

The representatives of Victoria were Dr Nguyễn Triệu Đan, Mrs Huỳnh Bích Cẩm and Mr Đoàn Việt Trung. Although Dr Nguyễn Văn Hưng did not attend this Conference, he was later invited to become its General Secretary from 1977 to 1982.

Thanks to the information from Mrs Huỳnh Bích Cẩm and thanks to a number of documents found, the Vietnamese Friendly Society was established on February 10, 1976, as the forerunner of the Vietnamese Community in Victoria.

We advocate providing correct information, so if you have additional or different information with evidence, please share with us so we can edit our works.

 

Vietnamese Friendly Society

In the article that was written by Dr Nguyễn Văn Hưng, under the pseudonym Đào Phụ Hồ, published on Văn Nghệ weekly newspaper on August 12, 2004, the Vietnamese Friendly Society was established on February 10, 1976.

According to Dr Nguyễn Triệu Đan’s memoirs, after Prime Minister Malcolm Fraser had decided to accept political refugees, in February 1976, he and a few Vietnamese students organized a meeting to establish the Vietnamese Friendly Society, with the aim of assisting the Victorian government to welcome and to help Vietnamese new arrivals.

This Society elected a provisional Executive Committee consisting of 4 people, including him and his wife Mrs Huỳnh Bích Cẩm, and he was appointed to be the first President.

Mrs Huỳnh Bích Cẩm told me that the meeting had only 7 or 8 people attending, and the Executive Committee also had Dr Nguyễn Văn Hưng and Catholic Brother Huỳnh San. In 1979, Brother San was ordained a priest.

Mrs Cẩm could not remember the names of the other founding members, but most of them were university students.

According to the ABS national census in June 1976, there were 382 Vietnamese living around Melbourne, so the number of founding members is modest, but not a small ratio.

In the beginning, Mrs Cẩm said that the main aim of the Society was to create a connection with Australian officials. Mr Đan had experience and was acquainted with Australian politicians, religious leaders, journalists and academics, and was therefore nominatted for the role of President of the Association.

In his memoirs, Mr Nguyễn Triệu Đan stated more clearly: “…even though being named as the Vietnamese Friendly Society, but in reality we were just a small group of people who voluntarily the services, had no means, rely on local newspapers and other news outlets. Whenever we got information about the arrivals of our fellow Vietnamese refugees, we immediately informed each other in the group and went to visit their temporary accommodations. At the visitations, we all together held hands in hands, celebrated with excitement and lots of happiness. In terms of any specific material assistance, the people who had been here first could only help their newly arrival compatriots with interpreting and providing guidance on local life and social activities…”

 

About the term “Vietnamese”

Mrs Huỳnh Bích Cẩm told us that the English name of the Association was the Vietnamese Friendly Society.

Vietnamese can therefore be translated as người Việt (Vietnamese), Việt Kiều (Overseas Vietnamese) or người Việt tự do (Free Vietnamese).

Mr Đoàn Việt Trung, former President of the Vietnamese Community in Australia, explained that the phrase “Việt Kiều” (Overseas Vietnamese) meant the citizens of the Republic of Vietnam living in Australia.

In contrast, the word “Hội Trưởng” or “Chủ Tịch” is translated into English as President. Meanwhile, the Vietnamese communists translate “Chủ Tịch” as Chairman.

 

First refugee group…

On March 19, 1976, the first group of political refugees comprised of about 20 people arrived in Melbourne from Thailand.

Mr Nguyễn Hữu Thu, a member of this group, told us that Catholic Brother Huỳnh San, Dr Nguyễn Văn Hưng and a group of female Monash University students was there to welcome the newcomers at the Tullamarine Airport, and to take them to the hospital for a check up before they were transferred to the East Bridge Hostel, Nunawading.

On February 7, 1977, the second group of Vietnamese refugees consisted of about 250 people. Catholic Brother Bùi Đức Tiến belonged to this group. In 1979, Brother Tiến was ordained as a priest.

Father Tiến told us that Brother Huỳnh San, Dr Nguyễn Văn Hưng and Dr Trần Minh Hà went to Tullamarine Airport, Melbourne, to welcome the new arrivals and to help them in their initial settlement.

