T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không Phí Ngọc Hùng: U MÊ ÁM CHƯỚNG (1)

Cõi Người Ta (7b) – Tranh: THANH CHÂU

        Những con chữ, những trang giấy được gửi gấm tới một người tên H. mang dáng dấp hanh hao nửa đàn bà, nửa con gái, đến với người viết bây giờ và mãi mãi…

        (…trích Chuồn Chuồn Đi Đón Cơn Mưa)

(Kỳ II Kỳ III)

Truyện 3 Kỳ

Kỳ I

        Những gì dàn trải dưới đây tôi không biết kể lể bằng vào với chữ nghĩa như thế nào? Nói cho ngay vì truyện không cốt truyện, kết cục bỏ lửng. Thời gian, không gian lất phất qua những tình tiết vụn vặt. Truyện viết về vài ba mảnh vụn ký ức, những mảnh đời được ghép lại trong một ngày ở một căn phòng đâu đó với dăm ba nhân vật có những cái tên tôi không muốn nhớ. 

        Nhân vật đầu tiên mà tôi gọi là hắn biến tôi thành đàn bà khi tôi mười sáu tuổi. Qua một vũng tang thương nước lộn trời, rị mọ cùng những bèo bọt nổi trôi của bản ngã, của u mê ám chướng tới khi tôi bước qua tuổi hồi xuân. Và ngừng lại bằng vào với nhân vật có tên gã-thiền sư nơi chốn vắng.

        Từ những đam mê trái khoáy, ngang chướng tôi đã từng. Từ bao năm rồi tôi đã sống cùng mà một tôi chỉ nhận ra nó trong khoảnh khắc với một người.

        1.

        Qua những nổi trôi, người khám phá ra “tôi”…là tôi không phải là hắn mà là một lão bác sĩ. Năm tôi mười hai tuổi, lão sờ mó, nắn bóp…‘ti” tôi. Rồi lão mò mẫm phần thầm kín ở phần dưới tôi. Nhưng ấy là chuyện sau. Vì chuyện lão bác sĩ, hay hắnchỉ là cái gạch nối đánh dấu cái mốc thời gian của một tôi từ con gái trở thành đàn bà…

       Và cho đến khi tôi gặp một người là…gã-thiền sư.

       Gã-thiền sư đến nhà dự đám giỗ đầu ông anh tôi. Trong buổi họp mặt những bằng hữu mới của anh tôi. Gã thuộc lớp người muôn năm cũ, tôi thấy gã lành như đất và thật thà như đếm qua giọng nói đầm ấm dễ thân quen để gần gũi. Ngoài đôi kính trắng, khuôn mặt gã-thiền sư vất vưởng một nét nào đó khả dĩ có thể tin tưởng được. Trong khi tôi cần tháo ống cống xả chuyện riêng tư của vợ chồng tôi eo óc mấy năm nay.

        Cả tháng sau tôi mới điện thoại và hẹn với gã ở quán cà phê. Đau đáu với chữ nghĩa thì nhân diện cũng như hình tướng gã vào cái thưở ban đầu với hai quên một nhớ thì gã-thiền sư chán bỏ xừ vì chẳng có gì để bắt mắt cho lắm.

       Vì thế cho nên mặt đối mặt ngoài quán, tôi rúm ró vào chuyện ngay là tôi gặp chồng tôi trước năm 75, yêu rồi lấy vì cứ ngỡ ấy là tình yêu. Giờ thì hồn ai nấy giữ trong động thái chập chờn nửa ly dị nửa ly thân. Chẳng qua vì chồng tôi người Nam, lành như Bụt như gã-thiền sư đây. Vậy thì lúc này với sự phi lý, buồn nôn của niềm vui xác thịt sau mỗi lần hai vợ chồng chăn gối, hay nói rõ hơn chuyện sinh động phồn thực đã chôn vùi từ lâu trong tâm khảm. Vì vậy nay tôi muốn ly dị thì là đàn ông, gã nghĩ sao thỏa đáng cho tôi nhờ. Chẳng nghĩ lâu, sửa lại gọng kính, gã-thiền sư nhàn tản về chuyện của gã chứ chẳng phải là tôi. Thế mới phiền! Mà phiền thật…

      Chuyện là gã cũng có một người tình cùng tên với tôi, chỉ khác một nhẽ chồng là người Trung. Cả hai đấng đàn ông Trung – Nam này đều lấy vợ Bắc. Vợ chồng này như bánh đa bánh đúc, ít gần gũi chuyện chăn gối nên người tình của gã hơi bị “tịt” nên tìm cái thú đau thương với chán cơm nguội thì ăn phở. Riêng tôi thì muốn ly dị. Cứ theo gã ly dị chẳng hay ho gì cho mấy, lỡ đi bước nữa tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa mất vui. Từ chuyện ta chuyện người, gã bồ bã rằng tôi nên…ngoại tình như người tình của gã.

       Giê-su-ma lạy Chúa tôi, nghe thủng xong, tôi không muốn tin có Chúa ở trên trời nữa. Mắt mở to tròn dấu hỏi, bụng dạ tôi lao xao: Ngoại tình ư! Với tôi thì ít nhất cũng hơn một lần trong đời, sau đấy chẳng thắc mắc chuyện người đi qua đời tôi không nhớ gì sao người nên nghe gã lăn tăn vậy, tôi cũng có tí bồi hồi vậy thôi.

       Nhìn gã, tôi thoáng bắt gặp gã hơi già. Nên u ơ: “Em nào có ai”.

       Vì vậy cũng đành đường ai nấy đi. Rất đầm, tôi đưa tay bắt tay từ biệt, ra cái điều đưa người ta không đưa sang sông, sao nghe…bối rối ở trong lòng. Khổ nỗi làm như có tâm giao hay sao ấy, tay tôi ngoan ngoãn nằm gọn trong tay gã, miên man, mềm mại. Gã không chịu buông tha ra mà cứ nắm khư khư làm như luyến tiếc lắm. Lại còn xoa vuốt nhè nhẹ mới đau cái đầu tôi nữa chứ. Và tôi cứ cho là ấy là thói quen…hoài cố nhân của gã khi gặp người…nhẹ dạ như tôi. Khốn khổ hơn nữa cho gã hôm ấy tôi vô tâm, vô tính mặc cái áo có hơi rộng ở phần ngực. Mắt gã cứ đăm chiêu vào khoảng trống, mặt mày lờ đờ trông rất lãng mạn và tay cứ vuốt ve, ve vuốt…giết người.

       Tuần sau gã gửi tôi truyện ngắn “Bên rổ rau muống” mà gã là tác giả: Chuyện về một cô có chồng người Nam. Cô hay buồn vớ vẩn, nhớ vẩn vơ. Buồn, chỉ là buồn vô cớ. Nhớ, thường chỉ nhớ xa xôi về…ông bạn già của bố mình. Đọc xong, tôi lẩn thẩn ra vườn nhặt cỏ dại, bỗng nhìn thấy rặng mồng tơi chứ không phải rau muống. Ấy thế vậy mà tôi cũng buồn vẩn vơ, nhớ vớ vẩn rồi òa lên khóc lóc ngon lành mới nhảm nhí.

       Tuy nhiên qua hơi hám chuyện rau cỏ, tôi có ý nghi nghi ý đồ của gã.

       Y như rằng, tuần kế tiếp với bài “Cái bóng của gã”: Về một cô Bắc Ninh đi tìm một anh Bắc kỳ đặc. Ngu lâu đần dai cách mấy tôi hiểu thừa bứa anh Bắc kỳ rau muống trong chuyện chạy trời không khỏi nắng là gã chứ còn ai trồng khoai đất này. Với nhậy cảm của một người đàn bà chín muồi, tôi hiểu ngay tôi là cái bóng của gã và gã muốn dẫn dắt một tôi đi tìm gã qua bóng ngả đường chiều. Thì tôi đã tìm gã tuần trước trong quán cà phê với cái áo hở ngực rồi chứ còn…bóng gió khỉ gì nữa.

       Vẫn chưa xong cái nợ đời, tiếp đến cũng là truyện ngắn có cái tựa đề “Cái bóng”. Chuyện gã gặp một tiểu nữ chưa quên chuyện đời thường, văn phong có một chút nào nhục cảm như: “Bây giờ em ở nơi đâu – Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao”. Hoặc giả mời gọi: “Phúc bất tận hưởng. Thiền sư chọn điểm. Tôi chọn giờ”. Thêm thắt với chuyện chị bọ ngựa cái sau khi làm tình quơ càng chém bay đầu anh bọ ngựa đực với: “Yêu cho chết luôn. Nghe tôi đi. Phần thú trong tôi mạnh hơn người”.

