T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

NHÂN VẬT (3)

“Ba Tàu” huyễn sử

Sự việc khiến người Việt gọi người Hoa là Ba Tàu xảy ra vào khoảng năm 1807, (hoặc chậm lắm là vào năm 1820, khi vua Minh Mạng lên ngôi). Đó là kết quả một lệnh dụ kỵ húy do vua Gia Long ban ra: cấm cả nước nói từ Hoa!

Hoa là tên bà Hồ Thị Hoa, là vợ vua Minh Mạng. Một năm sau, bà sinh ra vua Thiệu Trị. Sau khi sinh con được 13 ngày, bà qua đởi. Vua Gia Long rất thương tiếc đứa con dâu yểu mệnh, bèn ban chỉ dụ cho quan lại và bá tánh trong nước kiêng tên Hoa của bà.

Theo lệnh kỵ húy này, cửa Đông Hoa của Huế đổi thành cửa Đông Ba..

Ba là thay cho từ Hoa trong sự kỵ húy đó.

Từ Hoa được thay bằng từ Ba, nhưng gọi người Hoa thì ai cũng hiểu, trái lại gọi người Ba thì vừa lạ hoắc vừa vô nghĩa, chẳng ai biết đó là gì. Họ vốn là người Tàu. Thế thì gọi luôn Ba Tàu, mà không cần giải thích gì thêm, ai cũng biết.

(Thiếu Khanh)

***

Thời kỳ lọan lạc Nam Bắc phân tranh vào giữa thế kỷ 17, quân nhà Nguyễn gốc Gia Miêu (Thanh Hóa) vượt sông Gianh tiến vào Nghệ An. Sau đó vì chiết trận, họ quân nhà Nguyễn phải tiệt thóai khỏi Nghệ An. Họ mang theo một số tù binh và dân vào vùng Trung Nam. Trong số người bị bắt buộc phải di dân ấy ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) có ông tổ 4 đời của Nguuễn Huệ gốc họ Hồ. Những người họ Hồ ấy, sau do lệnh của chúa Nguyễn di cư vào vùng Vijaya của Chàm tức đất Tây Sơn với sông Kôn (sông Côn) ở Bình Định sàu này.

***

Từ Thanh Hóa, họ Hồ di dân vào Nghệ An có ông tổ 4 đời của Nguyễn Huệ. Có thể cùng họ với Hồ Quý Ly, vì con cháu của Hồ Hán Thương đã lánh nạn vào đây. Những người họ Hồ ấy, do lệnh của chúa Nguyễn di dân vào Bình Định có Hồ Phi Phúc. Ông này lấy vợ tên Nguyễn thị Đồng, người xã Phù Lạc, gần trang trại Tây Sơn. Hồ Phi Phúc đặt tên 3 con theo họ vợ là: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

***

Theo gia phả của họ Hồ ở Nghệ An, đời thứ 11, Hồ Phi Phúc (đổi ra họ Nguyễn) sinh Nguyễn Huệ. Cũng đời thứ 11 Hồ Phi Diễn sinh Hồ Xuân Hương. Vì vậy Nguyễn Huệ và Hồ Xuân Hương là hai anh em cùng chung ông tổ 5 đời là Hồ Thế Anh.

Hồ Phi Tiến căn cứ gia phả của họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An cho rằng kể từ Hồ Hồng là người khai cơ lập nên họ Hồ ở Quỳnh Đôi thì đến Hồ Phi Phúc là đời thứ 11. Hồ Phi Phúc (đổi họ Nguyễn) sinh Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Đời thứ 11 Hồ Phi Diễn sinh Hồ Xuân Hương. Vậy nếu xem Hồ Hồng (1) là thủy tổ (đời thứ nhất) ở Quỳnh Đôi thì đến Hồ Xuân Hương là thuộc đời thứ 12; Nguyễn Huệ đời thứ 12. (Hồ Xuân Hương và Nguyễn Huệ cùng chung ông tổ 5 đời là Hồ Thế Anh).

(Nguyễn Cẩm Xuyên)

(1) Hồ Tông thế phả do Hồ Sĩ Dương soạn, hậu duệ chép bổ sung;

Hồ gia thực lục-bản chi thế thứ tục biên của Hồ Phi Hội (1802-1875; người cùng thế hệ với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Huệ); Án sát Hồ Trọng Toàn (1801-1864); Hồ Quỳnh gia phổ của chi Hồ Phi Tích; Phả ký tộc Trung chi II họ Hồ Quỳnh Đôi (ghi phả hệ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu Nghệ An từ đời ông tổ đầu tiên là trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống vào thế kỷ thứ 10.