 

Boat people and political debates

On April 26, 1976, the Kiên Giang boat brought five boat people directly to Australia. Before arriving in Australia, when the boat had reached Malaysia on the planned route to Guam, they were given a map showing the sea route to Australia by an Australian ship captain. The Australian captain showed the group the way to reach Australia by boat and convinced them to sail directly to Australia where they would be accepted lawfully.

In 1976, three other boats with 111 boat people also arrived directly in Australia. By 1977, nearly 30 more boats with a total of 868 people had landed in Australia.

On December 13, 1975, the Labor Party lost the election, Mr Gough Whitlam lost the position of Prime Minister, but he continued to hold the position of the opposition leader and still maintained the tough line to prevent Vietnamese refugees from settling in Australia.

Mr Gough Whitlam took the case of boat people from Vietnam boating directly to Australia as the weapon to run the general federal election campaign.

On December 10, 1977, Prime Minister Malcolm Fraser won the second term, but Vietnamese boat people were still the subject of debate in Parliament.

In 1978, an additional 746 Vietnamese boat people went straight to Australia, the Parliamentary Opposition proposed setting up a detention camp in Darwin, pulling refugee boats back out to the sea and limiting social security benefits to boat people.

All the proposals of the Opposition were rejected by Prime Minister Fraser. In retaliation, the opposition did not allow the government to accept more Vietnamese people from refugee camps.

Meanwhile, the refugee camps in Southeast Asia are packed with new boat people. In 1977 there were 21,276 people; in 1978 with 106,489 people; and only in the first 6 months of 1979 up to 166,604 boat people.

Many boat people had been robbed, raped and kidnapped by Thai pirates, the boats were pulled out to the open seas after arriving to shore. This resulted in the boats sinking with many refugees dying. This caused many boats to desperately continue their hazardous journey through dangerous waters to Australia.

The United Nations High Commissioner for Refugees estimated up to half a million Vietnamese that had vanished or were presumed dead on their escaping way to freedom.

On July 21, 1979, the Conference on Refugees and Displaced Persons in South East Asia was convened in Geneva with 66 countries attending to find solutions for Indochinese refugees.

The Fraser government agreed that Australia would receive tens of thousands more refugees every year. In the same time, there was negotiation with the Vietnamese communist authorities to allow Vietnamese refugees who already settled in Australia to sponsor their relatives in Vietnam to reunite with them in Australia.

 

First President of the Vietnamese Friendly Society

Dr Nguyễn Triệu Đan was the President of the Vietnamese Friendly Society for the first term in 1976-77.

He graduated in law from the University of Paris, in France, and then served as public servant of the Republic of Vietnam from 1955 to 1975 in the Department of Foreign Affairs.

He served as the Consul General in India, a member of the Republic of Vietnam delegation in Paris peace talks, France, and then Ambassador in Japan. In mid-July 1975, he and his family settled in Australia.

He also made many other contributions to the Vietnamese community. In the early 1983, he was leader of a group of 25 teachers to campaign for introducing Vietnamese into the language specific Curriculum in Victoria. By the early 1987, Vietnamese was recognised as the exam subject of community language for a high school diploma in Victoria.

Mr Nguyễn Việt Long former President of the Vietnamese Community in Victoria and former President of the Vietnamese Veterans Association, told us Mr Đan also helped advocate for veterans of the Republic of Vietnam Army to get similar pension benefits as provided to Australian veterans.

In October 1991, Dr Đan established the Friday Club which was a political forum to campaign for human rights, freedom and democracy in Vietnam.

Mr Nguyễn Triệu Đan passed away on May 15, 2013 in Melbourne at the age of 84 years old.

His wife, Mrs Huỳnh Bích Cẩm, at the age of eighty is still very active in comunity activities. She founded the Australian Vietnamese Women Association in 1983, and still remains the Secretary General and the Chief Excecutive Officer of the Association. We will have a separate article about this Association.

 

The second President

Mr Đoàn Việt Trung, former President of the Vietnamese Community in Australia, provided the information that Dr Nguyễn Văn Hưng was the one who drafted the Constitution and was the second President of the Society during 1977-78, but he did not remember anyone else in the Executive Committee.

