T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

T.Vấn: Lời cám ơn muộn màng

clip_image002

Vị Postmaster của Bưu Điện Wichita đang tuyên dương Tiến Sĩ Trần Anh trong buổi lễ kỷ niệm ngày Á Châu tháng 7 năm 2004.

1.

Cả hội trường đầy ắp người. Họ im lặng, chăm chú nhìn người phụ nữ nhỏ nhắn, tha thướt trong chiếc áo dài Việt Nam màu trắng, đứng rất điềm tĩnh trên bục thuyết trình. Chị không còn trẻ nữa, nhưng vẫn phảng phất trong cung cách nét đẹp của một thời con gái. Chị được mời làm diễn giả (key speaker) trong một chương trình hàng năm của sở Bưu Điện thành phố nhằm cổ võ sự hiểu biết lẫn nhau trong một môi trường làm việc đa dạng với nhiều sắc dân đến từ nhiều nơi trên thế giới. Cử tọa phần lớn là người Mỹ, lẫn lộn trong đó có vài mái tóc màu đen. Họ là những di dân từ Việt Nam, Trung Hoa, Kampuchia, Đại Hàn. Tôi nhìn đám cử tọa đông đúc, nhìn người phụ nữ tuy khép nép trước bao con mắt chú mục vào mình, nhưng vẻ tự tin bộc lộ rất chững chạc. Chứng tỏ, đây không phải là lần đầu tiên chị xuất hiện trước đám đông, dù đám đông ấy là những người khác ngôn ngữ, khác những thói quen văn hóa, kể cả khác biệt về lề thói suy nghĩ, làm việc.

Bằng một động tác rất thùy mị của người phụ nữ Việt Nam, chị cúi đầu chào cử tọa, và cất tiếng tự giới thiệu về mình và về đề tài chính sẽ được thảo luận bằng thứ tiếng Việt thật chuẩn xác, chậm rãi như để cho người nghe có thì giờ hiểu được những gì chị muốn truyền đạt đến cử tọa. Sau một tích tắc ngạc nhiên, tôi hiểu được ý định của chị. Còn cử tọa cứ tròn xoe mắt mà thắc mắc, không hiểu người phụ nữ xa lạ kia – người hin đang giữ mt chân ph tá trong vic giảng dậy ti trường Đại Hc ln nht thành ph – đang say mê thao thao bất tuyệt những điều gì. Vài người đưa mắt nhìn tôi dò hỏi. Tôi chỉ mỉm cười ngụ ý hãy kiên nhẫn.

Sau khoảng 2 phút nói bằng tiếng Việt, người phụ nữ diễn giả bỗng ngưng lại, kèm theo một nụ cười duyên dáng chị hỏi cử tọa – bằng một thứ tiếng Anh không kém phần chuẩn xác như tiếng Việt chị vừa sử dụng – rằng có ai hiểu chị đang nói gì không? Tất nhiên, chị nhận được những cái lắc đầu có vẻ bối rối (và cũng tất nhiên, phải loại trừ vài người Việt Nam có mặt trong đám cử tọa, họ không lắc đầu, mà chỉ cười mỉm).

Từ đó, chị bắt đầu đề tài của mình. Chị nói về những rào cản ngăn chia con người khiến cho nhân loại không thể xích lại gần nhau hơn nữa được. Tất nhiên, một trong những rào cản lớn nhất là sự khác biệt về ngôn ngữ, phương tiện hữu hiệu nhất đưa con người tới chỗ cảm thông, chia sẻ, sinh sống và làm việc chung với nhau. Nhưng, theo chị, còn có những rào cản khác mà ảnh hưởng của chúng nặng nề không kém gì rào cản ngôn ngữ, đã đẩy con người xa nhau, thậm chí hận thù nhau và là một trong những nguyên nhân khiến thế giới không lúc nào không có những cuộc xung đột bạo lực hay không bạo lực, và hệ quả không thể tránh khỏi là chiến tranh bùng nổ. Đó là thành kiến, ngộ nhận, sự kém hiểu biết, lòng cố chấp hẹp hòi với người khác chính kiến, sự không độ lượng trước lỗi lầm của người khác v..v.. Những rào cản này có mặt ở khắp nơi, kể cả trong những xã hội nói cùng một ngôn ngữ, chia sẻ cùng một nếp văn hóa, và thậm chí ở cả những nhóm hoạt động, những hội đoàn có cùng một mục tiêu cho sự kết hợp của mình.

