T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Hoài Nam: NHỮNG CA KHÚC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (51) – NHẠC PHÁP – Oh! mon Amour (Tình yêu, ôi tình yêu), De Senneville & Toussaint, Michaële

clip_image002

Tiếp tục giới thiệu những ca khúc nổi tiếng của nam ca nhạc sĩ Pháp Christophe được ưa chuộng trong thời “nhạc trẻ” ở Sài Gòn trước năm 1975, kỳ này chúng tôi viết về ca khúc thành công nhất, phổ biến nhất tại miền Nam VN trong số các đĩa nhạc của anh, đó là bản Oh! mon Amour, ngày ấy được Nhật Ngân đặt lời Việt với tựaTình yêu, ôi tình yêu.

Trở lại với năm 1971, năm Christophe bắt đầu hợp tác với hãng đĩa Les Disques Motors của ông bầu Francis Dreyfus, sau thành công của bản Mal (Cơn đau tình ái), một ca khúc thuộc thể loại “jazz điện tử” chúng tôi đã giới thiệu trong kỳ trước, Christophe thu đĩa thêm hai ca khúc khác, trong số đó Mes passagères (Những người đàn bà đi qua đời tôi) rất được ưa thích.

Qua năm 1972, Christophe đạt thành công rực rỡ với Oh! mon Amour (chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần cuối bài).

Cũng trong năm 1972, Christophe còn có thêm ba ca khúc nổi tiếng khác: Goodbye, je reviendrai – Main dans la main – Nue comme la mer.

Có thể nói, Main dans la main là tình khúc êm đềm (và dễ thương) nhất của Christophe, êm đềm tới mức không ít người thưởng thức lần đầu nếu không được cho biết trước sẽ không thể nào ngờ đây lại là một sáng tác của “thần tượng nổi loạn”.

clip_image004

Main Dans La Main

Je t’aime et je t’aimerai toujours
Mon presque premier amour
Ma tendresse, mon bonheur, ma douleur
Je t’enferme au fond de mon coeur

Nous serons tout deux
Comme les amoureux
Nous serons si bien main dans main
Nous serons tout deux
Comme les amoureux
Nous serons si bien main dans main
Quand? Où? Et comment le dire?
Ce grand amour qui me déchire
Je t’aime et je t’aimerai toujours
De l’aube à la fin des jours
Nous serons tout deux
Comme les amoureux
Nous serons si bien main dans main
Nous serons tout deux
Comme les amoureux
Nous serons si bien main dans main

Phụ lục (1): Main dans la main, Christophe

Trước năm 1975, Main dans la main đã được Nam Lộc đặt lời Việt với tựa Cho quên thú đau thương nhưng hiện nay, không ít trang mạng đã ghi tác giả là Phạm Duy. Đây không phải lần đầu tiên, và có lẽ cũng chưa phải lần cuối cùng, tên tuổi Phạm Duy được “gán” cho một ca khúc ngoại quốc lời Việt của một tác giả khác.

Ngày ấy, Main dans la main / Cho quên thú đau thương đã được Elvis Phương và Thanh Lan, Minh Xuân & Minh Phúc thu vào băng nhựa; sau năm 1975 tại hải ngoại, được Ngọc Lan, Minh Xuân thu vào CD, và gần đây ở trong nước, đã được Bằng Kiều & Trần Thu Hà trình bày theo một phong cách mới lạ.

Cho quên thú đau thương

Cho tôi quên đi nỗi ưu phiền cuộc đời
Cho tôi sống mãi trong tình yêu
Cho tôi mang cánh chim chiều lạc loài
Cho tôi nghe câu hát lên tuyệt vời

Cho tôi cánh lá bay, bay man mác khắp nơi
Khi em đến với tôi nhớ đôi môi này
Cho tôi mát tóc xanh, xanh như đáy mắt em
em theo hết nhớ nhung, nhớ nhung vơi đầy

Cho tôi yêu tia nắng tan dần buổi chiều
Cho tôi mơ, mơ lúc hôn người yêu
Cho tôi đi khi khói sương mù đợi chờ
Cho tôi ngân, ngân hết muôn lời thơ
Cho tôi đi những cánh mây, trôi đi khắp đó đây
Theo cơn gió ngất ngây lãng quên tháng ngày
Cho tôi chắp cánh bay như khi uống rất say
Cho quên hết đắng cay, thú đau thương này

Phụ lục (2): Cho quên thú đau thương, Minh Xuân

Qua năm 1973 – năm hoạt động mạnh nhất của anh – Christophe đã thu đĩa 11 ca khúc: Belle, La vie c’est une histoire d’amour, Les jours où rien ne va, Rock monsieur, Les paradis perdus, Mama, Mickey, Emporte-moi, L’amour toujours l’amour, La bête.