       Ngắn gọn là tôi bị gã bắt cóc bỏ đĩa. Tôi bị gã bủa vây với một mảng văn chương chữ nghĩa cứ rối rít cả lên không ngoài gã giăng cái lưới nhện để con nhện tôi vương tơ.

       Cuối tuần gã điện thoại muốn gặp tôi vì có chuyện gì đó. Cả đêm tôi thao thức vi bị nhập vai là chị bọ ngựa cái với yêu cho chết luôn. Thề trước bóng đèn…ngủ là tôi sẽ chẳng là con nhện vương tơ. Nhưng vì trằn trọc với cái giường đến gần sáng, tôi cứ bị ám ảnh mời gọi với câu thơ Bùi Giáng bây giờ em ở nơi đâu, cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao. Nhưng tôi chẳng là tiểu nữ giấu mình trong áo nâu sòng, nên tôi lại phải mặc một cái áo tiết kiệm vải vóc khác để mắt gã mắc vướng vào nghiệp chướng sở cuồng cho…nhức nhối mắt chơi. Ai bảo muốn trêu ngươi tôi !!!

       ***

       Lại vẫn quán cũ, chỗ ngồi cũ. Hóa ra gã tặng tôi cái CD 75 năm tình ca, tình cũ từ tiền kiếp, từ một ngàn năm trước một trăm năm sau. Tiếp đến thiền sư đu đưa qua chuyện hồn ai nấy giữ của vợ chồng tôi. Thì tôi cứ ngay tình là phòng ai nấy ở, tối tối tôi vẫn nhìn tôi trên vách. Thỉnh thoảng nửa đêm về sáng tôi nằm mơ thấy…một người đàn ông lạ mặt. Bỗng khi không gã nắm tay tôi xoa xoa như hai tuần trước và cũng giọng rất bình thản, bình thường nói yêu tôi…bây giờ và mãi mãi.

      Chúa ơi, tôi ngớ ra, chưa hiểu ất giáp gì? Nhưng lần này tôi nhắm mắt tin có Chúa ở trên trời thật, để chứng giám cho tôi là mắt gã cứ đau đáu vào khoảng trống của cái áo hở ngực. Mặt mày gã lụi đụi trông rất…phù lãng nhân và tay cứ ve vuốt tay tôi đến tê người. Rồi tôi nghe rõ mồn một gã nhởn nha nói là nếu như trên con đường tình ta đi mà không có…một tôi thì gã cứ lững thững đi tiếp con đường…một chiều. Vì với con đường một chiều thì thể nào cũng về một bờ mê bến ngộ.

      Thế là bụng dạ nháo nhào lên và nghĩ ngay đến ông anh tôi. Tôi chỉ sợ ông anh tôi sống dậy bóp cổ cái gã “đẹp trai không bằng chai mặt” này cho chết luôn thì…chết tôi.

       Tiếp đến gã thì thào là gã muốn có một…dấu ấn với tôi ở trong xe của gã.

       Chuyện gì đây nữa hả giời với…ấn iếc.Thôi rồi, bố mẹ ơi, hay là…Hay là gã muốn làm chuyện ấy đằng sau xe của gã? Vậy mà tôi u mê ám chướng hỏi xe đâu?

       ***

       Hỏi là hỏi cho có chuyện vậy thôi, vì trong đầu tôi đã chẻ hoe trắng phớ rồi. Với gã đây, tôi đã có cách phòng thân vì rằng khi gặp con rắn độc thì hãy đứng yên để cho nó …cắn. Vì đằng nào chạy thì nó cũng…cắn. Chạy trời không khỏi nắng là vậy, mưa không ướt đất, nắng không ấm đầu nữa là bị hú họa qua người tình của gã hơi bị “tịt mít” trong chuyện chăn gối. Tôi cũng thế, cả hai, ba năm nay tôi không gần chồng, tất cả niềm vui xác thịt im thin thít như thịt nấu đông: Tôi dám bị lãnh cảm lắm chứ chẳng chơi.

       Chính vì nỗi oái oăm trên, tôi đành chui vào xe gã để trải nghiệm lại thân xác tôi…

       Rời quán cà phê với ánh đèn nê-ông xanh xao khuất bóng…Vừa đặt mông ngồi ở băng trước, thấy trời mưa lăng nhăng ở bên ngoài. Tôi quay sang gã định nói trời mưa tình lắm, vừa lúc gã dán lên môi một nụ hôn dài thăm thẳm đến nghẹt thở. Gần gũi đàn ông đã nhờn môi vậy mà lần này tôi cảm thấy liêu xiêu mới lạ. Ấy là tôi nhắm mắt để tay gã dọ dẫm bên ngoài lớp vải của tấm áo nịt ngực. Da thịt bên trong áo nịt ngực nô nức đòi hỏi cho được những ngón tay gã. Tôi cố giữ hơi thở đừng phát thành tiếng. Đầu tôi không ngừng năn nỉ mời gọi năm ngón tay của gã đừng rời thân thể rất đàn bà này. Như đọc được ý nghĩ tôi, một tay gã rong chơi xuống phần thân thể phía dưới. Tay kia vạch một phần áo ngực tôi ra. Giữa cơn mê sảng da thịt cao độ đến dường ấy, tay tôi đồng lõa với tay gã kéo nhanh cái nịt áo xuống, để một bên ngực lồ lộ trước mắt gã. Bờ môi gã trườn xuống, vục trên núm ngực. Theo quán tính hai tay tôi vít lấy đầu gã. Tôi chỉ muốn gã đừng ngừng hôn, đừng ngưng dày vò khối thịt  đàn bà đang bị kích thích đến tận cùng. Miệng tôi bật lên lên những tiếng rên âm ỉ. Thân xác tôi thôi thúc, đòi hỏi đến mê mệt, mệt đến…lả người ra. Một người đàn bà nếu bị lãnh cảm nào da thịt lại kêu réo, mời gọi như cuốc gọi hồn ấy. Tôi dựa dài người ra ghế xe. Vậy là hết mệt…

       Thế là tôi dựa lả người ra như con cò lả. Vậy là xong…cho xong chuyện thì…

       Thì bất chợt gã nhìn đồng hồ xe và nói đến giờ phải về nhà khui chai rượu với bạn!

       Tôi lái xe một mình trong đêm, trong mưa. Cái hôn của gã lễnh đễnh theo những hạt mưa về đến tận nhà với những ẩm ướt. Qua những ngọn cột đèn đường ánh đèn vàng cạch, tôi để đầu óc buông lơi với nụ hôn tê rần thấm tận cùng ngõ ngách của thân thể…Tôi ngất ngây với kiểu hôn của gã nó khác. Cảm giác tiếp xúc khác. Vị khác. Tôi nghĩ với cái hôn khác này, đây cũng là lý do khởi đầu cho người đàn bà bước ra khỏi căn nhà của mình. Để được thấy mình không phải là mình. Không phải là ảo mà thật. Tôi thực sự đã có mặt trong xe gã và ôm hôn một người đàn ông lạ, không phải là chồng mình. Đêm đen cóc cáy, tôi lặng người bên tay lái với…

       Một tôi…Một gã…Một chai rượu. Nhưng ấy là chuyện sau…

       ***

       Đeo theo gã ra xe buổi tối hôm ấy chưa đủ. Tôi còn đèo bòng theo nhà văn nữ Trần Thị NgH vào thập niên 60, 70 mươi trong truyện Nhà có cửa khóa trái với dăm ba mảng đối thoại như: “ngoại tình là gì? Là một cố gắng tuyệt vọng” như tôi đã từng, như ở khúc trên đã bày tỏ: Ít nhất đã hơn một lần. Vì thế cho nên với gã đây thì hai chữ ngoại tình đơn thuần đắp chữ vá câu là…là “yêu một lần nữa mà không cần phải cố gắng lắm”.  Vì gãlà“một người đàn ông có tâm hồn, biết liều lĩnh, biết ngoại tình”.