Rồi chị nói về sự có mặt của những cộng đồng di dân trên đất Mỹ, sự tham dự của họ vào dòng sống của đất nước đã dang tay dung chứa họ, mà trước hết, là những nỗ lực hiểu biết về đất nước họ sinh sống – ngôn ngữ, tập tục, lề thói sinh hoạt, làm việc v..v.. – mặt khác, nhu cầu bảo tồn văn hóa riêng của những cộng đồng di dân cũng thúc đẩy họ tìm cách biểu lộ chính mình, mời gọi sự học hỏi, hiểu biết, cảm thông nơi người bản xứ.

Chị cũng nói cho mọi người (Mỹ) biết lý do chị có mặt trên mảnh đất kỳ diệu này và con đường gian nan nguy hiểm mà chị đã bị buộc phải chọn để đến được bến bờ của Tự Do.

2.

Gần một năm sau buổi nói chuyện rất thành công của người phụ nữ Việt Nam có vóc người bé nhỏ tại hội trường của Sở Bưu điện thành phố, tôi lại nhìn thấy khuôn mặt quen thuộc ấy trên trang chính tờ báo lớn nhất thành phố. Tờ báo tuyên dương những hoạt động của chị trong hơn 20 năm từ ngày chị rời bỏ quê hương thân yêu của mình, lênh đênh trên chiếc thuyền mong manh 5 ngày đêm đói, khát, rét, sợ hãi, rồi cập bến một bến bờ bên ngoài tổ quốc bị đày ải, rồi từ đó, chị chọn định cư nơi thành phố nhỏ bé hiền hòa này. Vừa đặt chân lên vùng đất mới, chị bắt tay ngay vào việc xây dựng cuộc sống riêng mình, nhận một công việc làm tại văn phòng tiếp nhận người tị nạn đến từ các nước. Chị đã từng giúp đỡ hàng trăm, hàng ngàn người Việt những ngày đầu tiên bỡ ngỡ đặt chân lên mảnh đất xa lạ, xa lạ từ ngôn ngữ giao tiếp cho đến cái khí hậu khắc nghiệt, khi nóng thì nóng chảy mỡ, mà khi lạnh thì cũng buốt da buốt thịt. Và đáng kể hơn hết, giúp một cộng đồng non trẻ đi từng bước lẫm chẫm thu dần khoảng cách về mọi mặt sinh hoạt giữa họ và những cộng đồng người dân bản xứ.

Đọc lời tường thuật về những gian nan nguy hiểm trên con đường vượt biên của một người phụ nữ Việt Nam năm ấy còn là một cô gái trẻ can đảm , những nỗ lực học hỏi, làm việc và sinh sống nơi xứ người, tôi nhớ đến sự thán phục mà những người bạn Mỹ của tôi dành cho chị trong buổi thuyết trình hôm xưa. Họ không tài nào hiểu nổi, làm sao mà người phụ nữ với vóc người thật bé nhỏ như thế kia, đã một thân một mình vượt qua bao gian nan sóng gió, hiểm nguy bất trắc, và chỉ trong hơn 20 năm định cư nơi xứ sở này, đã tạo dựng cho mình một vị trí khiến nhiều người bản xứ phải ganh tị, và từ ganh tị đi đến ngưỡng mộ. Chưa kể, chị còn dùng khả năng và tấm lòng của mình giúp các cộng đồng thiểu số xích lại gần với nhau.

Người phụ nữ ấy, một cách thầm lặng, biến những suy nghĩ của mình thành hành động. Và cùng với bao người di dân khác, chị nỗ lực gieo rắc sự hiểu biết cảm thông nơi những cộng đồng hoàn toàn khác biệt nhau về tiếng nói, màu da, về những sinh hoạt hàng ngày, khác biệt cả về những món ăn trong mâm cơm gia đình mỗi chiều, về cách quản lý những tờ ngân phiếu lương đem về nhà vào ngày thứ sáu của vợ, của chồng, và có khi của cả con cái còn sống chung với bố mẹ.

