T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

SỎI ĐÁ…GÓP NHẶT (10)

Sống trên đời…

Nguồn câu thành ngữ “sống trên đời ăn miếng dồi chó,

chết xuống âm phủ còn có hay không” từ câu ca dao:

Sống được miếng dồi chó

Chết được bó vàng tâm

Sống không ăn miếng dồi chó

Chết xuống âm phủ không có mà ăn

(Khải-Chính Phạm Kim-Thư – báo Tự Do)

***

Lọ

Trong Nhị độ mai có câu: “Mộc mạc ưa nhìn lọ điểm trang”

Trong Kiều có câu: “Dẫu rằng đá cũng nát gan lọ người

“lọ” là : không cần phải

***

Ðiệu nghệ hay diệu nghệ?

Hiển nhiên, điệu nghệ là do đọc chệch từ diệu nghệ mà ra. Diệu nghệ là từ Hán-Việt, trong đó diệu (cũng là thành tố của các từ tuyệt diệu, huyền diệu, diệu kỳ…) nghĩa là hay, giỏi, khéo  và nghệ nghĩa là nghề. Diệu nghệ là giỏi nghề.

Còn điệu nghệ là một ghép nối giữa một thành tố thuần Việt (điệu) với một thành tố Hán (nghệ), tựa như “rất giỏi” vậy. Vậy mà khốn thay, thiên hạ hầu như chỉ một mực nói và viết điệu nghệ thay vì diệu nghệ! Một lần nữa, giở Đại từ điển tiếng Việt: không hề có diệu nghệ mà chỉ có điệu nghệ!

Khi mà một bộ sách như Ðại từ điển tiếng Việt do Bộ Giáo dục và Ðào tạo và Trung Tâm Ngôn ngữ và Văn hoá xuất bản, cũng mắc những sai sót sơ đẳng đến thế! Thiết tưởng, có nói người ta đang tàn sát tiếng Việt cũng không ngoa.

***

Tiếng Việt cổ

Luốc: luộc

Khọn: con khỉ

Cuồng: khùng

***

Chữ nghĩa bề bề

Nhiều tác giả viết trên sách báo câu:

Văn chương chữ nghĩa bề bề

Thần “l…” nó ám cũng mê mẩn đời

Tầm chương trích cú thì câu trên xuất xứ từ một nhà văn Tầu: “Nữ nhân đối với nam nhân trước sau chỉ là cái “thiên cổ chi mê”.

Từ đấy cái “thiên cổ chi mê”  của Tầu xuất hiện khắp nơi khắp chốn trên văn đàn của Ta.

(Vũ Tài Lục – Người đàn bà trong tướng mệnh học)

***

Ung dung tự tại?

Cụm từ “ung dung tự tại”, nhưng thực ra là “thung dung tự tại”.

Trong Nhị độ mai có câu: “Thung dung xuống hậu sảnh đường…”.

Độc giả

Theo Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh thì độc là đọc sách. Độc giả là người đọc sách.

Tôi đã thử tìm chữ “người đọc” trong cuốn Từ điển An Nam – Lusitan – Latin của Alexandre de Rhodes xuất bản tại Rome năm 1651: Không có. Tìm chữ “độc giả”: Cũng không có. Cả trong cuốn Việt Nam Quốc âm Tự vị xuất bản tại Sài Gòn năm 1895 của Huỳnh Tịnh Paulus Của cũng không có hai chữ ấy.

Dĩ nhiên, tôi biết, chưa thể vì sự vắng mặt này mà chúng ta đã có thể đi đến kết luận là trước thế kỷ 20 hai chữ “độc giả” hay “người đọc” không từng hiện hữu. Có thể chúng đã có, nhất là chữ “độc giả”. Có thể. Nhưng nếu có: Chúng nằm ngoài lỗ tai của Alexandre de Rhodes và cũng nằm ngoài sự ghi chép nhất định là rất cẩn thận và nghiêm túc của Huỳnh Tịnh Paulus Của.

(Nguyễn Hưng Quốc – Viết cho ai?)

***

Dĩnh ngộ?

Dĩnh ngộ chứ không phải là “đĩnh ngộ”. Dĩnh ngộ nghĩa là có mặt mày sáng sủa, có vẻ thông minh (thường nói về trẻ em).

Ví dụ: Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh dĩnh ngộ.

