T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

SỎI ĐÁ…GÓP NHẶT (8)

Không có có

Có có không

Trước là không hay trước là có

Gật đầu dấu nghĩa có hay không

Lắc đầu muốn nói không hay có

Làm thinh không có có hay không

(Bùi Giáng)

***

“xóm nhà lá”, vì phần lớn đều là những căn nhà có mái và vách ngăn làm bằng lá dừa nước phơi khô.

nhà vách ván, vách tôn. “Sang” nhất trong xóm là những ngôi nhà đóng bằng “cây” (gỗ), dẫu chỉ là gỗ tạp, còn gọi là “nhà cây”.

***

chiếc command-car (xe Nga – Vũ Thư Hiên)

***

Dao phải sắc như dao cau mới không ‘ăn’ vào thịt cà.  Đá nén cũng phải kén đá cuội to, trơ lì và nhẵn thín.  Nước muối mặn mấy cũng không thể ngấm vào.  Ngay đến vỉ nén cũng phải đan bằng giang đã ngâm kỹ, gác trên gác bếp cho ngấm bồ hóng.  Xong xuôi đặt vỉ, nén rõ chặt.  Mẹ dặn, cứ vài ngày phải xem nước có ngót không.  Cốt sao lúc nào cà cũng phải ngập nước.  Đến khi vớt ra, để bao lâu cà vẫn trắng phau, không bị thâm tái. Hoá ra phải có ‘tay’ thì cà nén mới giòn, trắng nõn và không có vị chua..

***

Làng giàu có đường lát gạch Bát Tràng xuyên qua làng

Làng nghèo đường đất mưa đi lõm bõm. Vì vậy con gái

đi lấy chồng phải nộp cheo cho làng cả trăm viên gạch vồ.

***

Và tôi (Văn Cao) viết lời bạt “Em còn nhớ hay em đã quên” này cho tập nhạc của Sơn như giữ một lời hẹn thầm chưa ngỏ, lời hẹn của một tri âm với tri âm…

Thấy tôi vẽ mà thiếu sơn, vì Sơn cũng vẽ nên hẹn khi trở lại Sài Gòn sẽ gửi ngay cho tôi. Mấy tháng sau, tôi tự thán (Văn Cao): ‘Sơn về rồi nhưng mãi không thấy…sơn đâu!

***

Nếu “Tuý” được viết là 醉, với bộ dậu 酉, nó sẽ liên hệ đến “say”.

Như “lạn tuý”say khướt, “tuý quỷ” hay “tuý hán” là bợm nhậu. (Bùi Vĩnh Phúc)

 ***

Trong loại thơ ca, hò vè cũng có thể tìm thấy nhiều câu nói lái : 
– Mắm nêm ăn với quả cà

 Vắng anh Tử Trực đâu mà biết ngon. 

(ăn mắm nêm với cà mà thiếu quả ớt thì không ngon. Ớt ? Thì tử là con, trực là ngay, con ngay > cay ngon, là ớt chứ gì nữa ! )

***

Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít

Trầu cả khay sao dám gọi trầu không.

(Trần Minh Thương – Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao Việt Nam)

***

Cô vọng ngôn chi: Cứ nói láo đi

(Tô Đông Pha – truyện Bồ Tùng Linh)

***

Dùng chung cho trái cây, người miền Nam có “trái” (người miền Bắc nói “quả”): trái chuối, trái xoài.

Riêng trứng gà, trứng vịt, Bắc nói “quả “, Nam không nói “trái” mà dùng từ “hột”; Bắc đa sự: “quả trứng gà”, Nam ngắn gọn: “hột gà”. (Ngô Nguyên Dũng)

***

Ở Nghĩa Đô có người họ Lại học được nghề làm giấy (ông Thái Luân) sắc là loại giấy dùng để viết thần sắc vua ban. Loại giấy này khi xeo xong còn phải “nghè” tức đặt trên phiến đá rồi dùng vồ đập vào giấy cho giấy được thật mịn mặt và bền.