Trong số này, bản Belle (Đẹp), do Christophe vừa hát vừa đàn dương cầm, dù không được đặt lời Việt (theo sự hiểu biết của chúng tôi) rất được những người có trình độ tiếng Pháp ưa chuộng, vì lời hát thơ mộng, trữ tình…

Belle

Belle comme un matin
Après une nuit blanche
Comme une goutte d’eau
Au milieu du désert

Belle comme un silence
Après une avalanche
Comme une île déserte
Au milieu de la mer


Tu es bien trop belle
Pour entre vraie trop belle
Bien trop belle pour moi
Et pourtant tu dors près de moi
Tu es bien trop belle
Pour entre vraie trop belle
Bien trop belle pour moi
Et pourtant je vis avec toi

Belle comme une chaîne
Aux pieds d’un galérien
Comme un dernier mirage
Au milieu du désert

Belle comme un souvenir
Au milieu d’un chagrin
Comme une île déserte
Pour un perdu en mer
Tu es bien trop belle
Pour entre vraie trop belle
Bien trop belle pour moi
Et pourtant tu dors près de moi
Tu es bien trop belle
Pour entre vraie trop belle
Bien trop belle pour moi
Et pourtant je vis avec toi

Phụ lục (3): Belle, Christophe

Tuy nhiên, xét về giá trị lâu dài, Les paradis perdus (Thiên đường đánh mất) do Jean-Michel Jarre đặt lời, mới là tình khúc được đánh giá cao nhất do Christophe thu đĩa. Ngày ấy tại miền Nam VN, rất ít người chú ý tới ca khúc này nhưng ở Pháp, Bỉ, Lục-xâm-bảo, Ý, Les paradis perdus là ca khúc được ưa chuộng bậc nhất, và sau này khi nhân loại đã bước sang thế kỷ thứ 21, Les paradis perdus vẫn là ca khúc “bắt buộc” của Christophe trong các buổi trình diễn.

Một cách vắn tắt có thể viết, Les paradis perdus là ca khúc đưa ta trở về với những kỷ niệm của chốn thiên đường đã mất!

Les paradis perdus

Dans ma veste de soie rose
Je déambule morose
Le crépuscule est grandiose…mais

Peut-être un beau jour voudras-tu
Retrouver avec moi
Les paradis perdus


Dandy un peu maudit, un peu vieilli,
Dans ce luxe qui s’effondre
Te souviens-tu quand je chantais
Dans les caves de Londres
Un peu noyé dans la fumée
Ce rock sophistiqué
Toutes les nuits tu restais là

Peut-être un beau jour voudras-tu
Retrouver avec moi
Les paradis perdus

Dandy un peu maudit un peu vieilli
Les musiciens sont ridés
Sur ce clavier qui s’est jauni
J’essaie de ma rappeler les accords de
Ce rock sophistiqué
Qui étonnait même les anglais

Peut-être un beau jour voudras-tu
Retrouver avec moi
Les paradis perdus

VIDEO:

Christophe Les paradis perdus 1976 top no.1 Delphech…

Trong khi đó, ca khúc được ưa chuộng nhất tại miền Nam VN trong số 11 bản Christophe thu đĩa năm 1973 lại là La vie c’est une histoire d’amour. Nguyên nhân rất dễ hiểu: giai điệu của bản này có một sức thu hút lạ thường, chỉ cần nghe qua một lần, dù không hiểu được ý nghĩa lời hát, người ta cũng cảm thấy thích ngay.

 

la vie c'est une histoire...