(nguồn Wikipedia)

***

Bụt

Đức Phật Tổ cho rằng đạo của người là đạo “Tỉnh thức”.

“Tỉnh thức” nói theo tiếng Magadhi là Budn (tức là Bụt). 

***

Em

Không rõ từ “em” xuất hiện từ thời nào trong văn chương Viêt. Trong các truyện cổ (Trầu cau, Thiếu phụ Nam Xương, Trương Chi Mỵ Nương…) và một số áng văn nôm (Nhị độ mai, Bích câu kỳ ngộ, Phạm Công Cúc Hoa…) ngay cả một số thơ nôm (Lê Thánh Tôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tự Đức, Nguyễn Khuyến) từ “em” cũng không được dùng. Ngay cả trong thơ bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương…

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ ấy, nhưng em đây là chỉ tình chị em giữa Thúy Kiều, Thúy Vân. Chứ không với Kim Trọng hay Từ Hải, với những “anh” này thì Kiều xưng là…thiếp.

Tôi chỉ tìm thấy từ này trong bài thơ Mất ô của Trần Tế Xương nói về ả cô đầu:

Hỏi ô, ô mất bao giờ

Hỏi em, em những ậm ờ không thưa   

(Nguyễn Thùy – Nghĩ về một số từ tiếng Việt)

***

Nguôi hoai

Để diễn tả tâm sự buồn nào đó dần dần giảm nhẹ đi, chúng ta hay dùng chữ “nguôi ngoai”. Thật ra là “nguôi hoai”. Trong các từ điển cổ, “hoai” có nghĩa là phai nhạt. Nghĩa ấy, cho đến bây giờ chúng ta vẫn dùng trong chữ “phân đã hoai”. “Nguôi hoai” là từ ghép chỉ sự phai dần của một nỗi buồn, một niềm đau.

(Nguyễn Hưng Quốc – e-cadao.com)

***

Mưa phùn, mưa bụi

Đài phát thanh nói về thời tiết như sau: “Cuối tháng 6 nam Ca li có mưa phùn lất phất”.

Mưa phùn là mưa cuối đông sang xuân như gió bấc mưa phùn.

Còn cuối xuân sang hè mưa nhẹ hạt và dày gọi là mưa bụi.

(Hiếu Thiện Nguyễn Chu Hậu – Tiếng Việt, tiếng nước tôi)

***

Bờm

Ca dao có câu “Thằng Bờm có cái quạt mo…” với bờm là chữ Nôm, chữ Hán là “bần”.

Vì vậy bờm là thằng nhà nghèo. Và “bờm” không phải là tên, nên không viết hoa là…Bờm.

(Nguyễn Hữu Nhật – Tiếng Việt hay quá)

***

Tiếng Việt cổ

Xưa tiếng chỉ “cái bẫy chim” mà theo tiếng Việt cổ là từ “krập” chuyển biến theo thời gian thành từ “sập” (chim) hay “rập” (chim) trong tiếng Việt ngày nay.

***

Xóm cô đầu

–  Thái Hà: ở Hàng Giấy có xóm Đào nương, còn gọi là xóm Bình

   Khang, có trước xóm Khâm Thiên có từ năm 1915

–  Khâm Thiên: xóm cô đầu Ngã Tư Sở.

(Vũ Ngọc Phan – Hồi ký những năm tháng ấy)

***

Hàng Giấy

Nhà hát ả đào phố Hàng Giấy

(theo Trần Quốc Vương gốc gác từ đời Lê,

ông cụ Nguyễn Tuân đã dẫn Nguyễn Tuân tới đây)

***

Khâm Thiên

Ở Hà Nội còn một đường phố manh tên Khâm Thiên, sau có một thời là nơi chốn hát ả đào, cô đầu mà Tản Đà, Trần Tế Xương thường lui tới để vào văn học sử.

Thế nhưng dưới thời Hậu Lê, dó là địa điểm để cơ quan Khâm Thiên Giám làm việc, tức các quan văn xem…thiên văn cho nhà nông cầy cấy.

***

Bụt

Bụt do chữ Phạn Bouddha, có nghĩa là biết: Bụt).

Người Trung Hoa phiên dịch là Phật đà.

***

A Di Đà Phật

Trong thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có câu: “Thỉnh ông Phật tổ A-Di Đà”.

“A” có nghĩa là . “Di Đà” có nghĩa là lượng.