Do đó làng này có tên là làng Nghè ở Nghĩa Đô, Hà Đông

***

luật “nhân quả”, nhà Phật gọi là nhân duyên và quả báo:

***

Kỹ sư 

Có điều lạ và bất công là phường chèo, gánh hát có cả kép hát nhưng ngôn ngữ bình dân gần như bỏ quên bọn này. Sách vở của ta chỉ đả động đến con đĩ chứ không nói đến thằng đĩ. Không biết xã hội phong kiến ngày xưa có kỹ nam không? Ngày nay thì nhiều nước có. Không những có “kỹ nam” mà còn có cả “kỹ sư!

Ấy chết, xin đừng vội hiểu lầm là các ông các bà kỹ sư là … bậc thầy của đĩ! Chữ “kỹ” (bộ thủ) của kỹ sư viết khác chữ “kỹ” (bộ nữ) của kỹ nữ.

Kỹ sư là người có tài năng, chuyên về một kỹ thuật gì. 

(Nguyễn Dư?)

***

Ngưu là…trâu

Các thầy đồ Nho học ngày xưa dậy học trò: “Ngưu là trâu, mã là ngựa”. Đó là sự hiểu lầm. Người Hoa khởi nguồn từ miền hoàng thổ khô cạn vùng Hoa Bắc, ở đó chỉ có giống bò“ngưu” nghĩa là…con bò.

Bành trướng xuốn phương nam, người Hoa mới thấy con trâu và gọi nó là “thủy ngưu” (bò nước) hay “hắc ngưu” (bò đen).

Trâu là tiếng Nôm, để viết chữ trâu, người Việt ta dùng chữ Hán viết chữ ngưu là “”, bên cạnh viết thêm chữ lâu (lâu là trên gò đất) là âm “âu” và gọi là trâu.

(Trần Quốc Vượng – Văn hóa Việt Nam)

***

Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư 

(Nghĩa đen: Trong ba người cùng đi, chắc có người là thầy ta) Như nghĩa câu trên”.

Câu trên là “Tam ngu thành hiền, ba người ngu họp lại thành một người giỏi) 

***

Ruốc: Thứ giống như tép rong tròn mình mà trắng

***

thượng điền, hạ thuỷ

***

khai môn, trấn trạch – xem long mạch, xem huyệt đất để đặt mộ cho người ta khi chết không? 

***

Khu sinh phần của mấy ông – những huyệt đất

cái thế “Bật ván thiên, chìm ván địa” nghĩa là, sớm muộn gì chúng nó cũng bị người đời đào cây đánh rễ nhà chúng nó lên

***

Cẩn chí ( chí nghĩa ghi chép)

***

Hèm là thói quen của thần đôi khi là một thói quen xấu như ăn trộm, ăn xin của thần thì được tổ chức kín đáo.

***

Bịa y như thật. Hãy bịa mạnh vào, nhưng nhớ là bịa y như thật.

(Xuân Vũ)

***

Minh Mạng: Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dựng 

(trong một đêm ngũ với 5 bà thì 3 bà có thai)

***

Đền Tú Uyên ở số 14 phố Cát Linh – Hà Nội còn có tên là đền Bích Câu là nơi thờ Trần Tú Uyên và tiên Giáng Kiều. Nghi môn của đền có chữ Bích Câu Đạo Quán trong đó chữ quán quán xá.

Phân biệt hai chữ (đạo quán nơi thờ cúng sinh đạo giáo) và (quán xánhà trọ) được sử dụng ở đền Trân Vũ và đền Tú Uyên.

(David Phùng – Sự hình thành tên Nôm một số kiến trúc tôn giáo)

***

Túy Hồng chú ý mạnh đến cách sử dụng từ ngữ và tâm lý nhân vật hơn là tìm cốt truyện và bố cục câu chuyện. Tôi chú ý thật nhiều đến đoạn kết

***

Trước 1945 vẫn thường có những người đàn ông làm nghề đi dạo thiến gà trống, chó, heo. Tiếng rao “thiến heo, thiến… đây” có khi kèm theo tiếng ống tiêu thổi đã làm cho chó chạy theo sủa vang cả xóm làng, và sản sinh ra câu mắng: “Mặt như thằng thiến…!”

Họ dùng lọ nghẹ, nghệmuối bôi lên vết mổ để cầm máu, và xong! Đôi khi vừa mới luồn tay dưới bụng, gà kêu “ót” một tiếng, lăn quay ra.