La vie c’est une histoire d’amour

Malgré ce que tu penses
Je peux dire à l’avance
Que c’est la nuit qui commence
Si tu t’en vas
Que pour moi, la vie même
C’est le temps que l’on égraine
Avec l’être que l’on aime auprès de soi


REFRAIN:
Tu le sais, la vie, c’est une histoire d’amour, I love you, I need you, pour toujours.
Tu le sais, la vie, c’est une histoire d’amour, I love you, I need you, mon amour.
Quand tu as le coeur plus sage
C’est comme la fin d’un voyage
Ou simplement une page qu’il faut tourner
Tu dis que, passe les peines
Que l’on peut vivre quand même
Quelques mois, quelques semaines
Sans être aimé…
(refrain…)

Quand tu passeras la porte
Souviens-toi que tu emportes
Comme une colombre morte
Toute ma vie
Que l’adieu que tu me donnes
N’est pas reçu par homme
Qu’un bel amour abandonne et qui oublie
(refrain…)

Phụ lục (4): La vie c’est une histoire d’amour, Christophe

VIDEO:

 La vie c’est une histoire d’amour – YouTube

Trước năm 1975, La vie c’est une histoire d’amour được đặt lời Việt với tựa Tình yêu thiết tha. Hầu hết các tài liệu phổ biến trên Internet đều ghi tác giả là Lê Hựu Hà, trừ một vài trang mạng sau này ghi là Nam Lộc với tựa Một thời để chết (có lẽ để đối lại với Một thời để yêu / Les amoureux qui passent cũng của Nam Lộc chăng?)

Riêng cá nhân chúng tôi tin rằng tác giả là Lê Hựu Hà (với tựa Tình yêu thiết tha), nhưng dù sao chăng nữa, vì trong số bốn nhân vật uy tín nhất của thời nhạc trẻ – Trường Kỳ, Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng, Lê Hựu Hà – hai người đã vĩnh viễn ra đi, hai người còn lại thì không thể liên lạc, chúng tôi cũng không dám đưa ra một sự khẳng định.

Tình yêu thiết tha

Có tiếng hát cất bóng mát cho đời
có đuốc sáng ấm áp nét môi cười
có khóe mắt chiếu nắng ấm cho người
người tôi thương yêu

Sẽ đến đón những tiếng hát mỹ miều
sẽ đến thắp những đuốc sáng yêu kiều
sẽ đến chiếu ánh nắng ấm áp ban chiều
tình yêu thiết tha
Tình như tia nắng ấm lấp lánh trong đời ta
tình thiết tha cho những mùa xuân ngát hoa
tình như cơn gió buốt thấp thoáng trong đời ta
tình giá băng cho những mùa đông lãng quên
Có những chiếc ghế đá vẫn mong chờ
có những chiếc lá úa rớt hững hờ
có những tiếng cất bước rất ơ thờ
người qua trong mơ
Đã hết những lúc đứng dưới sương mờ
đã mất đáy ánh mắt biếc mong chờ
biết chất chứa nuối tiếc đến bao giờ
tình cho giấc mơ…


Phụ lục (5): La vie c’est une histoire d’amour / Tình yêu thiết tha, Minh Xuân

Với giới yêu nhạc Pháp tại miền Nam VN ngày ấy, La vie c’est une histoire d’amour Oh mon Amour, được đặt lời Việt vào năm 1974, là hai ca khúc cuối cùng của Christophe được phổ biến tại Hòn ngọc Viễn đông (trước khi xảy ra biến cố 30 tháng 4, 1975), nhưng với người yêu nhạc Pháp trên thế giới nói chung, những sáng tác được xem là giá trị nhất – chúng tôi nhấn mạnh: “giá trị” chứ không nhất thiết “ăn khách” – đều là những ca khúc thu đĩa từ năm 1974 trở về sau.

Điển hình là bản Les mots bleus (Những chữ màu xanh), cũng do Jean-Michel Jarre đặt lời. Nội dung của Les mots bleus là những lời yêu đương muốn gửi tới người con gái “biết mà chưa quen”!

Sau này, Les mots bleus đã được nhiều ca sĩ thu đĩa lại và đạt thành công đáng kể.

Tới thập niên 1980, vào tuổi “tứ tuần”, Christophe trở thành một ca nhạc sĩ “trình diễn” đúng nghĩa, vừa hát vừa đàn dương cầm hoặc ghi-ta với âm hưởng Blues, thể loại mà anh đã say mê từ năm 9, 10 tuổi; và bên cạnh những sáng tác mới của mình, chẳng hạn Succès fou, Clichés d’amour…, anh còn trình bày những ca khúc quốc tế nổi tiếng của các thập niên 1940, 1950, như Arrivederci Roma, hoặc Besame Mucho lời Pháp với tựa Dernier baiser (Nụ hôn cuối cùng)…

Năm 2003, buổi tái ngộ khán giả của Christophe tại đại hí viện Olympia, Paris, cũng là buổi vinh danh chàng ca sĩ với giải thưởng “Victoires de la musique” (Christophe đoạt vinh dự này 11 năm trước Adamo).