       Cho đến bây giờ tôi không biết nhiều về gã. Khó có thể nói rằng tôi không biết gì về thân thể đàn ông và thân xác mình. Nhưng vì tự hào biết rõ, tôi lại thấy mình mù tịt, và thà rằng hoàn toàn không biết, có lẽ tôi sẽ thấy dễ chịu hơn là biết kiểu nửa vời như thế.

       Nhưng một phần nào tôi biết…một tôi qua chuyện đàn cá hồi về nguồn trên màn ảnh, nước chảy xiết, những con cá hồi vật vã bơi ngược dòng. Va phải đá ngầm, có con bắn tung lên, có những con khác, vùng vẫy trong nước xiết ngược văng lên bờ mắc cạn…Bây giờ tôi năm mươi tám tuổi, bốn mươi hai năm trước tôi ngơ ngác trong tình yêu, ngơ ngáo với tình dục. Giờ đây, tôi biết, thì ra cái mà tôi đã miệt mài đi tìm trong bao nhiêu năm trời: Nó có ở đâu xa xôi. Nó ở ngay trong tôi.

       Tí toáy với chữ nghĩa cách nào đi chăng nữa cũng không ngoài như con cá hồi, tôi lặn lội ngược dòng đời đi tìm ngọn nguồn quá khứ đè lên hiện tại của một tôi. Tôi muốn đi vào một vùng bóng tối cần giải mã. Nói chung nhẩy qua cái bóng quá khứ nào cũng khó khăn với ảo giác dục tình nó nằm trong tôi như căn bệnh giời bò, ngứa ngáy, nhức nhối. Nhìn trước nhìn sau. Bước qua bóng mình chưa chắc đã dễ để đi tìm căn nguyên ám ảnh tính dục ngập đầy, dồn dập.

       Người giống như tôi bị ảo hóa tình dục đến hoang mang, hoảng lọan đông như ruồi, nhưng mỗi người mỗi hồn vía khác nhau. Và chuyện gì cũng có thể xẩy ra dưới ánh sáng mặt trời, với những sự hỗn loạn cũng như hoang dại phóng đãng thế này thế kia. Thế nhưng ấy là chuyện của riêng họ.

       Chuyện của tôi là lúc này đang loáy nhoáy không biết tỏ tình với chữ nghĩa bằng vào cái tuổi mười hai hay mười sáu đây. Bằng vào cách này hoặc cách khác, con cá hồi cần dòng nước ngược thì tôi đang cần…một cái giường. Với cái giường, tôi không làm tình với chữ nghĩa để ca tụng thân xác. Tôi không nhớ ai đã nói rằng trong văn chương, ngôn từ là một yếu tố quan trọng, nó quyết định tác giả có phải là một nhà văn hay chỉ là một người kể chuyện thông thường. Tôi cũng muốn làm tình với chữ nghĩa về thân xác lắm chứ, nhưng tôi không phải là nhà văn, tôi chỉ là người kể chuyện.

       Những ẩn khuất ấy, tôi phải thổ lộ với gã riêng tư ở trên…giường.

       Vì như Henry Miller đã viết: “Cái giường là chỗ để nói chuyện. Vì ở trên giường, người ta dễ thành thật với nhau nhất”. Ngòai ra Henry Miller còn khẳng định tình dục thăng hoa theo sự sống. Ông là nhà văn, ông viết về con người, về tình yêu, bằng sự tôn vinh tình dục vì nó phát xuất từ nhân bản, từ sự tồn tại của mỗi bản thể. Tình dục là bản năng của con người, trong tình yêu thiếu tình dục là chuyện…bất thường. Nhiều người cho là tình dục đơn thuần biểu tượng của tính giống, là nhu cầu, là thói quen. Với ông nó nằm trong tình yêu. Hay nói khác đi tình dục là sự giải thoát bủa vây con người.

       2.

       Một ngày không nắng cũng chẳng mưa. Tôi và gã-thiền sư có mặt trong phòng ngủ ở một khách sạn đâu đó khuất nẻo bên đường.

       Tôi nằm nghiêng, gối đầu lên tay trái thiền sư. Tay phải thiền sư vòng ra sau lưng, kéo tôi sát vào với thiền sư dính vào nhau như sam cặp, môi kề môi, ngực sát ngực. Tôi hé môi tiếp đón lưỡi thiền sư. Lưỡi thiền sư lách qua môi, chui vào miệng tôi. Hai lưỡi gặp nhau và quấn vào nhau. Như thân thể tôi đang quấn vào thân thể thiền sư. Hai cái lưỡi bắt đuổi, kiếm tìm, từ miệng này qua miệng kia…

       Sau nụ hôn dài, vẫn gối đầu lên tay thiền sư, bỗng dưng Henry Miller từ trong đầu tôi cắc củm chui ra nhắc nhở với ở trên giường, người ta dễ thành thật với nhau nhất.

       Ừ thì cũng một lần trong đời về những mảnh đời được ghép lại để tôi thật với chính tôi, với một người đàn ông đang nằm sát ngay cạnh trên giường. Tôi chung chiêng với thiền sư chuyện chẳng thể quên chẳng muốn nhớ là năm mười hai tuổi, tôi bị đau bụng. Nhà đưa tôi đi khám bệnh, thay vì chẩn bệnh ở bụng, lão bác sĩ khám…‘ti” của tôi bằng cách sờ mó, nắn bóp. Rồi lão đưa ngón tay vào phần thầm kín của tôi, ngó ngoáy, ngọ ngoạy. Tôi chẳng thấy hay ho, lạ lẫm gì ngoài…mót đái.

       Tiếp, tôi chống chếnh với thiền sư chuyện chẳng muốn nhớ nhưng chẳng thể quên ở cái tuổi mười sáu: “…Một buổi chiều đứng đợi xe nhà tới đón, em gặp hắn. Chẳng dấu gì hắn đẹp trai giống tài tử Georges Hamilton sau này có bề ngoài yếu đuối. Hắn khoảng hai mươi tuổi đến đón một cậu bé. Em nhìn hắn. Hắn nhìn em. Hôm sau thấy hắn gọi cậu bé bằng cháu. Em hất hất mái tóc Sylvie Vartan cười với hắn và nói vậy mà hôm qua em lại cứ nghĩ không phải là…cháu. Hắn cười. Thế là em quen hắn.

       Sau đấy là hẹn hò đi ciné, cũng xào khô xào ướt trong bóng tối của một thời là học trò. Em cứ để hắn vui đùa với thân thể em. Em cũng có những giao động, run rẩy của con gái ở cái tuổi dậy thì. Và run hơn nữa khi hắn đưa em vào khách sạn. Chẳng dấu gì, qua vụng trộm với sách vở và bạn bè, em hắc hỏm muốn biết cảm giác lạ, cũng muốn biết mất trinh ra sao? Làm tình như thế nào? Tất cả đều mới lạ với em ở cái tuổi Lolitta, “hippy” với áo “ốp-a” rất “à la mode”, với “mini jupe” ngắn cũn cỡn.

       Tất những thôi thúc náo nức ấy, khởi nguồn ngập đầy sự tươi mát mà cuộc sống chật chội gia đình và tù túng ngấm ngầm ở trường nội trú đã tước đi dần theo năm tháng cho đến lúc bấy giờ. Từ trạng thái nhàm chán em lân la qua làm quen với buồn nôn cùng hiện sinh với đợt sống mới, với sống bất cần đời lúc nào cũng không hay…”.

       ***

       Tôi vừa âm ỉ nhúc nhắc…Vừa quay người nằm ngửa, phơi ngực ra. Tay thiền sư lần mò cởi dần từng cái cúc áo. Sau khi chiếc cúc áo cuối cùng tuột ra, tôi ngồi dậy để thiền sư lột chiếc áo qua vai, qua đầu ra khỏi người. Tôi lại nằm xuống, bộ ngực hoàn toàn được phơi bày trần trụi trước mắt thiền sư. Và tôi ủ ê tiếp:

       “…Em học chương trình Pháp, những năm 60-70, theo đợt sống mới, vừa đọc Dans un mois dans un an (Trong một tháng trong một năm), Un peu de soleil dans l’eau froide (Một chút mặt trời trong nước lạnh), mà Francoise Sagan và các nhân vật của bà thường buồn chán, tiếng Pháp là “l’ennui”. Mặc dù không hiểu nhiều lắm, chỉ ý thức được thân xác là của mình, muốn trao cho ai, lúc nào là do mình. Sau đọc thêm, em lõm bõm ấy là cái nhìn nhân bản hiện sinh của tuổi trẻ dấn thân về tự do và bản ngã.

