T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không: Chữ nghĩa làng văn (Kỳ 228)

Chữ nghĩa làng văn

Ở Việt Nam truyện ngắn viết bằng quốc ngữ tuy chỉ mới xuất hiện hồi đầu thế kỷ nhưng đã đi hia bảy đặm. Các truyện ngắn khoảng bốn mươi năm trở lại đây có giá trị nghệ thuật không thua gì các truyện lừng danh ở những xứ đã có truyền thống truyện ngắn lâu đời. Một trong những truyện ngắn rất gợi cảm “Câu Chuyện Một Tối Tân Hôn” của Phạm Duy Tốn, rõ ràng trong điều cần được trình bày; kỹ thuật dựng truyện và cách sắp xếp điều cần thiết của một truyện ngắn theo cách thế của các truyện ngắn Pháp chớ không bắt nguồn từ truyện ngắn Việt Nam (viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán trước đó) như ‘Truyền Kỳ Mạn Lục Giải Âm’ , chữ Nôm thế kỷ XVII, hay ‘Lĩnh Nam Chích Quái’ của Trần Thế Pháp hoặc ‘Việt Ðiện U Linh’ của Lý Tế Xuyên, chữ Hán, thế kỷ XIV.

(Vài suy nghĩ về truyện ngắn – Nguyễn Văn Sâm)

Một trong triệu chứng nhận ra mình đã…”già”

Rất thích câu: “dạo này trông bác trẻ và ốm hơn năm trước”.

Chữ nghĩa làng văn

Cho đến ngày nay quan niệm truyện ngắn đã khác với lúc nó mới phát sinh. Nhiều người đồng ý như cái tên của nó, đó là một sáng tác phẩm ngắn kể lại một câu chuyện, một mảnh vụn đặc biệt của đời sống, hoặc — như quan niệm mới gần đây — chỉ là một tâm trạng không cần thành truyện, không cần đầu đuôi, không nhất thiết phải theo thứ tự thời gian.

(Vài suy nghĩ về truyện ngắn – Nguyễn Văn Sâm)

Chữ nghĩa với ca dao

Hỏi cô yếm thắm bùa đeo

Bác mẹ có bán anh mua nửa người

Anh mua từ rốn đến đùi

Từ bụng đến mặt, mặc trời với em

***

Vú em chum chúm chũm cau

Cho anh rờ thử có đau anh đền

Vú em chỉ đáng một tiền

Cho anh rờ thử anh đền năm quan

Ai đời chồng thấp, vợ cao,

Rờ vú không tới lấy sào mà quơ.    

Nón không quai như thuyền không lái

Nghĩa bóng câu thành ngữ này là có âm có dương,

đàn bà phải có chồng, đàn ông phải có vợ.

(Việt Chương – Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)

1 – Tình dục trong văn chương cổ (2)

 

Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa xây dựng những tài tử giai nhân, sẵn sàng vượt qua lễ giáo. Cả hai chị em Lan và Huệ cùng yêu say đắm công tử họ Triệu, giúp nhau cơ hội tiếp xúc với chàng, thậm chí nhường nhau trong buổi giao hoan cùng chàng, rồi cuối cùng là cùng chung “tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không còn biết Triệu là Triệu, Lan – Huệ là Lan – Huệ nữa”.

Ở một đoạn khác, tác giả còn để cho Triệu Công tử đề nghị hai tiểu thư Lan và Huệ kéo cả hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt vào cuộc và hai tiểu thư cũng đồng ý. Thế là một chàng công tử làn lượt giao hoan với hai tiểu thư, cô em trước, cô chị sau, rồi sau đó đến lượt hai cô thị nữ nữa.

Dưới đây, xin trích một vài đoạn từ bản dịch của GS. Nhà văn Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm:

“…Sinh (Triệu Kiệu) cả mừng, đưa tay vuốt ve Lan mà nói rằng:

–  Nàng hết lòng vì tôi vậy, có thể gọi là con người hữu tâm đó.