Năm năm sau (2008), album thứ 13 của Christophe (Aimer ce que nous sommes) đoạt giải album hay nhất của viện Académie Charles-Cros của các nhà phê bình âm nhạc Pháp.

Năm 2010, Christophe được trao tặng giải “Grand Prix de la chanson française” của Sacem (Hiệp hội các nhà sản xuất đĩa hát Pháp).

Sau hết, vào ngày 31 tháng 12 năm 2014, Christophe đã được trao tăng vinh dự cao quý nhất của Pháp quốc: tước hiệu “Ordre national de la Légion d’honneur”, tức là “được phong tước hiệp sĩ (chevalier)”, một tước hiệu được Hoàng đế Nã-phá-luân đệ Nhất ký sắc lệnh ban hành trước đó hơn hai thế kỷ (năm 1802).

Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, trình diễn và thu đĩa, Christophe còn nhảy sang cả lĩnh vực điện ảnh, với tư cách diễn viên, nhà sản xuất, hoặc nhà soạn nhạc phim, trong khoảng 20 cuốn phim truyện hoặc phim tài liệu.

Nhân tiện, chúng tôi cũng xin có đôi hàng về buổi trình diễn duy nhất của Christophe tại Sài Gòn cách đây 3 năm.

clip_image008

Christophe (2013)

Buổi trình diễn này do tổ chức từ thiện nhi đồng Poussières de Vie của Pháp tổ chức với sự hỗ trợ của tòa Tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn, diễn vào đêm 23/11/2013 tại nhà hát Hòa Bình ở Quận 10. Đây là nhà hát hiện đại nhất, và cũng là nhà hát duy nhất có sân khấu quay của Việt Nam, xây năm 1985 với 2230 ghế ngồi.

Buổi trình diễn của Christophe còn phần phụ diễn của Elvis Phương, Mỹ Linh, Đồng Lan. Giá vé gồm bốn hạng: 2 triệu đồng (VN), 1 triệu, 500.000, và 300.000.

Toàn bộ tiền bán vé đã được tổ chức Poussières de Vie sử dụng vào việc giúp đỡ trẻ em Việt Nam gặp khó khăn.

* * *

Tới đây, chúng tôi viết về ca khúc tựa đề bài này: Oh! mon Amour, do Christophe thu đĩa năm 1972. Đây không chỉ là đĩa hát thành công nhất, phổ biến nhất của Christophe trước năm 1975 tại miền Nam VN, tại các quốc gia nói tiếng Pháp hoặc chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, mà còn ở nhiều quốc gia khác trên tế giới.

 

clip_image010

Thế nhưng Oh! mon Amour lại không phải là một sáng tác của Christophe, hoặc do anh viết chung với một tác giả khác, mà của ba tác giả Paul de Senneville, Olivier Toussaint, và Michaële.

Một cách chi tiết, Oh! mon Amour do Paul de Senneville viết nhạc, Olivier Toussaint soạn hòa âm, và Michaële đặt lời.

Paul de Senneville và Olivier Toussaint là hai nhà soạn nhạc kiêm viết ca khúc, sau khi gặp nhau đã trở thành một cặp bài trùng. Ngoài Oh mon Amour, hai ông còn viết nhiều ca khúc mang lại thành công cho Dalida, Petula Clark, Michèle Torr, Hervé Villard, Claude François, Michel Polnareff… Hai ông cũng soạn nhạc đệm cho nhiều cuốn phim điện ảnh.

Năm 1976, nhạc khúc Ballade pour Adeline của hai ông đã một sớm một chiều biến chàng nhạc sĩ dương cầm vô danh 22 tuổi Richard Clayderman thành một tên tuổi quốc tế.

[Tính cho tới nay, đĩa Ballade pour Adeline của Richard Clayderman đã bán được trên 22 triệu đĩa, con số kỷ lục về dương cầm]

Về phần Michaële, sinh năm 1944, là một nữ ca nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc người Pháp gốc Ai-cập, nổi tiếng với những lời hát đẹp như thơ.

Ba tài năng chuyên biệt ấy – Paul de Senneville & Olivier Toussaint, Michaële – phối hợp lại, cùng với tiếng hát độc đáo của Christophe đã cống hiến cho đời đĩa hát Oh! mon Amour bất hủ.