A Di Đà Phật là tiếng Phạn, là lời niệm mong khi viên tịch được trở về cõi cực lạc (nguyên nghĩa “vô lượng thọ Phật”).

Cũng là lời chào của những Phật tử trong giao tế.

***

Ma ha

“Ma ha” là tên một con sông ở Ấn Độ. Tương truyền các sư sãi tắm ở sông này thì tẩy hết bụi trần, trở nên thanh thản.

Trong bài Sãi vãi của Nguyễn Cư Trinh có câu “rửa bụi trần, sãi vui nước ma ha”.

***

Cà sa

Những sai lầm trong Từ điển từ ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân:

Cà sa là áo của các nhà sư tu đạo Phật, may bằng nhiều mụn vải màu khác nhau.

Ðịnh nghĩa như vậy thì đúng, nhưng soạn giả lại giải thích rằng, cà = áo thầy tu; và sa = áo thầy tu.

Sự thực thì hai chữ cà sa 袈裟.này chỉ để phiên âm chữ kasaya trong tiếng Phạn (nghĩa là áo của nhà sư). Nếu đứng tách rời nhau thì cà và sa 裟 đều không có nghĩa gì cả. 

(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)

***

Nâu sồng

Nâu sồng: sồng là một loại cây dùng vỏ nấu thành màu đỏ sẫm dùng để nhuộm vải, thường nhuộm sồng trước, sau đó mới nhuộm nâu thì vải mới bền.

***

Bụt

Đức Phật Tổ cho rằng đạo của người là đạo “Tỉnh thức”.

“Tỉnh thức” nói theo tiếng Magadhi là Budn (tức là Bụt). 

***

Diêm vương 

Những sai lầm trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân

diêm vương 閻王 


Diêm vương là vua của địa ngục, là thần chết. Ðiều này thì hầu như mọi người đều biết, nhưng diêm là gì?

Diêm là lối gọi tắt của từ “Diêm la”, mà Diêm la trong tiếng Hán là phiên âm từ Yama trong tiếng Hindu, nghĩa là vua của địa ngục.

Nhưng soạn giả lại cho rằng,”yama” là hai vua, tức là hai anh em coi địa ngục. Chúng tôi đã tra cứu các từ điển lớn của Trung Quốc, Pháp và Anh, Mỹ, đâu cũng diễn giải rằng, yama là vị thần chủ quản địa ngục trong tín ngưỡng của người Ấn Ðộ. 

(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)

***

Cửa tử

Câu : ‘’Chết một cửa tứ’’

Cửa tứ nói trại đi là… ‘’cửa tử’’

(Bút Chì – Làng Văn)

***

Chữ nghĩa…thư giãn

Đọc báo mỗi ngày tôi thấy, tôi thấy người Việt mình cáo phó, phân ưu nhiều quá thể. Mà người chết trong tro trong bụi, khi sống từng hiểu hai chữ “sắc”, “không”…

Thì cáo phó, phân ưu làm chi nữa chứ, hả giời.

Tôi xếp báo, buồn 5 phút rồi cười khan. Rồi đập vỡ mấy chai bia. Tự nghĩ tấm thân tàn đã muốn ném đi từ khuya.

Và nghĩ thêm: Sao người ta chết nhiều quá vậy ta?

(Nguyễn Tấn Trãi – Đọc báo Việt ở Mỹ)

Sinh phần

Người xưa nói rằng:

“Nhất mệnh, nhì vận, tam âm công, tứ phong thổ, ngũ độc thư”.

Ý là số phận con người còn phụ thuộc rất nhiều vào mồ mả và phước đức ông bà, tổ tiên để lại, còn chuyện học hành, cố cho lắm mà không gặp thời vận thì cũng chỉ là tên cuồng nho, mọt sách mà thôi. Xưa nay, có biết bao người dốt mà làm nên sự nghiệp.

Vì vậy các cụ ta xừ xây sẵn một sinh phần (huyệt mộ).

***

Cây tử

Cây dâu tằm ăn thì không cần tả rõ vì ai cũng biết nhưng có một cây lạ thường được nói chung khi người xưa nhắc tới cây dâu. Đó là cây tử.