Nói cách khác, dù những khác biệt có lớn lao, nhưng những cố gắng từng chút một của mỗi người – mà người phụ nữ trên đây là một điển hình – của mỗi cộng đồng nhỏ trong một cộng đồng lớn , và góp nhặt lại từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác, đã biến những khác biệt lớn lao tưởng chừng như không san bằng nổi, đã nhỏ dần, nhỏ dần rồi một ngày nào đó, sẽ từ từ mất hẳn.

Ngày hôm nay, sau hơn 20 năm nỗ lực, một người phụ nữ Việt Nam đã được cộng đồng bản xứ ghi nhận sự đóng góp to lớn mà chị đã âm thầm gởi đến cho mọi thành viên trong cộng đồng ấy. 20 năm trước, cộng đồng ấy còn là ân nhân của chị và đồng bào chị khi họ mở rộng vòng tay đón những người tị nạn Việt Nam, thì 20 năm sau, họ phải thú nhận rằng chính sự có mặt của những người như chị đã làm cho cuộc sống của họ ý nghĩa hơn, nền văn hóa vốn đa dạng của họ trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn.

3.

Tôi biết rằng, khắp nơi trên nước Mỹ, hễ nơi nào có người Việt định cư, hẳn nơi đó sẽ – không nhiều thì ít – xuất hiện những con người như người phụ nữ đáng yêu ở nơi tôi cư ngụ. Chúng ta – nhất là những người đến nước Mỹ muộn màng – thường có khuynh hướng mặc nhiên hưởng thụ những tiện nghi (tinh thần) mà những người khai phá đã phải dày công phấn đấu để có được sự hiểu biết, cảm thông, tôn trọng nơi những cộng đồng khác – nhất là cộng đồng người bản xứ – ở một nước pha trộn đủ mọi sắc dân như nước Mỹ.

ng như người M da đen hiện nay, h mc nhiên hưởng mi quyn li bình đẳng như người da trng, được tôn trng phm giá vi tư cách một con người không phân bit màu da chng tc. My ai trong s h biết và còn nh ti mt người phụ nữ da đen tên là Rosa Parks (vừa t trn hôm 24 tháng 10 năm 2005, thọ 92 tui ), cách đây đúng 50 năm đãng cm nht quyết không nhường ghế ngi cho mt người đàn ông da trắng trên mt chuyến xe buýt thành ph Montgomery, tiu bang Alabama, vào thi điểm mà t k th chng tc còn hoành hành và còn được hp pháp hóa, nht là ti nhng tiu bang min Nam như Alabama, Mississippi. Sau đó, bà bị bt và đưa ra tòa. Sự kin này đã dấy lên mt phong trào đòi hỏi dân quyn do nhng người da đen phát động cùng vi s h tr ca nhng người da trng hiu biết. Khi đầu t thành ph Montgomery, tiu bang Alabama nơi diễn ra hành động phn kháng tiêu biu vi bà Rosa Parks, rồi t t lan rng ra khp nước M, cho đến cao điểm là phong trào dân quyn dưới s lãnh đạo ca mc sư Martin Luther King JR. Và kết qu, nn k th chng tc đã bị đặt ngoài lp pháp, đặt ngoài mi sinh hot xã hi kinh tế chính tr t trường hc, nơi làm việc cho đến các cơ chế ng c, bu c c cp tiu bang ln liên bang.

Tất nhiên, không phải chỉ một mình bà Rosa Parks có công trong việc tranh đấu cho người da đen có được một vị trí bình đẳng với tư cách con người trong xã hội Mỹ như ngày hôm nay. Đó phải là kết quả của nhiều hoạt động, nhiều hy sinh của rất nhiều người trong cộng đồng – cả da trắng lẫn da đen – cho một một mục đích chung.