Vẫn biết lời hát của Oh! mon Amour do Michaële đặt được xưng tụng đẹp như một bài thơ, nhưng cũng tương tự trường hợp bản La vie c’est une histoire d’amour, sức thu hút ban đầu của Oh! mon Amour chính là ở giai điệu, chỉ cần nghe một lần là nhớ mãi.

Oh! Mon amour

Elle a des yeux qui voient la mer
A travers la pluie qui descend
Elle fait des rêves où elle se perd
Entre les grands nuages blancs
Elle ne sait plus le jour ni l’heure
Elle a des larmes au fond du coeur
Qui lui font peur


Oh! mon amour écoute-moi
Déjà la vie t’attends là-bas
Non n’ai pas peur il faut me croire
La vie est belle même sans mémoire
Tu sais je te raconterai
Avec le temps tu comprendras

Elle n’entend pas ce que je dis
Et sa main dans ma main s’endort
Je voudrais être ce pays
Où elle s’en va chercher encore
Dans le miroir de son passé
Ce rêve qui s’était brisé
Un soir d’été

Oh! mon amour écoute-moi
Un autre monde t’attend là-bas
Non n’ai pas peur il faut me croire
La vie est belle et notre histoire
Peut continuer quand tu voudras
Et tout sera comme autrefois

Oh! mon amour ouvre ton coeur
Tu m’entendras
Pardonne le mal que je t’ai fait
Je ne te quitterai plus jamais
Oui mais demain dans mes cheveux
Je vois des soleils dans tes yeux
Oh! mon amour
Une autre vie t’attend là-bas
Je t’aime tant il faut me croire
Le monde est beau et notre histoire
Peut continuer quand tu voudras
Et tout sera…

Phụ lục (6): Oh! mon Amour, Christophe

Ở đầu bài, khi viết “Oh! mon Amour ngày ấy được Nhật Ngân đặt lời Việt với tựa Tình yêu, ôi tình yêu”, chúng tôi biết sẽ có nhiều độc giả phải ngạc nhiên, thắc mắc, bởi hiện nay tất cả mọi trang mạng của người Việt trong nước và một vài trang mạng của người Việt hải ngoại ghi tác giả phiên bản lời Việt Tình yêu, ôi tình yêu là… Phạm Duy!

Theo suy nghĩ và phân tích của chúng tôi, trong khi các trang mạng của người Việt hải ngoại vô tình ghi sai chỉ vì không chịu bỏ công tìm hiểu tới nơi tới chốn, thì việc các trang mạng trong nước ghi sai rất có thể là một sự cố tình: để khỏi phải nhắc tới tên tuổi “Nhật Ngân”, bởi cho tới nay chế độ CSVCN vẫn chưa quên cái “gốc ngụy” và ca khúc “Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?” của Nhật Ngân sáng tác sau năm 1975!

clip_image011

Xưa nay, nhắc tới Nhật Ngân (1942-2012) đa số người nghe nhạc sẽ nhớ ngay tới bản Tôi đưa em sang sông và việc cả ông lẫn Y Vũ đều nhận mình là tác giả “duy nhất” của ca khúc nổi tiếng ấy.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không muốn đi sâu vào việc đánh giá mức độ khả tín của cá nhân cũng như so sánh nét nhạc, lời hát trong những sáng tác sau này của hai nhà nhạc sĩ để đi tới một kết luận, mà chỉ đưa ra nhận định như sau: cho dù Nhật Ngân không phải là tác giả của bản Tôi đưa em sang sông, thì với hơn 200 ca khúc nhạc Việt lời Việt và khoảng 400 ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt, mọi người cũng phải dành cho ông một vị trí xứng đáng trong nền tân nhạc Việt Nam.

Đa số trong 400 ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt của Nhật Ngân đều được ông soạn sau năm 1975, một “thành tích” mà chính Phạm Duy đã phải lên tiếng ca tụng.

Từ Mưa trên biển vắng (nhạc Pháp: Je ne pourrais jamais t’oublier) tới Hạnh phúc nơi nào (nhạc Đức: So viele Lieder sind in mir), từ
Trời còn mưa mãi (nhạc Nhật: Ribaibaru) tới Máu nhuộm bến Thượng Hải, Cuộc đời phù du (Máu nhuộm bến Thượng Hải 2)… đã cho chúng ta thấy trình độ nhạc ngữ và tính cách phong phú, đa dạng trong các ca khúc ngoại quốc lời Việt của Nhật Ngân.