       Và em sửa soạn dấn thân với hắn bằng vào lối sống thời thượng…qua Bonjour Tristesse (Buồn Ơi Chào Mi). Nếu như bà Francoise Sagan là âm bản Albert Camus được gắn liền với ý thức phi lý. Thì em đang là người thừa kế đây…

       Vừa mới bước chân vào phòng, đang hôn chưa kịp nói năng gì hắn đã vội vã đè ngửa em lên giường, tụt váy em ra đúng vào cái lúc em không ngờ nhất. Mặc dù khi ôm hôn, tay hắn sờ soạng em cũng có những cảm giác nhột nhạt. Em trải tình huống lõa thể trong tư thế nguyên khai phơi bày cái tôi hiện hữu…qua sách vở. Cuối cùng cuộc thử nghiệm ấy gần như vô cảm. Em nằm ngửa nhìn lên trần. Hắn rúm ró vặn vẹo vào sâu trong em. Em không cảm thấy mình bị mất mát, chẳng thấy đau. Em không nhỏ một giọt nước mắt nào cho lần đầu đó. Em không có cảm giác mình bị mất trinh. Tò mò nhìn xuống mặt nệm, không có mầu đỏ, chẳng có mầu hồng mà chỉ thấy những xót xa với mình đang…hiện hữu ở đâu và với ai đây. Để rồi em cứ ngỡ là mình thật sự chưa mất mát gì, vẫn mong ngóng mình còn là con gái. Em mong rằng đây là ngày chủ nhật cứu rỗi vắng đức Chúa trời cuối cùng trong đời và lát nữa về nhà. Mọi sự sẽ qua đi.

       Thì hắn nhập vào em thêm một lần nữa. Lần sau này cũng như lần trước, hắn cong người hùng hục như giã gạo, bửa củi. Em thụ động như vật bị tế thần trong cuộc làm tình. Em vẫn vô hồn, nước mắt vẫn ráo hoảnh, mặc dù biết rằng mình bị chiếm đoạt, như bị cưỡng hiếp. Qua cái tuổi dậy thì mới lớn, trong em cứ đầy rẫy hoang mang với đàn ông là thế đấy. Em như thế đó…”.

       ***

       Bàn tay thiền sư chậm rãi, nâng niu từ từ tháo gỡ cái quần lót tôi ra. Thật không thể nào so sánh được với kinh nghiệm lần đầu của tôi với hắn! Tôi nhấc mông lên trong vô thức để cái quần lót được tự do với bản ngã còn rơi rớt lại. Đến lúc này cả hai đều hoàn toàn trần truồng nằm bên nhau. Thân xác tôi không còn gì để che đậy, tất cả mọi bộ phận kín đáo nhất đã được dàn trải trước mắt thiền sư.

        Và tôi vẫn lậu bậu với chuyện một tôi:

       “…Vậy mà em cặp với hắn gần hai năm, may mà không có bầu. Hắn làm tình với em thêm nhiều lần nữa. Lúc đó em có những suy nghĩ mất thì đã mất rồi, em muốn đi tìm cái mất…hiện thực như thế nào? Thế là em, chính em lượng sượng với hắn bằng những hò hẹn chỗ này chỗ kia. Em không nhớ. Thực tình em không muốn nhớ thì đúng hơn. Rồi ăn quen nhịn không quen, em “nghiện” hắn như nghiện thuốc phiện, gần hai năm em nghiện hắn qua tình dục túi bụi. Sau lưng tình dục cõng theo tình yêu như con ngóao ộp và em lớ ngớ yêu hắn…ngay tình lúc nào cũng chẳng biết nữa.

       Một ngày em nhận được điện thoại, giọng đàn bà và nói là…vợ hắn. Vợ hắn biết em lớ quớ với hắn vì vậy hai vợ chồng đang làm thủ tục ly dị. Nhưng vì vợ hắn biết hắn yêu em nên muốn em lấy hắn. Em trả lời thực tình là sau hai năm thì em có yêu hắn thật. Yêu nhiều hơn cả hắn yêu em nữa. Nhưng bảo em lấy hắn làm chồng thì không.

       Với một lý do nào em cũng chẳng biết nữa.

       Rất hiện thực em chấm dứt với hắn một cái “bụp” rất…hiện sinh!…”

       ***

       Ngừng một lát, tôi định nhong nhóng tiếp thì thiền sư ôm hôn tôi vô ưu. Xong, nhẹ nhàng chiêu niệm là trong sự nhận thức về mình, tôi dửng dưng với chính tôi. Chỉ vì bản ngã, bản thể của chính tôi là ngổ ngáo, ngang bướng:

       “Chỉ vì vợ hắn muốn tôi lấy hắn nên tôi làm ngược lại…”

       Vừa nghe xong, như được giải thoát những ẩn ức bấy lâu. Tôi chồm lên người thiền sư, tay túm lấy cái cày của con trâu với ý đồ “trâu ta ăn cỏ đồng ta, đồng ta hết cỏ trâu ăn đồng người”. Vẫn hiện sinh, hiện thực còn túm tó lại thì bản ngã tôi túm cái “hiện thực” của thiền sư và nhét vào cái “bản thể” của mình. Dưới cái nhìn nhân bản của tuổi trẻ dấn thân (mặc dù nay tôi không còn trẻ nữa) xã hội dường như đảo ngược, tính dục (tính có dấu sắc) được coi là độc tôn, độc trị của phái nam, tức là “phái nam là phái mạnh” nay bị trở thành “deuxième sexe” tức là…phái yếu với tất cả hệ lụy của nó.

       Nếu người Pháp có Le Deuxième Sexe mà vật lộn với chữ nghĩa là Giới tính thứ nhì của bà nhà văn Simone de Beauvoir. Thì người Mỹ có từ “Double Standard”, nghĩa là chuyện ấy đàn ông làm thì được, đàn bà thì không. Động não động tình cho dễ hiểu là tôi đang muốn…nổi loạn. Tôi muốn trèo qua cái xác của tính dục để tôi làm chủ với chính tôi. Tôi muốn trèo qua cái thân xác thiền sư để thiền sư hiểu rằng cơ thể của tôi đang khao khát thiền sư với những cung bậc nổi trôi, cuồng loạn đầy hoang hoải…

       Đột biến thiền sư để tôi nằm tênh hênh giữa giường, lui cui với cái túi xách, lừng khừng vào cầu tiêu và ra ngay, nhìn tôi làm như tôi có gì u mê, u muội quá lắm. Cái lưỡi tôi đá cái miệng hỏi thiền sư có bị…bị như…chó đái dắt không? Thiền sư lắc đầu và lụi đụi rằng với một tôi ngược ngạo thì bất cứ ở đâu, bất cứ ngang ngược nào như “dắt trâu qua ống” cũng có thể xẩy ra. Thế nên thiền sư phải ghi bài bản ra giấy để nói chuyện với tôi cho có đầu có đũa nhưng khổ nỗi khỉ gió cắn răng gì đâu lại…quên.

      Thiền sư bò lên giường và sau đó là tụng:

      Rằng từ thập niên 60, chồng của nữ tài tử Brigitte Bardot là đạo diễn Roger Vadim trong phim Et dieu créa la femme cho Brigitte Bardot nằm lên người ông, dư luận Âu châu thời ấy cho là một cuộc cách mạng tình dục. Tôi đang nín cười vì thiền sư tiếng Tây tiếng u với…tiếng Tây thì thiền sư đã…double standard.

       Tả chân rõ ra thiền sư chồng lên tôi như hai cái thìa úp lên lên nhau. Thiền sư leo lên người tôi đâu ra đấy rồi hai đứa ôm hôn nhau cứng ngắc. Đôi môi thiền sư rơi vào má, gai gai, cảm giác vừa mềm, vừa khô, vừa ướt. Cặp môi thiền sư đậu trên da mặt tôi, đầu thiền sư gục trong khoảng cổ không chịu rời đi. Mùi đàn ông của thiền sư làm tôi choáng ngộp. Hai đứa tôi lại hôn môi, cả hai hôn nhau lúc nhanh, lúc chậm, lưỡi khi xoắn tít, khi buông lơi. Tôi chơi vơi, chông chênh. Tôi chỉ muốn hét to lên vì thèm muốn. Chỉ mong sao thiền sư đừng tan biến vào chân không.