Sau đó có một khoảng thời gian 300 năm, tộc phả này bị thất truyền rồi lại tiếp tục được chép từ năm 1314 khi ông Hồ Kha từ Quỳ Trạch (Yên Thành) về Quỳnh Đôi xem địa thế và giao cho con là Hồ Hồng ở lại khai cơ lập nên làng Quỳnh Đôi.

***

Người con với Đào Cần và Dương Khuê ấy được đặt tên là Dương Tự Nhu. Khi chia tay Đào Cần không được đem con đi mà phải để lại trong nhà cho người cô ruột chăm bẵm, dạy dỗ học hành đỗ đạt sau được bổ làm quan Tri Phủ Vĩnh Tường (sau ông phủ Vĩnh Tường Phạm Viết Ngạn – Hồ Xuân Hương ((Phan Ngọc Khảnh)

***

Chúng tôi rủ ông đến quán lòng lợn tiết canh đầu chợ Đuổi, ông đồng ý ngay, nhưng nhắc là nên mua rượu ở quán cạnh bến xe Kim Liên, loại rượu gạo ông thường uống. Quán đông quá, chúng tôi mượn một cái chiếu trải vào túp lều tranh bỏ trống bên cạnh. Cứ ngồi xếp bằng mà uống rượu và hút thuốc lào như ở làng ở xã. Người ra vào chợ đông đúc, ồn ào, hình như cũng không ai biết ông già ngồi quán bình dân này là Văn Cao tác giả Quốc ca. (nguồn Nguyễn Trọng Tạo)

***

Tối hôm đó, ông hẹn mấy người về nhà ông uống rượu. Tôi và Kha tới thì đã thấy Văn Cao đang ngồi cùng Trịnh Công Sơn và Cao Xuân Hạo. Ông nhờ tôi sang gọi Trần Dần bên kia đường Vũ Lợi. Ông bảo: “Có thêm Trần Dần nữa mới vui”. Tôi đến nhà Trần Dần mời ông qua nhà ông. Trần Dần tới chỉ lặng im uống.

Chỉ đến khi nghe Trịnh Công Sơn hát, ông mới nheo mắt cười cười, buột ra mấy tiếng: “Tiểu quỷ! Mày là tiểu quỷ!”, rồi cũng chẳng giải thích gì thêm. *

* Nếu có giải thích thì chuyện là Trịnh Công Sơn ra Hà Nội tới nhà Văn Cao nói chuyện nhạc và hội họa. Vì Văn Cao là họa sĩ vẽ tranh sơn dầu mà không có “tube” màu để vẽ, Trịnh Công Sơn nói khi về Sài Gòn sẽ gửi mươi “tube” biếu Văn Cao. Trịnh Công Sơn về rồi biệt tăm luôn. Văn Cao nói với Trần Dần: “Trịnh Công Sơn nhưng không có…sơn”

***

Hồ Phi Tiến căn cứ gia phả của họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An cho rằng kể từ Hồ Hồng là người khai cơ lập nên họ Hồ ở Quỳnh Đôi thì đến Hồ Phi Phúc là đời thứ 11. Hồ Phi Phúc (đổi họ Nguyễn) sinh Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Đời thứ 11 Hồ Phi Diễn sinh Hồ Xuân Hương. Vậy nếu xem Hồ Hồng (1) là thủy tổ (đời thứ nhất) ở Quỳnh Đôi thì đến Hồ Xuân Hương là thuộc đời thứ 12; Nguyễn Huệ đời thứ 12. (Hồ Xuân Hương và Nguyễn Huệ cùng chung ông tổ 5 đời là Hồ Thế Anh).

(Nguyễn Cẩm Xuyên)

(1) Hồ Tông thế phả do Hồ Sĩ Dương soạn, hậu duệ chép bổ sung;Hồ gia thực lục-bản chi thế thứ tục biên của Hồ Phi Hội (1802-1875; người cùng thế hệ với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Huệ); Án sát Hồ Trọng Toàn (1801-1864); Hồ Quỳnh gia phổ của chi Hồ Phi Tích; Phả ký tộc Trung chi II họ Hồ Quỳnh Đôi (ghi phả hệ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu Nghệ An từ đời ông tổ đầu tiên là trạng nguyên Hồ Hưng Dật vào thế kỷ thứ 10.

Sau đó có một khoảng thời gian 300 năm, tộc phả này bị thất truyền rồi lại tiếp tục được chép từ năm 1314 khi ông Hồ Kha từ Quỳ Trạch (Yên Thành) về Quỳnh Đôi xem địa thế và giao cho con là Hồ Hồng ở lại khai cơ lập nên làng Quỳnh Đôi.

***

Năm 1964, Lê Văn Trương mất tại một căn nhà ở hẻm Bùi Viện, Sài Gòn 

***

***

NGỘ KHÔNG PHÍ NGỌC HÙNG (Biên Soạn)

Bài Mới Nhất
Search