Dr Hưng was a Colombo student to Australia in 1965, graduating with a Chemical Engineering degree from the University of Queensland and a Ph.D. in Chemistry from Monash University.

From November 1975 to the end of 1978, Dr Hưng was the editor of monthly newsletter named “Người Việt Tự Do” (Free Vietnamese), printed by roneo machine and distributed freely to Vietnamese new arrivals.

Mr Đoàn Việt Trung was responsible for sketching pictures in the newsletter. Mr Hưng and Mr Trung had asked Monash University library to provide a corner in the library to keep the monthly newsletter and books on Free Vietnamese matters.

Mr Hưng collaborated with the Department of Immigration to welcome Vietnamese refugees at the airport, to assist them at hotels, to help them to look for jobs as well as preparing for them for integration and settling into Australian society.

He organized the children Moon Festival, the Lunar New Year, Memorial of April 30, 1975, and the demonstrations against the communist delegates from Vietnam visiting Australia.

Mr Hưng was also General Secretary of the Vietnamese Association in Australia for 5 years, continuously from 1977 to 1982.

He had campaigned for the petition requesting 3EA ethnic radio to include the Vietnamese radio program and later was invited to hold the Vietnamese Language Department Head of Radio 3EA for a a number of years.

The first radio station broadcasted the Vietnamese programme on weekly basis from April 25, 1978 and ran until mid-1992, when it merged with 2EA Sydney to form SBS radio.

Dr Hưng and Mr Nguyễn Ngọc Phách also conducted weekly radio programs on Radio Australia to broadcast in Vietnam which had lasted many years.

Dr Hưng is the author of thousands of articles and researches, under the pseudonyms Đào Phụ Hồ, Nguyễn Lương Triều, Nguyễn Nhất Đình, Ngụy Ông, Nguyễn Tất Thắng, Đằng Phong Hầu, and published in many Vietnamese newspapers.

In the early 1990s, when he knew that I was writing the long essay for my Master Degree on the topic: “The current situation of education in Vietnam”, Mr Hưng himself came to my house asking to borrow my essay and research materials to assist in the writing of his articles.

Dr Hưng, Proffesor Bửu Khải and Mr Nguyễn Ngọc Phách also built up and taught at the Department of Interpretation and Translation at the RMIT in Melbourne.

During 20 years of working with RMIT, he had trained hundreds of interpreters and translators. He also translated many works from Vietnamese into English, such as “The Story of the year 2000” by writer Bùi Ngọc Tấn.

Dr Hưng’s main career was Technical Director of ICI British Chemical Company (later changed to Orica); his contributions to the community were done completely as volunteering.

Dr Hưng is a representative of the pioneers of the establishment of our Vietnamese community. He passed away on August 5, 2012 in Melbourne at the age of 65.

 

Father Huỳnh San

Father San had always been involving in community activities and was President of the Vietnamese Community in Victoria, during 1982-83.

Father San passed away on October 10, 2019, at the age of 71, with a simple funeral, the coffin was placed on the ground with a picture of Father San wearing a vest with a yellow flag with three red stripes.

Father San wore this vest with the Republic of Vietnam flag at the priestly ordination ceremony nearly 40 years ago.

Please see the article on the Vietnamese Catholic Community to learn more about our respectable priest Father Huỳnh San.

 

Free Vietnamese

By around 1978 there were over 1,000 Vietnamese in Melbourne. In order to avoid being branded as citizens of the Socialist Republic of Vietnam, Vietnamese newcomers rejected the term “Việt Kiều” (Overseas Vietnamese) and replaced it with “người Việt tự do” (Free Vietnamese).

The name of the Vietnamese Friendly Society was changed and called “Hội Ái Hữu người Việt tự do” in Vietnamese.

Mr Trần Ngọc Thọ, President of the Vietnamese Friendly Society for the year term of 1979-80, said that when he came to Melbourne in early 1979 the name of “người Việt tự do” had been widely used.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Australia

 

 

Bài Mới Nhất
Search