       Tôi cảm thấy day dứt khi hai ngón tay thiền sư vân vê đầu ngực, rất may còn giữ lại một mầu hồng nhạt nhạt của thời xuân sắc. Thiền sư đặt vào đó một một nụ hôn gai gai, chắc nịch, làm tôi vừa đau đau, vừa bứt rứt. Thiền sư nhay nhay núm ngực sần sượng, luồng cảm giác tái tê từ ngực bò lan xuống bụng. Dòng cảm giác tê tái khác từ phần dưới thân thể âm ỉ, rỉ ra. Chúng gặp nhau ở hai mép thịt ẩm ướt quấn quyện vào nhau mê đắm tột cùng. Nói dối phải tội là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với da thịt thiền sư. Tôi mê man với cảm giác rộn ràng, gây gây…Tôi trần truồng. Tôi nhột nhạt. Tôi thấy mình trốc gốc. Trần trụi bóc vỏ. Trôi nổi lênh đênh.

       Học ở thiền sư, tôi thấy: Hư vô xuyên qua hư vô đến với hư vô. Tôi đang hư vô…

       Tôi đang hư vô nửa chừng đã thấy cái đàn ông dư thừa của thiền sư đâm sâu trong tôi. Tôi khẽ rên lên vì đau. Vì hai, ba năm nay tôi…làm biếng làm tình nên khô ráo, khô ran. Đau thì có hơi đau nhưng sướng sao đâu. Chúng tôi làm tình với nhau lêu bêu say đắm. Tổ con chuồn chuồn này là của riêng chúng tôi. Thiền sư biết làm cho tôi sướng khác với…hắn. Thiền sư hổn hển thành tiếng trong lúc cái đàn ông dư thừa của thiền sư cứ xuôi ngược trong tôi. Âm vọng hổn hển như kích thích tôi, tôi rên…Tôi rúc rích rên như chuột rúc trong cót thóc. Thiền sư lơ mơ lỗ mỗ rằng tôi sướng cũng không dám la làng mà chỉ lý nhí trong cổ họng thì…cách mạng tình dục ở cái khổ nào!

       Bị chê vỗ mặt, tôi đang tấm tức định trả lời…thì …Thì đùng một cái thiền sư…rùng mình, quằn quại như…đỉa phải vôi nên tôi đành ấm ức nín khe.

        Và…chấm dứt bằng vào…một cái chấm than!

       ***

       Đợi một lát tới giờ ăn trưa. Thiền sư thêm bát thêm đũa là tôi có…”nhớ” hắn không? Một tôi mồm mép như tép nhẩy một chữ “không”. Mặc dù tôi biết hiện nay hắn đang ở đâu. Nhưng nếu có nhớ ấy thì là ông thầy kèm thêm toán cho tôi. Nói tên nói tuổi. Thiền sư hóa mê hóa ngộ hóa ra là đồng môn, đồng tuế của mình. Kể chuyện cho thiền sư nghe tôi với ông thầy chơi trò kéo cưa lừa xẻ khúc gỗ to đùng chắn ngang ở giữa. Tôi nhoài tới, ông ngả lui. Ông chồm đến, tôi bật ra. Lý do dễ hiểu khúc gỗ dư thừa là…vợ ông. Cù cưa mãi cũng chán mớ đời, đến khi tôi đứng lên tính nhí nhoáy là ông…chạy mất tiêu. Tôi thú thực nếu ông thầy bạn thiền sư thay vì chạy mà đứng lại thì…thì chuyện sẽ khác.

       Vì ông thầy là bạn thiền sư, vuốt mặt nể mũi tôi để cái lưỡi đá cái miệng xập xoài với bụng dạ tôi. Tôi chẳng có lòng dạ nào yêu đương với ông thầy cho lắm. Nhưng trái nắng trở trời nếu…thiếu thì cũng nhộm nhoạm khó chịu. Khốn khổ thế đó.

       Nghe thủng xong,  thiền sư thở ra như một tiếng thở dài là chuyện không thành chuyện nên không…hỏi nữa. Biết thế nào lậu bậu với thiền sư đây với…thiếu thì cũng nhộm nhoạm khó chịu. Chẳng lẽ lại vả miệng cắt lưỡi qua một nhà văn Nga đã lưu danh thiên cổ bằng câu nói để đời: “Người ta đâu chỉ sống bằng bánh mì !”.

       Chuyện là nếu Jean-Paul Sartre trong La Nausée được ca tụng là nhà văn của chủ nghĩa hiện sinh, buồn nôn thì Albert Camus được gắn liền với L’Etranger là nhà văn của ý thức phi lý. Albert Camus nổi tiếng với Kẻ xa lạ nhưng thành danh qua Người đàn bà ngoại tình là một truyện ngắn được cho là hay nhất thế giới. Chuyện chẳng ra chuyện về một người đàn bà và chồng đang ở khách sạn. Tối khuya bà lên sân thượng nhìn gió thổi mây bay và bà để cái đầu của bà ngoại tình với một người đàn ông có vợ. Hiểu theo nghĩa là bà chỉ ngoại tình trong tâm tưởng không mà thôi. Và thiền sư thở ra…

       Thở ra như tiếng thở dài rằng có một trùng hợp phi lý là trong L’homme révolté (Con người phản kháng) của Albert Camus với kẻ phản kháng theo nghĩa nguyên sơ là là kẻ quay mặt trở lại, mặt đối mặt, nhìn nhau. Tại nơi người phản kháng là “một tôi có quyền làm cái nọ, một tôi được quyền làm cái kia” như tôi đã từng. Nhưng không nhất thiết lôi cuốn tinh thần phản kháng theo, mà hiểu theo nghĩa triết học khác nữa là một tôi…chinh phục, chứ cốt lõi tôi chẳng có gì để mà…phản kháng!

       Thiền sư gật gỵa: Tôi sinh ra đời để chinh phục đàn ông với yêu cũng được, không yêu cũng đặng. Như cái giuộc của đàn ông vậy! Nhưng ấy là chuyện mãi sau này.

        Thiền sư giáo đầu cuộc tình sau này đến với tôi đại loại có thể là một thứ “a coup de foudre”, vừa lãng mạn vừa ráo hoảnh, rỗi hơi muốn yêu thì sẽ yêu hoặc giả như yêu để đó, cho đỡ trống trải. Và nếu tôi muốn là được, một tôi nhất định sẽ làm cho bằng được. Nhưng cuộc phiêu lưu nào cũng có thể dẫn đến một thực tại đầy bí ẩn không thể biết trước. Như thân phận tôi sẽ không biết những hành sử ấy sẽ dẫn mình đi về đâu. Định mệnh vừa tạo ra một tôi. Vừa bị chính một tôi dẫn vào cái chốn không biết ấy. 

       Để rồi tôi lấy chồng, thêm một cuộc phiêu lưu hụt hẫng. Tôi rơi vào tình trạng hoang mang của một người bất cần, chỉ mong xảy đến cho mình bất cứ chuyện gì, miễn là khác thường. Lấy chồng rồi, tôi lồng lộn trong một giai đọan, trong cuộc nổi loạn tạm thời xẩy ra trong tiềm thức của một tôi, giữa định mệnh và thách thức. Trong cái vùng u tối ẩn mật của bản ngã mà tôi đã đi vào mà không hay. Định mệnh vừa tạo ra một tôi. Vừa bị một tôi dẫn vào cái chốn không biết ấy. Ngắn gọn và dễ hiểu là thế đấy.

        Cứ theo thiền sư, dễ hiểu hơn nữa là làm như trùng hợp, dòng sinh mệnh của một tôi gắn liền với Albert Camus khởi đi từ năm 1942 qua thứ tự ra đời tập tiểu luận Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe). Tới tiểu thuyết L’étranger (Người xa lạ). Tiếp theo là kịch bản Le Malentendu (Ngộ nhận) và sau cùng là tiểu thuyết La Chute (Sa đọa): Tất cả bao gồm về tính chất phi lý của cuộc đời, về sự ngộ nhận, và sa đọa của con người. Riêng với tôi thì tình yêu đơn thuần chỉ là ngộ nhận và phi lý, trên căn bản ngộ nhận do phi lý đưa đẩy. Vì vậy tôi cho phi lý là điều kiện của hiện sinh con người.