***

Kê dậu

Hai chữ Hán Việt này là chữ đồng âm và đồng nghĩa, đều chỉ con gà trống. Theo giáp cốt văn và kim văn, “kê” là chữ thuộc loại tượng hình tự. Tự hình của chữ này rất giống hình một con gà trống, trên có mào.

Chữ…đọc là dậu

Người ta thường nói: “Tôi tuổi Dậu”, để nói rằng năm sinh của người đó thuộc năm gà, vì thế, đôi khi đưa đến sự lầm lẫn cho rằng dậu…có nghĩa là gà.

Thật ra, chữ dậu là chữ thuộc loại độc thể tự. Tự hình, là hình vẽ một cái bình đựng đầy rượu, nên nghĩa gốc của dậu. Ngày xưa là rượu, nên chữ tửu mới đầu viết là dậu.

Về sau, theo cách giả tá, dậu mới biểu thị danh xưng của chi thứ mười trong mười hai địa chi: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, Dậu, tuất hợi.

(Phạm Xuân Hỳ)

***

nếu “tuý” được viết là 醉, với bộ dậu 酉, nó sẽ liên hệ đến “say”. Như “lạn tuý” là say khướt, “tuý quỷ” hay “tuý hán” là bợm nhậu.

***

cá gỗ dân Nghệ Tĩnh 

***

Ngưu là…trâu

Các thầy đồ Nho học ngày xưa dậy học trò: “Ngưu là trâu, mã là ngựa”. Đó là sự hiểu lầm. Người Hoa khởi nguồn từ miền hoàng thổ khô cạn vùng Hoa Bắc, ở đó chỉ có giống bò và “ngưu” nghĩa là…con bò.

Bành trướng xuốn phương nam, người Hoa mới thấy con trâu và gọi nó là “thủy ngưu” (bò nước) hay “hắc ngưu” (bò đen).

Trâu là tiếng Nôm, để viết chữ trâu, người Việt ta dùng chữ Hán viết chữ ngưu là “”, bên cạnh viết thêm chữ lâu (lâu là trên gò đất) là âm “âu” và gọi là trâu.

(Trần Quốc Vượng – Văn hóa Việt Nam)

***

cốn (xà ngang từ cột ra để đỡ xà dọc ở mái ngoài), hay được đặt trên đầu đao (sống mái chùa (hay đình) chạy từ đỉnh nóc chùa xuống, cong lên như hình cây đại đao (mã tấu) nên gọi là đầu đao).

***

Cắt bỏ, sửa chữa

Lỗ Tấn có 9 điều căn dặn, trong đó có một điều quan trọng nhất là “Khả hữu khả vô”, nghĩa là có cũng được, mà không cũng được. Nếu vậy nên bỏ đi cho nhẹ.

***

Khi đọc lại, các cậu nên thêm ít, bỏ nhiều. Đó là phương pháp của Anatole

Marcel Prévost đã tổng kết: “Những câu dài của ông không phải là những câu hay.” 

***

Mộ: chiều tối

(hồi chuông chiêu mộ)

(Đại Nam quốc âm tự vị – Huỳnh Tịnh Paulus Của)

***

Ông Nguyễn Công Hoan nói thêm:

– Truyện là bịa y như thật, anh nào bịa giỏi anh đó ăn.

(Xuân Vũ)

***

Lối đảo từ, đảo ngữ như vế ra trong cuộc thi do báo Trung Bắc (hai nhà nho ưa chơi chữ là Nguyễn Đỗ Mục và Dương Bá Trạc chủ trương bộ biên tập) khởi xướng:

Vợ cả vợ hai, hai vợ cùng là vợ cả

Vế đối sau đây gọi là trúng cách:

Con nuôi con đẻ, đẻ con há cậy con nuôi.

(chữ nuôi sau cùng được hai nghĩa trạng từ và động từ như vế ra).

(Khuyết danh – Tiếng Việt lý thú)

***

Văn chương

Văn chương – Văn: lời văn. Chương: từng bài.

Những gì diễn tả bằng chữ, thành câu, thành bài ghi lại những sự kiện trong đời hay do trí tưởng tượng mà ra, gọi là văn chương.

Truyện Kiều có câu: “Văn chương nết đất – Thông minh tính trời”.