Phụ lục (7): Mưa trên biển vắng, Khánh Hà

VIDEO:

Ben Thuong Hai – Thai Doanh Doanh – YouTube

Số lượng ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt của Nhật Ngân trước năm 1975 không nhiều nhưng chắc chắn trong đó có hai bản The Shadow of Your Smile / Bóng tối nụ cườiOh! mon Amour /Tình yêu, ôi tình yêu.

Trước năm 1975, The Shadow of Your Smile / Bóng tối nụ cười đã được thu băng với tiếng hát Vy Vân, và sau này tại hải ngoại, được Thái Hiền trình bày trong CD Nhạc Trẻ 4 của Trung Tâm ASIA.

Phụ lục (8): The Shadow of Your Smile / Bóng tối nụ cười, Thái Hiền

Về bản Oh! mon Amour /Tình yêu, ôi tình yêu, để nói có sách mách có chứng, chúng tôi xin kèm theo bài viết này phóng ảnh bìa sau của băng nhạc “Băng Vàng Nhạc Trẻ” số 6 (Tiếng hát Thanh Lan) do ban Shotguns thực hiện năm 1974, trên đó ghi rõ tác giả bản số 6 của mặt B Tình yêu, ôi tình yêu, Oh! mon Amour là Nhật Ngân.

clip_image013

Tình yêu, ôi tình yêu

 Cuộc tình ngày đó đã ghi trong ta ôi bao nhiêu ngọt bùi, bao kỷ niệm
Rồi một thời tiếc nuối ôi xanh xao, nghe tiếc nuối xót xa vô vàn
Giờ chỉ còn nước mắt rưng rưng thôi
Bao nhiêu đêm rồi thức trắng canh trường mình ta chua xót
Anh nơi phương xa nào anh có biết
có hay tình ta nhớ thương vơi đầy
Anh ơi anh ơi ở nơi xa đó có bao giờ anh tiếc thương ngày cũ?
Đắm đuối xa xưa, khi sống gần nhau
Hay anh quên mau như cơn mơ
Kỷ niệm làm tiếng hát lên chơi vơi Ôi lung linh tuyệt vời, nghe rã rời
Kỷ niệm làm nước mắt hoen đôi mi sao vấn vương theo bên ta hoài
Này người tình hỡi có nghe không anh?
Bao nhiêu trông chờ, bao nhiêu gọi mời
Tình ta tha thiết
Em nơi phương đây, đường xưa vẫn đó, dấu chân còn đây, ngóng trông đêm ngày
Anh ơi, anh ơi, vòng tay còn ấm, môi còn say, cớ sao còn mãi, cứ mãi lênh đênh như chiếc thuyền trôi,
Trôi đi mênh mang chẳng biết khi nao, trở về bến cũ
khiến ai chờ mong, héo hon đêm ngày
Anh ơi, anh ơi ở phương xa đó, nếu mây mù giăng, nếu mưa ngập lối
Hãy nhớ nhé anh, em vẫn chờ mong,
Dang đôi tay yêu trong cơn mơ đường tình yêu
đắm say triền miên khiến ta tình ái
Cất bước lên cao, em vẫn chờ mong …
Dang đôi tay yêu trong cơn mơ đường tình yêu
đắm say triền miên khiến ta tình ái…


Vì mãi tới năm 1974, Oh! mon Amour mới được Nhật Ngân đặt lời Việt cho nên, theo ký ức của chúng tôi, Thanh Lan là ca sĩ duy nhất kịp thu băng Tình yêu, ôi tình yêu” trước khi xảy ra biến cố 30 tháng Tư, 1975.Về sau tại hải ngoại, trong số những ca sĩ thu CD bản này có Ngọc Lan, Elvis Phương, và cả Thanh Lan sau khi cô tới định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thích nhất bản do Thanh Lan hát trước năm 1975 trong “Băng Vàng Nhạc Trẻ”. Tuy chất lượng âm thanh, kỹ thuật thu âm, nghệ thuật phối khí không thể sánh với CD của thời hiện đại, nhưng có một thứ mà giới mộ điệu chỉ có thể tìm thấy trong băng nhựa này, đó là tiếng hát NGÀY ĐÓ của Thanh Lan, một thời “nữ hoàng nhạc Pháp”.

Phụ lục (9): Oh! mon Amour /Tình yêu, ôi tình yêu, Thanh Lan (pre-1975)

Phụ lục (10): Oh! mon Amour /Tình yêu, ôi tình yêu, Ngọc Lan

 

 

Hoài Nam

©T.Vấn 2016

Bài Mới Nhất
Search