Trong Kinh Thi có câu: – Duy tang dữ tử tất cung kính chỉ. – Khi thấy cây dâu và cây tử thì mình phải cung kính. Tại sao vậy? Bởi vì cây dâu, cây tử là do cha mẹ trồng. Lá dâu cho mẹ nuôi tằm dệt vải. Cây tử cha trồng ngày sanh con. Cây tử cao to lớn cứng chắc, sau hai ba mươi năm, cột nhà sẽ mục nát, con có cây sẵn mà thay. Cha mẹ già yếu sẽ chết, con có sẵn gỗ tốt mà đóng quan tài.

(Võ Kỳ Điền)

***

Phù dung, phù du

Phù là nổi lên mặt nước, còn có nghĩa khác là hư không.

Phù dung là một loại cây sống trong nước.

Lá to, hoa đỏ, trắng hay vàng.

(Lý Bạch, Vương Xương Linh cho “phù dung” là một loài sen)

Phù du là tiếng Hán, tiếng Việt là con vờ hay con vờ vờ.

Một thứ côn trùng ban ngày bay ở trên mặt nước, tối hay bay ở gần bóng đèn và mau chết.

Phù dung và phù du chỉ đời sống ngắn ngủi, vô thường.

***

Chữ là nghĩa

Hiểu sinh thì là “chếtlà do từ điển de Rhodes sai dẫn tới các văn bản của các thầy giảng sai, “rình sinh thì”, theo tự diển Pualus Của là “sắp chết”.

Một trong Tam Pháp Ấn thì vô thường theo Phật giáo là không tồn tại lâu dài (qua tứ kiếp: sinh, thành, hoại, trụ)….

Ảnh hưởng của đạo Phật, cao điểm là vào thời Trần (1226-1400), cũng cho ra nhiều cách dùng chỉ sự chết như siêu thoát, siêu sinh, vãng sinh.

***

Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết

Trong Việt Nam Văn Học Sử của Dương Quảng Hàm chép truyện cụ Trạng trình Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Tàu, gặp lúc công chúa Tàu chết, cụ đọc bài văn tế trong đó có câu “Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, nguyệt tận! Xin kính hưởng” được vua Tàu khen và đi vào văn học sử nước nhà.

Tuy nhiên theo Kiến Văn Tiểu Lục của cụ Quế đường Lê Quý Đông thì của bài thơ trên trong sách Thuyết Phu kể chuyện Dương Ức, đời Tống khi làm văn tế hòang hậu vua Tống Chân Tông là “Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết…Phụng duy thượng hưởng”.

***

Chữ là nghĩa

Chùa nhỏ nơi hẻo lánh chân núi hay cửa rừng thường gọi là Am. Ngừơi ta hay xây Am ở bên cạnh nghĩa địa để thờ vong hồn, gọi là chùa Âm hồn hay Am chúng sinh. 

Ai về nhắn với ông sư

Đừng nhang khói nữa mà hư mất đời

***

Chữ là nghĩa

Chùa nhỏ nơi hẻo lánh chân núi hay cửa rừng thường gọi là Am. Người ta hay xây Am ở bên cạnh nghĩa địa để thờ vong hồn, gọi là chùa Âm hồn hay Am chúng sinh. 

***
Sinh phần

Người xưa nói rằng:

“Nhất mệnh, nhì vận, tam âm công, tứ phong thổ, ngũ độc thư”.

Ý là số phận con người còn phụ thuộc rất nhiều vào mồ mả và phước đức ông bà, tổ tiên để lại, còn chuyện học hành, cố cho lắm mà không gặp thời vận thì cũng chỉ là tên cuồng nho, mọt sách mà thôi. Xưa nay, có biết bao người dốt mà làm nên sự nghiệp.

Vì vậy cac cụ ta xừ xây sẵn một sinh phần (huyệt mộ).

***

Pháp danh

Tu hành thì có pháp danh, khác với cái tên đã thường dùng trước khi xuất gia gọi là tục danh, cũng có khi gọi là thế danh, là tên ở ngoài đời, bởi đạo khác hẳn với đời .

Đã là pháp danh thì thường có ý nghĩa thanh thoát, không còn dính líu gì đến cuộc đời ô trọc nữa (Chân Tâm, Nguyên Thiện, Trí Tịnh , Diệu Liên …).

(Tản mạn về cái tên – Thân Trọng An)

NGỘ KHÔNG PHÍ NGỌC HÙNG (Biên Soạn)

Bài Mới Nhất
Search