T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Phạm Doanh: Vài nhận định về đề xuất "cải tiến" tiếng Việt của Bùi Hiền

clip_image002

Về đề xuất cải tiến chữ Việt của PGS (trong nước) Bùi Hiền đã có nhiều ý kiến phê bình, nghiêm túc có, châm biếm có như “Em nắm chặt anh = Em nắm cặt an’” hay “Trần anh Chức=Cần an’ Cứk” v..v..

“. . .Bùi Hiền cho rằng trải qua một thời gian dài chữ quốc ngữ hiện đã bộc lộ nhiều bất hợp lý nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng.

Ông kiến nghị phương án cải tiến chữ viết như bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái Tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin là F, J, W, Z.  Đồng thời thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Ông cho rằng chữ được cải tiến sẽ giúp học sinh không còn nỗi ám ảnh viết sai chính tả, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và vật tư khác.

(Trích Toàn bộ đề xuất cải tiến chữ viết ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’-Vienamnet.com)

Ở đây, người viết muốn nêu vấn đề một cách nghiêm chỉnh để giúp độc giả có cái nhìn khách quan hơn về cái gọi là “đề xuất cải tiến chữ Việt” này.

1. Ch và Tr thay bằng C
Chỉ một điều này cho ta thấy ông BH thiếu chiều sâu về phonetics. Đây là hai âm hoàn toàn khác nhau mà ông BH gộp vào làm một; có lẽ vì ông BH là người miền Bắc nên không phát âm đúng phụ âm kép “tr” như câu “trăm con trâu trắng nằm trong bụi tre” mà có lẽ ông BH đọc thành “chăm con châu chắng nằm chong bụi che” (có nơi “tăm con tâu tắng nằm tong bụi te”) trong khi người miền khác như trong Nam không có khó khăn này. Dĩ nhiên vấn đề phát âm sai không quan trọng vì mỗi giọng địa phương mang bản sắc đặc thù của từng vùng nhưng thật là điều nghịch lý khi áp đặt cái phát âm sai của miền Bắc lên toàn quốc bằng cách gom 2 âm khác nhau thành một và thay thế bằng một mẫu tự (C), một phụ âm la tinh mà chỉ có hai cách phát âm hợp lý được công nhận và phổ biến trong hầu hết mọi ngôn ngữ xử dụng mẫu tự này:

a) C mềm phát âm như s khi đứng trước âm i,e,y thí dụ như civil, certain, cyber trong tiếng Anh (E) hay tiếng Pháp (F).
Trong tiếng Việt c không dùng theo cách này, thay vào đó là s như sinh, sĩ, se/sẽ/sẻ, suy hay x như xinh (đẹp), xe (ô tô), xu (hào) (V)

b) C cứng đồng âm với k khi đứng trước âm a,o,u như cake, cock, cute (E) hay cas, compte, couper (F) và canh, co, cu (V)
cách đang dùng mẫu tự c theo lối thứ hai hoàn toàn phù hợp với IPT International Phonetics Transcription.
Ngoại lệ: Caesar (E), ça (F)

Ghi chú:
1) C mềm trong Spanish tại nước Tây Ban Nha đọc hơi khác (hơi giống âm th của English trong “think”) nhưng sang đến châu Mỹ La tinh thì lại thành s như trong (a) ở trên.
2) C mềm trong tiếng Đức cũng không thông dụng, thay vào đó là z, một phụ âm kép của t+s như zum (đọc tsum), zusammen (đọc tsuzammen)
C cứng trong tiếng Đức rất ít ngoài những chữ gốc nước ngoài, âm c cứng được ký âm bằng K như trong (b) ở trên.

Ngoài vấn đề “ch” không thể phát âm như “tr” thì “ch/tr” cũng không thể được thay bằng “C” như trong những thí dụ châm biếm đã nêu. Một người ngoại quốc học tiếng Việt sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đọc cho đúng “ăn chắc = ăn cắk” hay “trực chỉ = cực cỉ” theo đề nghị của BH.

Như đề xuất thay nh bằng n’ ma` theo ông BH cho biết là chưa có chữ thích hợp hơn; Cái quái thai n’ cho thấy tầm ngoại ngữ của ông BH rất giới hạn. Trong tiếng Tây Ban Nha có mẫu tự “ñ” về phonetics có thể thay cho nh ở đầu chữ. (Có thể nhưng không cần thiết phải thay), dù sao thì “ñ” vẫn tốt hơn là n’. Cũng như thế trong tiếng Tiệp có mẫu tự “č” về phonetics có thể thay cho ch. (Có thể nhưng không cần thiết phải thay), dù sao thì “č” vẫn tốt hơn là “c”, do đó:
“ăn chắc sẽ thành ăn “čắk” hay “trực chỉ = čực čỉ” và “có chức = có čứk” sẽ không bị nhạo báng là “có cức”.
Xin nhắc lại là “č” và “ñ” chỉ là thí dụ cho một lựa chọn tốt hơn chứ không phải là nên dùng. Có vẻ như ông BH không biết có “č” và “ñ”.