Cũng tương tự như vậy, cộng đồng di dân non trẻ người Việt Nam hiện nay đang được hưởng sự tôn trọng, sự cảm thông nơi những cộng đồng khác cùng sống chung khắp nơi trên đất Mỹ không phải chỉ nhờ vào những nỗ lực như của người phụ nữ nơi thành phố tôi sinh sống, hay những con người tương tự ở các địa phương khác, mà phải ghi nhận cả những đóng góp nhỏ nhoi nhất của từng cá nhân, từ tinh thần siêng năng, kỷ luật, cầu tiến biểu lộ nơi làm việc, đến ý thức công dân, tham gia các sinh hoạt công ích, tôn trọng luật pháp và nhất là thái độ sẵn sàng chia sẻ mỗi khi có những sự không may xẩy ra trong cộng đồng mình hay những cộng đồng khác chung sống cùng địa phương.

Đó là thành quả tập thể của một cộng đồng. Nhưng những hạt nhân bao giờ cũng nổi bật. Và theo tôi, họ xứng đáng được hưởng sự ghi nhận ấy.

Như một phần thưởng cho những con người còn có một tấm lòng.

4.

Sau khi khoe tờ báo phát hành hàng ngày của thành phố có in hình và bài viết về một người phụ nữ Việt Nam đã từng một lần đến nói chuyện nơi đây với những người bạn làm chung sở, tôi cẩn thận lấy kéo cắt bài báo cất đi vào một nơi trang trọng trong tủ sách của mình.

Như một cử chỉ trân trng công sc ca nhng người Vit Nam tiên phong trên đất M đã góp phần to nên mt môi trường thun li cho nhng người đến sau sinh sng, làm vic và hc hành.

T.Vấn

Ghi chú thêm của người viết :

Bài viết này, trước đây đã được phổ biến trên nhiều phương tiện truyền thông báo chí ở Mỹ. Vì mục đích của bài viết nhằm ghi nhận công lao của những người Việt đã từng đóng góp nhiều công sức của mình để tạo nên một môi trường thuận lợi về nhiều mặt cho những người đến sau sinh sống, học tập và làm việc tại những mảnh đất xa quê hương (như nước Mỹ chẳng hạn), cho nên, tôi không tiện nêu tên tuổi thật của người phụ nữ được nói đến trong bài. Nay, tôi cho phổ biến trong nội bộ các anh chị em cùng làm việc cho Bưu Điện Hoa Kỳ, thiết tưởng cũng nên công khai tên tuổi của người phụ nữ đáng ngưỡng mộ này, như một lời cám ơn cụ thể nhất gởi đến chị Trần Anh, Giáo Sư Tiến Sĩ Phụ Giảng tại Wichita State University, tiểu bang Kansas, là khách mời danh dự của Bưu Điện Wichita trong buổi lễ hàng năm nhân tháng kỷ niệm Châu Á năm 2004. Cũng nhân dịp này, tôi xin riêng tặng bài viết “Lời cám Ơn muộn màng” đến tòan thể anh chị em trong ban chấp hành Hội Nhân viên Bưu Điện Mỹ gốc Việt (VNUSPS) và anh Phạm Danh, con chim đầu đàn của Hội. Những sự giúp đỡ vô vị lợi của Hội cho những người Việt Nam muốn vào làm việc cho Bưu Điện Hoa Kỳ là những đóng góp rất to lớn và hữu hiệu cho sự phát triển (cả vật chất lẫn tinh thần) của cộng đồng người Việt trên đất Mỹ. Đối với những anh chị em đã là nhân viên của Bưu Điện Hoa Kỳ, thì sự có mặt của Hội là một chỗ dựa tinh thần cho chúng ta không cảm thấy cô đơn, thiểu số trong một công ty với lực lượng nhân viên tòan quốc lên tới 750 ngàn người. Thiết tưởng, chỉ với những lý do đó không thôi, Hội VNUSPS cũng đã xứng đáng để chúng ta góp tay nuôi dưỡng cho Hội ngày càng trở nên vững mạnh.

T.Vấn

Wichita USPS

©T.Vấn 2006

Bài Mới Nhất
Search