       Đến năm 1954 tôi mới sinh ra đời, mười sáu năm sau: Nhân vật Meurseult trong Người xa lạ xuất hiện là tiền thân của một tôi: Một sự ngẫu nhiên trùng hợp phi lý hết sức. Từ đấy tôi nhắm mắt chiều chuộng những đòi hỏi điên rồ của mình mà chữ nghĩa hiện sinh bấy giờ gọi là sa đọa. Tất cả mọi giăng mắc của cuộc đời là một mớ bòng bong phi lý: “Biết mình chưa chết và quên rằng mình đang sống”.

      Tâm tư tôi, không khác gì Meurseult: Là người xa lạ với chính mình, với người xung quanh, cô đơn trong cuộc hiện sinh. Tôi tiêu pha cuộc đời mình trong ngộ nhận với sống …sao cho chán chường. Nhưng bởi người ta không thể nào sống gấp, sống vội được. Không ai có thể ăn hết một lúc tất cả những thức ngon trong đời, những thứ mình cứ tưởng là ngon, khi đã nhét đầy miệng, chúng không còn hấp dẫn nữa, mà…buồn nôn.

       Và thiền sư chép miệng đến tách một cái rất hiện thực:

       Nếu tôi không học trường Tây thì tôi chẳng phớt đời. Nếu lần đầu làm tình tôi không gặp gã có vợ, tôi đã chẳng thất lạc. Nếu như gặp “trai tân”, một cuộc tình tinh khiết, những mảnh đời sau này của tôi sẽ lách qua một cánh cửa khác. Tuôi trẻ của tôi không thoát tình yêu, tình dục trong cõi mụ mị chẳng qua vì định mệnh tôi phải gánh.

       3.

       Chúng tôi khỏa thân trong bữa cơm như người bán khai. Nhôm nhoam xong, vừa nằm xuống giường thiền sư buồn miệng, búng lưỡi “tách” một cái…làm tôi cứ nghĩ là thiền sư bị thịt dắt răng. Vì bươn bả trả nợ nhân gian cho đến tuổi này, mỗi khi đi ăn tiệm với “chàng”. “Chàng” nào rút ví lấy tăm. Tôi hiểu ngay “chàng”…già rồi nên bị…hở răng. Tôi chẳng rỗi hơi hỏi tuổi cho tổn thọ!

       Thế nhưng thiền sư đây chép miệng đến “tách” một cái…là để hỏi thêm chuyện vợ chồng tôi hồi này ra sao? Tôi trả lời ừ thì chuyện nửa này nửa nọ với trước kia và bây giờ nào có khác gì nhau đâu như thế này đây:

       “…Sau khi thất thân với hắn, em lột xác. Chuyện đời em chẳng chán như con dán mà cũng không buồn buồn thì bắt chuồn chuồn và xem như không có chuyện gì xẩy ra trong chốn ta bà này…thì…thì thêm nỗi buồn chạm mặt là gặp chồng em bây giờ. Vì làm chung một hãng xưởng, gặp nhau hàng ngày ở “căng-tin” bồi dưỡng, em thấy anh ấy có khuôn mặt với nét tuyệt chủng để chẳng có gì mà kể lể. Một hôm, nhìn từng diện tính trên mặt bói bẩy ngày chẳng có một niềm vui, em hỏi cho ra nhẽ với vỡ nhẽ ra là chồng em đã có vợ. Nhưng lại nằm trong cái tình huống nửa như ly dị, nửa như ly thân…Anh ấy chính là hậu thân của hắn. Nói cách này hay cách khác thì chồng em, hắn, cả hai có nét tẻ nhạt dễ chìm khuất trong quên lãng.

        Sau cái kỷ niệm chẳng ra gì như anh đã biết, em tránh quan hệ tình cảm với những người đàn ông đã có vợ. Chuyện sinh động phồn thực tưởng cũng đã trôi theo dòng nước vì không ai dại gì tắm hai lần trong cùng…một bồn tắm. Những chuyện sau này hoàn toàn do hoàn cảnh đưa đẩy, em không có ý thức nào. Nói vậy cũng chẳng hẳn là đúng, vì có những đêm em nằm im chịu trận, cố xua đuổi cơn sốt thịt da nhen nhúm, đùa đẩy hết những cảm giác có thể nhớ lại, đã được biết qua một lần ở đâu đó. Em lại bị nhà văn nữ Trần Thị NgH dẫn dụ: “Nếu dan díu với đàn ông có vợ là tội lỗi thì đó là một thứ tội lỗi rất quyến rũ”. Em bị lôi cuốn những quyến rũ đó. Đâu đó chỉ vài cái liếc xéo, đụng chạm vớ vẩn ở cầu thang ở hãng xưởng là cả hai đã lên khung xong cái hẹn hò. Em theo anh ấy về nhà. Chuyện gần với chuyện xa tưởng như đùa chơi tưng tửng mà lại sâu xoáy, cấu đau vết thương chưa lành…’’

       Đầu đuôi xuôi ngược với chuyện xa là…:

       “…Là sau khi em chấm dứt với hắn một cái “bụp” rất hiện thực. Đang ở cái tuổi “grow wild”, mặc dù em không ý thức được thái độ chống đối hay nổi loạn chưa thành hình, em dấn thân thêm vài cuộc tình khác với hiện sinh qua sách vở là cuộc nhận diện thân xác mình qua sự tiếp xúc với thân xác kẻ khác. Nhận diện sự hiện hữu của mình qua tình yêu của kẻ khác. Không có kẻ khác thì không thể có mình. Không có tình yêu thì không có cuộc sống. Không có hiện hữu. Nhưng con người tự do còn một đòi hỏi khác: Đòi hỏi không chịu ràng buộc với ai. Đòi hỏi không bị chiếm hữu. Từ đó cách nhìn em đã khác. Em là bây giờ. Em là hôm nay. Thời của em. Em truy hoan với đời…”

      Rất may ở cái khoảng thời gian này:

      “…Em phóng túng chứ không phóng đãng. Em “để mình phiêu lãng quên mình lãng du” như nhạc họ Trịnh. Em hoang dại chứ không hoang đàng. Tình dục với em chỉ là thói quen chứ chẳng là nhu cầu hàng ngày như cơm ăn, nước uống. Ngay tình mà nói em chỉ làm tình cật lực với người em yêu chứ em không lang bang với ai. Mặc dù ngoài sàn nhẩy, dưới ánh đèn mầu, những đụng chạm thân xác lúc khúc khiến cái bụng sôi réo. Anh lắc đầu làm như lẫn đẫn không hiểu. Ừ thì chuyện ngoài sàn nhẩy em tung tẩy với anh sau. Chuyện bấy giờ là đủng đoảng sao ấy em lại cặp bồ với…Bertrand Russell. Ông là một triết gia, một nhà toán học người Anh cuối thế kỷ 19. Vì là nhà toán học, ông chia đàn bà ra làm hai loại: Homo A và Z. Homo A là những kẻ biết yêu và Homo Z là những kẻ không biết yêu. Kẻ không biết yêu là sợ tình yêu có nghĩa là sợ tình dục, và ai sợ tình dục thì người đó đã chết tới ba phần tư cuộc đời.  Với lạc quan tếu, em dềnh dàng không…yêu nữa. Em ngưng chiến với tình dục để xem em…chết như thế nào?…”          Chuyện em tạm thời “ngưng chiến” làm tình như sau:

       “…Chuyện là cơ thể trong em hay những người nữ, bắt đầu có hơi hướng đàn ông, thì cứ lu bu trong tháng ngày nào trứng rụng, ngày nào có kinh để không…bị dính. Hết tự hỏi ngày mấy có nhỉ? Lại sờ ngực nhẩm tính một tháng, mười ngày rắn, hai mươi ngày mềm, sắp có rồi ! Về mặt tâm sinh lý, vì lo lắng, em và người nữ trong thời gian này không bị đòi hỏi ham hố tình dục từ thân xác mình cho mấy. Ngay cả với khoái cảm cũng không bằng người nam đồng trang lứa. Vì họ không…bị trời hành, họ thong thả một tháng ba mươi ngày nghe tiếng đòi hỏi, réo gọi kẽo kẹt của cái giường.