Không cần đề cập đến cái sai về phonetics kiêm chính sách áp đặt một giọng địa phương lên cả nước, ngay cả những đề nghị hợp lý được đưa để cải tiến tiếng Anh vốn là một ngôn ngữ viết một đằng đọc một nẻo như thay c mềm bằng s và c cứng bằng k cũng không được sự đồng tình vì ngôn ngữ viết ngoài cách phát âm còn có vẻ đẹp (aesthetics) của nó, ta hãy xem nếu thay c bằng s/k và tiếp tục

“Sertainly, this will be a selebrated improvement from virtually everyone’s perspective. This should klear up konfusion and keyboards kan now have one less letter.
A growing publik enthusiasm is expekted in year 2  when the troublesome ‘ph’ is replaced with the fonetically simplified ‘f’.
This will reduse the labor intensity of spelling ‘fotograf’ by a full 20%.
In the 3rd year, publik akseptanse of the new spelling kan be expekted to reach the stage where more komplikated changes are possible.
Governments will enkourage the removal of double letters, which have always ben a deterent to akurate speling.
Also, al wil agre that the horible mes of the silent ‘e’s in the language is disgrasful and that the combined European language should eliminat them.
By year 4, peopl wil be reseptiv to lingwistik korektions such as replasing
‘th’ with ‘z’ (saving stil mor keyboard spas).
During ze fifz year, ze unesesary ‘o’ kan be dropd from words kontaining ‘ou’ and similar changes wud of kors be aplid to ozer kombinations of leters.
After ze fifz year, we wil hav a reli sensibil riten styl. Zer wil be no mor trubls of difikultis and evriwun will find it ezi to understand ech ozerâl
ZE DREM WIL FINALI KUM TRU!!! WE WIL AL SPIK LIK EUROPEANS !!

Đây không phải là chuyện nhìn không quen mắt và bớt được một vài chữ cái trong bảng mẫu tự và trên bàn phím nhưng những “cải tiến” tuy hợp lý nhưng không cần thiết đã mang lại một sự “hiếp dâm” ngôn ngữ.
Xin lưu ý tiến trình dẫn đến cái quái thai tiếng Anh như trên rất hợp lý về phonetics, thiết nghĩ ông BH đủ tiếng Anh để đọc. Sau đây là nguyên văn chưa “cải tiến”:

“Certainly, this will be a celebrated improvement from virtually everyone’s perspective. This should clear up confusion and keyboards can now have one less letter.
A growing public enthusiasm is expected in year 2 when the troublesome ‘ph’ is replaced with the phonetically simplified ‘f’.
This will reduce the labor intensity of spelling ‘photograph’ by a full 20%.
In the 3rd year, public acceptance of the new spelling can be expected to reach the stage where more complicated changes are possible.
Governments will encourage the removal of double letters, which have always been a deterrent to accurate spelling.
Also, all will agree that the horrible mess of the silent ‘e’s in the language is disgraceful and that the combined European language should eliminate them.
By year 4, people will be receptive to linguistic corrections such as replacing
‘th’ with ‘z’ (saving still more keyboard space).
During the fifth year, the unnecessary ‘o’ can be dropped from words containing ‘ou’ and similar changes would, of course, be applied to other combinations of letters.
After the fifth year, we will have a really sensible written style. There will be no more troubles of difficulties and everyone will find it easy to understand each other.
THE DREAM WILL FINALLY COME TRUE!!! WE WILL ALL SPEAK LIKE EUROPEANS !!

Luận điệu tiết kiệm 8% giấy mực ông BH đưa ra rất nực cười, nếu vậy sao ta không dạy teen chat writing (LOL, kô = “không”, ntn = “như thế này” ) hay tốc ký cho mọi người?

2.- Đ thay bằng D, để dọn đường cho D,GI,R thay bằng Z

Ta tạm chấp nhận Đ thay bằng D vì đa số ngôn ngữ gốc La tinh không có Đ nhưng R không thể coi như là D hay GI vì “Rầu rỉ râu ria ra rậm rạp, rờ răng răng rụng rờ rún rún rung rinh” không thể viết thành “Zầu zỉ zâu zia za zậm zạp, zờ zăng zăng zụng zờ zún zún zung zinh” chỉ vì ông BH phát âm theo giọng Bắc không chuẩn. Vả lại âm “Z” không hoàn toàn giống âm “D” hay “GI”, âm “Z” được cấu tạo bằng hàm răng nghiến lại và rít qua kẻ răng như giọng Bắc, người miền khác như trong Nam phát âm “D” hay “GI” nhẹ nhàng hơn. Cứ cho là tạm chấp nhận “D/GI” thành “Z” nếu bỏ qua yếu tố vẻ đẹp (aesthetics) của ngôn ngữ đi, nhưng trăm lần, ngàn lần không thể cho R thành Z được.
Nhắc lại, không phải cái gì được nhưng không cần thiết là nên làm, “záo zụk” nhìn rất là vô giáo dục .
“Vết chim gi” = “Vết chim Z”?
Điều này cũng đúng cho PH=F dù theo phonetics hoàn toàn giống nhau, TT Nguyễn Xuân Phúc chắc không vui khi được viết là Fúk, ông BH chắc biết fuck trong tiếng Anh là gì chứ ?