Bèn kéo Lan vào lòng, một tay kéo đùi nàng, tay kia mân mê đôi vú, cười mà bảo rằng:

–  Tuyệt thật, vừa mềm vừa ấm, hệt như thịt đầu gà”.

Một trong triệu chứng nhận ra mình đã…”già”

Hay hỏi thăm tin tức các cụ cùng tuổi xem “còn khoẻ hay không”.

2 – Tình dục trong văn chương cổ (2)

“…Lúc này lòng dục của Sinh chợt nổi lên. Chàng bước tới ôm lấy mà nói:

–  Nàng đâu có giữ lời hứa như Quý Bố, tôi đã biết rồi. Phen này tôi quyết chẳng chịu ra về không nữa.

Nói xong cố sức đẩy Huệ xuống gối. Huệ cũng không chống cự.

Trong đệm phù dung hải đường máu nhuộm, dưới chăn phỉ thúy, đan quế hương bay. Mày ngài liên hồi chớp chớp mặc cho bướm lượn săn tìm, mắt phượng lim dim mơ màng, không cấm ong bay hút mật. Xiêm màu phấp phới khác nào mưa trút hoa sen, tóc mây rối bời, hệt như gió thổi cành dương. Thật là một khắc ngàn vàng, chỉ giận đêm vui quá ngắn”.

 “…Hai nàng nhường nhau hồi lâu, Sinh không thể tự chủ được nữa bèn một tay kéo lấy vài Lan, tay kia mân mê vú Huệ, mặc sức đùa cợt trong chăn phỉ thúy, tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không biết Sinh là Sinh, Lan Huệ là Lan Huệ nữa”.

 (Hoa viên kỳ ngộ – Nguyễn Xuân Diện)

Nồi bảy quăng ra, nồi ba quăng vào

Các cụ ta xưa dùng nồi đồng để nấu cơm. Nồi nhỏ nhất là nồi một, nồi hai, nồi ba..rồi đến nồi mười (hay nồi bung).

Nghĩa bóng câu thành ngữ trên chỉ nhà đông miệng ăn, nấu bao

nhiêu cơm cũng không đủ.

(Việt Chương – Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)

Cách làm rượu Cognac (1)

Trước hết lấy rượu vang trắng đổ vào nồi lớn đun sôi cho bốc hơi. Hơi rượu chạy qua một hệ thống ống xoắn nằm trong một thùng nước lạnh. Hơi rượu nóng gặp lạnh đọng lại thành giọt và chảy vào thùng khác thành rượu khoảng 40 độ.

(nhưng phải “chưng” hay “cất” 2 lần để được 80 độ Proof)

(Nguồn: Lê Văn)

9 Ngộ chữ với Thiền (1)

Đục, trong
Chuyện khác: trong một lần giảng giáo lý Đại thừa, một vị Tổ của thiền tông kể rằng kiếp trước ông từng là một con sáo. Một bữa đang bay lượn, chợt bắt gặp một quả bầu rất to. Bèn khoét một lỗ rồi chui vào. Bảy bảy bốn chín ngày nằm trong đó, chén hết già nửa ruột bầu thì bỗng ngộ ra ba nghìn thế giới. Mừng vì đắc đạo, vị thiền sư (con sáo) bèn chui ra khỏi quả bầu rồi bay mãi, bay mãi… Bầu trời trước mắt ông như khác hẳn, rộng bao la và thơm ngát mùi hương. Tất cả, từ một sợi lông cho đến những quả núi, cánh rừng… đều được thu vào cặp mắt chỉ bé bằng hai hạt tấm của ông. Mới hay sự đắc đạo là vô cùng thoả chí. Có lẽ ông sẽ bay mãi như thế, tự do tự tại, như lai như ý không gì câu thúc, không cần phải xác định phương hướng… nếu ông không vô tình bay qua một dòng suối. Dòng suối trong veo, nhìn thấu tận đáy. Nước suối ấy có thể rửa sạch mọi thứ. Có ai ngờ nó lại “rửa” luôn cả cái tâm Phật vừa mới được nhen nhúm trong ông. Soi mình xuống dưới, thiền sư bỗng thấy mình rõ ràng đang là một… con nhặng. Vậy mà vẫn không hề kinh ngạc (đã là thiền sư thì không bao giờ kinh ngạc). Có điều đôi cánh của con nhặng lúc đó dường như cứ bị hút về một phương nào đấy không thể cưỡng nổi. Lại bay mãi, bay mãi… Cuối cùng té ra ông lại trở về đúng cái quả bầu ấy. Bấy giờ nó đã thối nhủn từ bao giờ. Con nhặng là ông bị cái mùi thối ấy hấp dẫn, lập tức lao vào thò vòi ra hút lấy hút để…

Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Bướm chim là chuyện đời thường

Chim bay, bướm lượn vấn vương suốt đời

9 Ngộ chữ với Thiền (2)

Đục, trong
Thế là toi một kiếp tu hành. Toi từ lúc nào? Thiền sư hỏi rồi tự trả lời: không phải vì ông hút phải cái thứ ruột bầu thối tha ấy. Mà toi vào đúng cái lúc ông thấy mình là một con nhặng. Kể đến đây, thiền sư chép miệng: giá như dòng suối kia đừng có trong vắt như thế, mà nó đục ngầu, thì ông đã đắc đạo ngay từ kiếp đó rồi. Và câu chuyện ấy đã giải thích tại sao con người hiện đại ngày nay không thể trở thành thiền sư.
Cũng vẫn vị Tổ ấy, một hôm muốn truyền lại y bát, bèn hỏi đệ tử thứ nhất:
“Trước mắt con là hai cốc nước, một trong, một đục. Con chọn cốc nào?”
Đệ tử thứ nhất trả lời:
“Con chọn cốc nước trong.”
Sư nhắm mắt không nói gì. Để tử thứ nhất lui ra. Đệ tử thứ hai vào. Thiền sư vẫn hỏi câu ấy. Đệ tử thứ hai trả lời:
“Con chọn cốc nước đục.”

Sư lại nhắm mắt không nói gì. Đến lượt đệ tử thứ ba. Nghe xong câu hỏi, đệ tử thứ ba lặng im hồi lâu. Sư hỏi:
“Sao con không trả lời?”
Đệ tử thứ ba bảo:
“Con không phân biệt được thế nào là trong, thế nào là đục…”
Sư liền trao ngay y bát.

Mống

Mống: dại

(khôn sống mống chết)

(Tự điển tiếng Việt cổ – Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)

 Đất lề quê thói với phong tục cổ truyền

Quỷ nhập tràng

Đó là hiện tượng xác chết tự nhiên bật dậy. Hiện tượng này rất hiếm nhưng đã xảy ra, do đó trong phong tục đã có sự kiêng cự để phòng xa, gọi là “Quỉ nhập tràng” nhưng thực ra không có ma quỷ nào nhập vào xác chết.

Nguyên nhân:

Do điện âm tích tụ trong thi thể người mới chết chưa kịp thoát ra hết, gặp phải luồng điện dương cực mạnh cuốn hút. Xác chết tự nhiên bật dậy là do sự cuốn hút bởi một ngoại lực có cảm ứng điện trường.

Vì vậy theo quan niệm dân gian, khi trong nhà có người mới chết kiêng cự nhất là không để cho con mèo bất thần nhảy qua xác chết (người ta phải canh giữ, phải nhốt mèo lại). Đã có trường hợp, chén rượu hắt văng vào xác chết, giọt nước mắt có hơi ấm nhỏ vào xác chết cũng tạo thành luồng khí, có thể cuốn hút xác chết bật dậy nhưng ngã xuống ngay tức thì.

Hiện tượng xác chết đuổi theo người sống: Xác chết không thể bước đi được mà do hơi nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân bằng khi xác chết ở tư thế đứng song song với người sống. Việc dỡ ngói hay tranh trên mái nhà để ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào cũng nhằm triệt tiêu hiện tượng cuốn hút đó.

Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Trong tiếng Việt, có những từ ngữ hoặc địa danh nếu có người hỏi nguồn gốc của những từ ngữ ấy từ đâu thì chúng ta đành bó tay; chẳng hạn trong một bài ca dao:

Nước không chưn sao kêu nước đứng?

Cá không giò sao gọi cá leo?

Ghe không tay sao kêu ghe vạch?

Bánh không cẳng sao gọi bánh bò?…

(Lê Trung Hoa – Hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ)

2 Việt Điện U Linh Tập

Theo nhà biên khảo Hòang Xuân Hãn, Lý Tế Xuyên là quan Thủ Đại Tạng Kinh Trung Phẩm Phụng Ngự cuối đời nhà Lý. Đầu thế kỷ 14 nhà Trần, phụng mệnh vua, để giữ hương hoả bất tuyệt, ghi chứng tích các vị thần qua đền miếu, khảo dị qua Giao Châu Ký của Triệu Xương, Tăng Cổn và cả Tam Quốc Chí nữa. Qua chức vụ ấy, như ông từ giữ đền, giữa u tịch cổ sơ, ông sưu tra tư liệu, đọc và ghi lại trong Việt Điện U Minh tập (1) với hậu ý  mong trừ dâm thần, tà quái, yêu ma, vọng quỷ trong dân gian.

(1) Những sách thuật u linh hoang đường như Việt Điện U linh TậpLĩnh Nam Chích Quái thuật lại những chuyện thần thoại ở bên Tàu, ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh được gọi là Lĩnh Nam, phía nam nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc.

(Nguồn: Lê Hữu Mục: Lĩnh Nam Chích Quái – 1959 & Việt Điện U Linh Tập 1960)

Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Đấu tranh tức là đánh trâu, nhưng đánh trâu rủi

bị trâu đánh thì biết tránh đâu.

Tưng tửng và tửng

Tưng tửng và tửng khác nhau thế nào?

Tưng tửng thì gọn, chứ không phải gọn lỏn, và do đó tương đối ít khi gây bất ngờ.

Tưng tửng là nét điển hình trong phong cách dân dã miền Nam.  Người viết văn khai thác nó để tác phẩm mình có một thứ duyên không thấy trong tác phẩm ở miền Bắc hay miền Trung. 

Còn tửng là tưng tửng “đậm”, có tính ngoại lệ, chỉ thấy ở một số rất ít người Nam. Các tác giả truyện kịch Nam khai thác tửng để tác phẩm mình có nhân vật độc đáo hay để gây tác dụng hài.

(Về nội dung của tưng tửng hay tửng, còn một nghi vấn: liệu trong đó có cái thái độ coi nhẹ, xem thường, như từ điển định nghĩa hay không?  Nếu có, tưởng cũng không đáng ngạc nhiên lắm, vì điều kiện sống tương đối rất dễ dàng ở miền Nam có thể đã làm cho con người ta trở nên ít nhiều bất cần…)

(Tưng tửng và tửng – Thu Tứ)

Chữ nghĩa làng văn (1)

Tôi (Đỗ Quyên) không đồng ý với Trần Hữu Thục rằng:

“Nói cho rõ ràng ra, thơ của Bùi Giáng dở. Trừ một số câu thơ hay nhưng chưa hẳn là rất hay, còn lại hầu hết thơ ông đều dở”.

(Cái hay cái dở ăn ở thơ Bùi Giáng – Đỗ Quyên)

Chữ nghĩa làng văn

Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam: Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi.

Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938, nhà ngữ học người Ba Lan Prilusky với Maspéro. Từ khảo cứu của họ, Prilusky và Maspéro cùng quan điểm với H. Frey.

Tuy nhiên, viện Viễn Đông Bác Cổ không chấp nhận lập luận này.

Nợ như tổ đỉa

Tổ đỉa: không phải tổ con đỉa mà là một loại cây mọc cạnh bờ ao,

lá xơ xác. Người ta ví câu này với người nghèo nên mang nợ.

(Việt Chương – Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)

Ngộ  Không

(Sưu Tập)

©T.Vấn 2022

Bài Mới Nhất
Search