       Cho đến khi chúng em trở thành đàn bà, cũng phải đợi đến lúc tắt kinh, không bị những hệ lụy như trên và thả rong với cái tuổi hồi xuân. Đàn bà chúng em đánh mất những dục tính từ tuổi thanh xuân và đi tìm thời gian đã mất bằng vào sống theo bản năng tiềm ẩn nấp, sâu kín bấy lâu. Đàn bà chúng em hoài nghi, đàn bà bắt đầu háo hức. Đàn bà hỗn loạn cảm xúc. Đàn bà dễ bị dụ vào cuộc tò mò với cuộc vui. Thèm trải đời, thèm được nếm, cuộc đời là cả một cuộc nếm trải. Vì vậy đàn bà chúng em dễ sa đà, hay đi hoang nhất ở cái tuổi này…”

       Và với chuyện xa là…:

       “…Em dửng dưng yêu, dửng dưng làm tình là vậy. Vậy mà lần đầu tiên tới nhà anh ấy, em thấy mình thèm muốn. Em ngạc nhiên về sự thèm muốn đó, nhất là em lại không thèm muốn anh ấy, là một người đàn ông em…không yêu! Hay không yêu…đúng nghĩa. Trong lúc cô đơn, người ta thường khao khát, đôi khi cũng không ý thức là mình khát khao, thèm muốn nữa. Lần thứ hai ăn nằm với anh ấy, em nhận thức là mình cảm thấy thèm muốn thực sự. Sao không chứ? Tình dục đã thỏa mãn em… Đối với em, sự việc ấy rất tự nhiên. Vì em yêu thân xác em. Nên em yêu những gì gọi là tự nhiên của con người, như những đòi hỏi của thân xác chẳng hạn… Em tự hỏi, tại sao mình phải tránh đối đầu với nó chứ? Thật ra việc làm tình đâu phải là sai trái hay tội lỗi. Em cho rằng em ý thức việc làm của mình. Em không hối hận, và cho là chuyện bình thường. Mỗi lần nghe bạn gái rù rì, nhỏ to với nhau về chuyện đàn bà với đàn ông, em chẳng thấy dính dáng gì đến mình và cứ ngỡ ấy là chuyện kể của…người khác!”

      ***

      Tháo bỏ quần áo thiền sư cho thoáng đãng xong. Tôi xô bồ thêm:

       ‘’…Trong khi ấy bố mẹ em giục em như giục tà vì em đã lớn tuổi rồi. Cái máu hiện thực với nhân bản trong em lại dấm dúi một cái nhìn tha hóa hơn với thân xác là của mình chứ không phải của bố mẹ. Thân xác do mình cho hay nhận chứ không phải do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Chẳng lẽ truyền thống đó như vết chàm, khiến người đàn bà chỉ biết cúi đầu trước thân phận. Có thể nào ở thế kỷ này lại còn sót những người đàn bà lúc nào cũng nhận chịu sự co thân, rút mình như thế! Dứt khoát em không phải là những người đàn bà đó. Em cứ để thân xác nổi trôi theo em. Thế là em đưa anh ấy về nhà khoe mẽ cho huyếch. Nhưng bảo em lấy thì nhất định không!

      Cho mãi đến một bữa, bà mẹ chồng mặt nặng như chiếu ướt đến tận hãng nói với em buông tha cho anh ấy về với vợ con. Qua sản phẩm trào lưu Tây phương lúc bấy giờ chẳng phải để làm dáng trí thức, nhưng đủ để em hiểu không yêu mà lấy thì…”

       Thì đúng lúc thiền sư líu ríu…là biết ngay tôi lại ương như ổi, ngang như bứa. Vâm váp gặp cái mô giữa đường ngứa mắt là muốn phá bỏ nó đi. Được thể thiền sư đo đạc vẽ vời rằng trong tôi có mâu thuẫn nội tại với biến cải càn khôn. Như thay vì đập phá cho bõ ghét giống lần trước thì tôi ngứa ngáy chân tay tạo dựng như một kiến trúc sư và chồng tôi là một “tác phẩm kiến trúc” do tôi tạo nên.

       Chưa hết, thiền sư loáy nhoáy rằng ai nấy mới gặp tôi đều nhận thấy tôi có phong thái già dặn, bươn trải. Tôi hay quan tâm săn sóc người khác, rất nhiều và nhiều hơn nữa qua những cử chỉ hình thái, hình thức khác nhau. Ừ thì cái nhìn của thiền sư cũng đúng thôi, tôi biết tôi dư thừa nét đam mê và bí ẩn để đưa đàn ông đến gần với tôi hơn bất cứ ai khác. Ngoài ra, vì là đàn bà nên tôi nắm bắt thực tế bén nhạy hơn đàn ông. Vì bản năng là đàn bà nên tôi hay chăm sóc cho người khác giới tính. Bởi thế, khi ngồi cạnh họ trò chuyện, đàn ông họ thích điệu bộ tự nhiên không làm dáng của tôi. Và tất cả chỉ là vô tình, khi không tôi có cử chỉ riêng, cách nói chuyện riêng trông bề ngoài có vẻ thân mật, dễ gần gũi và cũng dề gây những ngộ nhận này kia, kia nọ.

       Vẫn chưa xong, thiền sư còn tịt tịt thêm là quen biết rồi bắt gặp ở tôi có hấp lực giới tính. Hiểu theo nghĩa là tôi có bề ngoài cởi mở, cách nói chuyện đằm thắm dễ thu hút đàn ông. Ở một góc nhìn nào đó: Cái bề ngoài cởi mở, cách nói chuyện đằm thắm là hai đối nghịch tạo nên hấp lực giới tính. Thiền sư còn thêm bớt là tôi có bề ngoài hơn hớn, hơn hớn lẫn hớn hở, hớn hở. Trong tôi tiềm tàng đa cảm, đa mang nên dễ…xúi dại, xúi bậy đàn ông sa đà, sa ngã. Vì vậy quanh tôi với một bầy kên kên đẹp trai có, cao ráo có, trẻ có, gà trống nuôi con thì nhao nhác như quạ vào chuồng lợn,..v..v.. và họ đang ăn chực ngồi chờ ăn sống nuốt tươi tôi.

       Sự thể tôi đến với thiền sư vì trái tính trở trời như âm với dương, động với tĩnh ẩn hiện qua sôi nổi/khép kín, Đông/Tây, bảo thủ/phóng khoáng, mới/cũ, v..v.. Nói dễ hiểu…hiểu chết luôn thì thiền sư chính là một “tác phẩm nghệ thuật”, một bức tượng mốc meo, cũ xì mà tôi là….”người chơi đồ cổ”.

       ***

       Thiền sư tươi tớp sao tôi nghe vậy, riêng bản thân tôi lóng chóng với tiếng Pháp từ nhỏ, lớn lên lại đậm đà với tiếng Việt. Vì vậy trong cuộc sống đời thường tôi bị phân thân giữa Đông và Tây. Như khi phải đối đầu với đàn ông, trong tôi có hai con người tức nhị hóa nhân cách, tí toáy với chữ nghĩa có nghĩa là “dédoublement du personnage”. Nhị hóa nhân cách trong tôi qua mâu thuẫn nội tại là cảm tính và nhậy cảm. Riêng người đàn ông mà tôi lấy làm chồng, tôi lú lẫn với một mối thương cảm. Tôi có cuộc hôn nhân bắt nguồn từ tình thương, sau khi đã là vợ chồng, tình yêu lừ đừ chồm lên tình thương nên chẳng biết đâu mà mò.

        Nói cho dễ hiểu hơn nhưng thực sự chẳng dễ hiểu thêm tí nào như thể chỉ vì ranh giới cảm tính và nhậy cảm lẫn lộn trong ý thức. Giống như chuyện con nhím cái bắt gặp cái bàn chải đánh giầy và chồm tới phủ lên quấn quýt cái bàn chải. Chúng nó ôm lấy nhau tha thiết ngỡ tưởng không có gì có thể tách chúng ra khỏi nhau. Lát sau con nhím cái tẽn tò và bẽn lẽn: “Ai chẳng có những lúc nhầm lẫn” để hai quên một nhớ và nhớ đời. Bóc ngắn cắn dài từ lúc gặp cho đến lúc chấm dứt cuộc tình bằng cái đám cưới thảm thiết: Tôi đến với chồng tôi trong tình trạng ngái ngủ qua nỗi bối rối hoang vắng. Tôi lấy chồng tôi trong tâm thức im lìm thức, ơ hờ ngủ cùng những cám cảnh hoang mang. Nhưng chuyện đâu hãy còn đó vì với tôi chủ quan hay khách quan với đúng hay sai chỉ cách nhau một sợi…lông nhím. Hay nói lạc quan hơn thì chỉ có…giời biết!