3.- C/Q/K thay bằng K
Vô nghĩa, chẳng mang lại lợi ích gì nhưng chỉ làm rối thêm như kủa (của) và kuả (quả).

4.- G/GH thay bằng G
theo IPT thì G đứng trước i va` e được đọc thành “j”
vì thế nên ta có gorgeous (gorjes)
và ghi, ghe đọc thành “gờ”
Thay đổi vô nghĩa, chẳng mang lại lợi ích gì nhưng chỉ làm rối thêm với “gi/ge”

5.- NG/NGH thay bằng Q
đây là thay đổi lố bịch nhất của một kẻ tâm thần vì nó thách đố ngôn ngữ học, chữ ca’i “Q” không có căn bản phonetics nào ở đây cả, chỉ là kết quả của kẻ vô công rồi nghề, đổi để mà đổi như cho thỏa mãn cá nhân thế thôi. Cả hệ thống ngôn ngữ sử dụng chữ Q theo một quy ước về phonetics trừ Trung Quốc. Mang chữ Q què quặt (vì không có u đi theo) vào Việt ngữ làm sự nghi ngờ tay sai văn hóa cho Tàu lạ càng tăng.

6.- TH thay bằng W
đây cũng là thay đổi lố bịch của một kẻ tâm thần vì nó thách đố ngôn ngữ học, chữ ca’i “W” không có căn bản phonetics nào ở đây cả, chỉ là kết quả của kẻ vô công rồi nghề, đổi để mà đổi như cho thỏa mãn cá nhân thế thôi.

7.- KH thay bằng X
tại sao? chỉ có trong Spanish thì “X” pha’t âm gần giống KH; Mexico = Mê hi cô
Trong các ngôn ngữ như English X pha’t âm như Z (Xenophobia, Xylophone).

Tóm lại đa số thay đổi do ông BH đề xuất hoặc vô ích, vô nghĩa hay thiếu căn bản về ngôn ngữ học và ký âm học. Loại chữ nghĩa này phải nói là một sự hiếp dâm, làm băng hoại tiếng Việt. Theo như thân thế và sự nghiệp của ngài PGS-TS này thì ông BH ở ca’i tuổi trên 80 gần đất xa trời ma` lu’c nào cũng là Phó, Phó Giáo Sư, Phó Viện Trưởng, Hiệu Phó. Trong cơ cấu XHCN Phó la` những chức vị ngồi chơi xơi nước, không biết ông BH có khi nào làm Trưởng trong đời chưa? Có lẽ ông có tham vọng đưa ra một nghiên cứu may ra cuối đời được chức Giáo Sư.
Đề nghị Bộ phong hàm GS cho ông BH rồi thiêu hủy cái quái thai nghiên cứu bá lơ này để ông đừng trở thành tội đồ văn hóa dân tộc.

Pham Doanh

Ghi chú thêm của người viết:
D/GI thay bằng Z, NGH thay bằng NG và PH thay bằng F không phải từ công trình nghiên cứu 40 năm của BH, việc này HCM đã làm từ lâu. BH chỉ lập lại để mong kiếm hậu thuẫn của những hạng người nâng bi như ông ta.

Đáng chú ý: HCM hầu như dùng dấu ngã cho mọi chữ, có lẽ BH sẽ đề nghị bỏ hỏi/ngã luôn mà chỉ còn 1 âm ngã như tiếng Tàu.

Dưới đây là trích đoạn di chúc của HCM được công bố năm 1969 với chữ ký xác nhận của Lê Duẩn (15-5-1965)
DI CHÚC HỒ CHÍ MINH

VIỆT NAM ZÂN CHŨ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự zo – Hạnh fúc
—000—


Trước hết nói về Đãng – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một zạ fục vụ zai cấp, fục vụ nhân zân, fục vụ Tổ quốc… Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần fãi zữ zìn đoàn kết nhất trí của Đãng như zữ zìn con ngươi cũa mắt mình.Trong Đãng thực hành zân chũ rộng rãi, thường xuyên và ngiêm chĩnh tự fê bình và fê bình là cách tốt nhất đễ cũng cố và fát triễn sự đoàn kết và thống nhất cũa Dãng…

Zù sao chúng ta fãi quyết tâm đánh zặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng zặc Mỹ, ta sẽ xây zựng hơn mười ngày nay!

Zù khó khăn zan khỗ đến mấy, Nhân zân ta …

Xem nguyên văn bản di chúc viết tay của HCM (có chứng nhận của Lê Duẫn ngày 15/5/65):

 

 

 

 

©T.Vấn 2017

Bài Mới Nhất
Search