***

Làm trai biết đánh Tổ Tôm

Uống chè Mạn Hảo, đọc nôm Thúy Kiều

***

Tóm lại, tùy bút là kết hợp mỗi thứ một chút của thể phiếm, bút ký, truyện ký, nhật ký, tạp ký, tạp bút, tạp luận, ký sự, truyện ngắn và thơ.  

***

Bạt

Bạt chữ Hán có hai nghĩa: rút lên, nhẩy qua.

Cũng có nghĩa là đoạn viết sau một cuốn sách.

***

Ruốc: Thứ giống như tép rong tròn mình mà trắng

(Đại Nam quốc âm tự vị – Huỳnh Tịnh Paulus Của)

***

nếu “tuý” được viết là 醉, với bộ dậu 酉, nó sẽ liên hệ đến “say”. Như “lạn tuý” là say khướt, “tuý quỷ” hay “tuý hán” là bợm nhậu.

***

cãi cọ cho ra cào cào, châu chấu bằng đầu, nhọn đầu và con tôm khác con tép thế nào.

trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy, cò mỗi con mỗi thung.

thần cây đa, ma cây gạo 

***

răng hạt huyền, răng hạt na, răng đen rưng rức

cái bát chiết yêu thót chôn

***

nơi vua ở, làm việc, nghỉ ngơi, gọi là Cấm thành. ((Tử Cấm thành?)

***

thấy dùng từ Hán Việt yên diệp 煙葉yān yè để chỉ lá thuốc leaf tobacco. Có hai chữ Hán Yên, Yên 菸yān (bộ

Thảo) là cây thuốc lá và Yên 煙yān (bộ Hỏa) là khói. Thường thì, chữ Yên 菸thường dùng để chỉ thuốc lá (cây)

và chữ Yên 煙để chỉ thuốc hút. Cho nên le tabac là Yên thảo. Nhưng đôi khi hai chữ Yên cũng dùng lẫn lộn như nhau, khó phân biệt. »

***

vãn sinh: kẻ hậu sinh

 ***

Sài Gòn một chút quán xá (x)

Khác với phố sá (s)

***

Từ điển thuật ngữ văn học gọi chơi chữ là “lộng ngữ”.

*** Cơm niêu

(khi nói “cơm niêu” nghĩa đập bể cái niêu)


Vua Tự Đức ăn uống hơi khó tính. Nồi niêu thổi cơm chỉ dùng một lần rồi đập bỏ .(1) 

(Ai ơi bưng bát cơm đầy…- Nguyễn Dư)

(1) Vua chúa Nga có trò uống rượu đập chén. Tướng tá Tây rút kiếm chém chai, tu rượu. Ta có thói ăn cháo đá bát. Nay có thêm mốt mới ăn cơm đập nồi.

***

Con cò chết rủ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma

(ca dao)
Con cò/ Cò con là đảo chữ
(Nguyên Lạc)

***

Như Lê Hữu nói : “Chữ nghĩa cần có sự sáng tạo…”, Tuy nhiên không phải muốn tạo chữ mới ra sao là tạo; phải để ý đến độc giả,

Phải để ý đến sự trong sáng của tiếng Việt: Những chữ mù mờ, tối nghĩa hoặc vô nghĩa thì không nên “sáng tạo” ra. Không nên “đố chữ”.

(Nguyên Lạc)

***

giáo thụ ở phủ

(như Giáo thụ phủ Quốc Oai, thuộc trấn Sơn Tây là Cao Bá Quát, ông đỗ thi Hương)

Đỗ thi Hương được bổ làm tri huyện.

Thi Hương với nghĩa hương là đất quê gần quê nhà

thi hương chỉ đỗ Tam trường, tức sinh đồ hay tú tài

Đặng Trần Côn đậu thi Hương, trượt thi Hội, được bổ làm Huấn Đạo.

Sau được thăng tri huyện Thanh Oai

anh nhiêu, anh khóa (thi hạch không đỗ) dậy học ở làng, là hương sư

Muốn thi Hương phải qua một kỳ thi Hạch được quan Đốc học ở tỉnh. Ai đỗ đầu kỳ thi Hạch được gọi là “Đầu Xứ”.

***

quy về, tẩu chạy, bái lạy, qụy quỳ

NGỘ KHÔNG PHÍ NGỌC HÙNG (Biên Soạn)

Bài Mới Nhất
Search