       Thiền sư nhướng mắt ra cái điều muốn hỏi cái gì đó? Ừ thì có gì đâu với cảm tính và nhậy cảm. Nhậy cảm là cảm nhận điều gì tự mình nhận biết được điều mê muội mà né tránh, rẫy ra, hoặc nhận thức được điều hay mà làm theo, vơ về. Cảm tính vì cảm nhiễm nên xúc động mà động lòng dần dần nghe theo, tin theo…chết luôn.

       Thế nhưng đó chỉ là một cách nói, khai mê phá ngộ với…ngộ chữ thì: Những mảnh đời của tôi là những đối chọi giữa hai cực đan cài nhau, quần thảo nhau. Tôi sống với hai con người đối đầu trong một tôi từ cách nhìn đến sự suy nghĩ. Sự thể giống như tôi soi gương, tôi cử động sao thì “thằng người ảo” trong gương. Nó cũng chính là tôi. Nó bảo tôi làm ngược lại. Như tôi chải đầu từ…phải qua trái thì thằng người ảo trong gương chải đầu từ…trái qua phải và nó xui tôi làm theo nó.

       Với đàn ông hay ngoại cảnh cũng vậy: Nếu tôi thích người đàn ông bình thường thi thằng người ảo xúi tôi chọn người khác thường từ vóc dáng đến tính tình. Nếu tôi vật lộn với những chuyện dễ dàng, giản dị thì thằng người ảo nằm lẩn khuất trong vô thức, nó u mê ám chướng tôi vào những chuyện khó khăn, rắc rối đầy ngộ nhận. Khi tôi dễ dãi thì nó lại…không dễ dàng. Hiểu theo nghĩa tôi co cụm, nó phóng khoáng mới khổ tôi.

       Ấy đấy, một tôi “ngang ngược” như vậy đấy. Ngay trong cuộc sống đời thường cũng vậy. Đang lúc tôi nhàn nhã một mình với mảnh vườn của một cõi riêng tôi. Thì thằng người ảo xúi bẩy tôi đâm đầu vào nhập đám đông sô bồ với đồ ăn thức uống, ngập hơi rượu nồng nặc, khói thuốc lá hôi rình.

       Ngắn gọn thì tôi sống lẫn lộn cùng một lúc với hai con người. Với tôi không là tôi. Vì vậy nhiều nhiễu sự tôi chọn lựa…không như tôi nghĩ. Không như tôi sống.

       Sư cụp mắt gật gù ra cái điều hiểu chuyện của tôi cho…xong chuyện. Thế nên tôi không phơi bụng trắng ởn với “Tôi và Không phải Tôi” (I and “Not-I”) là hội chứng có tên Ferma với: “Tôi” chỉ hiện hữu nếu bên cạnh có cái “Khác-tôi”. Hội chứng này hay xẩy ra với đàn bà, con gái. Người đàn bà, con gái này thường có khuynh hướng thích toán học. Và cả trăm nghìn người mới có một người như…tôi. Khó thế đấy.

       Thế nên tôi bèn nhởn nhơ thao tác tiếp:

       “…Thế là em xúi bẩy chồng em lấy em. Đám cưới em sơ sịa gì đâu!. Mà quên tuốt không cho anh hay là em dấu bố mẹ em chuyện anh ấy có vợ nên không có mặt bố mẹ chồng vì lý do này kia, kia nọ. Cũng nhang đèn hương khói, cũng hòm hòm xì xụp khấn vái ông bà ông vải về chứng giám cho đôi trẻ. Trong khi mắt em nhìn trộm ra cửa và sợ chết khiếp. Sợ ”mợ” vợ của chồng em có mặt thì…vỡ mặt.

        Tối tân hôn, em lạnh giá như không có chồng…Chuyện tiếp là những ngày tháng sau, chồng em có những lúc như…cái bàn chải đánh giầy. Nhiều khi mượn thân xác em để giải tỏa cái sinh khí phồn thực. Chẳng bịa tạc tí nào, vì khí tồn tại não, chồng em leo lên người em nhấp nhổm làm ù một cái cho xong. Chồng em hì hục cho ra nhanh để thỏa mãn cái sướng cho riêng mình, nhanh như…gà vậy. Khiến em chới với…

       Nói cho ngay, em chơi vơi thì đúng hơn! Những lúc ấy, em nhắm mắt lại với cảm giác trong em chưa kịp đốt cháy sao đã nguội tàn. Da thịt thôi đã hết sôi. Làm tình khi đầy khi vơi, khi nồng nàn, khi giá băng. Em bực bội khó chịu vì chồng em không đợi em đi hết đường. Cái tâm trạng nửa vời và bần thần đến khó chịu. Da thịt em buồn bực như lá chưa xanh đã héo, như quả chưa chín đã khô, như người chưa lớn đã vội già. Em muốn chồng em biến đi chỗ khác mà ngủ mà ngáy cho em nhờ. Em muốn được một mình. Bây giờ em mới hiểu tại sao đàn bà lại ngoại tình.

       Vì là thà không có chồng, thà đừng làm tình. Thứ làm tình nửa vời là thứ làm tình đàn bà chúng em thù ghét nhất…”

       ***

       Làm như đợi tiết mục này lâu lắm rồi thì phải, sư nắc nỏm góp chuyện là:

       …là giọng kể của tôi là của một người vừa chủ động, nửa thành thực, nửa đùa vui, nửa thắm thiết, nửa hững hờ, nửa thâm u viên miễn. Vừa bị tình thế đưa đẩy, mang tình yêu hờ hững dấn mình vào tình dục ngậm ngùi. Vì vậy tôi lửng lơ mà đi tới cùng, thong dong ngõ bướm nên có thể biết tất cả, mà cũng chẳng biết gì.

       Nhưng đó là giọng kể tỉnh táo, từ chuyện tôi đến với những người đàn ông có vợ để có những lao xao. Từ đó có những phi lý rất đàn bà, của đàn bà có mặt. Nói thế thôi cho văn chương câu cú chứ tôi…chẳng phải hiện sinh, hiện thực gì để mà buồn nôn với phi lý như tôi bày vẽ. Như thể tôi kể chuyện về người đàn ông có vợ khiến hồn vía tôi tung tóe một cách vô lý. Như thể tôi thử vui với cuộc đời một tí xem sao bằng cách tôi tung hê tất cả còn vô lý hơn nữa?

       Bằng vào một giọng kể tỉnh táo của một người không bình thường trở thành bình thường. Chỉ vì hai vô lý đụng đầu nhau lại trở thành hợp lý để…vẽ chuyện!

       Và như bị bóng đè, sư cùm nụm cùm nựu nhờn môi thêm là:

       …là nếu như trong cuốn La Nausée, Sartre mô tả Roquentin qua một nhân vật không ngừng ý thức thấy thân xác mình càng rõ, thì anh ta càng cảm thấy buồn nôn với trạng thái xẩy ra khi con người ý thức được sự hiện hữu của thân xác mình. Sartre thuật lại cái cảm giác buồn nôn đó, trong một gã đàn ông, vì sự cô đơn của đời sống.

       Theo sư, riêng trong tôi, tôi không buồn nôn gì cả mà chỉ thấy buồn chán, chỉ vì tôi có cuộc sống bình thường. Vì cuộc sống bình thường nên càng ngày tôi càng muốn có những khuấy động để nổi loạn. Chứ không phải là “buồn nôn”, hiểu theo nghĩa riêng của Sartre. Tôi càng mò mẫm sâu vào sự sa đọa tinh thần và thể xác, càng thấy rõ một tôi chỉ có “một mình”, không thể có một thứ “công-tắc” nào khác: không ai hiểu mình, không ai yêu mình. Nên lại càng muốn xáo trộn người khác để có cớ phá phách.

        Sự nhàm chán cá thể, trong thế giới hiện hữu xung quanh, đã dẫn tới sự tha hóa, vong thân của con người ở thập niên 60, 70 với lý thuyết nhân bản hiện sinh đã cuốn hút tôi. Tôi vô tình mà hiện sinh, tạm gọi là vô thức hiện sinh. Với sư thì tôi như thế đó…

       Rồi sư ngậm miệng như thóc ngâm!

(Còn Tiếp 2 Kỳ)

Ngộ Không Phí Ngọc Hùng

©T.Vấn 2024

Bài Mới Nhất
Search